Quy trình kỹ thuật nhi khoa (Phần 1)<br />
<br />
NỘI SOI ĐẶT STENT KHÍ PHẾ QUẢN<br />
BẰNG ỐNG CỨNG<br />
Mã số: III-1015<br />
I. ĐẠI CƢƠNG<br />
Đặt stent khí - phế quản là kỹ thuật đặt một giá đỡ vào khí, phế quản làm<br />
rộng và duy trì khẩu kính đường thở để điều trị một số trường hợp hẹp khí, phế<br />
quản bẩm sinh hoặc mắc phải. Đặt stent có thể thực hiện bằng ống soi khí phế<br />
quản mềm hoặc cứng. Stent có thể bằng nhựa hoặc bằng kim loại ở trẻ em ưu<br />
tiên dùng stent kim loại tự giãn nở.<br />
II. CHỈ ĐỊNH<br />
- Hẹp khí, phế quản do sẹo sau can thiệp (thở máy, tạo hình khí, phế quản,<br />
…) đã nong nhưng không thành công.<br />
- Mềm khí, phế quản bẩm sinh hoặc mắc phải không đáp ứng với can<br />
thiệp khác.<br />
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH<br />
- Rối loạn đông máu chưa ổn định.<br />
- Hẹp khí, phế quản do vòng sụn khép kín chưa nong phá vòng sụn hoặc<br />
chưa tạo hình.<br />
IV. CHUẨN BỊ<br />
1. Ngƣời thực hiện<br />
Bác sĩ, kỹ thuật viên, kíp gây mê, kỹ thuật viên x-quang, điều dưỡng êkíp<br />
nội soi.<br />
2. Phƣơng tiện<br />
- Stent đúng kích cỡ yêu cầu còn niêm phong và hạn sử dụng.<br />
- Phòng nội soi: được trang bị hệ thống oxy, máy gây mê, đầy đủ các<br />
phương tiện cấp cứu theo cơ số.<br />
- Dàn máy nội soi phế quản ống mềm, ống soi mềm phù hợp lứa tuổi.<br />
- Dàn nội soi ống cứng, ống cứng đủ kích cỡ, optique, camera.<br />
- Máy chiếu x-quang di động.<br />
3. Bệnh nhi hoặc ngƣời bệnh<br />
- Giải thích cho gia đình người bệnh về lý do đặt stent, các tai biến có thể<br />
xảy ra khi gây mê, khi đặt.<br />
- Gia đình người bệnh viết giấy cam đoan đồng ý gây mê và làm thủ<br />
thuật.<br />
<br />
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM<br />
<br />
Quy trình kỹ thuật nhi khoa (Phần 1)<br />
<br />
- Người bệnh đã có đủ các xét nghiệm cơ bản: Công thức máu, X-quang<br />
phổi, đông máu cơ bản. CT scan cổ ngực cản quang trước đặt.<br />
- Khai thác tiền sử các bệnh lý khác: bệnh tim mạch, dị ứng, v.v...<br />
- Người bệnh nhịn ăn hoàn toàn trước khi nội soi phế quản 4- 8 giờ.<br />
- Đặt đường truyền tĩnh mạch.<br />
4. Hồ sơ bệnh án<br />
Theo quy định của BYT<br />
V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH<br />
1. Kiểm tra hồ sơ<br />
2. Kiểm tra ngƣời bệnh<br />
- Tình trạng toàn thân<br />
- Thời gian nhịn ăn<br />
- Kiểm tra lại vị trí, kích thích đoạn hẹp, các xét nghiệm cơ bản.<br />
3. Thực hiện kỹ thuật<br />
- Nội soi khí, phế quản bằng ống mềm xác định vị trí, bản chất đoạn hẹp<br />
(mức độ, chiều dài) chọn stent.<br />
- Nội soi khí, phế quản bằng ống cứng có optique và camera để đo chính<br />
xác kích thước đoạn hẹp. Có thể tiến hành nong hẹp trước đặt stent bằng ống<br />
cứng hoặc bóng.<br />
- Chọn stent phù hợp: kích thích, loại stent. Trên thực tế, stent phải được<br />
lựa chọn và đặt hàng sau khi đo xác định kích thước đoạn hẹp và phải chờ đợi<br />
một thời gian.<br />
- Nội soi khí, phế quản bằng ống cứng, xác định vị trí phía trên đoạn hẹp.<br />
Đưa dụng cụ đặt stent qua lòng ống cứng. Mở stent dưới kiểm soát của máy<br />
chiếu x-quang.<br />
- Điều chỉnh vị trí stent bằng kìm chuyên dụng.<br />
- Kiểm tra lại kết quả đặt bằng nội soi ống mềm.<br />
Chú ý: các bước trên có thể tiến hành không cùng một thời điểm. Ví dụ:<br />
nong và đo kích thước đoạn hẹp có thể tiến hành trước đặt stent một thời gian.<br />
VI. THEO DÕI<br />
- Theo dõi liên tục khó thở suy hô hấp, SpO2, mạch, tinh thần tri giác đến<br />
khi trẻ tỉnh hẳn.<br />
- Ghi nhận xét diễn biến quá trình soi, ghi kết quả nội soi phế quản.<br />
- Bàn giao người bệnh và tiếp tục theo dõi sát người bệnh tại bệnh phòng.<br />
VII. CÁC TAI BIẾN<br />
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM<br />
<br />
Quy trình kỹ thuật nhi khoa (Phần 1)<br />
<br />
- Thủng khí, phế quản do nong hoặc do đầu của dụng cụ đặt stent<br />
- Stent không đúng vị trí hoặc không mở gây bít tắc đường thở<br />
- Stent bị rách, gãy khi đặt<br />
- Rách khí quản máu<br />
- Tràn khí trung thất<br />
- Bít tắc lòng stent /sau vị trí stent<br />
- Chảy máu hoặc sùi loét ở 2 đầu của stent<br />
- Stent bị di chuyển khỏi vị trí hẹp.<br />
VIII. XỬ TRÍ CÁC TAI BIẾN<br />
- Chọn stent phải đúng kích thước và chủng loại.<br />
- Kỹ thuật đặt stent phải thành thạo, nhẹ nhàng, kiểm soát tốt các bước.<br />
- Kiểm tra lại định kỳ sau khi đặt. Đôi khi cần phải rút bỏ stent nếu có các<br />
tai biến nặng: chảy máu, sùi, di lệch lớn, tràn khí tràn máu trung thất.<br />
<br />
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM<br />
<br />
Quy trình kỹ thuật nhi khoa (Phần 1)<br />
<br />
THỞ OXY QUA MẶT NẠ CÓ TÖI DỰ TRỮ<br />
Mã số: III-110<br />
I. ĐẠI CƢƠNG<br />
Thở oxy qua mặt nạ (mask) có túi dự trữ: là kỹ thuật làm tăng thêm nồng<br />
độ oxy khí thở vào (FiO2) bằng mask có túi dự trữ oxy nhằm cung cấp đủ oxy<br />
cho nhu cầu chuyển hóa của cơ thể. Phương pháp này có thể cung cấp FiO2 tới<br />
65 - 100% tùy vào loại mask có túi dự trữ kèm van một chiều hay không.<br />
II. CHỈ ĐỊNH<br />
Trẻ tự thở và nhu cầu oxy khí thở vào cao (FiO2) > 60%, mask không có<br />
túi dự trữ không đáp ứng được.<br />
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH<br />
Tổn thương nặng vùng mặt không cho phép tỳ đè.<br />
IV. CHUẨN BỊ<br />
1. Ngƣời thực hiện<br />
Điều dưỡng chăm sóc người bệnh hoặc kỹ thuật viên đã được đào tạo.<br />
2. Phƣơng tiện<br />
(Mỗi loại 1 chiếc cho 1 người bệnh)<br />
- Cột đo lưu lượng oxy.<br />
- Bình làm ẩm oxy chứa nước cất (nếu thở oxy mask kéo dài)<br />
- Dây dẫn oxy.<br />
- Mask có túi dự trữ phù hợp với nhu cầu oxy và lứa tuổi.<br />
3. Ngƣời bệnh<br />
- Trẻ được nằm trên giường cấp cứu cạnh nguồn oxy.<br />
- Làm thông thoáng đường thở trên.<br />
- Kiểm tra các dấu hiệu, chỉ số lâm sàng: nhịp thở, dấu hiệu gắng sức, tình<br />
trạng da niêm mạc, đo SpO2, mạch, tinh thần và các dấu hiệu nặng khác.<br />
4. Hồ sơ bệnh án<br />
Ghi đầy đủ thông tin cá nhân và tình trạng trẻ trước thở oxy.<br />
V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH<br />
1. Kiểm tra hồ sơ, ngƣời bệnh<br />
Thông tin cá nhân, tình trạng lâm sàng, chỉ định thở oxy.<br />
2. Thực hiện kỹ thuật<br />
- Lắp cột đo lưu lượng vào nguồn oxy.<br />
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM<br />
<br />
Quy trình kỹ thuật nhi khoa (Phần 1)<br />
<br />
- Lắp bình làm ẩm vào cột lưu lượng, nếu cần.<br />
- Lắp dây dẫn oxy vào đầu ra (cột lưu lượng hoặc bình làm ẩm).<br />
- Lắp mask vào dây dẫn oxy.<br />
- Điều chỉnh lưu lượng oxy cần thiết để túi dự trữ phồng tốt, các van hoạt<br />
động bình thường (nếu có).<br />
- Kiểm tra oxy các mối nối đảm bảo không hở.<br />
- Cho mask kín mũi và miệng trẻ.<br />
- Cố định mask: vòng dây cao su có sẵn ra sau gáy trẻ, thít chặt vừa phải<br />
để mask ôm kín mũi, miệng trẻ nhưng trẻ không khó chịu.<br />
VI. THEO DÕI<br />
- Trong 30 phút đầu thở oxy, phải theo dõi trẻ liên tục bằng máy đo SpO2<br />
và nhịp tim. Đánh giá nhịp thở, mức độ gắng sức, da niêm mạc và tinh thần để<br />
điều chỉnh lưu lượng oxy phù hợp.<br />
- Khi trẻ thở oxy ổn định, theo dõi mỗi 3 giờ: các mối nối dẫn oxy, tình<br />
trạng đáp ứng của trẻ, SpO2.<br />
- Điều chỉnh lưu lượng oxy đảm bảo SpO2 trong giới hạn cho phép.<br />
- Thay mask, dây dẫn, bình làm ẩm hàng ngày.<br />
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ<br />
- Khô niêm mạc đường thở: làm ẩm khí thở vào<br />
- Ngộ độc oxy: điều chỉnh lưu lượng oxy phù hợp, thay bằng phương pháp<br />
phù hợp khác (mask không túi, gọng mũi).<br />
- Bội nhiễm vi khuẩn từ dụng cụ thở oxy: dùng mask, dây dẫn 1 lần, thay<br />
dụng cụ (mask, dây dẫn, bình làm ẩm) hàng ngày.<br />
<br />
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM<br />
<br />