Tài liệu "Quy trình nội soi mổ hẹp thực quản" thông tin đến bạn đọc những nội dung gồm: đại cương, chỉ định và chống chỉ định, các bước chuẩn bị thực hiện, các bước tiến hành và thực hiện kỹ thuật nội soi mổ hẹp thực quản, theo dõi và xử trí tai biến cho người bệnh. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Quy trình nội soi mổ hẹp thực quản
- QUY TRÌNH NỘI SOI MỔ HẸP THỰC QUẢN
I. ĐẠI CƯƠNG
- Teo thực quản là bệnh lý gián đoạn thực quản ở trẻ sơ sinh. Đây là bệnh
lý hiếm gặp, sau mổ thường gây hẹp thực quản với tỷ lệ 10-20 %.
- Cần tiến hành phẫu thuật sớm để tránh tình trạng viêm phổi.
II. CHỈ ĐỊNH
Đối với các người bệnh được chẩn đoán dựa vào chụp Xquang thực quản:
thấy hình ảnh thực quản hẹp.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Các người bệnh đang trong tình trạng sốc do nhiễm khuẩn.
- Các người bệnh có bệnh lý tim mạch nặng (cân nhắc mổ nếu điều kiện
cho phép).
- Các người bệnh có tình trạng đông máu không ổn định.
- Các người bệnh không thông khí an toàn trong mổ.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ mổ chính
- Bác sĩ phụ mổ
- Y tá phụ mổ
- Bác sĩ gây mê
- Y tá phụ mê
2. Phương tiện
- Dàn máy nội soi
- Dụng cụ phẫu thuật bao gồm:1 troca 5 mm, 2 troca 3mm, camera 5mm, 1
panh kẹp ruột 3mm, 1 panh phẫu tích, 1 ống hút nội soi 3mm, 1 kìm kẹp kim nội
soi 3mm, 1 móc đốt điện 3mm, 1 bộ dẫn lưu màng phổi.
3. Người bệnh
- Người bệnh được hồi sức, chống sốc, dùng kháng sinh trước mổ
- Làm các xét nghiệm trước mổ: đông máu cơ bản, HIV, HBsAg, công
thức máu, cấy máu ( nếu cần), siêu âm tim.
4. Hồ sơ bệnh án
Các yêu cầu của BYT
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH (trong đó cần cụ thể thời gian tiến hành)
1. Kiểm tra hồ sơ
Hồ sơ bệnh án hoàn thành theo mẫu của BYT.
2. Kiểm tra người bệnh
- Người bệnh được kiểm tra đánh giá toàn trạng trước mổ, bên phẫu thuật
phải được đánh dấu, giải thích tình trạng và cách thức phẫu thuật cho người bệnh
và gia đình người bệnh.
- Khám và đánh giá tình trạng gây mê về hô hấp
3. Thực hiện kỹ thuật
183
- - Người bệnh được gây mê và thông khí 2 phổi thông thường, đặt tĩnh
mạch trung tâm và động mạch để theo dõi và hồi sức trong mổ.
- Bước 1: kê tư thế người bệnh : nghiêng 160o sang bên đối diện, dàn nội
soi ở phía lưng bênh nhân, phẫu thuật viên đứng bên đối diện với dàn nội soi.
- Bước 2: đặt 1 troca 5 mm vào khoang màng phổi , bơm khí tùy theo cân
nặng người bệnh và tình trạng hô hấp trong mổ.
- Bước 3: đặt thêm 2 troca 3 mm, cắt khâu tĩnh mạch Agygos nếu cần,
dùng dụng cụ 3 mm bóc tách đoạn thực quản hẹp, cắt đoạn thực quản hẹp, chuẩn
bị 2 đầu thực quản; nối thực quản tận-tận 1 lớp mũi rời với chỉ PDS 6.0.
- Bước 4: kiểm tra lại miệng nối, nếu căng cần phẫu tích thêm thực quản
đầu trên và dưới hoặc mở cơ thành thực quản làm dài thực quản.
- Bước 5: nở phổi và đặt dẫn lưu màng phổi (nếu cần).
VI. THEO DÕI
- Chụp thực quản sau 4 ngày đánh giá tình trạng lưu thông thực quản hoặc
rò thực quản.
- Theo dõi lượng dịch và khí hàng ngày
- Theo dõi tình trạng phổi nở
- Rút dẫn lưu khi phổi nở tốt và dẫn lưu không ra thêm dịch và khí
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Trong mổ
+ Rách phổi: khâu lại phổi bằng chỉ PDS 5.0
+ Chảy máu: đốt điện hoặc khâu cầm máu
- Sau mổ:
+ Nếu có rò thực quản cần đặt dẫn lưu để hút liên tục, chụp lại thực quản
sau 3-5 ngày để đánh giá lại, nếu còn rò cần mổ khâu lại chỗ rò hoặc dẫn lưu thực
quản cổ và mở thông dạ dày nuôi dưỡng.
+ Chảy máu: cần mổ lại kiểm tra để cầm máu
+ Tràn khí nhiều: mổ lại khâu chỗ rò khí
+ Tắc dẫn lưu: thông dẫn lưu, đặt lại dẫn lưu nếu cần
Các ghi chú nếu cần
184