intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình ủ tăng sinh khối bù đắp sinh học trong nuôi tôm

Chia sẻ: Nguyen UYEN | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

165
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quy trình này nhằm đạt được 3 yêu cầu cơ bản, đó là: giúp tảo ổn định - làm môi trường ổn định ngay cả khi thời tiết không thuận lợi như mưa giông, áp thấp nhiệt đới hay nắng nóng kéo dài; giúp môi trường trong sạch; điều chỉnh khí độc như NH3 H2S ở ngưỡng cho phép, giúp đường ruột tôm lớn, luôn đầy thức ăn, tôm nhanh lớn, giảm bệnh trong quá trình nuôi. Quy trình ủ tăng sinh khối như sau: 1. Chuẩn bị vật liệu: - E.M sơ cấp. - Can nhựa sạch, loại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình ủ tăng sinh khối bù đắp sinh học trong nuôi tôm

  1. Quy trình ủ tăng sinh khối bù đắp sinh học trong nuôi tôm
  2. Quy trình này nhằm đạt được 3 yêu cầu cơ bản, đó là: giúp tảo ổn định - làm môi trường ổn định ngay cả khi thời tiết không thuận lợi như mưa giông, áp thấp nhiệt đới hay nắng nóng kéo dài; giúp môi trường trong sạch; điều chỉnh khí độc như NH3 H2S ở ngưỡng cho phép, giúp đường ruột tôm lớn, luôn đầy thức ăn, tôm nhanh lớn, giảm bệnh trong quá trình nuôi. Quy trình ủ tăng sinh khối như sau: 1. Chuẩn bị vật liệu: - E.M sơ cấp. - Can nhựa sạch, loại màu trắng, dung tích 30 lít. - Mật đường loại tốt (tốt nhất là mật đường làm từ lò thủ công). - Nước sạch (nước không có hoá chất khử trùng). 2. Cách làm: - Bước 1: Cân chính xác 1,1 – 1,3 kg mật đường (loại đặc: 1,1 kg, loại lỏng: 1,3 kg) cho vào can sạch. - Bước 2: Cho nước sạch vào 2/3 bình. Đậy nắp, lắc mạnh cho mật tan hoàn toàn.
  3. - Bước 3: Cho 1 lít E.M sơ cấp, thêm nước sạch vào đầy bình. - Bước 4: Đậy chặt nắp bình, đưa ra để ngoài nắng từ 3 đến 4 giờ. - Bước 5: Đưa vào nhà để nơi râm mát, bằng phẳng, đổ thêm nước đầy tràn miệng bình. Vặn kín nắp, rồi vặn ngược nắp 1 vòng. Lúc này nước trong bình có màu nâu, pH bình thường thấp hơn pH nước đã dùng một chút. - Bước 6: Từ sau 48 giờ trở đi sẽ thấy bình bắt đầu đổi màu dần. Kiểm tra hàng ngày khi thấy bình có hiện tượng căng phồng, mực nước trong bình thấp xuống, mở nắp cho khí thoát ra rồi thêm nước cho đầy tràn miệng bình, vặn nắp lại như cũ. - Bước 7: Sau 3 – 10 ngày (E.M phát triển tuỳ theo điều kiện nhiệt độ, thời tiết nhưng thường trung bình khoảng 6 – 7 ngày) có thể đem ra sử dụng. Lúc này sản phẩm thu được chính là E.M thứ cấp, phải đạt các chỉ tiêu sau: + Màu: Màu đặc trưng (vàng rơm hoặc vàng rơm ngả sang nâu nhạt). + Mùi: Mùi đặc trưng (thơm ngọt, còn ít hoặc không còn mùi mật đường). + pH: Thấp hơn 3,5.
  4. Chú ý: - Nếu can có mùi chua, thối là sản phẩm hỏng, không sử dụng được. - Bảo quản bằng cách đậy chặt nắp can, để nơi thoáng mát. Bảo quản đúng có thể hơn 3 tháng vẫn sử dụng tốt. Trước khi dùng nên lắc đều can, trường hợp dùng không hết nên san qua can nhỏ để bảo quản và sử dụng dần. Trong quá trình sử dụng sản phẩm phải đảm bảo các yêu cầu: Khâu cải tạo ao phải thay bớt lớp bùn đáy, bón vôi, phơi khô 5 - 7 ngày, hạn chế tối đa sử dụng hóa chất, kháng sinh, gây màu nước bằng phân giun (trùn). Cách sử dụng sản phẩm: Định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần, buổi sáng lúc có nắng dùng E.M thứ cấp liều lượng 2 lít/1.000 m3 tạt đều xuống ao nuôi để gìn giữ môi trường, duy trì tảo phát triển ở mức độ phù hợp. Khi tôm 1 tháng tuổi, cho ăn thức ăn bổ sung E.M giun (trùn) mỗi ngày 1 – 2 lần vào bữa ăn chính, liều luợng 1 kg dịch giun (trùn) + 2 - 3 lít E.M thứ cấp trộn đều với 50 – 60 kg thức ăn, để 15 - 20 phút cho khô, sau đó cho tôm ăn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0