intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Robert Doisneau: câu ảnh chứ không săn ảnh

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

69
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Robert Doisneau (sinh 14. 4. 1912 tại Gentilly, Val-de-Marne – mất 1. 4. 1994) là nhiếp ảnh gia người Pháp nổi tiếng về những khắc họa chân thực và thường là hài hước về đời sống phố phường Paris. Ông là một trong những phóng viên ảnh phóng sự được nhiều người biết đến nhất và sáng tác hăng say nhất nước Pháp. Tập trung vào những đường phố và các quán cà phê đương đại của Paris, Robert Doisneau nổi tiếng vì cách sắp đặt vừa khiêm tốn, vừa vui nhộn, để những hình ảnh trớ trêu, khôi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Robert Doisneau: câu ảnh chứ không săn ảnh

  1. Robert Doisneau: câu ảnh chứ không săn ảnh Ngọc Trà dịch Robert Doisneau (sinh 14. 4. 1912 tại Gentilly, Val-de-Marne – mất 1. 4. 1994) là nhiếp ảnh gia người Pháp nổi tiếng về những khắc họa chân thực và thường là hài hước về đời sống phố phường Paris. Ông là một trong những phóng viên ảnh phóng sự được nhiều người biết đến nhất và sáng tác hăng say nhất nước Pháp. Tập trung vào những đường phố và các quán cà phê đương đại của Paris, Robert Doisneau nổi tiếng vì cách sắp đặt vừa khiêm tốn, vừa vui nhộn, để những hình ảnh trớ trêu, khôi hài ở cạnh nhau, những tầng lớp xã hội trộn với nhau.
  2. Thợ làm đầu trong nắng Doisneau từng viết: “Sự phi thường của đời thường quá sức hấp dẫn; không một đạo diễn nào có thể sắp đặt được những thứ đố-ai-ngờ-nổi ta thấy trên đường.” Rất nhiều bức ảnh nổi tiếng của ông là những lần “chụp cho mình”, không phải chụp cho tờ báo nào cả, là kết quả của những cuộc “rình rập” dai dẳng ở một góc phố, hay một cuốc dạo bộ dài hơi qua một loạt địa chỉ có thể mang lại những khoảnh khắc đẹp.
  3. Người chơi accordion Doisneau thích mô tả bản thân là một pêcheur d’images (người “câu” ảnh), hơn là dùng cụm từ vẫn thường dùng để chỉ các phóng viên ảnh phóng sự – chasseur d’images (người “săn” ảnh). Sự khác biệt giữa hai khái niệm ấy là rất lớn. “Để làm nên ảnh của mình,” Doisneau nói, “tôi phải dầm mình, nhúng mình vào đời sống của những người tôi chụp”. Cách tiếp cận đó mang lại những bức chân dung hoàn chỉnh nhất và đa diện nhất về tầng lớp xã hội của ông – tầng lớp bình dân – một bức chân dung tự họa mà trong đó nhiếp ảnh gia là một cá nhân đan hòa vào chất liệu của thời kì mình đang sống.
  4. Trong số những tác phẩm “quen” nhất của ông có tấm Le baiser de l’Hôtel de ville (Nụ hôn bên tòa thị sảnh), chụp một cặp tình nhân đang hôn nhau giữa đường phố Paris nhộn nhịp. Danh tính của cặp đôi này đến năm 1993 vẫn là một bí ẩn, cho đến khi Denise and Jean-Louis Lavergne đưa Doisneau ra tòa vì chụp ảnh họ mà không xin phép. Hành động này buộc Doisneau phải thú nhận là ông chụp bức hình vào năm 1950, sử dụng diễn viên/người mẫu Françoise Bornet và Jacques Carteaud. Françoise được cho một bản in ảnh gốc, xem như một phần tiền công. Vào tháng Tư năm 2005 cô bán bản in này với giá 155,000 € tại một buổi đấu giá.
  5. Những năm từ 1945-60 là thời kì hoàng kim của Doisneau. Ông cho ra mắt những bộ sách ảnh đã trở thành các công trình mang tính biểu tượng của chủ nghĩa nhân văn Pháp, ông tác nghiệp thường xuyên với tư cách phóng viên ảnh, đáng chú ý là cho tờ Vogue và tờ Life, và tận hưởng những mối quan hệ bạn bè thân thiết và đầy sáng tạo với các nhà văn, nhạc sĩ, và nghệ sĩ.
  6. Chọn người cho concert Mayol Đến những năm 1960 và 1970, ông phải chuyển nhiều sang lĩnh vực chụp ảnh công nghiệp và ảnh quảng cáo, nhưng vẫn tiếp tục chụp như phát cuồng về những chuyển biến xã hội tại Paris. Vào những năm 1980, ông được tái công nhận là tác giả của những hình ảnh mang tính biểu tượng của thập niên 1950, đồng thời là một văn sĩ tài năng, và ông lại có một khoảng sáng tạo cực kì năng suất, đặc biệt là trong chụp ảnh chân dung, một lĩnh vực mà ông quả là có tài năng trời phú. (từ Internet)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2