
1
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, tri thức nhân loại có sự tiến bộ vượt bậc với sự
phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin. Điều đó thúc
đẩy sự đổi mới để phát triển trong tất cả các lĩnh vực. Hơn hết thảy, ngành giáo dục
phải có sự tiên phong trong đổi mới để bắt nhịp với tri thức nhân loại. Đó là lí do
chương trình giáo dục 2018 được đưa vào giảng dạy sau một thời gian dài chuẩn bị
kĩ lưỡng. Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được biên soạn trong hơn hai
năm và công bố vào tháng 12 năm 2018 nên gọi là Chương trình 2018 (CT 2018).
Riêng về chương trình Ngữ văn 2018 sau khi biên soạn xong đã xin ý kiến của các
chuyên gia văn học và ngôn ngữ, lấy ý kiến của tất cả các sở, các trường, nhất là
của các nhà khoa học thuộc các Đại học Sư phạm trong cả nước. Chương trình đã
công khai trên mạng và đăng tải trên báo chí trong khoảng thời gian từ bốn lăm
đến sáu mươi ngày để xin ý kiến công luận. Sau khi sửa chữa, bổ sung chương
trình phải thông qua thẩm định. Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình trải qua
ba lần. Sau khi Hội đồng Quốc gia lần thứ ba thông qua, chương trình được mới
kết luận để lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định ban hành.
Giao tiếp ngôn ngữ là một hoạt động đặc thù và quan trọng nhất của con
người. Sản phẩm của các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ chính là ngôn bản
hoặc văn bản. Có thể nói, đây là những khái niệm cơ bản mà lí luận dạy tiếng Việt
theo quan điểm giao tiếp quan tâm nghiên cứu. dạy kĩ năng nghe - nói cho học sinh
chính là quá trình nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ nhằm cung cấp cho các em
công cụ giao tiếp và tư duy, giúp các em có năng lực giao tiếp với các kĩ năng nghe
- nói cơ bản. Dạy kĩ năng nghe - nói theo quan điểm giao tiếp, tức là hướng học
sinh tới những hoạt động giao tiếp - hoạt động tiếp nhận, cảm thụ và hoạt động tạo
lập, sản sinh lời nói. Một trong những mục tiêu cơ bản của dạy kĩ năng nghe - nói
là hình thành, rèn luyện và phát triển năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ, năng lực
hoạt động lời nói cho học sinh, bao gồm năng lực lĩnh hội về lời nói (nghe) và
năng lực sinh sản lời nói (nói). Phát triển kĩ năng nghe - nói cho học sinh chính là
việc dạy cho các em biết sử dụng linh hoạt các nghi thức lời nói vào cuộc hội thoại
cụ thể một cách phù hợp; giúp học sinh luyện tập cách đối thoại có văn hóa. Phát
triển kĩ năng nghe - nói cho học sinh là phát triển kĩ năng hội thoại, giao tiếp cho
các em trong các cuộc thoại gắn với đời sống học tập, sinh hoạt hằng ngày. Nhận
thấy rõ điều đó chương trình giáo dục 2018 đã có sự điều chỉnh rất mới trong môn
Ngữ văn với ý tưởng dạy cả bốn kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết trong một bài học.
Đặc biệt phần dạy kĩ năng nghe - nói là phần rất mới nên đặt ra nhiều thử thách
cho người dạy và người học.
Có thể thấy rằng với môn Ngữ văn, dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ
thông đang đứng trước ngưỡng cửa của những đổi mới quan trọng, toàn diện nhằm
mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực người học, từng bước hòa nhập vào bối