1
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Giải quyết vấn đề và sáng tạo là những năng lực cốt lõi mà Chương
trình GDPT 2018 hướng đến. Việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn
đề và sáng tạo cho HS là mục tiêu cần đạt đối với tất cả các môn học. Và Ngữ văn
là một môn học có nhiều ưu thế trong việc góp phần hình thành và phát triển toàn
diện những năng lực này. Thông qua việc học môn Ngữ văn, HS có khả năng đánh
giá nội dung của văn bản, biết làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các
nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được
khuynh hướng, độ tin cậy của những thông tin và ý tưởng mới; biết quan tâm tới
các chứng cứ khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng; biết đánh giá vấn đề, tình
huống dưới những góc nhìn khác nhau. Cũng qua đó, HS có được khả năng đề xuất
ý tưởng, tạo ra sản phẩm mới; suy nghĩ không theo lối mòn, biết cách giải quyết
vấn đề một cách sáng tạo, phù hợp với tình huống, bối cảnh.
Như vậy, việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo là một mục tiêu quan trọng của môn Ngữ văn. Nhờ hướng đến mục tiêu này,
môn Ngữ văn đề cao được vai trò của HS với tư cách là người đọc tích cực, chủ
động không chỉ trong hoạt động tiếp nhận mà còn trong việc tạo nghĩa cho văn
bản. Và thông qua nội dung dạy học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
mới, môn Ngữ văn đã phát huy được những ưu thế của bộ môn trong việc thực
hiện mục tiêu phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS.
1.2. Chèo là một loại hình sân khấu truyền thống mang đậm bản sắc Việt
Nam. Trong chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018, chèo được đưa vào chương
trình dạy học là chèo dân gian. Và SGK Ngữ văn 10 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc
sống) đã chọn đọc trích đoạn chèo “Xúy Vân giả dại” - một lớp chèo tiêu biểu
thuộc vở chèo cổ nổi tiếng, “hội tủ đủ tinh hoa của nghệ thuật chèo”: vở chèo
“Kim Nham”. Đây vừa là thuận lợi vừa là thách thức đối với GV. Trong đó, thách
thức lớn nhất chính là việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học để tổ chức
tiết đọc - hiểu văn bản chèo theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người
học - một đối tượng lớn lên trong thời đại công nghệ và khá xa lạ với các loại hình
nghệ thuật truyền thống. Trước thách thức đó, nhiều GV đã có sự đầu tư, tìm hiểu
kĩ lưỡng và bước đầu thực hiện thành công các tiết đọc - hiểu văn bản chèo. Tuy
nhiên, mục tiêu hướng đến của các tiết đọc - hiểu này phần lớn tập trung vào năng
lực đặc thù của môn học. Mục tiêu phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo hầu hết còn chưa được chú trọng trong quá trình GV tổ chức các tiết đọc - hiểu
văn bản chèo.
1.3. Trong quá trình dạy học Ngữ văn 10 theo chương trình GDPT 2018, bản
thân tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và thực hiện đổi mới về phương pháp, kĩ
thuật dạy học để phát triển phẩm chất, năng lực HS. Tôi nhận thấy văn bản chèo
“Xúy Vân giả dại” (trong SGK Ngữ văn 10 - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) là