1. Lý do chọn đề tài
Giáo sư Hoàng Tuệ đã từng chia sẻ: “Kỹ năng đọc, viết, nói, nghe không hề
giản đơn là kỹ năng của người có văn hoá mà là kỹ năng lao động của con người.
Phải có kỹ năng đó thì con người ta mới có thể tham gia thực sự vào hoạt động lao
động của xã hội hiện đại”. Vì vậy, khi tham gia giảng dạy bộ môn Ngữ văn, người
giáo viên cần chú trọng tới việc rèn luyện và hình thành cho học sinh bốn kỹ năng
cơ bản này. Trong các kỹ năng trên, kỹ năng đọc được đưa lên làm tiêu chí đầu tiên
trong bốn kỹ năng cơ bản. Bởi vì, phải đọc để nắm bắt thông tin mới có thể hiểu,
cảm thụ, tiếp nhận và sáng tạo các thông tin nắm bắt được thông qua quá trình đọc
và vận dụng nó vào quá trình tạo lập văn bản (viết), từ nội dung viết đó học sinh
mới vận dụng vào trong quá trình giao tiếp (nói và nghe).
Dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực đòi hỏi giáo viên cần biết
tổ chức các hoạt động học tập, thông qua các hoạt động nhằm giúp các em tự khám
phá và kiến tạo tri thức cho mình. Như vậy, giáo viên không thể nói suốt trong giờ
dạy, nói say mê những điều mình biết về tác phẩm ấy, mà quan trọng là hướng dẫn
các em biết cách tiếp cận, nắm được cách tìm hiểu một văn bản theo đặc trưng thể
loại.
Trong công tác dạy và học của nhà trường hiện nay vẫn còn gặp phải một số
tồn tại như: một số giáo viên còn vẫn quen sử dụng phương pháp giảng cũ, chưa
tích cực tìm tòi đổi mới, nhiều tiết dạy chưa tạo được tính tích cực, chủ động cho
học sinh, nhất là khi dạy phần Đọc hiểu văn bản.
Năng lực đọc hiểu của học sinh, nhất là đối với các em học sinh lớp 10 tại
trường THPT Lê Hồng Phong nhìn một cách tổng quát vẫn còn nhiều tồn tại:
- HS ngại đọc văn bản, không đọc tác phẩm. Hầu hết HS tiếp cận văn bản
một cách thụ động, bị áp đặt và ảnh hưởng nhiều từ cách hiểu của thầy cô giáo
hoặc các tài liệu tham khảo.
- Khả năng tự đọc, tự khám phá, tự hiểu (đọc độc lập) theo cách hiểu của
học sinh cò nhiều hạn chế.
- Phần lớn HS chỉ nắm được bề nổi của văn bản – tác phẩm; ví dụ học một
truyện ngắn thì chỉ biết cốt truyện (truyện kể việc gì, ai là nhân vật chính, chuyện
ấy xảy ra thế nào...). Cơ bản HS chỉ nắm được vậy và thế cũng được coi là có học
bài, đã học tác phẩm. Khi phải trả lời các câu hỏi khám phá bề sâu như chủ đề, ý
nghĩa tư tưởng, cảm hứng của tác phẩm là phần lớn HS không làm được, chỉ nói
lại, thuộc lòng những gì thầy cô cho chép, cho ghi.
- HS chưa biết liên hệ, vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm sống và sự
trải nghiệm của bản thân để hiểu và thưởng thức, khám phá và làm rõ thêm giá trị
của tác phẩm từ phương diện người đọc. Tức là các em chưa thấy sự tác động của
văn bản văn học đối với nhận thức, tình cảm người đọc. Các em chưa thấy văn học