Sáng tạo sản phẩm mỹ thuật ứng dụng bằng những vật liệu tái chế
lượt xem 1
download
Đề tài “Sáng tạo sản phẩm mĩ thuật bằng những vật liệu tái chế” hướng tới mục tiêu: Giảm thiểu lượng rác thải khó phân hủy, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người. Tái tạo ra những sản phẩm có giá trị thẩm mĩ, mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng. Tuyên truyền, cổ động bằng những sản phẩm mang giá trị nghệ thuật, từ đó giúp mọi người hiểu và quan tâm hơn về vấn đề bảo vệ môi trường qua nhiều lĩnh vực khác nhau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng tạo sản phẩm mỹ thuật ứng dụng bằng những vật liệu tái chế
- SÁNG TẠO SẢN PHẨM MỸ THUẬT ỨNG DỤNG BẰNG NHỮNG VẬT LIỆU TÁI CHẾ Đoàn Thị Thùy Dương1, Lê Minh Tuấn1, Nguyễn Thanh Vy1, Trần Thị Thùy Trang1 1. Lớp D20TKDH03. Khoa: Công nghiệp Văn hóa TÓM TẮT Đề tài “Sáng tạo sản phẩm mĩ thuật bằng những vật liệu tái chế” hướng tới mục tiêu: Giảm thiểu lượng rác thải khó phân hủy, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người. Tái tạo ra những sản phẩm có giá trị thẩm mĩ, mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng. Tuyên truyền, cổ động bằng những sản phẩm mang giá trị nghệ thuật, từ đó giúp mọi người hiểu và quan tâm hơn về vấn đề bảo vệ môi trường qua nhiều lĩnh vực khác nhau. Đề tài phân tích một vài loại tranh chính như tranh cổ động, tranh sinh hoạt và các sản phẩm ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày của con người. Từ khóa: Sản phẩm mỹ thuật, tái chế, vật liệu tái chế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Môi trường hiện nay là vấn đề nóng trên toàn cầu mà quốc gia nào cũng quan tâm đến. Đặt biệt là lượng rác thải thải ra môi trường ngày càng nhiều, nếu không được xử lý nhanh chóng thì cả thế giới sẽ ngập tràn trong rác. Vì thế, ở các cơ quan hay những tổ chức cá nhân kêu gọi chung tay bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức, hàng năm có nhiều cuộc thi: như thiết kế trang phục, sáng tác văn thơ, sáng tác nhạc, vẽ tranh cổ động, ... nhằm kêu gọi bảo vệ môi trường. Vì vậy, tái chế rác thải sẽ góp phần lớn vào việc bảo vệ môi trường. Có nhiều cách tái chế khác nhau, nhưng tái chế rác để làm tranh nghệ thuật chính là chủ đề mà nhóm nghiên cứu muốn hướng đến. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tranh cổ động, tranh sinh hoạt, những sản phẩm ứng dụng làm từ vật liệu tái chế. Với các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thu thập thông tin, phương pháp thực nghiệm khoa học, phương pháp phân tích, phương pháp đối sánh, phương pháp mỹ thuật. 2. KHÁI QUÁT VỀ VẬT LIỆU ĐƯỢC TÁI CHẾ 2.1 Khái niệm vật liệu tái chế Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay, mỗi ngày con người đã thải ra môi trường một lượng rác vô cùng lớn. Vì vậy, chúng ta đang có những biện pháp ngăn chặn tình trạng này và một trong số đó chính là tái chế. Tái chế được hiểu là tái sử dụng, biến những vật liệu đã bị bỏ đi thành những món đồ mới để phục vụ cho đời sống con người. Tái chế cũng có thể hiểu theo một cách đơn giản nhất là vòng tuần hoàn của các loại vật liệu. Mỗi loại vật liệu có những cách xử lý khác nhau, tạo ra nhiều sản phẩm mới lạ và tiết kiệm được nguyên vật liệu. Tái chế chính là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc giảm thiểu chất thải hiện tại. 48
- Rác thải hiện nay được chia thành ba loại chính: rác hữu cơ, rác vô cơ và rác tái chế. Rác hữu cơ là loại rác dễ phân hủy và có thể tái chế để đưa vào sử dụng cho việc chăm bón và làm thức ăn cho động vật. Nó có nguồn gốc từ phần bỏ đi của thực phẩm sau khi lấy đi phần chế biến được thức ăn cho con người; phần thực phẩm thừa hoặc hư hỏng không thể sử dụng cho con người; các loại hoa, lá cây, cỏ không được con người sử dụng sẽ trở thành rác thải trong môi trường. Rác vô cơ là những loại rác không thể sử dụng được nữa cũng không thể tái chế được mà chỉ có thể xử lý bằng cách mang ra các khu chôn lấp rác thải. Nó bắt nguồn từ các loại vật liệu xây dựng không thể sử dụng hoặc đã qua sử dụng và được bỏ đi; các loại bao bì bọc bên ngoài hộp/ chai thực phẩm; các loại túi nilon được bỏ đi sau khi con người dùng đựng thực phẩm và một số loại vật dụng thiết bị trong đời sống hàng ngày của con người. Rác tái chế là loại rác khó phân hủy nhưng có thể đưa vào tái chế để sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho con người. Ví dụ như các loại giấy thải, các loại hộp chai vỏ lon thực phẩm bỏ đi. 2.2 Lợi ích của việc tái chế Việc tái chế góp phần vào việc giảm lượng rác thải ra ngoài, bảo vệ môi trường. Tại các bãi rác có vô vàn loại rác từ dễ cho đến khó phân hủy và tùy vào mức độ phân hủy, nhưng chúng đều sản sinh rất nhiều độc tố ra môi trường. Việc tái chế giúp giảm lượng rác thải tại các bãi rác và các loại độc tố gây hại cho hệ sinh thái. Giảm ô nhiễm môi trường là một việc vô cùng quan trọng, khi mà các lượng rác thải được tái chế và sẽ ít bị đốt hay chôn lấp, tránh gây tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất. Phát huy khả năng sáng tạo của bản thân, biến những phế liệu hay rác thải thành những vật liệu mới phục vụ lợi ích cho nhu cầu của con người và xã hội, việc tái sử dụng rác thải sẽ tiết kiệm không ít chi phí cho nguồn tài nguyên của quốc gia. 2.3 Một số vật liệu được tái chế quen thuộc Các vật liệu thường được sử dụng để tái chế đa phần là ở dạng rắn như: nhựa, nhôm, inox, sắt giấy báo, giấy vụn, bìa, thùng carton, thiết bị điện tử, bao bì thực phẩm, thủy tinh, lốp xe, sản phẩm dệt, ... Tùy vào mức độ có thể còn sử dụng được hoặc hư hại mà các công ty, nhà máy sẽ thu mua phế liệu sẽ sản xuất thành vật khác hữu ích hơn. Bên cạnh đó còn có các loại rác thải hữu cơ như xác động vật, thực vật hay thực phẩm được xử lý làm phân bón người ta cũng xem như là một quá trình tái chế. 3. NHỮNG SẢN PHẨM CÓ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT ĐƯỢC LÀM TỪ VẬT LIỆU TÁI CHẾ 3.1. Tranh cổ động Tranh cổ động là tranh tuyên truyền trực quan, thông qua thị giác, người xem sẽ tiếp nhận các thông tin từ ngôn ngữ hình thể, màu sắc, chữ và số cũng như các phương tiện truyền thông thị giác khác... Đây là dòng tranh có nội dung dùng để truyền đạt thẩm mỹ bằng ngôn ngữ đồ họa - hội họa một cách cô đọng không quá trừu tượng hay quá phức tạp bằng những hình ảnh đơn giản, dễ hiểu, góp phần nâng cao nhận thức của công chúng về thông điệp. Người sáng tác phải đưa những ý tưởng, cảm hứng sáng tạo qua việc tiếp nhận thông tin vào tranh, để đạt đến những thẩm mỹ thông qua ngôn ngữ tạo hình, bao gồm bố cục, đường nét, hình thể, màu sắc, không gian… Hệ thống ký hiệu hình tượng, biểu tượng và đặc trưng của màu sắc trong tranh còn có ý nghĩa mang tính chính trị, xã hội đem lại sự gần gũi, dễ nhận biết đối với người dân. 49
- Tranh cổ động sở hữu những đặc điểm riêng khiến chúng ta không thể nhầm lẫn với các dòng tranh khác. Với mục đích tuyên truyền, cổ động hoặc quảng cáo nên tranh có đặc điểm phải tập trung, khái quát được hình tượng nghệ thuật cụ thể. Bên cạnh đó, thông tin đem lại cho người xem thông qua phần chữ và hình ảnh đều vô cùng rõ ràng dễ hiểu, dễ nhớ. Ngoài ra, màu sắc, đường nét, nhịp điệu có tính tượng trưng cao, tạo sự ấn tượng mạnh mẽ, tiếp thu nhanh nhẹn cho người xem, mỗi bức tranh ra đời phải thể hiện được rõ đích đến, mục tiêu rõ ràng, dứt khoát để tránh sai lệch, mất phương hướng. Loại tranh này thường xuyên xuất hiện trên đường phố, ở những nơi công cộng với bố cục hình, màu, nhịp điệu, không gian, biểu tượng… thu hút thị giác của người dân, ghi lại trong trí nhớ của mỗi người và những câu khẩu hiệu trong các bức tranh này đã nhắc nhở, khuyến khích mỗi người dân trong các hoạt động chung của toàn xã hội. (Hình 2.1) Đây là tranh dự cuộc thi Sáng tạo trẻ, nhằm gửi đến thông điệp vì một nền giao thông văn minh hơn, tình trang hiện nay nhiều thanh thiếu niên đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, hay chạy xe quá tốc độ, lạng lách, điều khiển xe bằng một tay... đây được coi là hành vi rất nguy hiểm khi tham gia giao thông, tai nạn bất thường có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hình 2.1 Tranh ma xa lộ mê tốc lộ (Nguyễn Thị Như Quỳnh, 2020) Với thông điệp từ bức tranh trên tuyên truyền các kiến thức an toàn giao thông cho mại người để có những nhận thức và hành động đúng đắn khi tham gia giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho mình và những người khác khi lưu thông trên đường. Tranh có bố cục hình thoi, tạo cho người xem về độ khập khiễng, không vững chắc. Hình ảnh được đưa vào có sự tác động mạnh đến người xem, và những câu chữ rõ ràng dễ hiểu theo trào lưu của giới trẻ hiện nay. Chất liệu được sử dụng là những chất liệu đã bỏ như nón bảo hiểm đã cũ được sử dụng làm sọ đầu, chữ và các hình ảnh khác được làm bằng dây xích, bóng đèn... tất cả được tạo mới bởi chúng được tạo nên lớp màu phù hợp với tổng thể tranh. Tranh mang ý nghĩa tuyên truyền có thể treo được ở những nơi công cộng để người dân ý thức được việc tham gia giao thông. (Hình 2.2) Nhân kỷ niệm 76 năm Quốc khánh 2- 9, chi đoàn thanh niên Bệnh viện Dã chiến cấp 2 Việt Nam tại Nam Sudan đã dành 10 ngày hoàn thành một bức tranh cổ động từ rác thải tái chế, bức tranh được sáng tạo với mục đích khích lệ và tăng cường đoàn kết của quân đội, người dân Việt Nam quyết thắng đại dịch COVID-19, đồng thời động viên tinh thần của tập thể cán bộ, nhân viên Bệnh viện dã chiến cấp 2 trong công tác và học tập tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Cộng hòa Nam Sudan. Hình 2.2 Tranh cổ động [nguồn 2] (Dương Ngọc, 2021) 50
- Trước đó, kết thúc chiến dịch thu gom rác thải, thanh niên Bệnh viện dã chiến cấp 2 Việt Nam tiến hành phân loại và cắt các vỏ lon bia để chuẩn bị vật liệu cho bức tranh cổ động. Hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh được làm bằng chất liệu vỏ lon bia, lá cờ Tổ quốc, chiến sĩ mũ nồi xanh, cán bộ, nhân viên y tế, hậu cần bảo đảm Việt Nam và sử dụng keo nến dán những hình ảnh lên tấm bảng kết hợp với sơn màu tương ứng cho từng phần của bức tranh. Với bố cục, màu sắc, hình ảnh... tạo nên một tổng thể hài hòa đẹp mắt, đầy đủ nội dung ý nghĩa có thể treo được ở bất cứ nơi đâu. 2.2 Tranh sinh hoạt Đối với tranh đề tài có rất nhiều đề tài trong tranh, nhưng dù bất cứ đề tài nào con người vẫn là hình ảnh cụ thể, then chốt giữ vai trò chủ đạo trong tranh, tranh đề tài phối hợp với thể loại phong cảnh, cây, nhà. Ở thể loại tranh này, đề tài để diễn tả rất phong phú. Ví dụ như: Tranh sinh hoạt: Là những việc đang diễn ra ở hiện tại. Tranh lịch sử: Việc đã xảy ra trong quá khứ. Tranh huyền thọai: Việc dựa theo truyền thuyết không có thật. Tranh tôn giáo: Dựng lại các tích chuyện trong Kinh thánh. Tranh sinh hoạt là một thể loại hội hoạ lấy đề tài ngay trong đời sống thường ngày. Tranh sinh hoạt không có phong cách riêng biệt, nhưng tính độc đáo của nó nảy sinh từ những trùng hợp giữa sự tiến triển của nghệ thuật với sự tiến triển của xã hội. Những chủ đề về hoạt động trong sinh hoạt của con người vô cùng phong phú và sinh động, có thể bắt gặp ở mọi nơi, mọi chỗ trong đời sống hàng ngày, như: lao động, vui chơi, học tập…, hoạt động nào cũng có thể vẽ thành tranh bố cục nhân vật được. Về chất liệu để thể hiện rất đa dạng, không gian diễn tả đa chiều và không nhất thiết phải theo luật xa gần. Nhìn chung, tranh sinh hoạt là loại tranh phong phú và nhiều mặt, và cũng có thể được coi là khó nhất trong các loại tranh. (Hình 2.3) Bức tranh của họa sĩ Hà Hùng Dũng nằm Tây Bắc, mà ở đó con người là trung trong cuộc triển lãm cùng tên “Mơ Hoang”. Bức tranh thể tâm, là hoa của vạn vật. hiện hình ảnh bốn cô gái và một em bé người dân tộc vùng cao đang vui chơi trên nền muôn hoa nở rộ trong mùa xuân, trên mái tóc của các cô gái cũng là những đóa hoa rực rỡ như ví các cô gái cũng là những đóa hoa xinh đẹp đang nở hòa vào vườn hoa trong mùa xuân. Với chất liệu ghép nhiều mảnh vải vô cùng độc đáo và sáng tạo, màu sắc tươi sáng với nét vẽ mềm mại thể hiện được nét đẹp dịu dàng, mơ mộng. Trang phục thổ cẩm của bà con người dân tộc được Hà Hùng Dũng khai thác triệt để từ đường nét, hoa văn, đến sự hòa trộn nhuần nhuyễn giữa con người, sự vật và nét đẹp thiên nhiên. Qua bức tranh, người ta thấy vẻ đẹp Tây Bắc hiện lên rõ mồn một, qua từng sắc màu rực rỡ, đường nét uốn lượn, và trên hết thảy là sự e ấp, thẹn thùng của những cô gái vùng cao với những bộ xiêm y rực rỡ. Và không chỉ ghi lại vẻ đẹp của người phụ nữ Tây Bắc, trong tranh của Hà Hùng Dũng có chim, có bướm, đặc biệt là Tranh 2.3 Tranh mơ hoang hoa, rất nhiều hoa. Tất cả tạo nên một không gian đậm chất [ nguồn 3] (Hà Hùng Dũng, 2008) 51
- Tranh ghép vải là một loại hình nghệ thuật tuy không còn mới nhưng rất ít họa sĩ theo đuổi và trụ được với nghề. Nghệ thuật tranh ghép vải cũng rất kén người thưởng lãm, có lẽ vì thế mà họa sĩ Nguyễn Thu Huyền đã mất tới mười năm ròng để tạo dựng và tìm cho mình một hướng đi riêng về tranh ghép vải. (Hình 2.4). Hình 2.4 Tranh ghép vải [nguồn 4] (Nguyễn Thu Huyền, 2018) Tranh ghép vải có nhiều chủ đề phong phú như phong cảnh, chân dung, tĩnh vật; tiếp theo đó, tranh ghép vải được một số nữ họa sĩ yêu thích học tập, tìm tòi và sáng tạo như Kim Dung, Thanh Hà, Nguyễn Thu Huyền...Trong số đó Nguyễn Thu Huyền là người trẻ tuổi nhất nhưng cô đã có những hướng đi mới cả về chất liệu và tạo hình, tạo nên một con đường sáng tạo nghệ thuật của riêng mình. Thu Huyền đã tìm tòi, sáng tạo và sử dụng chất liệu như một ưu thế về sự kỳ công. Để đi một nét, với các chất liệu khác là một điều quá đơn giản với việc sử dụng bút lông. Nhưng để tạo hình khuôn mặt, các chi tiết rất nhỏ trong tranh ghép vải, cô phải đi bằng những sợi chỉ…đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo rất nhiều. Nếu trước đây quan niệm tranh ghép vải là ghép những miếng vải vụn lên các hình với màu sắc hoa văn chất liệu sao cho hợp lý thì Huyền lại làm khác hẳn. Cô tạo hoa văn riêng trên từng khối hình mảng màu. Cô chắp vải, đan tết, gấp nếp thành một thứ hoa văn của riêng mình, không hề phụ thuộc vào mẫu hình có sẵn trên miếng vải. Cầu kỳ nhưng không phải thêu. Riêng biệt nhưng không phải vẽ. Nếu bút lông là phương tiện, màu là chất liệu thì với Huyền dùng kim là bút lông; chỉ, vải là chất liệu. Huyền nói cô có thể tạo hình với bất cứ chủ đề nào, từ đơn giản đến phức tạp, chỉ có là mất công nhiều hay mất công ít mà thôi. Trong 10 năm qua, các chủ đề phong cảnh, chân dung, tĩnh vật, sinh hoạt gia đình cô đều mạnh dạn thể hiện. Tạo hình không thiên về tả thực, cũng không quá thiên về khối, chúng mạnh ở sự hài hòa, hợp lý, giàu nhịp điệu với những gam màu pastel nhẹ nhàng, tình cảm, nữ tính. Thế mạnh của Huyền hiện nay là cô sử dụng linh hoạt các mảng màu. Chúng đẹp, lạ hơn bất cứ một loại chất liệu màu nào. Huyền là người có ý thức về tư duy tạo hình, về màu, cô miệt mài sáng tác, chăm chỉ học hỏi nên bước đầu cô đã thành công trong việc tạo một kiểu thức tạo hình mới cho tranh ghép vải…không thua kém một chất liệu nào. Thu Huyền đã vẽ, đã gửi gắm, chia sẻ về giấc mơ của niềm đam mê cháy bỏng, khát khao tự nguyện đi trên con đường chông chênh độc hành vô tận. Đó là giấc mơ của người nghệ sĩ khi đã tìm thấy đầy đủ nhất mạch tư duy thẩm mỹ cho riêng mình, một cảm xúc viên mãn, gần gũi, trôi chảy trong nhịp điệu của thời gian. 2.3 Sản phẩm ứng dụng Xu hướng sống xanh với các sản phẩm được hình thành từ các ý tưởng tái chế từ rác thải hay thủy tinh mang đến các ưu điểm như tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có, bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí đang trở thành những ý tưởng độc đáo thu hút được nhiều người quan tâm hiện nay. 52
- Rác thải nhựa phân hủy rất lâu trong môi trường. Vì thế, việc tận dụng chúng để làm chậu cây trồng hoa hay rau xanh đẹp mắt là ý tưởng tái chế bảo vệ môi trường rất hữu ích và còn góp phần giảm thải rác ra môi trường. Đối với những loại chai nhựa mà chúng ta đang sử dụng hiện nay, rất nhiều kiểu dáng ta có thể sử dụng chúng với nhiều hình thức như trồng các loại rau dễ sinh trưởng như xà lách, rau cải, mồng tơi… trên ban công hay tầng thượng ít chiếm không gian diện tích. Với hộp nhựa, lọ mỹ phẩm nhựa nhỏ có thể trồng cây cảnh mini như sen đá, xương rồng, cẩm nhung… bên cửa sổ. Với cốc uống nước bằng nhựa, bạn có thể trồng các loại cây thủy sinh như trầu bà, ngọc ngân… treo trên tường hay trước cửa nhà. (Hình 2.5) Hình 2.5 Chai nhựa trồng cây [nguồn 5] (Mộng Xinh, 2021) Việc tái chế các loại chai nhựa thành đồ trang trí mang đến các ưu điểm như giúp bạn tiết kiệm chi phí, ý tưởng tái chế bảo vệ môi trường và có được các món đồ đẹp mắt. Trước khi thực hiện cách tái chế rác thải, bạn cần chuẩn bị thêm các vật dụng và nguyên liệu kèm theo để giúp hoàn thiện đồ trang trí từ rác thải. Bên cạnh đó, quá trình tác chế này còn là một cách thiết thực để bạn giáo dục con cái về sự tiết kiệm và khơi gợi khả năng sáng tạo trong trẻ. Đối với ý tưởng tái chế rác thải này, bạn có thể “sưu tập” thìa nhựa sau mỗi lần ăn sữa chua, cơm hộp... sau đó lắp ráp chúng với súng bắn keo để tạo thành đèn chùm siêu đẹp cho bàn làm việc. Bạn cũng có thể tận dụng chai thủy tinh trong suốt thêm thắt vài sợi dây thường nhỏ bên ngoài và một dây đèn nháy bên trong cho không gian phòng khách trở nên lung linh, sống động. Một bó hoa từ giấy báo bỏ đi cắm trong chai thủy tinh cũ sẽ thành món đồ xinh xắn cho bàn trà hay ô cửa sổ nhà bạn. Có rất nhiều món đồ sau khi hỏng hóc vẫn có thể biến thành các vật dụng khác cho gia đình bạn. Đối với những đĩa xe đạp không còng sử dụng được, cách tái chế rác thải là bạn có thể tận dụng chúng để làm các vật dụng trang trí trong không gian nhà như đồng hồ treo tường hay cũng có thể tận dụng lốp xe tải không dùng đến làm thành giường ngủ cho thú cưng hay bồn trồng cây. Đối với, bạn bện lại thành thảm chùi chân hoặc thảm lót cho thú cưng đây là ý tưởng tái. Tuy nhiên, trong quá trình tái chế các rác thải từ nhựa, bạn cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố vệ sinh, vì các sản phẩm này đều đã qua sử dụng và có thể tồn đọng nhiều mùi hôi, bụi bẩn và vi khuẩn gây hại. Để hạn chế tối đa nguy cơ cho sức khỏe, Cleanipedia khuyên bạn nên chọn nước rửa chén Sunlight Matcha Trà Nhật để khử mùi hiệu quả. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trường Đại Học Sydney - Australia đã triển khai công nghệ tái chế rác thải nhựa bằng cách dùng lò phản ứng thuỷ nhiệt xúc tác thành công và 53
- được cấp bằng sáng chế. Công nghệ xử lý rác thải nhựa này còn sử dụng nước nóng áp suất cao để biến đổi rác thải nhựa thành dầu mỏ ở cấp độ phân tử. Tác giả của của ý tưởng tái chế rác thải nhựa này là Giáo sư Thomas Maschmeyer và Thạc sĩ Len Humphreys. Hai chuyên gia này cũng chia sẻ thêm ưu điểm giải pháp này đó chính là có thể áp dụng xử lý đối với tất cả các loại nhựa, kể cả những loại nhựa không thể tái chế hiện nay. Ngoài ra, Thạc sĩ Humphreys cũng cho biết thêm công nghệ này có thể đưa rác thải nhựa trở về trạng thái tiền chất ban đầu và cũng có thể tái chế thành bitum, xăng hoặc các loại nhựa khác nhau sau đó. Đặc biệt, công nghệ này không yêu cầu phân tách nhựa theo chủng loại và màu sắc mà còn tái chế nhiều lần tất cả các sản phẩm nhựa. (Hình 2.6) Công viên tái chế Rotterdam tại Hà Lan được làm hoàn toàn bằng nhựa cũng các loại rác thải trôi nổi trên sông. Tại đây, người ta đã tạo ra các hình dạng thú vị, đa dạng từ nhựa tái chế mang đến một mô hình vô cùng đẹp mắt. Giúp làm giảm sự ô nhiễm từ rác thải nhựa cũng như tạo ra môi trường sống cho các sinh vật, cung cấp nguồn thức ăn và duy trì sinh vật biển vừa an toàn vừa hiệu quả. Hình 2.6 Công viên làm bằng nhựa [nguồn 6] (Việt Anh, 2018) Nếu không tái chế thì số lượng rác thải xả ra môi trường ngày càng nhiều nhưng không thể phân hủy và có thể bạn sẽ phải ở xung quanh đống rác toàn bẩn. Không những thế, còn làm hại đến canh tác hoặc cây trồng vì lượng rác thải đó có đủ thành phần như nhựa, vải, sắt, chì...có thành phần độc hại rất cao nếu để trong thời gian lâu dài. Môi trường nước như sông, kênh, rạch... bị ô nhiễm nặng nề ảnh hưởng đến sinh hoạt và chăn nuôi... Ngoài ra, việc không tái chế các loại rác còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và biến đổi khí hậu. Như vậy việc tái chế: Là một trong những phương pháp tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng hơn nhiều so với sản xuất vật liệu nhựa mới nhờ giảm bớt được các hoạt động như khai thác, chế biến, vận chuyển… Là phương pháp thân thiện với môi trường nhờ giảm lượng tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên cùng tiết kiệm năng lượng, từ đó lượng khí thải ra môi trường cũng giảm hẳn. Theo kết quả thống kê, việc sử dụng nhựa tái chế đã hỗ trợ giảm bớt 18 triệu tấn khí CO2 mỗi năm. Một vấn đề đau đầu hiện nay đang tồn tại là số lượng rác không kịp xử lý đang ngày một nhiều. Các bãi rác chồng chất gây ô nhiễm môi trường sống của chính chúng ta. Chưa kể việc xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp vẫn tồn tại nguy hại cho thiên nhiên và sức khỏe con người. Việc tái chế nhựa giúp giảm thiểu số lượng rác thải sẽ phần nào giải quyết vấn đề này. Sử dụng nhựa tái chế là một phương pháp hữu hiệu để tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường sống, giảm thiểu chất thải và khí thải độc hại ra môi trường, bảo vệ nguồn thực phẩm, các sinh vật trên trái đất và môi trường sinh thái. Với những lợi ích như vậy, mỗi người chúng ta hãy đề cao việc tái chế nhựa và lan tỏa thông điệp này ra cộng đồng. 54
- 3. SẢN PHẨM THỂ HIỆN VÀ HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CHẾ 3.1 Sản phẩm thể hiện bằng vật liệu tái chế (Hình 3.1) Chủ đề của bức tranh cổ động này là bảo vệ môi trường, với những chất liệu đơn giản như vỏ nilon ở chai nước, giấy vụn, bìa carton và túi nilon. Các vật liệu tái chế sẽ được vệ sinh sạch sẽ. Những chiếc vỏ chai nước được dán chồng chéo lên nhau đã tạo nên lớp nền màu xanh như đại dương, nhóm nghiên cứu chọn vỏ chai nước Aquafina vì nó cũng có hình giọt nước, nhiều hình nước nhỏ thì sẽ tạo nên giọt nước lớn. Thể hiện ý nghĩa của việc hành động nhỏ sẽ tạo nên kết quả lớn. Bên cạnh đó để lớp nền có được màu xanh đậm như hình thì cần phải có 1 lớp vỏ màu xanh của bao xi măng để dán vào tấm gỗ làm lớp nền đầu tiên. Đôi bàn tay được cắt dán tỉ mỉ từ vỏ nilon của chai nước ngọt đang nâng đỡ lấy cây non được bao bọc trong giọt nước trong sạch, khao khát mọi người có thể giữ lấy được màu trắng trong của nước chứ không phải những giọt nước bị đổi màu do ô nhiễm. Cây non ở đây có nghĩa như sự sống, khi mọi Hình 3.1 Tranh cổ động người chung tay bảo vệ lấy môi trường thì những mầm (Đoàn Thị Thùy Dương và nnk, 2022) cây mới có thể phát triển và giữ lấy màu xanh của lá. Màu sắc chủ đạo trong hình là màu xanh dương, màu vàng và màu xanh lá cây. Những gam màu mạnh được sử dụng nhằm tạo sự chú ý, kích thích thị giác mọi người. Ý nghĩa của bức tranh là nhắc nhở mọi người hãy giữ gìn nguồn nước trong sạch, vì nguồn nước quyết định sự sống của mọi sinh vật trên trái đất và chung tay bảo vệ trái đất chính là bảo vệ lấy màu xanh của thiên nhiên. (Hình 3.2) Tranh được thiết kế từ vật liệu chính là khẩu trang, một vật dụng quan trọng được chúng ta sử dụng hằng ngày nhằm bảo vệ sức khỏe, bảo vệ bản thân chúng ta trong thời kỳ đại dịch Covid này. Khẩu trang được sử dụng một lần sẽ được khử khuẩn và phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong vòng 15 ngày nhằm giảm thiểu các tác nhân gây bệnh cũng như đảm bảo sự an toàn về sức khỏe khi tái chế. Sau khi phát thảo, những chiếc khẩu trang được cắt dán tỉ mỉ tạo nên hình dáng của các nhân vật và phần nền tranh. Các lớp khẩu trang được cắp dán với những đường nét cong tự nhiên để tạo sự uyển chuyển, mềm mại. Dây đeo khẩu trang sẽ được sử dụng để tạo viền giúp định hình lại các nhân vật một cách rõ ràng hơn. Hình 3.2 Tranh gia đình (Đoàn Thị Thùy Dương và nnk, 2022) 55
- Màu sắc được chọn là màu tự nhiên của khẩu trang không sử dụng hóa màu, bố cục màu hài hòa giúp bức tranh thêm sinh động. Bức tranh mang ý nghĩa sâu sắc về tình cảm gia đình, một gia đình hạnh phúc đang đắm chìm vào một giấc ngủ ngon với một em bé có trọn vẹn tình yêu thương của cả bố và mẹ. (Hình 3.3) Sản phẩm là một chiếc đèn ngủ kết hợp với đồng hồ bao thức, tất cả được làm từ các vật liệu bỏ đi như: chá đèn, máy khoan tay, đùm xe Honda. Các vật dụng đó sẽ được vệ sinh sạch sẽ trước khi tái chế để đảm bảo sự an toàn về sức khỏe, chúng cũng được xịt một lớp sơn nhằm tạo độ mới và tăng giá trị thẫm mỹ. Chá đèn cũ được tạo hình lại theo hình ngôi sao, khoản trống các góc được tạo hình 3D làm họa tiết theo hình thức nhắc lại, máy khoan tay dùng để làm thân đèn có dáng thẳng và đùm xe Honda dùng để làm đế đèn. Khi đèn được bật sáng những họa tết trên chá đèn tạo ra nhiều hiệu ứng hoa văn làm tăng giá Hình 3.3 Đèn để bàn trị thẩm mỹ của nghệ thuật trang trí. (Đoàn Thị Thùy Dương và nnk, 2022) Công dụng của sản phẩm: có thể dùng làm đèn ngủ hoặc làm đèn trên bàn học. 3.2 Hiệu quả đạt được trong quá trình tái chế 3.2.1 Bảo vệ môi trường Giảm diện tích và số lượng bãi rác: Số lượng rác vẫn không ngừng tăng lên trên toàn thế giới. Trong tình hình “đất chật người đông”, sẽ không dễ xây mới hoặc mở rộng các bãi rác. Chưa kể, việc chôn lấp rác chưa qua xử lý còn có thể gây hại cho nguồn nước, đất…Vì thế, tái chế cũng được xem như là giải pháp góp phần hạn chế rác thải, từ đó giảm bớt số lượng hoặc thu hẹp diện tích các bãi rác. Giảm ô nhiễm môi trường: Do ít tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và hạn chế sử dụng năng lượng nên tái chế cũng góp phần làm giảm lượng khí thải ra môi trường, đặc biệt là khí thải nhà kính. Theo một số liệu thống kê tại Anh, tái chế giúp giảm bớt 18 triệu tấn khí CO2 mỗi năm, tương đương với lượng khí thải do 5 triệu chiếc xe hơi phát ra. Bảo vệ đa dạng sinh học: Sự đa dạng sinh học rất quan trọng trong việc giữ cân bằng hệ sinh thái của sinh vật. Nếu môi trường bị suy thoái hoặc bị ô nhiễm nghiêm trọng sẽ khiến nhiều sinh vật mất đi nơi trú ngụ, giảm khả năng sinh sôi thậm chí là tuyệt chủng. Bảo vệ tầng ozone: khi môi trường bị ô nhiễm, các khí độc chlorofluorocarbon, hydro chlorofluorocarbon tăng cao sẽ làm suy yếu hoặc thủng tầng ozone khiến các tia cực tím dễ dàng lọt qua, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh vật và con người. 3.2.2 Bảo vệ sức khỏe con người Sống và làm việc trong môi trường trong lành sẽ hạn chế các bệnh về đường hô hấp, tim, phổi, giảm thiểu nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác do môi trường gây ra, từ đó nâng cao tuổi thọ trung bình của người dân. 56
- 3.2.3 Hiệu ứng truyền đạt thông tin qua các sản phẩm Hiệu ứng tuyên truyền: Hiệu ứng thông tin đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm trong công tác truyền thông về việc tái chế rác thải là một trong những nhiệm vụ quan trọng đang được phổ biến rộng rãi qua nhiều hoạt động như đổi rác lấy quà hay các phong trào chống rác thải nhựa, tái chế rác thải thành các tái chế những sản phẩm đồ chơi mô hình. Trong đó, tranh cổ động chính là một phương thức biểu đạt hiệu quả, giúp lan tỏa mạnh mẽ thông điệp truyền thông về hiệu quả đạt được trong việc bảo vệ môi trường. Nhiều tác phẩm tranh cổ động chú trọng nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi giáo dục đạo đức, lối sống của giới trẻ, lồng ghép nội dung truyền thông qua các hình ảnh, thông điệp muốn gửi đến người xem qua các chủ đề sản phẩm trong công tác truyền thông về việc bảo vệ môi trường qua những hình ảnh mang tính mỹ thuật có giá trị cao về nghệ thuật. Chú trọng đưa thông điệp vào các sản phẩm truyền thông phù hợp, sáng tạo, hiệu quả và có tính lan tỏa tốt, góp phần tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức xã hội về bảo vệ môi trường”. góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước”. Nếu các bức tranh cổ động được thể hiện phong phú về chủ đề bằng những vật liệu tái chế qua các thể loại hội họa, đồ họa, minh họa, … nhằm truyền đạt thông điệp ngắn gọn, súc tích tới công chúng một cách dễ dàng, bởi ấn tượng thị giác nhiều lúc có sức mạnh và hiệu quả không kém ngôn từ.Có thể thấy rằng, tuyên truyền việc bảo vệ môi trường bằng các vật liệu tái chế qua tranh cổ động đem đến bữa tiệc thị giác và nhận thức độc đáo, thú vị, giàu tưởng tượng và cũng giàu ý nghĩa từ các nghệ sĩ đến với khán giả đại chúng, góp phần nâng cao nhận thức xã hội về một môi trường ngày càng trong lành hơn. Hiệu ứng về giá trị thẩm mĩ Nghệ thuật tái chế là biến rác thành sản phẩm có giá trị, qua đó làm thay đổi nhận thức, triết lý sống. Nghệ thuật sáng tạo này có tính thức tỉnh sâu sắc hơn rất nhiều so với nhiều biện pháp khác. Nó âm thầm trở thành một giá trị mới trong nhận thức về vật chất xung quanh không gian sống của chúng ta. trong đó đã hàm chứa nhiều câu chuyện về thiên nhiên, con người và đặc biệt là trách nhiệm của những người sáng tạo và họ là những người bảo vệ môi trường tốt nhất. Chưa bao giờ sức sống của việc biến rác thành nghệ thuật trở nên mạnh mẽ, có sức lan tỏa cao như thế. Do vậy, tôi đánh giá cao hoạt động của các nghệ sĩ. Với việc cả thế giới đang kêu gọi chúng ta cùng chung tay bảo vệ môi trường thì sự ra đời của các sản phẩm nghệ thuật tái chế, biến những thứ tưởng như bỏ đi trở nên hữu dụng là một sự tìm tòi mới. Để những tìm tòi đó tạo ra giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật thì cần nhiều công sức của nghệ sĩ. Không chỉ màu sắc đẹp, việc sử dụng các rác thải để làm nên bức tranh tuyệt vời này khiến giá trị của bức tranh như được nhân lên. Từ những thứ tưởng chừng như bỏ đi, gây hại cho môi trường, chúng đã được tận dụng để tạo ra những thứ có giá trị". Chúng được treo khắp trong các không gian từ những nơi sang trọng đến bình dân Những tác phẩm đó chúng ta còn có thể treo chúng ở khắp mọi nơi như phòng khách ,khách sạn ,hay là những nơi công cộng để mọi người cùng nhau thưởng thức và cho mọi người thấy rằng cái sống xanh không có gì quá cao siêu cả, mỗi người hãy tự nhủ với mình rằng hãy tự hạn chế dùng rác thải nhựa…" Đương nhiên biến nó thành mới nhưng vẫn giữ được gốc để người xem nhận ra rằng sản phẩm ấy là tái chế nhưng nó có tiếng nói mới, có ý nghĩa hơn." 57
- Hiệu ứng thông tin bằng các sản phẩm tái chế hiện nay đang được biết đến ngày càng rộng rãi hơn qua nhiều hoạt động như đổi rác lấy quà hay các phong trào chống rác thải nhựa, tái chế rác thải thành các tái chế những sản phẩm đồ chơi mô hình, từ rác thải để lập nên quỹ từ thiện trao học bổng cho các em học sinh nghèo …còn có rất nhiều trường học tổ chức các hoạt động liên quan tới việc tái chế rác thải để các em có thêm nhiều kiến thức hơn về vấn đề tái chế rác thải. Kết quả nghiên cứu: Tóm lại tái chế rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa, không những góp phần bảo vệ hệ sinh thái của Trái Đất và sức khỏe của con người mà còn thể hiện sự văn minh, tính nhân văn của con người. Hi vọng qua đề tài nghiên cứu của chúng tôi sẽ giúp các bạn suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề môi trường hiện nay. Hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường không khí, đất, nước, đại dương… vì sức khỏe của chúng ta và tương lai của con em chúng ta. Đây là vấn đề của toàn cầu chứ không phải của riêng ai. Nên bằng những hành động dù là nhỏ nhất, hãy bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Hãy hạn chế sử dụng bao bì nilon và tái sử dụng nếu có thể. Tất cả kỳ vọng đặt trong tầm tay các bạn. Khai thác vẽ đẹp độc đáo của tranh tái chế, làm mới cho đề tài bằng các sản phẩm cụ thể, cho ta thấy rõ nét đẹp của những bức tranh dùng từ nhiều chất liệu khác nhau, mọi người sẽ có thêm những hiểu biết về cách giải quyết rác thải và có thể lấy ý tưởng để sáng tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo có giá trị về kinh tế. Giá trị thực tiễn: Đề tài có khả năng đóng góp nhiều mặt khác nhau như đóng góp về giá trị nghệ thuật của các bức tranh, nội dung từ tranh tái chế có thể áp dụng vào giáo trình đào tạo cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và cả các trường đại học. Không những thế tác phẩm tranh từ vật liệu tái chế còn góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp và phát triển hơn và góp phần bảo vệ môi trường, tác phẩm tạo ra từ vật liệu tái chế có thể đem giá trị vật chất lẫn tinh thần cho con người và cả xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguồn sách 1. Nhiều tác giả (2020). Cuốn Sách Khổng Lồ Về Các Hoạt Động Khám Phá Môi Trường (NXB Thanh Niên. 2. Nguyễn Văn Anh (1990). Gia đình và xã hội. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Jess French. Dịch giả: Minh Trang. What a waste- kiểm soát rác thải, bảo vệ môi trường (NXB Nhà xuất bản Hà Nội) 4. Team Loài Plastic (2020). Loài plastic – khi nhựa trỗi dậy (NXB Kim Đồng) Nguồn internet 5. https://thumuaphelieugiacao.com.vn/rac-vo-co-la-gi-rac-huu-co-la-gi 6. https://www.qdnd.vn/van-hoa/doi-song/benh-vien-da-chien-cap-2-so-3-sang-tac-tranh-co-dong-tu- rac-thai-tai-che-670252 7. https://tintucntd.com/su-kien/mo-hoang-5-phu-nu-tre-em-o-tay-bac-luon-la-nguon-cam-hung- sang-tac-bat-tan-trong-toi.html 58
- 8. https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/hoa-sy-nguyen-thu-huyen-va-giac-mo-ve-tranh-ghep- vai-507974.html 9. https://phelieuhoabinh.com/tai-che-rac-thai-nhua/ 10. https://cafef.vn/cong-vien-noi-doc-dao-duoc-lam-tu-rac-thai-nhua-o-ha-lan-dia-diem-tuyet-voi-de- tu-tap-ban-be-va-thu-gian-20180730091404584.chn 11. https://www.cleanipedia.com/vn/ve-sinh-nha-bep/3-y-tuong-tai-che-rac-thai-hay-giup-bao-ve-moi- truong.html#:~:text=Xu%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%20s%E1%BB%91ng%20xanh%20v% E1%BB%9Bi,v%C3%A0%20ti%E1%BA%BFt%20ki%E1%BB%87m%20chi%20ph%C3%AD. 12. https://viettimes.vn/cuoc-tinh-say-dam-voi-sa-pa-cua-hai-nghe-si-tre-post119623.html 13. https://phunuvietnam.vn/chiem-nguong-sa-pa-tuyet-dep-trong-mo-cua-2-hoa-si-tre- 20191130155938709.htm 14. https://baotuyenquang.com.vn//xa-hoi/giao-duc/lan-toa-phong-trao-chong-rac-thai-nhua-trong- hoc-sinh-139969.html 15. http://www.cdchaugiang.org.vn/hoat-dong-chuyen-mon/doi-chat-thai-lay-qua-hanh-dong-nho-y- nghia-lon-283.html 59
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn