YOMEDIA
ADSENSE
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi về chuyên đề tìm cực trị của một biểu thức đại số
98
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Đề tài nghiên cứu: “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi về chuyên đề tìm cực trị của một biểu thức đại số” với mong muốn được chia sẻ một vài kinh nghiệm của mình trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để các đồng nghiệp tham khảo, rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các đồng chí để đề tài được phát huy hiệu quả.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi về chuyên đề tìm cực trị của một biểu thức đại số
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi về chuyên đề tìm cực trị của một biểu thức <br />
đại số.<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
Nội dung Trang<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài 2<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 3<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài 3<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 3<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 3<br />
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3<br />
c) Phương pháp thống kê toán học 3<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận 4<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 4<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp 5<br />
a) Mục tiêu của giải pháp 5<br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 5<br />
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 27<br />
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên 27<br />
cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng <br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
<br />
1. Kết luận 28<br />
<br />
Nguyễn Văn Dũng – Trường THCS Lê Đình Chinh, huyện Krông Ana, tỉnh ĐăkLăk <br />
1<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi về chuyên đề tìm cực trị của một biểu thức <br />
đại số.<br />
<br />
<br />
2. Kiến nghị 29<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
Toán học là một bộ môn khoa học tự nhiên mang tính logíc, tính trừu <br />
tượng cao. Trong chương trình Toán ở cấp THCS hiện nay thì phần lớn hệ <br />
thống câu hỏi và bài tập đã được biên soạn khá phù hợp với trình độ kiến <br />
thức và năng lực của số đông học sinh.Tuy vậy có một số bài tập đòi hỏi học <br />
sinh phải có năng lực học nhất định mới có thể nắm được, đó là dạng toán <br />
tìm giá trị nhỏ nhất hoặc giá trị lớn nhất của một biểu thức đại số mà người <br />
ta thường gọi chung là tìm cực trị của một biểu thức. Các bài toán này rất phổ <br />
biến trong các đề thi học sinh giỏi văn hóa các cấp, các đề thi giải toán trên <br />
máy tính cầm tay, các đề thi giải toán bằng tiếng việt và đề thi giải toán bằng <br />
tiếng anh qua mạng internet. Việc bồi dưỡng học sinh học toán không đơn <br />
thuần chỉ cung cấp cho các em một số kiến thức cơ bản thông qua việc làm <br />
bài tập hoặc làm càng nhiều bài tập khó, hay mà giáo viên phải biết rèn luyện <br />
khả năng và thói quen suy nghĩ tìm tòi lời giải của một bài toán trên cơ sở các <br />
kiến thức đã học.<br />
Qua nhiều năm thực tế giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi khối lớp <br />
8 và khối lớp 9, tôi nhận thấy học sinh còn lúng túng rất nhiều khi gặp phải <br />
dạng toán khi tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của một biểu thức đại số <br />
và thường mắc phải những sai sót khi giải dạng bài tập này, nhiều học sinh <br />
thi giải toán qua mạng internet chưa biết tính nhanh kết quả bài toán bằng <br />
máy tính cầm tay nên không đủ thời gian để hoàn thành bài thi. Do đó người <br />
giáo viên cần phân loại được các dạng bài tập và định hướng phương pháp <br />
giải cho từng dạng, sau mỗi dạng toán cần cung cấp thêm cho học sinh <br />
phương pháp tìm cực trị của một biểu thức bằng máy tính cầm tay để các em <br />
có thể vận dụng linh hoạt trong từng tình huống cụ thể. giúp học sinh hiểu <br />
sâu sắc bản chất của từng dạng toán và giải được các dạng bài toán một cách <br />
thành thạo. Từ đó rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải toán và tư duy sáng tạo.<br />
Với những lý do trên đây, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số kinh <br />
nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi về chuyên đề tìm cực trị của một biểu thức <br />
đại số” với mong muốn được chia sẻ một vài kinh nghiệm của mình trong công <br />
tác bồi dưỡng học sinh giỏi để các đồng nghiệp tham khảo, rất mong nhận <br />
được sự góp ý chân thành của các đồng chí để đề tài được phát huy hiệu quả.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
<br />
Nguyễn Văn Dũng – Trường THCS Lê Đình Chinh, huyện Krông Ana, tỉnh ĐăkLăk <br />
2<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi về chuyên đề tìm cực trị của một biểu thức <br />
đại số.<br />
<br />
Đề tài: “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi về chuyên đề tìm <br />
cực trị của một biểu thức đại số” giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn bản chất <br />
của từng dạng bài toán tìm cực trị của một biểu thức, nắm vững phương pháp <br />
giải của từng dạng, giúp cho học sinh biết phân loại và vận dụng phương <br />
pháp giải một cách linh hoạt và có hiệu quả. Qua đó giúp học sinh phát huy <br />
được tính tích cực và tinh thần sáng tạo trong học tập, phát triển năng lực tư <br />
duy toán học cho học sinh, tạo động lực thúc đẩy giúp các em học sinh có <br />
được sự tự tin trong học tập, hình thành phẩm chất sáng tạo khi giải toán và <br />
niềm đam mê bộ môn.<br />
Thông qua đề tài này nhằm cung cấp những kiến thức cần thiết về <br />
phương pháp giải toán, những kinh nghiệm cụ thể trong quá trình tìm tòi lời <br />
giải giúp học sinh rèn luyện các thao tác tư duy lôgic, phương pháp suy luận <br />
và khả năng sáng tạo cho học sinh. Trong đề tài lời giải được chọn lọc với <br />
cách giải hợp lí, chặt chẽ, dễ hiểu đảm bảo tính chính xác, tính sư phạm. <br />
Học sinh tự đọc có thể giải được nhiều dạng toán cực trị, giúp học sinh có <br />
những kiến thức toán học phong phú để học tốt môn toán và các môn khoa <br />
học khác.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khi dạy <br />
chuyên đề về tìm cực trị của một biểu thức đại số.<br />
4. Giới hạn của đề tài:<br />
Đề tài này được nghiên cứu trong khuôn khổ một số dạng toán tìm cực <br />
trị của một biểu thức<br />
Đối tượng khảo sát: học sinh giỏi khối lớp 8 và khối lớp 9 trường <br />
THCS Lê Đình Chinh, xã Quảng Điền, huyện Krông Ana, tỉnh ĐăkLăk.<br />
Thời gian nghiên cứu: Qua các năm học: 2014 – 2015, 2015 – 2016 và <br />
2016 2017<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:<br />
Nghiên cứu lí thuyết, tra cứu tài liệu tham khảo, nghiên cứu các tài <br />
liệu trên mạng internet, các bài toán tìm cực trị của một biểu thức trong các <br />
đề thi học sinh giỏi các cấp qua các năm.<br />
Tiến hành phân theo từng dạng bài tập và đề xuất phương pháp giải <br />
cho từng thể loại bài tập.<br />
<br />
Nguyễn Văn Dũng – Trường THCS Lê Đình Chinh, huyện Krông Ana, tỉnh ĐăkLăk <br />
3<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi về chuyên đề tìm cực trị của một biểu thức <br />
đại số.<br />
<br />
Đưa ra tập thể tổ chuyên môn thảo luận, thống nhất.<br />
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:<br />
Điều tra, khảo sát kết quả học tập của học sinh.<br />
Thực nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khối lớp 8 và khối <br />
lớp 9 trường THCS Lê Đình Chinh, xã Quảng Điền, huyện Krông Ana, tỉnh <br />
ĐăkLăk qua các năm học: 2014 – 2015, 2015 – 2016 và 2016 2017<br />
Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi thực nghiệm giảng dạy<br />
c) Phương pháp thống kê toán học:<br />
Thống kê kết quả học tập của học sinh sau khi áp dụng đề tài.<br />
Đối chiếu so sánh giữa các năm học với nhau.<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lí luận:<br />
Nhằm đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, con <br />
đường duy nhất là nâng cao chất lượng học tập của học sinh ngay từ nhà <br />
trường phổ thông. Là giáo viên ai cũng mong muốn học sinh của mình tiến <br />
bộ, lĩnh hội kiến thức dễ dàng, phát huy tư duy sáng tạo, rèn tính tự học, thì <br />
môn toán là môn học đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đó. Việc học toán không <br />
phải chỉ là học trong sách giáo khoa, không chỉ làm những bài tập do thầy, cô <br />
ra mà phải nghiên cứu đào sâu suy nghĩ, tìm tòi vấn đề, tổng quát hoá vấn đề <br />
và rút ra được những điều gì bổ ích. Dạng toán về tìm giá trị lớn nhất và tìm <br />
giá trị nhỏ nhất của một biểu thức đại số là dạng toán rất quan trọng trong <br />
chương trình môn đại số 8 và đại số 9 làm cơ sở để học sinh học tiếp các <br />
chương sau này. Có thể nói đây là những bài toán khó thường xuất hiện trong <br />
các đề thi học sinh giỏi, các bài toán này rất phong phú về thể loại và về cách <br />
giải, đòi hỏi học sinh phải vận dụng nhiều kiến thức, linh hoạt trong biến <br />
đổi, sắc sảo trong lập luận và phát huy tối đa khả năng phán đoán. Với mục <br />
đích nhằm nâng cao chất lượng dạy và học toán, tôi thiết nghĩ cần phải trang <br />
bị cho học sinh kiến thức về tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của một <br />
biểu thức đại số. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh giải bài toán cực <br />
trị một cách chính xác, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Để thực hiện tốt <br />
điều này, đòi hỏi giáo viên cần xây dựng cho học sinh những kĩ năng như <br />
quan sát, phân tích, nhận dạng bài toán, lựa chọn phương pháp giải phù hợp. <br />
Từ đó, hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, kích thích tò mò ham <br />
tìm hiểu và đem lại niềm vui cho các em, đồng thời khơi dậy cho các em sự <br />
tự tin trong học tập và niềm đam mê bộ môn. Hơn nữa, các bài toán cực trị sẽ <br />
<br />
Nguyễn Văn Dũng – Trường THCS Lê Đình Chinh, huyện Krông Ana, tỉnh ĐăkLăk <br />
4<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi về chuyên đề tìm cực trị của một biểu thức <br />
đại số.<br />
<br />
gắn toán học với thực tiễn vì việc tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất chính <br />
là việc tìm những cái tối ưu thường đặt ra trong đời sống và kỹ thuật.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:<br />
Trong những năm qua, tôi đã trực tiếp tham gia bồi dưỡng đội tuyển <br />
học sinh giỏi khối 8 và khối 9 của trường THCS Lê Đình Chinh và cũng đã <br />
trải nghiệm rất nhiều chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi, trong đó có chuyên <br />
đề “Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của một biểu thức đại số” và tôi <br />
cũng đạt được thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Tuy nhiên, <br />
khi áp dụng chuyên đề trên còn nặng về phương pháp liệt kê các bài toán, <br />
chưa phát huy được hiệu quả học tập của học sinh. Chính vì vậy, để học sinh <br />
nắm vững và giải thành thạo các bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất <br />
của một biểu thức đại số thì khi dạy chuyên đề đó giáo viên nên phân theo <br />
từng dạng bài toán, qua mỗi dạng có ví dụ minh chứng và xây dựng phương <br />
pháp giải chung cho từng dạng, đồng thời lồng ghép kỹ năng sử dụng máy <br />
tính cầm tay để tìm cực trị của một biểu thức. Với những ý tưởng đó tôi đã <br />
thể hiện trong đề tài nghiên cứu: “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi về chuyên đề tìm cực trị của một biểu thức đại số” sau khi đưa ra tập <br />
thể tổ chuyên môn thảo luận và áp dụng vào thực tiễn tôi nhận thấy rèn <br />
luyện được cho học sinh kĩ năng giải toán có khoa học, lập luận logic và chặt <br />
chẽ. Học sinh hứng thú, chủ động hơn trong học tập. <br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
a) Mục tiêu của giải pháp: <br />
Đề tài “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi về chuyên đề tìm <br />
cực <br />
trị của một biểu thức đại số” nhằm mục đích tìm tòi, tích lũy các đề toán ở <br />
nhiều dạng khác nhau trên cơ sở vận dụng được các kiến thức cơ bản đã học, <br />
trang bị cho học sinh giỏi lớp 8 và lớp 9 một cách có hệ thống về phương <br />
pháp giải các dạng bài tập tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của một biểu <br />
thức đại số từ cơ bản đến nâng cao, giúp học sinh nhận dạng và đề ra <br />
phương pháp giải thích hợp trong từng trường hợp cụ thể, giúp học sinh có tư <br />
duy linh hoạt và sáng tạo. Tạo hứng thú, niềm đam mê, yêu thích các dạng <br />
toán cực trị đại số thông qua các bài toán có tính tư duy.<br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:<br />
Dạng 1: Biểu thức có dạng tam thức bậc hai ax 2 + bx + c ( a 0 )<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Dũng – Trường THCS Lê Đình Chinh, huyện Krông Ana, tỉnh ĐăkLăk <br />
5<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi về chuyên đề tìm cực trị của một biểu thức <br />
đại số.<br />
<br />
* Chú ý: Tam thức bậc hai ax 2 + bx + c ( a 0 ) đạt giá trị nhỏ nhất nếu <br />
a > 0 và đạt giá trị lớn nhất nếu a 0: Để tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức A, ta thực <br />
hiện qua ba bước sau:<br />
Bước 1: Thêm bớt hạng tử và sử dụng một trong hai hằng đẳng thức: <br />
( a + b ) = a 2 + 2ab + b 2 hoặc ( a − b ) = a 2 − 2ab + b 2 để biến đổi biểu thức A sao <br />
2 2<br />
<br />
<br />
cho A k (với k là hằng số);<br />
Bước 2: Tìm giá trị x0 để A = k<br />
Bước 3: Kết luận AMin = k khi x = x0.<br />
Trường hợp a
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn