intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sơ cứu khi trẻ bị rắn cắn

Chia sẻ: Ngoc Z | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

107
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tùy theo mức độ tác động lên cơ thể trẻ nọc rắn độc được chia thành 2 nhóm : nhóm thứ nhất - làm nhiễm độc hệ thần kinh, còn nhóm thứ hai - làm tổn thương thành mạch, gia tăng chảy máu và phá hủy tế bào máu, gây rối loạn đông máu ở trẻ. Chính vì vậy, triệu chứng biểu hiện sau khi rắn cắn là vô cùng đa dạng và khác nhau, tùy thuộc vào từng loại rắn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sơ cứu khi trẻ bị rắn cắn

  1. Sơ cứu khi trẻ bị rắn cắn Tùy theo mức độ tác động lên cơ thể trẻ nọc rắn độc được chia thành 2 nhóm : nhóm thứ nhất - làm nhiễm độc hệ thần kinh, còn nhóm thứ hai - làm tổn thương thành mạch, gia tăng chảy máu và phá hủy tế bào máu, gây rối loạn đông máu ở trẻ. Chính vì vậy, triệu chứng biểu hiện sau khi rắn cắn là vô cùng đa dạng và khác nhau, tùy thuộc vào từng loại rắn.
  2. Khi bị rắn hổ mang hay rắn lục cắn, biểu hiện bên ngoài vết rắn cắn thay đổi rất nhanh. Phù nề lan nhanh, chuyển từ chân tay sang cơ thể, kèm theo đó trẻ bị đau dữ dội. Do bị đau quá nhiều trẻ có thể bị sốc. Các triệu chứng nguy kịch có thể biểu hiện như sau :  Da tái nhợt rõ rệt,  Mồ hôi lạnh toát, chân tay tựa như đông cứng,
  3.  Tim đập nhanh,  Huyết áp giảm đột ngột. Nếu quan sát thấy các triệu chứng trên ngày càng cò biểu hiện trầm trọng thêm cần phải tiến hành các liệu pháp chống sốc. Sau khi rắn hổ mang, rắn lục cắn từ 1- 3 tiếng máu chảy từ vết rắn cắn sẽ có phần gia tăng, trẻ rất có thể bị nôn. Trong trường hợp bị rắn hổ mang cắn, vết cắn hầu như không có biểu hiện thay đổi đặc biệt gì, nhưng chỉ sau một vài phút trẻ sẽ cảm thấy đau nhức buốt, phối hợp cử động của các bộ phận trong cơ thể trở nên bị rối loạn, tay chân bị tê liệt và cảm giác đó ngày càng rõ rệt hơn, tiếp đó tê liệt chuyển sang các cơ của cơ thể. Sơ cứu ban đầu trong trường hợp bị rắn cắn là phải đặt trẻ trên một mặt phẳng nằm ngang. Làm ga rô ngay phía trên vết rắn cắn. Ga rô không nên làm quá chặt, tại động mạch ngay dưới nơi đặt ga rô, sao cho vẫn cảm nhận được mạch đập. Ngay từ giây phút đầu tiên sau khi bị rắn cắn phải nặn nọc độc ra khỏi cơ thể càng nhiều càng tốt với mọi khả năng của mình.Tiếp theo dùng thuốc sát trùng làm sạch chỗ rắn cắn và băng lỏng vết thương. Không được để trẻ cử động chân tay, làm sao dỗ trẻ nằm bất động là tốt nhất, vì co cơ khi cử động sẽ làm nọc độc của rắn lan nhanh hơn trong cơ thể. Song song với việc tiến hành các sơ cứu ban đầu, không
  4. chậm trễ đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp huyết thanh đa trị chống độc rắn cho trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2