intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sốc phản vệ khi tiêm vắc xin?

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

94
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sốc phản vệ khi tiêm vắc xin? Nhiều người nói cơ địa trẻ dễ dị ứng thì không nên cho đi tiêm phòng. Liệu tiêm vắc xin có làm con tôi bị sốc phản vệ? Khi mũi đầu bị sốc có nên tiêm mũi tiếp theo của loại vắc xin đó? Hải Linh (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) PGS.TS Phạm Ngọc Đính, Viện phó Viện vệ sinh dịch tễ T.Ư trả lời: Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất, dễ gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sốc phản vệ khi tiêm vắc xin?

  1. Sốc phản vệ khi tiêm vắc xin? Nhiều người nói cơ địa trẻ dễ dị ứng thì không nên cho đi tiêm phòng. Liệu tiêm vắc xin có làm con tôi bị sốc phản vệ? Khi mũi đầu bị sốc có nên tiêm mũi tiếp theo của loại vắc xin đó? Hải Linh (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) PGS.TS Phạm Ngọc Đính, Viện phó Viện vệ sinh dịch tễ T.Ư trả lời: Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất, dễ gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Có trường hợp tử vong 4 giờ sau khi vô tình bị bắn thuốc tiêm Penicillin vào mắt. Có bệnh nhân ốm điều trị ở nhà, sau khi tiêm Ampicilin và vitamin
  2. B6, B1 vài phút đã thấy choáng váng, khó thở, tím tái và tử vong chỉ sau 1/2 giờ. Với tiêm phòng vắc xin cũng vậy, sốc phản vệ được coi là một tai biến kinh hoàng. Người bệnh có thể nhanh chóng bị tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Không hẳn là cháu hay bị dị ứng thì có thể bị sốc phản vệ khi tiêm vắc xin. Mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tốt. Tốt nhất trong trường hợp này, khi đưa cháu đi tiêm vắc xin cần cho bác sĩ biết rõ tiền sử của mẹ, nếu mẹ có tiền sử dị ứng rất có thể di truyền cho bé và cha mẹ cần thông tin cho các cán bộ y tế về thể trạng của bé.
  3. Đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không cho trẻ tiêm vắc xin khi đang ốm, sốt, cảm cúm. Về phía y tế, phải rất thận trọng khi tiêm những chất có thể gây dị ứng. Nếu xác định sốc phản vệ là do mũi tiêm, như một trẻ bị sốc penicilin thì tuyệt đối sau này không được tiêm loại kháng sinh này nữa. Tương tự, nếu một đứa trẻ tiêm vắc xin A nào đó mà có những dấu hiệu bất bình thường, sau đó được ngành y tế xác định là có nhiều khả năng bị sốc phản vệ do vắc xin, thì sau này tuyệt đối không được tiêm, thậm chí không được dùng các loại tá chất, chất liên quan đến việc sản xuất vắc xin.
  4. Ví như đứa trẻ bị sốc phản vệ với vắc xin sởi, ngoài việc không được dùng lại loại vắc xin này, mà ngay cả trứng gà cũng không được dùng (vì vắc xin này được sản xuất từ phôi gà). Tuy nhiên, vấn đề là phải xác định nguyên nhân do vắc xin. Nếu sốc phản vệ với loại vắc xin này thì vẫn có thể tiêm vắc xin phòng bệnh khác. Vì phản ứng sốc phản vệ rất đặc hiệu, phản ứng với chất cụ thể. Để đảm bảo an toàn sau tiêm chủng, khi đưa trẻ đi tiêm, cần kể rõ tình trạng sức khoẻ với nhân viên y tế. Sau tiêm ở lại theo dõi 30 phút và phối hợp với nhân viên y tế theo dõi tiếp 30 ngày sau tiêm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0