intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SÔNG KIA RÀY ĐÃ NÊN ĐỒNG

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

66
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đôi khi người ta tự hỏi khi vẽ một con người, họa sỹ có suy nghĩ và tình cảm gì với họ. Chắc chắn phần nhiều họa sỹ không vẽ người mình ghét, trừ phi là tranh châm biếm, và hội họa không phải là nghệ thuật có thể trình bầy được quan .hệ nhân quả, nên những gì là tiến trình, đối lập chỉ có thể trình bầy theo lối kể chuyện bằng hình ảnh mà thôi, mà điều đó lại không hội họa lắm. Cái thiện và cái đẹp luôn bao trùm lên bức họa, nó không thể...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SÔNG KIA RÀY ĐÃ NÊN ĐỒNG

  1. SÔNG KIA RÀY ĐÃ NÊN ĐỒNG DƯƠNG ĐỨC ĐIỆN - Thiếu nữ áo dài-Sơn dầu,1980 Đôi khi người ta tự hỏi khi vẽ một con người, họa sỹ có suy nghĩ và tình cảm gì với họ. Chắc chắn phần nhiều họa sỹ không vẽ người mình ghét, trừ phi là tranh châm biếm, và hội họa không phải là nghệ thuật có thể trình bầy được quan
  2. hệ nhân quả, nên những gì là tiến trình, đối lập chỉ có thể trình bầy theo lối kể chuyện bằng hình ảnh mà thôi, mà điều đó lại không hội họa lắm. Cái thiện và cái đẹp luôn bao trùm lên bức họa, nó không thể làm tốt những quan hệ hai chiều, khó có thể vẽ về một cuộc tranh đấu, và dù nội dung nào, tất cả vẫn phải là đẹp. Những họa sỹ sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, như Dương Đức Điện, có người dành cả sự nghiệp vẽ cuộc chiến, có người vẽ những gì không phải là chiến tranh, mà chỉ vẽ sự thanh bình, phụ nữ, hoa cỏ. Dương có lẽ làm cả hai, ông vẽ những tranh cổ động cho cuộc kháng chiến và xây dựng, vẽ cảnh đời thường và người thường, người thân cho riêng mình, cho gia đình mình, và chắc chắn tin rằng, sau khói lửa đạn bom, những cái đó còn mãi mãi. Tôi cách xa ông mười lăm về tuổi, và cách ông nhiều thế hệ họa sỹ, nhưng quê hương ông cũng là mảnh đất gia đình tôi sống nhiều đời. Lớn lên lại dạy học ở thành Nam, thỉnh thoảng gặp ông, chuyện trò ít, xem tranh cũng không nhiều, nhưng những ấn tượng về một họa sỹ chân thành, đôn hậu không ít. Thi thoảng, tôi nghĩ, giá như ông lạnh lùng đôi chút để mổ xẻ, phân tích những đối tượng vẽ của mình, để đẩy bức họa vào chiều sâu xa hơn của tâm trạng. Nhưng ông quá yêu những con người ông vẽ, không muốn làm tổn thương họ ngay trên tờ giấy. Những gì mà Dương tiên sinh trải qua, cũng như nhiều họa sỹ Nam Định khác thật không dễ dàng. Chiến tranh, loạn lạc, đói kém, con đông, nợ nần...có rất nhiều người không thiếu tài năng, nhưng chỉ vì thế
  3. mà không vẽ được nữa. Thật là: “Quanh năm kẻ vẽ ở mom sông Ôm đủ năm con với một bà” Những bức tranh của Dương cho thấy ông rất kiên trì, vẽ bất cứ lúc nào có thể, xen kẽ với làm ăn cho cuộc sống thường nhật. Vẽ nhanh hay vẽ lâu, vẽ đơn giản hay vẽ kỹ, tùy thuộc hoàn cảnh, chính vì thế cái hơi thở sáng tác đôi khi không liền mạch, rất đều tay bởi một người học hành cơ bản, nhưng không hẳn là đồng nhất về phong cách, dù ông chỉ vẽ tả thực từ trẻ đến giờ. Những bức tranh cổ động treo đường phố của ông cũng được vẽ rất cẩn thận, có nghiên cứu, chúng hoàn chỉnh không kém một bức tranh giá vẽ treo trong nhà. Chúng bộc lộ một thái độ nghiêm túc với đời sống và trách nhiệm xã hội, lòng yêu nước không nề hà bất cứ khó khăn nào. Những bức tranh cho riêng mình là tình yêu với con người và cái đẹp, đầy say mê, khao khát, nhưng luôn giữ cái nhìn trong sáng. Sơn dầu, phấn mầu, thuốc nước là ba chất liệu sở trường của Dương khi thể hiện những chân dung và tĩnh vật, cũng thi thoảng là phong cảnh và sinh hoạt. Dù vẽ rất nhiều người thân và bè bạn, nhưng Dương vẫn dành một góc lớn cho phụ nữ, trước hết là vợ mình, các con gái mình, rồi các cháu ngoại, rồi những các bé gái, các cô gái và bà già ngoài đời. Ông chỉ thoáng cảm nhận họ ở múc độ nhẹ nhàng về số phận, ông không thích làm trầm kha sự việc, ông vẽ như họ đều có tương lai tốt đẹp, đều có hậu, như họ đáng được hưởng. Có thể nói thế này, vừa là khen, vừa là chê, ông rất khéo nịnh người mẫu.
  4. Song là một họa sỹ hiện thực, hiện thực luôn được Dương tôn trọng, đến mức có nhiều chân dung, ông định nâng lên, thay đổi, nhưng vẫn ẩn chứa tính tự nó, thân phận tự nó của người ông vẽ. Tôi không rõ, Dương Đức Điện có ý thức về điều này không, nhưng chính tính khách quan của hình tượng đôi khi đã chiến thắng họa sỹ, buộc anh ta phải đi theo nó. Có thể nói, họa sỹ không phải là người mạnh về bố cục và không gian ba chiều. Ông không có sự hấp dẫn trong các bố cục đông người và chiều thứ ba của bức họa. Nhưng ông mạnh về sự phô diễn chất bề mặt, sự tách một con người, nhất là khuôn mặt, và thâm diễn về nó. Khi vẽ chân dung, nét mặt, quần áo, tóc, và phần nền, họa sỹ tỏ ra rất điệu nghệ. Ông tung tẩy nhát bút, đôi chỗ vẽ rất chi tiết, đôi chỗ vẽ loáng thoáng, đôi chỗ chẳng vẽ gì, mà vẫn tạo được tính toàn thể. Vẽ hoa cỏ cũng là một cái mạnh khác của họa sỹ, nhưng đáng tiếc ông vẽ không nhiều, không dành cho hoa cỏ một triết lý nào đó. Quê cha ở Hưng Yên, nhưng Dương Đức Điện lại sinh ra và trưởng thành ở Nam Định, nơi rất giầu truyền thống văn hóa. Mỹ thuật thì có chùa Phổ Minh, chùa Keo Hành Thiện, đình Hương Lộc, Phủ Giầy, có đồ gốm Lý Trần tuyệt mỹ, văn thơ thì có Tú Xương, Nam Cao, Nguyễn Bính, không kể cả kho tàng nghệ thuật dân gian khác. Một nền tảng và truyền thống như vậy, thực chất chưa được các nghệ sỹ hiện đại phát huy bao nhiêu. Họ chưa kết nối được ngôn ngữ nghệ thuật hiện đại với gốc rễ văn hóa dân tộc. Thành công của Dương Đức Điện là đã ghi nhận được chân dung những con người cùng thời, cùng nơi, họ như thế nào, ông cố gắng
  5. truyền tải như thế đó. Dương là người đàn ông đáng mặt và là cây bút trung thực về khuôn mặt và đời sống thị dân thành Nam trong thế kỷ qua. Phan Cẩm Thượng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2