intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sử dụng gần 10 chủng vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt)

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

431
lượt xem
110
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sử dụng gần 10 chủng vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) được phân lập ở VN, các chuyên gia thuộc Viện Công nghệ sinh học (Viện KH&CN Việt Nam) đã nghiên cứu và sản xuất thành công thuốc trừ sâu sinh học Bt hiệu quả cao. Ưu điểm nổi bật của các loại thuốc này so với thuốc trừ sâu hoá học là không gây ô nhiễm môi trường, không diệt các côn trùng hữu ích và đặc biệt không độc hại đối với người. Chúng diệt được sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu keo da láng, sâu róm thông,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sử dụng gần 10 chủng vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt)

  1. Sử dụng gần 10 chủng vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) được phân lập ở VN, các chuyên gia thuộc Viện Công nghệ sinh học (Viện KH&CN Việt Nam) đã nghiên cứu và sản xuất thành công thuốc trừ sâu sinh học Bt hiệu quả cao. Ưu điểm nổi bật của các loại thuốc này so với thuốc trừ sâu hoá học là không gây ô nhiễm môi trường, không diệt các côn Tế bào vi khuẩn trùng hữu ích và đặc biệt Bt với tinh thể không độc hại đối với người. (crystal) và bào tử (spore) Chúng diệt được sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu keo da láng, sâu róm thông, sâu cuốn lá lúa, thậm chí là tuyến trùng gây hại cho cà phê, hồ tiêu...
  2. Để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học Bt, nhóm nghiên cứu do PGS.TS Ngô Đình Bính đứng đầu đã chọn lựa các chủng Bt có hoạt tính diệt sâu cao. Đó là những chủng mang những gien tạo ra các protein độc tố. Khi được phun lên lá cây, protein độc tố dưới dạng tinh thể sẽ diệt những loại sâu hại nhất định. Cụ thể là sau khi sâu hại ăn phải các tinh thể độc (tiền độc tố), dưới tác dụng của một loại men tiêu hoá trong dịch ruột của sâu, tiền độc tố bị hoà tan thành những phân tử nhỏ có hoạt tính độc. Các độc tố này bám vào màng vi mao trong ruột, tạo ra các lỗ dò để cho nước chảy vào, làm sâu mọng nước, ngừng ăn và chết.
  3. Tinh thể độc do Bt tạo ra không thể hoà tan trong dịch dạ dày của người nên thuốc trừ Sản xuất thử nghiệm thuốc trừ sâu sinh học Bt sâu sinh học Bt hoàn tại Viện Công nghệ sinh toàn vô hại đối với người, cũng như các học sinh vật khác. Hạn chế lớn nhất của thuốc trừ sâu sinh học Bt là phát tác chậm, 48 tiếng sau khi ăn độc tố thì sâu mới chết. Theo TS Bính, mỗi một gien tạo ra một protein độc tố và độc tố đó chỉ diệt một loại sâu nhất định. Do vậy, để sản xuất chế phẩm diệt được nhiều loại sâu, nhóm nghiên cứu đã tìm các gien diệt các loại sâu khác nhau, rồi dùng kỹ thuật chuyển gien để đưa chúng vào một chủng Bt.
  4. Chủng giống này được cấy vào bình lên men, trong điều kiện nhiệt độ thích hợp (28-30 độ C). Sau khoảng 52-54 giờ là có thể thu hoạch được dịch thể chứa các tinh thể protein độc tố. Nếu muốn phun ngay thì chỉ cần thêm một số chất bám dính, chất chống tia tử ngoại và chất tạo sức căng bề mặt... vào dịch thể. Còn nếu muốn tạo chế phẩm dạng bột thì phải li tấm, sấy phun rồi bổ sung thêm các chất đã nêu và chất bảo quản. Thử nghiệm chế phẩm Bt trên ruộng bắp cải tại xã Vân Tảo, Thường Tín, Hà
  5. Kết quả thử nghiệm trên đồng Tây ruộng trồng bắp cải cho thấy các chế phẩm Bt diệt được gần 90% sâu hại, so với gần 80% của thuốc hoá học. Hiện các chế phẩm đang được sử dụng tại các vùng trồng rau sạch ở Vĩnh Phúc, Thanh Trì, Hải Dương, Hà Tây, Đông Anh... Một đời rau cần phun 5 lần, mỗi lần phun phải dùng 1,5kg dạng bột/ha với giá thành 300.000- 400.000 VNĐ. Mong muốn của nhóm nghiên cứu là quy trình sản xuất thuốc trừ sâu sinh học Bt hoàn thiện này được ứng dụng ở quy mô công nghiệp. Nếu sản xuất ở quy mô đó thì giá thành sẽ giảm xuống còn 1/10. Ngoài ra, nhà nước cần tuyên truyền, hỗ trợ và khuyến khích nông dân sử
  6. dụng thuốc trừ sâu sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khoẻ người dân. Minh Sơn 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0