intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sử dụng máy tính trong lớp học

Chia sẻ: Bibo Cumi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

95
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Máy tính không phải là trung tâm của lớp học Máy tính cũng như các công cụ học tập khác (bảng, đài, máy ghi âm…). Điều quan trọng nhất là giáo viên không được làm cho máy tính trở thành trung tâm của lớp học vì nếu không học viên sẽ không chú ý vào bài giảng của bạn. Có rất nhiều trường hợp, đặc biệt là trong những lần đầu sử dụng máy tính cho lớp học, chiếc máy tính bỗng trở thành trung tâm của buổi học hôm đó và học viên không chú ý nhiều tới...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sử dụng máy tính trong lớp học

  1. Sử dụng máy tính trong lớp học 1. Máy tính không phải là trung tâm của lớp học Máy tính cũng như các công cụ học tập khác (bảng, đài, máy ghi âm…). Điều quan trọng nhất là giáo viên không được làm cho máy tính trở thành trung tâm của lớp học vì nếu không học viên sẽ không chú ý vào bài giảng của bạn. Có rất nhiều trường hợp, đặc biệt là trong những lần đầu sử dụng máy tính cho lớp học, chiếc máy tính bỗng trở thành trung tâm của buổi học hôm đó và học viên không chú ý nhiều tới bài học nữa. Bạn cần làm rõ cho học viên thấy, chiếc máy tính cũng chỉ là công cụ để họ tiếp thu bài học nhanh và hiệu quả hơn mà thôi. 2. Tận dụng tối đa lợi ích của máy tính Hãy tận dụng tối đa những lợi ích mà máy tính mang lại. Với một vài kỹ năng, ví dụ như nghe và phát âm, thì sử dụng máy tính tỏ ra có hiệu quả hơn hẳn so với những phương pháp truyền thống. Ví dụ, khi sử dụng đài, bạn chỉ có thể cho học viên nghe và làm bài thuần tý nhưng với máy vi tính, bạn có thể cho họ xem những tình huống cụ thể với hình ảnh sống động. Chắc chắn, học viên của bạn sẽ tiếp thu bài hiệu quả hơn nhiều và họ sẽ hứng thú hơn với giờ học nghe. Tương tự như vậy, với giờ học phát âm. Bạn có thể tận dụng những phần mềm học phát âm để giúp cho giờ học hiệu quả hơn. Những phần mềm này có cả hình ảnh chuyển động của khoang miệng, vị trí đặt lưỡi, răng, v.v cho mỗi âm tiết. Với những hình ảnh sống động như vậy, học viên của bạn sẽ dễ dàng tưởng tượng ra cách phát âm hơn rất nhiều so với khi bạn miêu tả cách phát âm một âm tiết. Hơn nữa, khi sử dụng những phần mềm này bạn vừa tiết kiệm được thời gian vừa không mất công miêu tả cách phát âm.
  2. 3. Kết nối mạng internet Cuối cùng, nếu máy tính của lớp học được kết nối internet, điều này sẽ giúp cho học viên những tìm kiếm những tài liệu cần thiết. Hơn nữa giáo viên cũng có thể hướng dẫn họ cách tìm kiếm và chọn lọc các tài liệu học tập liên quan. Kết nối internet thực sự hữu ích cho giờ học tiếng Anh chuyên ngành vì bạn có thể tra trên mạng ngay những thuật ngữ chuyên ngành cần biết. Thêm vào đó, trong quá trình tra từ và tìm tài liệu, học viên của bạn cũng tìm thêm được nhiều thông tin khác cần thiết cho bài học của họ. Tuy nhiên, bất cứ cái gì cũng có tính hai mặt của nó. Vì vậy, khi sử dụng máy tính bạn cần chú ý một số điều sau đây: Luôn sẵn sàng Trước hết, bạn cần chú ý luôn bật máy tính và ổ đĩa, download các chương trình về máy trước khi lớp học bắt đầu. Vì nếu không học viên sẽ tập trung vào nhiệm vụ mà họ phải làm (ví dụ như download) hơn là những gì mà họ có thể làm để tiếp thu được bài học. Không ép buộc Nếu một học viên nào đó không thích sử dụng máy tính thì bạn đừng nên bắt ép họ, hãy cho những học viên khác sử dụng máy tính thay họ. Cũng đừng nên bắt ép học viên sử dụng chuột hay bàn phím. Bạn nên để họ làm quen dần dần. Sau khi họ đã quen với công nghệ mới, tự bản thân họ sẽ cảm thấy sử dụng chúng dễ dàng hơn vì nói cho cùng bạn đang dùng máy tính để dạy tiếng Anh chứ bạn không dạy vi tính. Duy trì một lớp học đa phương tiện (multimedia)
  3. Cho đến khi học viên của bạn đã sử dụng thành thạo máy vi tính cho việc học tiếng Anh của họ thì bạn vẫn nên khuyến khích họ sử dụng những phương tiện khác để bài học cũng như phương pháp trở nên phong phú, tránh nhàm chán. Họ có thể tự khám phá ra điểm mạnh, điểm yếu của từng ph ương pháp, từng dụng cụ học tập và từ đó chọn cho mình cách tốt nhất hoặc kết hợp sử dụng nhiều cách khác nhau miễn sao đạt được kết quả tốt. Sử dụng hợp lý Bạn nên sử dụng máy tính cho lớp học theo từng bước, không nên giới thiệu cả một seri những bài tập phức tạp trong một buổi học. Bạn nên bắt đầu bằng cách làm một khối lượng bài tập nhất định với máy tính (chẳng hạn, một bài tập nghe và một trò chơi ô chữ). Ví dụ, trong một giờ học phát âm, bạn có thể dùng máy tính hỗ trợ cho bạn duy nhất trong phầnintonation (giọng điệu) mà thôi. Bạn có thể đưa ra 3 câu hỏi khác nhau để học viên trả lời. Tùy từng câu mà học viên phải nhấn mạnh vào những thông tin khác nhau. Sau đó để học viên sử dụng máy tính để kiểm tra xem giọng điệu của mình đã chính xác chưa? Ví dụ: Siêu khuyến mãi tháng When did Tom drink five cups of coffee?  12 Tom drank five cups of coffee this morning. Phát hành thẻ học mới Who drank five cups of coffee this morning?  Home4English version Tom drank five cups of coffee this morning. 2.0 How many cups of coffee did Tom drink this  Luyện nói tiếng Anh morning?
  4. Truyện cười tiếng Anh Tom drank five cups of coffee this morning. Với cùng một nội dung nhưng tùy từng tình huống mà chúng ta phải nhấn mạnh vào những thông tin khác nhau. Với dạng bài tập như thế này, học viên được đưa cho một đáp án mẫu, chính xác và nhiều câu hỏi khác nhau. Học viên có thể tập lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh sao cho đúng và so sánh với phần đọc của máy tính để có thể thấy mình đọc như thế nào. Bạn có thể đi vòng quanh lớp học và xem xét phần thực hành của học viên và giúp đỡ họ nói sao cho đúng. Đây chỉ là một ví dụ đơn giản trong việc sử dụng máy tính để dạy tiếng Anh. Bạn có thể áp dụng nhiều dạng bài tập khác nhau cho học viên của mình. Qua bài viết này Global Education hy vọng chiếc máy tính sẽ trở thành một trợ giảng đắc lực của bạn trên lớp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2