intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sử dụng Mentimeter thiết kế và tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học môn Lịch sử lớp 12 góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học Lịch sử ở trường phổ thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

37
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Sử dụng Mentimeter thiết kế và tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học môn Lịch sử lớp 12 góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học Lịch sử ở trường phổ thông" phân tích vị trí và ý nghĩa của ứng dụng Mentimeter trong dạy học môn Lịch sử. Trên cơ sở đó, đề xuất các bước sử dụng Mentimeter thiết kế và tổ chức hoạt động khởi động hiệu quả trong dạy học môn Lịch sử lớp 12 ở trường Trung học phổ thông nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học Lịch sử ở trường phổ thông. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sử dụng Mentimeter thiết kế và tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học môn Lịch sử lớp 12 góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học Lịch sử ở trường phổ thông

  1. SỬ DỤNG MENTIMETER THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG ThS. Đặng Danh Hướng* 1 Tóm tắt: Hiện nay, học thật, thi thật, nhân tài thật đang thu hút sự quan tâm của thầy cô giáo công tác trong ngành Giáo dục nói chung và thầy cô dạy học môn Lịch sử nói riêng. Do vậy, những năm gần đây giáo viên Lịch sử ở trường Trung học phổ thông không ngừng tìm tòi đổi mới nội dung giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học như thực hiện chuyển đổi số trong dạy học, ứng dụng Mentimeter trong dạy học… Bài viết phân tích vị trí và ý nghĩa của ứng dụng Mentimeter trong dạy học môn Lịch sử. Trên cơ sở đó, đề xuất các bước sử dụng Mentimeter thiết kế và tổ chức hoạt động khởi động hiệu quả trong dạy học môn Lịch sử lớp 12 ở trường Trung học phổ thông nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học Lịch sử ở trường phổ thông. Từ khóa: Mentimeter, Lịch sử, hoạt động khởi động. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong dạy học Lịch sử, sử dụng Mentimeter thiết kế và tổ chức hoạt động khởi động có sức hấp dẫn kì lạ, không chỉ là phương tiện giải trí bổ ích mà qua đó giúp học sinh dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức, phát triển được một số năng lực (NL) quan trọng như NL giao tiếp, NL vận động nhanh nhẹn, khéo léo, NL hợp tác, NL làm việc nhóm, NL ra quyết định. Đặc biệt hơn là sử dụng Mentimeter thiết kế và tổ chức hoạt động khởi động sẽ kích thích hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng, củng cố kiến thức một cách vững vàng, tạo niềm say mê trong giờ học [1]. 2. NỘI DUNG 2.1. Tổng quan nghiên cứu Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về hoạt động khởi động trong dạy học, mỗi quan niệm được các tác giả nhìn nhận và đánh giá khác nhau như: Ở Anh, các nhà khoa học cho rằng hoạt động khởi động trong dạy học là một hoạt động ở đầu các tiết học, được thiết kế để “kích thích” người học. Theo nhóm tác giả Trường Đại học Nacional de Colombia (2004) cho biết “hoạt động khởi động là một * Trường THPT Hoàng Văn Thụ, Hà Nội.
  2. 782 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP trong những yếu tố có thể gây chú ý cho học sinh”. Theo quan điểm của nhóm tác giả Mustapha, Rahman và Yunus (2010) khẳng định hoạt động khởi động là hoạt động giáo viên cần làm để chuẩn bị cho những hoạt động học tập tiếp theo…[5]. Ở Việt Nam, theo tác giả Nguyễn Chí Trung và Vũ Thị Thu Hương cho rằng hoạt động khởi động là một hoạt động được thực hiện ở đầu tiết học, hoạt động này được thiết kế để tạo hứng thú cho người học. Theo tác giả Nguyễn Văn Tuấn cho biết: hoạt động khởi động là hoạt động gây mâu thuẫn, tạo hứng thú, nhu cầu và động cơ học tập ở học sinh nhằm lôi cuốn học sinh vào hoạt động học tập, kích thích tính tích cực, lòng ham muốn giải quyết vấn đề nhận thức [5]… Trong nghiên cứu Hoạt động khởi động nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông của tác giả Lê Thị Thu Hương cho biết khởi động tốt của mỗi tiết học giúp HS hứng thú, hăng hái trong học tập, thuận lợi cho hoạt động hình thành kiến thức ở phần sau [2]. Căn cứ vào đó, chúng ta có thể hiểu sử dụng Mentimeter thiết kế và tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học môn Lịch sử là yếu tố tạo ra động cơ học tập cho học sinh ở đầu tiết học nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh, từ đó giúp học sinh lĩnh hội tri thức, làm chủ kiến thức bài học. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp thu thập và phân tích tài liệu sơ cấp thu được tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Sư phạm Huế, Trường THPT Hoàng Văn Thụ, Trường THPT Trương Định… có nội dung hiệu quả sử dụng Mentimeter thiết kế và tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học, tác giả làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 2.3. Kết quả nghiên cứu 2.3.1. Vị trí và ý nghĩa của Mentimeter trong dạy học môn Lịch sử * Vị trí: - Giúp thiết kế hoạt động khởi động của bài học dễ dàng, thú vị, hấp dẫn hơn so với phương pháp truyền thống. Bởi Mentimeter là ứng dụng trên nền tảng web cho phép nhiều người tham gia trong cùng một thời điểm [4]. Hơn nữa ứng dụng Mentimeter hỗ trợ nhiều định dạng thông tin khác nhau như: chữ, hình ảnh, âm thanh, phim hay hoạt hình… cũng như hỗ trợ các chuẩn công nghệ Internet như HTML, Java hay JavaScript giúp gây sự chú ý, tạo hứng thú cho người học, giúp người học chủ động tương tác hơn. - Kết nối kiến thức cũ với kiến thức mới trên nền tảng web giúp người học thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập. Vì khi sử dụng Mentimeter thiết kế hoạt động khởi
  3. Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT 783 động, giáo viên làm sống lại kiến thức đã học để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới. Như vậy, vừa giúp học sinh nắm chắc kiến thức cũ, vừa giúp học sinh phát triển các kĩ năng, năng lực cần thiết trong bài học. - Tiết kiệm được nhiều thời gian thiết kế những câu hỏi hay. Bởi những câu hỏi này có sẵn và được chia sẻ từ cộng đồng Mentimeter [4]. Đặc biệt có thể dùng bất kỳ trình duyệt web nào, không cần phải cài đặt, trên bất kỳ thiết bị nào, cho phép đặt tỉ trọng điểm của mỗi loại câu hỏi, đặt giờ cho từng câu hỏi, từng bài kiểm tra là những đặc điểm phù hợp thiết kế hoạt động khởi động. - Nêu vấn đề để học sinh giải quyết vấn đề từ đó phát triển năng lực tư duy sáng tạo. Bởi sử dụng Mentimeter thiết kế hoạt động khởi động chứa đựng mâu thuẫn về mặt nhận thức sẽ kích thích sự tò mò của học sinh, khiến học sinh mong muốn tìm ra câu trả lời thỏa đáng để giải quyết mâu thuẫn của bài học. - Khái quát nội dung cơ bản của bài học, hướng suy nghĩ, tư duy của học sinh vào nội dung chính bài học ngay từ đầu, bởi nếu giáo viên không định hướng khi bắt đầu bài học, học sinh không thể nắm được nội dung chính ngay từ đầu bài học. * Ý nghĩa: giúp học sinh hứng thú, hăng hái trong học tập, chủ động, tích cực hợp tác với nhau, học hỏi lẫn nhau để thực hiện nhiệm vụ bài học, từ đó sẽ phát triển năng lực tư duy, năng lực hợp tác nhóm.... Hơn nữa, ứng dụng Mentimeter có thể sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên tới học sinh thông qua hệ thống mạng trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid -19. Thông qua ứng dụng Mentimeter, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. 2.3.2. Các bước sử dụng Mentimeter thiết kế và tổ chức hoạt động khởi động Khi sử dụng Mentimeter thiết kế và tổ chức hoạt động khởi động, giáo viên (GV) cần tuân thủ những bước sau: Bước 1: Lựa chọn bài học - Phân tích yêu cầu cần đạt được của bài học. - Chọn thử bài học nào đó để phân tích nội dung và khả năng ứng dụng của Mentimeter. - Đối chiếu khả năng giáo dục của Mentimeter với yêu cầu của bài học (nếu thấy không phù hợp thì cần trở lại việc chọn thử bài học khác). Bước 2: Chuẩn bị thiết kế hoạt động khởi động ­GV thiết kế giáo án chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, đồ dùng phục vụ cho thiết kế hoạt động khởi động.
  4. 784 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ­Chuẩn bị thực hiện giáo án. Bước 3: Giới thiệu và giải thích cách tham gia, ngắn gọn, rõ ràng làm sao để HS hiểu rõ cách thực hiện. Bước 4: Điều khiển, nhận xét, đánh giá * Chú ý: - Đáp án các câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng. - GV phải đặt thời gian thật chính xác để đảm bảo công bằng cho học sinh. - Chỉ làm việc với các câu hỏi trả lời ngắn. - Tuy có tối đa 95 ký tự cho các câu hỏi và 60 ký tự cho các câu trả lời, giáo viên có thể khắc phục bằng cách nhập các câu hỏi dưới dạng văn bản và chụp ảnh để tải lên. 2.3.3. Ví dụ minh họa sử dụng Mentimeter thiết kế và tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học môn Lịch sử Ví dụ 1: dạy học “Bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)” (SGK Lịch sử 12). * Thiết kế và tổ chức hoạt động khởi động A. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ, nguyên nhân của việc nước ta bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau; Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc và miền Nam giai đoạn 1954-1965; Thành tựu của miền Bắc giai đoạn 1954-1960: cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất… [3]. B. Nội dung: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965). C. Sản phẩm: (Dự kiến câu trả lời của HS) - Bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau - Miền Bắc: Hoàn thành nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, khắc phục hậu quả chiến tranh, thực hiện cách mạng XHCN. - Miền Nam: Tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn D. Tổ chức thực hiện:
  5. Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT 785 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Bước 1. Giao nhiệm vụ Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, - GV: Nêu yêu cầu, tập trung phân tích câu đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính hỏi trên ứng dụng Mentimeter tìm hiểu kiến quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) thức, tri thức của bài học. - HS: Nắm bắt yêu cầu của giáo viên. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS: Phân tích yêu cầu của GV, trả lời câu hỏi trên ứng dụng Mentimeter tìm hiểu kiến thức, tri thức của bài học. - GV: Nhận xét, đánh giá. Lấy ví dụ thực tiễn để chứng minh. Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo - GV: Tổ chức cho HS thảo luận - HS: Cùng thảo luận tìm kiến thức bài học. Hình 1. Hình minh họa sử dụng phần mềm Bước 4. Phương án KTĐG Mentimeter tổ chức phần thi khởi động. - GV: Tổng kết nội dung, gọi HS trả lời một số câu hỏi, nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề. Hình 2. Hình minh họa kết quả trả lời của học sinh Ví dụ 2: Dạy học “Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000)” (SGK Lịch sử 12). * Thiết kế và tổ chức hoạt động khởi động A. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được sự tất yếu phải đổi mới đất nước, đổi mới con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; Hiểu được nội dung, thành tựu, ý nghĩa và những hạn chế trong 15 năm đổi mới của Đảng 1986-2000. B. Nội dung: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000). C. Sản phẩm: (Dự kiến câu trả lời của HS) - Thời kỳ 1976 – 1986, đạt nhiều thành tựu trong mọi lĩnh vực, song cũng gặp muôn vàn khó khăn, yếu kém do những sai lầm khuyết điểm, từ giữa những năm 80 nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng về kinh tế xã hội [3].
  6. 786 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP - Tình hình thế giới có sự thay đổi, chủ nghĩa xã hội đang lâm vào khủng hoảng toàn diện, trầm trọng. - Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tác động mạnh đến các quốc gia dân tộc. D. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Đất nước trên đường đổi mới Bước 1. Giao nhiệm vụ đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000) - GV: Nêu yêu cầu, tập trung phân tích câu hỏi trên ứng dụng Mentimeter tìm hiểu kiến thức, tri thức của bài học. - HS: Nắm bắt yêu cầu của giáo viên. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS: Phân tích yêu cầu của GV, trả lời câu hỏi trên ứng dụng Mentimeter tìm hiểu kiến thức, tri thức của bài học. - GV: Nhận xét, đánh giá. Lấy ví dụ Hình 3. Hình minh họa sử dụng phần mềm thực tiễn để chứng minh. Mentimeter tổ chức phần thi khởi động Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo - GV: Tổ chức cho HS thảo luận - HS: Cùng thảo luận tìm kiến thức bài học. Bước 4. Phương án KTĐG - GV: Tổng kết nội dung, gọi HS trả lời một số câu hỏi, nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề Hình 4. Hình minh họa kết quả trả lời của học sinh Tóm lại, sử dụng Mentimeter thiết kế hoạt động khởi động như ví dụ trên cho thấy, tất cả HS đều được tham gia thực hiện nhiệm vụ học tập dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV. Và HS rất hứng thú, chủ động, tích cực hợp tác với nhau tìm hiểu kiến thức bài học mới. Bởi vậy, HS đón nhận cả tiết học với sự tự nguyện, từ đó ham muốn hoàn thành các nhiệm vụ học tập tiếp theo.
  7. Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT 787 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Trước yêu cầu xây dựng nền giáo dục “chất lượng, hiệu quả” tổ chức hoạt động khởi động hiệu quả trong dạy học môn Lịch sử rất cần thiết. Vì hoạt động khởi động hấp dẫn, thú vị sẽ nhận được sự quan tâm và hợp tác của HS từ đầu tiết học. Do đó, GV nên sử dụng Mentimeter thiết kế và tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học môn Lịch sử. Bởi sử dụng Mentimeter không chỉ khuyến khích người học tích cực, tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập, còn góp phần xây dựng nền giáo dục thực chất trong dạy và học môn Lịch sử hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đặng Danh Hướng (2015), “Hiệu quả của phần mềm Lectora trong hỗ trợ dạy học môn Lịch sử”. Tạp chí Giáo dục Thủ đô, số 72, tr. 20-21. 2 Lê Thị Thu Hương (2020), “Hoạt động khởi động nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường Trung học phổ thông”. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 4, tr.120-123. 3 Phan Ngọc Liên (Chủ biên) - Vũ Dương Ninh – Trần Bá Đệ - Vũ Ngọc Anh – Đỗ Thanh Bình – Lê Mậu Hãn – Nguyễn Quốc Hùng – Bùi Tuyết Hương – Nguyễn Đình Lễ - Nguyễn Sĩ Quế (2020), Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam. 4 Billy Nguyễn (2021), Hướng dẫn sử dụng Mentimeter để tạo Quiz và Game trên trang https:// thuthuat.hourofcode.vn/ 5 Lê Thị Tuyết (2021), Thiết kế và sử dụng các hoạt động khởi động trong dạy học Sinh học 9, Trung học cơ sở, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Giáo Dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2