intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sử dụng phân bón trong ao nuôi tôm nước lợ

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

99
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách phổ biến để gia tăng năng suất tự nhiên của ao nuôi thủy sản là gia tăng độ phì diêu của ao bằng phân bón vô cơ và hữu cơ. Đối với các loài tôm cá ăn đáy thì động vật đáy đóng góp quan trọng trong thức ăn của chúng và ví thế bón phân cho đất thay vì cho nước là càng hiệu quả. Bón phân thường theo sau bón vôi khoảng 20-25 ngày. Phân bón phải rải đều khắp đáy ao và đảo trộn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sử dụng phân bón trong ao nuôi tôm nước lợ

  1. Sử dụng phân bón trong ao nuôi tôm nước lợ Cách phổ biến để gia tăng năng suất tự nhiên của ao nuôi thủy sản là gia tăng độ phì diêu của ao bằng phân bón vô cơ và hữu cơ. Đối với các loài tôm cá ăn đáy thì động vật đáy đóng góp quan trọng trong thức ăn của chúng và ví thế bón phân cho đất thay vì cho nước là càng hiệu quả. Bón phân thường theo sau bón vôi khoảng 20-25 ngày. Phân bón phải rải đều khắp đáy ao và đảo trộn. Phân hữu cơ: Phân hữu cơ hay phân chuồng là các loại phân động vật hoặc sản phẩm thải nông nghiệp là các loại phân bón khi bón cho ao có thời gian phân hủy lâu và phóng thích chất dinh dưỡng từ từ. Phổ biến phân hữu cơ là phân bò, phân gà, cám gạo, phân compost, chất thải. Các ao mới nuôi cần phải bón phân để kích thích làm giàu chất đất. Tỉ lệ bón phânb hữu cơ thường từ 200-500 kg/ha. Trong các ao nuôi vùng nước lợ và nước biển, quá trình phân hủy phân bò khá chậm nên tốt hơn là bón phân gà. Tỉ lệ bón phân gà chỉ bằng 1/3 phân bò. Loại phân hữu cơ N (%) P (%) K (%) Phân bò nguyên chất 0,3-0,4 0,1-0,2 0,1-0,3 Phân gà nguyên chất 1,0-1,8 1,4-1,8 0,8-0,9 Chất thải dạng khô 2,0-3,5 1,0-5,0 0,2-0,5 Phân hóa học vô cơ:
  2. Chủ yếu là các loại phân vô cơ nhằm gia tăng mật độ tảo trong ao. Các phân bón vô cơ phải chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho phiêu sinh thực vật phát triển như nitrogen, phophorus, potassium. Nitrogen thường được biểu thị bằng % N và Phophorus thường được biểu thị bằng % của phophorus oxide (P2O5). Các loại phân bón vô cơ chủ yếu dùng cho ao nuôi thủy sản nước lợ như sau: Phân bón Độ sẵn có Ammonium Sulfate (NH4)2SO4 20-21% dưới dạng NH3 17-18% dưới dạng NH3 Ammonium Nitrate (NH4NO3) 17-18% dưới dạng NO3 Urea (NH2CONH2) 46% N Phân Phosphate: Phân Super Phosphate (Ca(H2PO4)2) và Ammonium Phosphate (NH4H2PO4) là 2 dạng chính của phân Phosphate vô cơ có độ Phosphorus (P) tương ứng là 16-18% và 48-56% là các loại phân bón phosphorus tốt nhất cho ao nuôi thủy sản. Trong phân Ammonium Phosphate (NH4H2PO4) còn chứa khoảng 11% Nitrogen. Tỉ lệ bón phân vô cơ là 25 đến 100 kg/ha trong quá trình chuẩn bị ao. Khi ao đã thả nuôi tôm, tỉ lệ bón phân tùy thuộc mật độ tảo trong ao và có thể bón lót thành nhiều đợt để duy trì tốt mật độ tảo trong ao. Ngoài ra, còn tùy thuộc sự sẵn có Nitơ và Phospho trong đất để bón cho ao theo công thức sau: Nitrogen có trong đất (mg/100g đất) Lượng Urea cần bón (kg/ha)
  3. 12,5 100 25 50 50 25 Phospho có trong đất (mg/100g đất) Lượng Super Phosphate cần bón (kg/ha) 1,5 100 3,0 50 6,0 25 Thường thì nên bón phối hợp phân vô cơ và hữu cơ thay vì chỉ bón một loại. Trong các ao nuôi thủy sản nước lợ, tỉ lệ phân bón N : P nên 1:1. Tác giả bài viết: TS. Nguyễn Duy Hòa Nguồn tin: Viện Nghiên Cứu Thủy Sản Nước Lợ Ấn Độ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1