intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sử dụng XARA phần 6

Chia sẻ: Mr Yo Ko | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

115
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xara 3D cho phép ta chọn 3 nguồn sáng chiếu trên đối tượng. Xara cho phép chúng ta thay đổi nguồn sáng này (thực sự còn một nguồn nữa để tạo bóng cho đối tượng, mục này đã trình bày ở phần trước). Để hiển thị nguồn sáng này: 1. Nhấn biểu tượng có hình bóng đèn trong thanh công cụ hay nhấn Ctrl+Tab). Trên cửa sổ làm việc xuất hiện 4 mũi tên với màu sắc khác nhau tượng trưng cho ánh đèn chiếu vào chữ với các góc độ khác nhau (Mũi tên thứ tự có sọc vằn hiệu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sử dụng XARA phần 6

  1. SỬ DỤNG XARA 3D Xara 3D cho phép ta chọn 3 nguồn sáng chiếu trên đối tượng. Xara cho phép chúng ta thay đổi nguồn sáng này (thực sự còn một nguồn nữa để tạo bóng cho đối tượng, mục này đã trình bày ở phần trước). Để hiển thị nguồn sáng này: 1. Nhấn biểu tượng có hình bóng đèn trong thanh công cụ hay nhấn Ctrl+Tab). Trên cửa sổ làm việc xuất hiện 4 mũi tên với màu sắc khác nhau tượng trưng cho ánh đèn chiếu vào chữ với các góc độ khác nhau (Mũi tên thứ tự có sọc vằn hiệu chỉnh bóng đổ). Hãy di chuyển các mũi tên tới các góc độ mong muốn. Muốn thay đổi màu sắc cho từng nguồn sáng hãy tiến hành các bước sau: 1. Nhấp đúp vào mũi tên của nguồn sáng thích hợp, hộp thoại chọn màu Color Picker xuất hiện. Cách chọn màu giống như chọn màu trong đổ bóng. Để định lại vị trí nguồn sáng. 2. Dịch chuyển mũi tên. Điều này sẽ làm nguồn sáng dịch chuyển xung quanh đối tượng văn bản. Để di chuyển nguồn sáng đằng sau đối tượng hãy kéo và giữ chuột sang phải hoặc trái cho tới khi nó nằm sau đối tượng. Chú ý : Một cách khác để hiệu chỉnh nguồn sáng là nhấp chuột phải trên cửa sổ Xara hay dùng trình đơn View.
  2. Một trong hai cách đều mở ra một menu pop-up cho phép ta hiệu chỉnh 3 nguồn sáng cũng như màu sắc của mẫu Texture. Chú ý : Trong trình đơn này ta cũng thấy 3 tùy chọn Light color 1, Light color 2, Light color 3 (Phiên bản 1.0 là Light source 1 - Light source 3) với phím gõ tắt tương ứng Alt 1, Alt + 2, Alt + 3 (Phiên bản 1.0 là Ctrl 1 - Ctrl 2 - Ctrl 3) cho phép ta chọn màu sắc tương ứng với từng nguồn sáng giống như cách thức nhấp đúp chuột vào nguồn sáng trên cửa sổ làm việc. Chúng ta cũng có thể chuyển dịch nguồn sáng trong khi cho đối tượng chuyển động. Hãy nhấp đúp chuột vào nguồn sáng (Nếu là file mới có màu hồng nhạt) theo mặc nhiên đó là nguồn sáng có tên là nguồn sáng 1. Một hộp chọn màu Light Source 1 xuất hiện cho phép chọn màu giống như cách chọn màu cho nền như đã thực hành ở phần. Cách thức cũng tương tự cho nguồn sáng thứ hai (Nếu là file mới có màu xanh lá) và nguồn sáng thứ 3 (Nếu là file mới có màu xanh tím).
  3. Chú ý : Lúc này vẫn thấy nguồn sáng xuất hiện trên cửa sổ làm việc. Muốn bật tắt nguồn sáng hãy vào trình đơn View chọn Display Lighting (mất dấu V trước tùy chọn này) hay có thể thực hiện nhanh bằng cách gõ thẳng vào phím Ctrl +Tab trên bàn phím (phiên bản 1.0 dùng phím Tab trên bàn phím). Sau khi chọn xong nhấp vào biểu tượng có hình phím mũi tên cong sang trái tiến hành cho đối tượng chuyển động. Nếu chúng ta chọn màu hơi sáng hay màu hơi nhạt thì hiệu quả của việc thay đổi nguồn sáng không ảnh hưởng nhiều. LÀM BỀ MẶT VĂN BẢN TRỞ NÊN BÓNG HAY MỜ
  4. Bề mặt của văn bản có thể làm cho bóng hay mờ đi, việc này được thực hiện nhờ vào sự phản xạ của bề mặt. Hộp thoại Extrude cho ta thực hiện điều này. Hãy nhấn vào nút có biểu tượng chữ 'E' button trên thanh công cụ (hay nhấn phím Alt+E trên bàn phím để hiển thị hộp thoại này). Ngoài ra chúng ta cần phải biết rằng, sự khác biệt sẽ không phải lúc nào cũng rõ ràng trừ khi nguồn sáng để tại một góc độ thích hợp để phản xạ bề mặt. Điều này thường được thực hiện bằng cách di chuyển nguồn sáng đằng sau văn bản (Nhấp chuột, giữ và kéo nguồn sáng sang phải hay trái để nó nằm sau như thế nó có thể không phản xạ bề mặt của văn bản. Color : Mở hộp màu Color Picker cho phép thay đổi màu của các đối tượng 3D. Gloss/Matt : Gloss làm cho bề mặt đối tượng phản xạ, Trong khi đó Matt không phản xạ. Kết quả tốt nhất để tạo bề mặt đối tượng trông bóng lên đòi hỏi phải đặt nguồn sáng ở vị trí thích hợp. Front face : Tắt mục chọn này để hiển thị mặt trước nhằm tạo ra đối tượng có lỗ và như thế sẽ tạo ra hiệu ứng đặc biệt trên đối tượng. Back face : Tương tự như front face nhưng hiển thị mặt sau của đối tượng. Điều này không thực hiện trừ khi chúng ta tắt Front face hay xoay văn bản khi chuyển động một góc 360 độ. Outline : Tạo đường viền cho đối tượng. Điều này khác với việc tắt hiển thị bề mặt. Outline width : Thay đổi bề dầy của đường viền. Depth : Thay đổi độ sâu nhô ra của đối tượng. Chú ý : Với Front face được chọn, khi chữ xoay ta thấy màu trên chữ thay đổi do Xara có công cụ chiếu sáng. Muốn thấy chức năng này hãy nhấp vào công cụ có hình bóng đèn. Với kết quả trên nếu chúng ta muốn lưu thành file ảnh dùng cho sau này ta cần phải tiến hành xuất kết quả thành các file có định dạng mà các chương trình khác có thể hiểu được. Không thể dùng lệnh Save hay Save As vì hai lệnh này chỉ lưu file ảnh dưới định dạng .X3D không tương thích với các chương trình đồ họa khác. Các bước tiến hành lưu ảnh trình bày trong phần sau. Còn bây giờ chúng ta hãy làm một số bài tập ôn lại những phần đã học. Thiết kế chữ H2SO4 như hình dưới.
  5.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2