intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SƯU TẦM MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN: QUẢN TRỊ HỌC CĂN BẢN

Chia sẻ: Lanngoc Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

137
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quá trình ra quyết định gồm các nội dung sau đây: 1) Nhận rõ tiêu chuẩn của quyết định 2) Biết chắc là có nhu cầu quyết định. 3) Lựa chọn khả năng tối ưu nhất. 4) Lượng hóa các tiêu chuẩn 5) Đánh giá các khả năng 6) Phát hiện những khả năng lựa chọn Trình tự các nội dung trên được sắp xếp theo trình tự sau

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SƯU TẦM MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN: QUẢN TRỊ HỌC CĂN BẢN

  1. SƯU TẦM MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN: QUẢN TRỊ HỌC CĂN BẢN
  2. Câu 51: Quá trình ra quyết định gồm các nội dung sau đây: 1) Nhận rõ tiêu chuẩn của quyết định 2) Biết chắc là có nhu cầu quyết định. 3) Lựa chọn khả năng tối ưu nhất. 4) Lượng hóa các tiêu chuẩn 5) Đánh giá các khả năng 6) Phát hiện những khả năng lựa chọn Trình tự các nội dung trên được sắp xếp theo trình tự sau đây sẽ là dúng: (a) 1) ; 2) ; 3) ; 4) ; 5) ; 6). (b) 6) ; 5) ; 4) ; 3) ; 2) ; 1). (c) 2) ; 1) ; 4) ; 6) ; 5) ; 3). (d) 2) ; 1) ; 5) ; 4) ; 3) ; 6) Câu 52: Có một nội dung sau đây không được coi là tiền đề cho một quyết định hợp lý: (a) Đảm bảo tính tuyệt đối của hiệu quả sẽ đạt được. (b) Không có mâu thuẫn về mục tiêu và các khả năng lựa chọn có tính khả thi. (c) Nên xếp cố định các tiêu chuẩn ưu tiên để chọn lựa các khả năng. (d) Sự lựa chọn cuối cùng phải được đánh giá là tối ưu.
  3. Câu 53: Những phẩm chất cá nhân cần cho quyết định hiệu quả sẽ không nhất thiết phải đòi hỏi: (a) Kinh nghiệm. (b) Khả năng xét đoán và óc sáng tạo. (c) Tính kỹ lưỡng, cẩn thận và đề phòng tuyệt đối. (d) Khả năng định lượng Câu 54: Quyết định tập thể có những ưu điểm sau đây, ngoại trừ: (a) Nhanh chóng và dễ dàng hơn quyết định cá nhân. (b) Kiến thức và thông tin đầy đủ hơn. (c) Tăng cường tinh hợp pháp. (d) Giải pháp được nhiều người chấp nhận hơn Câu 55: Quyết định tập thể có những nhược điểm sau đây, ngoại trừ: (a) Mất thời gian hơn quyết định cá nhân. (b) Mang tính độc đoán cao. (c) Có những áp lực nhóm về sự đồng nhất các quan điểm. (d) Trách nhiệm không rõ ràng. Câu 56: Có thể hiểu hoạch định là:
  4. (a) Quá trình ấn định các mục tiêu và xác định các biện pháp tốt nhất đểđạt mục tiêu. (b) Quá trình lực chọn các mục tiêu cho tổ chức. (c) Quá trình lập kế hoạch. (d) Quá trình đi đến những mục tiêu đã đặt ra. Câu 57: Hành động sau đây không phải là hoạch định: (a) Ông Trưởng Phòng Kinh doanh của một công ty đang soạn ra các qui chế, qui định để các nhân viên thực hiện theo. (b) Ông Giám đốc xác định chiến lược của công ty đến năm 2005 là phải xuất khẩu được hàng sang các nước Châu Au, đồng thời chỉ ra các biện pháp để thực hiện điều đó. (c) Ông Trưởng Phòng Hành chánh đang hướng dẫn một nhân viên soạn thảo và trình bày một bản kế hoạch theo những nội dung và ý kiến chỉ đạo của Ông Giám đốc. (d) Anh Tổ trưởng Tổ bảo vệ của một cơ quan đặt ra những nội dung cần chú ý và thực hiện theo trong dịp Tết Nguyên đán chằm bảo vệ tốt cơ quan trong dịp lễ lớn này của dân tộc.
  5. Câu 58: Hành động sau đây của một người thư ký mang tính chất là một công việc hoạch định: (a) Soạn thảo văn bản. (b) Sắp xếp thời gian tuần sau cho Giám đốc. (c) Đánh máy bản kế hoạch cho Ông Giám đốc. (d) Chép lại những mục tiêu và biện pháp thực hiện trong năm tới tư băng ghi âm do Ông Giám đốc đọc. Câu 59: Hoạch định giúp nhà quản trị những lợi ích chính sau đây, ngoại trừ: (a) Tư duy tốt các tình huống quản trị. (b) Phối hợp các nguồn lực hữu hiệu hơn. (c) Tập trung vào các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp. (d) Sẵn sàng né tránh những thay đổi của môi trường bên ngoài. Câu 60: Hoạch định có thể không chính xác nhưng vẫn có ích cho nhà quản trị vì: (a) Gợi cho nhà quản trị sự hướng dẫn. (b) Giảm bớt hậu quả của những biến động, giảm tối thiểu những lãng phí, lặp lại. (c) Đặt ra những tiêu chuẩn để kiểm soát được dễ dàng. (d) Có thể hoạch định lại và thực hiện lại từ đầu.
  6. Câu 61: Hoạch định chiến lược và hoạch định tác nghiệp khác nhau ở những yếu tố sau đây, ngoại trừ một yếu tố không thật chính xác, đó là: (a) Con người thực hiện. (b) Thời hạn. (c) Khuôn khổ, phạm vi. (d) Mục tiêu. Câu 62: Phát biểu sau đây không đúng khi bàn về hoạch định chiến lược và hoạch định tác nghiệp: (a) Ông Giám đốc đặt mục tiêu đến năm 2010 phải tăng thị phần trong nước lên đến 70%, thì ta gọi đó là hoạch định chiến lược. (b) Ông Trưởng Phòng Bán hàng của Công ty sản xuất bút bi đặt ra mục tiêu phải xâm nhập được hàng của mình vào một trường Đại học lớn cuối cùng ở thành phố Hồ Chí Minh (sau khi đã vào được các trường khác) thì ta gọi đó là hoạch định chiến lược. (c) Ông Trưởng Phòng Hành chánh thiết lập một phương án tổ chức buổi lễ đón nhận huân chương Độc lập hạng nhất cho công ty thì ta gọi đó là hoạch định tác nghiệp.
  7. (d) Cô Thư ký sắp xếp và chuẩn bị cho một chuyến công tác ra ngoài nước trong vòng 03 tháng của Giám đốc thì ta gọi đó là hoạch định tác nghiệp. Câu 63: Mục tiêu quản trị là: (a) Mục đích của tổ chức. (b) Những mong đợi của người quản trị. (c) Những mốc mà tổ chức cần đạt được nhằm đạt được mục đích của mình. (d) Sứ mạng của tổ chức. Câu 64: Mục tiêu có các yêu cầu dưới nay, ngoại trừ: (a) Đảm bảo tính liên tục và mục tiêu sau phải phủ định mục tiêu trước. (b) Phải rõ ràng và tiên tiến. (c) Xác định rõ thời gian thực hiện. (d) Có các kết quả cụ thể. Câu 65: Quản trị bằng mục tiêu (MBO) không đòi hỏi các yêu cầu sau: (a) Sự cam kết của quản trị viên cao cấp và sự hợp tác của các thành viên để xây dựng mục tiêu chung. (b) Sự cam kết của các thành viên sẵn sàng tuân thủ mọi mệnh lệnh của nhà quản trị.
  8. (c) Sự tự nguyện tự giác với tinh thần tự quản. (d) Tổ chức kiểm soát định kỳ việc thực hiện kế hoạch. Câu 66: Ở các doanh nghiệp lớn, có các loại chiến lược sau đây, ngoại trừ: (a) Ổn định. (b) Phát triển. (c) Cắt giảm để tiết kiệm. (d) Giải thể và thành lập lại doanh nghiệp mới. Câu 67: Các kế hoạch đơn dụng thường gặp trong hoạch định tác nghiệp không bao gồm: (a) Chính sách. (b) Chương trình. (c) Dự án. (d) Ngân sách. Câu 68: Các kế hoạch thường trực thường gặp trong hoạch định tác nghiệp không bao gồm: (a) Chính sách. (b) Thủ tục.
  9. (c) Qui định. (d) Chương trình. Câu 69: Tổ chức là một trong những chức năng chung của quản trị, liên quan đến các hoạt động: (a) Giải tán bộ máy tổ chức và thành lập nên các bộ phận mới trong tổ chức một cách định kỳ. (b) Xác lập các mối quan hệ về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận. (c) Định kỳ thay đổi vai trò của những người quản trị và những người thừa hành. (d) Sa thải nhân viên cũ và tuyển dụng nhân viên mới một cách đều đặn. Câu 70: Trong các nguyên tắc của tổ chức quản trị, không có nguyên tắc sau đây: (a) Thống nhất chỉ huy và thống nhất điểu khiển. (b) Tổ chức gắn với mục tiêu; đạt hiệu quả, giảm chi phí. (c) Cân đối về giữa quyền hành và trách nhiệm, về công việc giữa các bộ phận. (d) Linh hoạt, đối phó với thay đổi môi trường bên ngoài. (e) Cả 4 đáp án trên đều sai Câu 71: Cơ sở để thiết kế bộ máy tổ chức sẽ không nhất thiết đòi hỏi phải là:
  10. (a) Mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp. (b) Môi trường vĩ mô, vi mô và công nghệ của doanh nghiệp. (c) Các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực. (d) Tuân thủ tiến trình của chức năng tổ chức ở những tổ chức khác tương tự với mình. Câu 72: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về Tầm hạn quản trị : (a) Tầm hạn quản trị rộng hay hẹp tùy thuộc vào năng lực nhà quản trị, trình độ nhân viên, độ ổn định của công việc. (b) Tầm hạn quản trị là khái niệm dùng để chỉ số lượng nhân viên cấp dưới mà một nhà quản trị có thể điều khiển một các tốt đẹp nhất. (c) Tầm hạn quản trị có liên quan mật thiết đến số lượng các tầng nấc trung gian trong một xí nghiệp. (d) Tầm hạn quản trị là số lượng nhân viên dưới quyền (kể cả những người trực thuộc những người này, nếu có) mà một nhà quản trị có thể điều khiển một các tốt đẹp nhất. Câu 73: Theo Max Weber , có 3 yếu tố hình thành nguồn gốc của quyền hành. Vậy có một nội dung sau đây là không thuộc quan điểm của ông ta: (a) Đảm nhận chức vụ hợp pháp.
  11. (b) Cấp dưới thừa nhận quyền hành đó là chính đáng. (c) Cấp dưới thừa nhận chức vụ của cấp trên là hợp lý. (d) Bản thân nhà quản trị có khả năng và các đức tính khiến cấp dưới tin tưởng. Câu 74: Phân cấp quản trị là: (a) Sự phân chia hay ủy thác bớt quyền hành của nhà quản trị cấp trên cho các nhà quản trị cấp dưới. (b) Duy trì quyền hạn của những nhà quản trị cấp trên. (c) Giao hết cho các cấp dưới quyền hạn của mình. (d) Sự chia đều quyền hạn giữa các nhà quản trị với nhau. Câu 75: Cơ cấu tổ chức là: (a) Sự sắp xếp các bộ phận, các đơn vị trong một tổ chức thành một thể thống nhất. (b) Việc xây dựng quan hệ về nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng giữa các bộ phận. (c) Tạo ra một môi trường nội bộ thuận lợi cho sự làm việc của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận. (d) Bộ máy tổ chức.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2