YOMEDIA
ADSENSE
Tài liệu chuyên đề Phương pháp trích dẫn khoa học trong nghiên cứu khoa học
87
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu chuyên đề Phương pháp trích dẫn khoa học trong nghiên cứu khoa học gồm các nội dung chính như: Những vấn đề cơ bản về trích dẫn khoa học; Trích dẫn khoa học trong các công trình nghiên cứu khoa học;...Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu chuyên đề Phương pháp trích dẫn khoa học trong nghiên cứu khoa học
- UY BAN NHÂN DÂN TINH THANH HOA ̉ ̉ ́ TRƯƠNG ĐAI HOC VĂN HOA, THÊ THAO, DU LICH ̀ ̣ ̣ ́ ̉ ̣ TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP TRÍCH DẪN KHOA HỌC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA)
- 2 Thanh Hoá, tháng 11 năm 2022 2
- UY BAN NHÂN DÂN TINH THANH HOA ̉ ̉ ́ TRƯƠNG ĐAI HOC VĂN HOA, THÊ THAO, DU LICH ̀ ̣ ̣ ́ ̉ ̣ TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP TRÍCH DẪN KHOA HỌC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA) NHÓM TÁC GIẢ BIÊN SOẠN: TS. Mai Anh Vũ
- 4 Thanh Hoá, tháng 11 năm 2022 4
- Mục lục
- 6 Phần 1: Những vấn đề cơ bản về trích dẫn khoa học 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về trích dẫn Trích dẫn được hiểu là một phần của quyền sở hữu trí tuệ, là một công cụ hỗ trợ tốt cho con người trong những hoạt động liên quan đến quá trình soạn thảo văn bản, hay chuẩn bị những nội dung thuyết trình trước đám đông phục vụ cho công việc, học tập, giảng dạy…. Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thức về trích dẫn một cách hoàn thiện. Có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về “trích dẫn” thì có bấy nhiêu khái niệm. Sau đây có thể đề cập tới một số khái niệm trong nước về trích dẫn. Theo Bùi Kim Trọng (2016): “Khái niệm trích dẫn hợp lý tác phẩm là sự tái tạo chính xác một đoạn văn bản mà không có sửa chữa gì, phân biệt với đoạn văn bản xung quanh bằng dấu trích dẫn hoặc các yếu tố định dạng, dựa theo một nguồn đáng tin cậy”. Theo tác giả Nguyễn Trọng Luận (2021): “Trích dẫn là việc sử dụng có chủ ý một phần tác phẩm không đáng kể của người khác để làm sáng tỏ, chứng minh, minh họa cho một vấn đề nào đó hay nhằm mục đích đưa ra để bàn bạc, tranh luận, đối chiếu, so sánh trong tác phẩm của mình.” Gần đây nhất theo tác giả Nguyễn Văn Phi (2022): “Trích dẫn là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề để diễn tả lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc.” Từ các khái niệm nêu trên có thể rút ra: Trích dẫn tài liệu là phương pháp được chuẩn hóa trong việc ghi nhận những nguồn tin và ý tưởng mà người viết đã sử dụng trong bài viết của mình trong đó người đọc có thể xác định rõ từng tài liệu được trích dẫn, tham khảo. Các trích dẫn nguyên văn, các số liệu và thực tế, cũng như các ý tưởng và lý thuyết lấy từ các nguồn đã được xuất bản hoặc chưa được xuất bản đều cần phải được trích dẫn. Việc trích dẫn này có thể được trích từ nhiều nguồn khác nhau như trích dẫn trong sách, giáo trình, trên mạng xã hội, hoặc báo chí…Trong đó môi trường internet là môi trường được nhiều người sử dụng nhiều nhất bởi sự đa dạng và phong phú 6
- những nội dung từ nhiều nguồn khác nhau, của nhiều tác giả nổi tiếng hay đã được kiểm chứng, sử dụng. Do đó, việc trích dẫn có vai trò rất quan trọng đối với thực tiễn cuộc sống hiện đại ngày nay, tuy nhiên con người cần phải cân nhắc trong quá trình chọn lọn những nội dung phù hợp và tránh trường hợp vi phạm bản quyền của những tác phẩm này. Nguồn trích dẫn phải được ghi nhận ngay khi thông tin được sử dụng. Nguồn trích dẫn có thể được đặt ở đầu, giữa hoặc cuối một câu, cuối một đoạn văn hay cuối một trích dẫn trực tiếp (ví dụ hình vẽ, sơ đồ, công thức, một đoạn nguyên văn). 1.1.2. Các khái niệm liên quan Theo Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi: Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009; Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019. Tại Điều 4 “Giải thích từ ngữ” đã đề cập tới một số khái niệm như sau: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.
- 8 Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố là tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã được phát hành với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan để phổ biến đến công chúng với một số lượng bản sao hợp lý. Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử. Phát sóng là việc truyền âm thanh hoặc hình ảnh hoặc cả âm thanh và hình ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả việc truyền qua vệ tinh để công chúng có thể tiếp nhận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Theo Quyết định số: 1786/QĐĐHKTQD ngày 12 tháng 10 năm 2021 Ban hành Quy định về liêm chính học thuật trong học tập, đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Kinh tế quốc dân. Tại Điều 2 “Giải thích từ ngữ” đã đề cập tới một số khái niệm như sau: Liêm chính học thuật là sự trung thực, ngay thẳng và có trách nhiệm trong học tập, đào tạo và nghiên cứu khoa học Vi phạm Liêm chính học thuật là hành động sử dụng các công cụ lừa dối để đạt được lợi thế ay lợi ích nào cho bản thân hay cho người khác một cách không công bằng trong các hoạt động học tập, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật bao gồm: đạo văn, bịa đặt, gian lận Đạo văn là việc sử dụng những câu văn, đoạn văn, số liệu và ý tưởng của người khác vào sản phẩm học thuật của mình mà không chỉ dẫn/trích nguồn gốc thông tin theo quy định. 8
- Bịa đặt là việc cố ý đưa vào sản phẩm học thuật của mình những thông tin, số liệu sai lệch/khác với thông tin, số liệu của nguồn trích dẫn hoặc ngụ tạo nguồn trích dẫn đối với số liệu, thông tin đưa vào sản phẩm học thuật của mình. Gian lận là việc sử dụng các hành động gian dối, không trung thực trong hoạt động học thuật như: chép bài, nhờ người khác thi hộ, làm bài hộ, thi hộ, ….; giả mạo hồ sơ, gian dối trong kê khai hồ sơ học thuật. Mức độ trùng lặp là mức độ giống nhau về nội dung giữa các sản phẩm học thuật của các tác giả khác nhau hoặc của cùng một tác giả. Mức độ giống nhau được xác định qua nội dung các câu văn, đoạn văn giống nhau về nội dung giữa các sản phẩm được đối sánh. Trường Đại học Kinh tế Luật (2019), Quyết định số: 1587/QĐĐHKTL. Ban hành về Quy định về trích dẫn và xử lý phạm quy định về trích dẫn. Tại Điều 3 “Giải thích từ ngữ” đã đề cập tới một số khái niệm như sau: Tự đạo văn là việc sử dụng hơn 30% tác phẩm của mình đã công bố vào những tác phẩm mới do mình là tác giả hoặc đồng tác giả mà không ghi rõ nguồn. Tác phẩm gốc là tác phẩm được định hình lần đầu thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. 1.2. Các quy định pháp lý liên quan 1.2.1. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả Theo Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi: Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009; Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019. Tại Điều 14 “Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả” đã đề cập tới các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm: a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc;
- 10 đ) Tác phẩm sân khấu; e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh); g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; h) Tác phẩm nhiếp ảnh; i) Tác phẩm kiến trúc; k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. 1.2.2. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép Theo Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi: Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009; Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019. Tại Điều 25 “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao ” đã đề cập tới các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm: a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu; d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại; đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu; 10
- e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào; g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy; h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó; i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị; k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng. Tại Điều 32 “Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao” cũng có đề cập tới các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm: a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân; b) Tự sao chép một bản nhằm mục đích giảng dạy, trừ trường hợp cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được công bố để giảng dạy; c) Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin; d) Tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng. Tại Điều 24 trong Nghị định số 100 ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, trong đó, trích dẫn hợp lý phải là: 1. Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh hoạ trong tác phẩm của mình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ phải phù hợp với các điều kiện sau: a. Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình; b. Số lượng và thực chất của phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn không gây phương hại tới quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích
- 12 dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn Tại Nghị định số 22/2018/NĐCP11 của Chính phủ hướng dẫn một trích dẫn được coi là hợp l khi nó đáp ứng hai điều kiện: Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình; Phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn. Qua các quy định nêu trên có thể nhận thấy một số nội dung cần lưu ý liên quan tới vấn đề trích dẫn. Việc trích dẫn tác phẩm được xem là phù hợp với quy định của pháp luật khi hội đủ các điều kiện: Một là, đảm bảo quy định về mục đích trích dẫn: Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình. Hai là, phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn. Ba là, việc trích dẫn phải phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn. Bốn là, việc trích dẫn đó phải không nhằm mục đích thương mại. 1.3. Ý nghĩa của việc trích dẫn khoa học Trích dẫn khoa học giúp thể hiện sự hiểu biết/cập nhật các kiến thức mới nhất trong chuyên ngành, cung cấp nguồn gốc của các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu; thể hiện sự tôn trọng đối với tác giả của các công trình liên quan trước đó và là cách duy nhất để khẳng định tính mới của kết quả nghiên cứu. Giúp người đọc dễ dàng tìm thấy nguồn của tài liệu được trích dẫn nếu họ muốn. Một bài viết được lập luận chặt chẽ với nhiều kiến thức bổ trợ được trích dẫn từ các nguồn uy tín sẽ tăng thêm tính xác thực cho lập luận trong bài viết. 12
- Cho thấy có sự nghiên cứu sâu trong lĩnh vực liên quan của đề tài. Trích dẫn hợp lý tác phẩm còn thể hiện sự tham khảo sâu rộng của người viết đối với tác phẩm có giá trị trước đó và sử dụng chúng phù hợp với mục đích bài viết của mình, thể hiện quá trình nghiên cứu nghiêm túc, khoa học và theo những chuẩn mực nhất định. Một ý nghĩa rất quan trọng, việc trích dẫn tài liệu tham khảo một cách chính xác, đúng nguyên tắc sẽ giúp bài luận của bạn tránh khỏi các vấn đề liên quan đến đạo văn. Trích dẫn tài liệu tham khảo cũng giúp cải thiện kỹ năng viết của bạn. Việc lựa chọn cách thức trích dẫn gián tiếp sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề trong tác phẩm gốc để diễn tả lại theo cách viết của mình sẽ giúp người viết nâng cao khả năng diễn đạt của mình. Bên cạnh đó, với người viết báo cáo còn phát triển năng lực nghiên cứu: nhờ quá trình tìm kiếm và chọn lọc những thông tin có chất lượng, giúp làm tăng khả nặng tự học, tự tìm kiếm thông tin và khai thác thông tin 1.4. Các quy định quốc tế liên quan tới trích dẫn khoa học Vấn đề trích dẫn cũng đã được các tổ chức và quốc gia trên thế giới rất quan tâm và có một số nội dung liên quan tới trích dẫn được đề cập như sau: Điều 107 Luật Bản quyền Hoa Kỳ ban hành năm 1976 quy định về giới hạn QTG đối với việc sử dụng tác phẩm (Limitations on exclusive rights) nhằm mục đích sử dụng hợp lý (fair use); theo đó: Để xác định xem liệu việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp cụ thể có phải là sử dụng được phép hay không cần xem xét các nhân tố sau: (1). Mục đích và đặc điểm của việc sử dụng, bao gồm việc sử dụng đó có tính chất thương mại không hay là chỉ nhằm mục đích giáo dục phi lợi nhuận; (2). Bản chất của tác phẩm được bảo hộ; (3). Số lượng và thực chất của phần được sử dụng trong tác phẩm được bảo hộ như là một tổng thể; (4). Vấn đề ảnh hưởng của việc sử dụng đó đối với tiềm năng thị trường hoặc đối với giá trị của tác phẩm được bảo hộ;
- 14 Ghi nhận là một tác phẩm chưa công bố về bản chất không ngăn cản việc tìm kiếm để sử dụng hợp lý nếu việc tìm kiếm này được thực hiện dựa trên việc xem xét tất cả các nhân tố kể trên. Điều 10 Công ước Berne (1886) quy định một số trường hợp sử dụng tự do tác phẩm: 1. Trích dẫn; 2. Minh hoạ phục vụ giảng dạy; 3. Chỉ dẫn nguồn gốc và tác giả. Được coi là hợp pháp những trích dẫn rút từ một tác phẩm đã được phổ cập tới công chúng một cách hợp pháp, miễn là sự trích dẫn đó phù hợp với những thông lệ đúng đắn và không vượt quá mục đích trích dẫn, kể cả những trích dẫn các bài báo và tập san định kỳ dưới hình thức điểm báo. Chi tiết như sau: (1) Được coi là hợp pháp những trích dẫn rút từ một tác phẩm đã được phổ cập tới công chúng một cách hợp pháp, miễn là sự trích dẫn đó phù hợp với những thông lệ đúng đắn và không vượt quá mục đích trích dẫn, kể cả những trích dẫn các bài báo và tập san định kỳ dưới hình thức điểm báo. (2) Luật pháp Quốc gia thành viên Liên hiệp và những Hiệp định đặc biệt đã có sẵn hay sẽ ký kết giữa các Quốc gia này có thẩm quyền cho phép sử dụng có mục đích, những tác phẩm văn học hay nghệ thuật bằng cách minh họa các xuất bản phẩm, các buổi phát thanh, ghi âm hoặc ghi hình, miễn sao việc sử dụng đó phù hợp với thông lệ đúng đắn. (3) Khi sử dụng tác phẩm như đã nói ở các khoản trong Điều trên đây, phải ghi rõ nguồn gốc tác phẩm và tên tác giả, nếu có. Khoản 1 Điều 32 Luật Quyền tác giả Nhật Bản đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định việc trích dẫn tác phẩm như sau:“Có thể trích dẫn để khai thác tác phẩm đã công bố với điều kiện trích dẫn này phải phù hợp với thông lệ chính đáng và phạm vi trích dẫn hợp lý với mục đích truyền thông báo chí, phê bình, nghiên cứu”. Dẫn theo tác giả Nguyễn Trọng Luận (2021): “Pháp luật của nhiều nước cho phép photocopy/trích dẫn một phần của tác phẩm, phần đó là bao nhiêu thì tùy thuộc vào quy định mỗi nước, ví dụ tại Singapore, Úc là không quá 10% tác phẩm, tại Anh là không quá 20% tác phẩm, tại Pháp là tối đa 10% đối với sách và 30% đối với tạp chí” Dẫn theo tác giả Nguyễn Thị Thu Sương (2022): liên quan đến số lượng trích dẫn, có một án lệ ở Pháp, Tòa án tối cao Pháp nhận định “việc sao lại toàn bộ tác 14
- phẩm dưới bất kỳ hình thức nào không được coi là trích dẫn ngắn. Nếu phần trích dẫn trở thành phần quan trọng của tác phẩm mới thì đó là hành vi xâm phạm QTG cho dù có thêm phần bình luận, nhận xét của người trích dẫn vào trong phần trích dẫn”. Qua các quy định liên quan tới trích dẫn tại một số quốc gia có thể nhận thấy: Vấn đề bản quyền/quyền tác giả nói chung và trích dẫn nói riêng được nhiều thế giới quan tâm và quy định chung là Công ước Berne (1886) được nhiều quốc gia tham gia và công nhận. Các quy định đều liên quan tới việc cần ghi rõ trích dẫn khi sử dụng và tỷ lệ được trích dẫn tại mỗi quốc gia không giống nhau. Các sản phẩm đã đăng ký quyền tác giả thì được các quốc gia bảo hộ và việc sử dụng/sao chép/trích dẫn được xem xét là vi phạm hay không được quy định trong các trường hợp cụ thể. 1.5. Quy định tại trường Đại học Văn hóa Thể thao & Du lịch Thanh Hóa về trích dẫn khoa học 1.5.1. Quy định tại trường Đại học Văn hóa Thể thao & Du lịch Thanh Hóa Căn cứ vào Quyết định số : 655 /QĐĐVTDT ngày16 tháng 6 năm 2021 về Ban hành Quy định về việc kiểm soát và xử lý đạo văn các sản phẩm học thuật của Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. Có các quy định cụ thể về: Điều 4. Quy định về trích dẫn; Điều 5. Các hình thức đạo văn; Điều 6. Phát hiện và xử lý hành vi đạo văn. Điều 4: Quy định về trích dẫn 1. Trích dẫn trong sản phẩm học thuật a) Trích dẫn tài liệu tham khảo trong sản phẩm học thuật In nghiêng hoặch gạch chân tiêu đề của tác phẩm dài (ví dụ:sách) Đặt trong dấu ngoặc kép tiêu đề của các sản phẩm học thuật ngắn (ví dụ: bài báo, bài khoa học). b) Trích dẫn trực tiếp: Khi trích dẫn từ một phần cụ thể của nguồn, APA yêu cầu tác giả đưa số trang được trích dẫn vàp sản phẩm học thuật của mình. Đó có thể là các trang cụ thể, các chương, hình ảnh hoặc các bảng biểu. Trích dẫn ngắn: Nếu trích dẫn trực tiếp từ một sản phẩm học thuật, cần tích nguồn gồm tên tác giả, năm xuấtt bản và số trang của tài liệu tham khảo.
- 16 Nếu trích dẫn từ 40 từ trở lên thì phải tách thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày, với lễ trái lùi vào 0.5 inch, cùng vị trí khi bắt đầu một đoạn văn mới. Gõ toàn bộ trích dẫn trên lền mới và thụt lề dòng đầu tiên củ đoạn tiếp theo trong trích dẫn vào 0.5 inch từ lề mới. c) Trích dẫn dán tiếp (Tóm tắt hoặc diện giải): Nếu diễn giải ý tưởng của sản phẩm học thuật khác, chỉ phải nêu tác giả và năm xuất bản mà không phải nêu số trang khi trích nguồn trong văn bản, nhưng APA khuyến khích cung cấp số trang dù không bắt buộc. 2. Trích nguồn trong sản phẩm học thuật a) Một tác giả: Tác giả người Việt ghi đầy đủ họ tên; Tác giả người nước ngoài chỉ ghi họ. b) Hai tác giả: Nêu tên cả hai tác giả khi trích nguồn tài liệu tham khảo, sử dụng từ “và” hoặc dấu “&” giữa tên hai tác giả. c) Ba đến năm tác giả: Nêu tên tất cả các tác giả vào lần đầu tiên trích nguồn tài liệu tham khảo trong sản phẩm học thuật của mình. Sử dụng từ “và” hoặc dấu “&” giữa tên của các tác giả. Trong những lần trích dẫn tiếp theo, chỉ nêu tên của tác giả đầu tiên và theo sau là cụm từ “và các tác giả khác”. d) Từ sáu tác giả trở lên: Chỉ nêu tên của các tác giả đầu tiên và theo sau là cụm từ “và các tác giả khác”. e) Không biết tên tác giả: Nếu sản phẩm học thuật không có tác giả, trích dẫn nguồn theo tiêu đề hoặc của sách được in nghiêng hoặc gạch chân; tiêu đề của các bài báo, các chương được đặt trong dấu ngoặc kép. f) Tác giả là tổ chức: Nếu tác giả là một tổ chức, người viết nêu tên tổ chức đó vào lần đầu tiên trích nguồn tài liệu tham khảo trong sản phẩm học thuật của mình. Nếu tổ chức có một tên viết tắt nổi tiếng, nêu tên viết tắt trong ngoặc vuông trong lần đầu tiên trích nguồn và chỉ sử dụng tên viết tắt trong các trích dẫn sau này. g) Trích dẫn từ hai sản phẩm học thuật trở lên đối với một luận điểm phải sắp xếp những sản phẩm học thuật này theo thứ tự trong Danh mục tài liệu tham khảo và được cách bởi dấu chấm phẩy. 16
- h) Nhiều sản phẩm học thuật của một tác giả được xuất bản trong cùng năm: Thêm các chữ cái (a,b,c) sau năm xuất bản khi trích nguồn sản phẩm học thuật trong các sản phẩm học thuật cũng như trong Danh mục tài liệu tham khảo. i) Trích nguồn gián tiếp (tiếp cận sản phẩm học thuật tham khảo từ một nguồn khác) phải đề cập tên tác giả và sản phẩm học thuật gốc trong sản phẩm học thuật của mình. Đồng thời, trích nguồn thứ cấp trong dấu ngoặc đơn và liệt kê nguồn thứ cấp trong Danh mục tài liệu tham khảo. k) Nguồn điện tử: Nếu có thể, trích dẫn một sản phẩm học thuật điện tử giống như các nguồn sản phẩm học thuật khác, tức là nêu tên của tác giả và năm xuất bản của nguồn được trích dẫn trong sản phẩm học thuật. l) Không viết tác giả và không xác định được năm xuất bản: trích dẫn nguồn theo tiêu đề hoặc đặt một số từ đầu tiên của tiêu đề trong dấu ngoặc đơn và theo sau là cụm từ viết tắt “nd”. m) Các nguồn không có số trang. Khi một nguồn điện tử thiếu số trang, nên cố gắng cung cấp thông tin sẽ giúp người đọc tìm thấy đoạn văn được trích dẫn. Nếu các đoạn không được đánh số và tài liệu gồm các đề mục, hãy cung cấp tiêu đề thích hợp và chỉ định đoạn trong thư mục đó. 3. Chú giải (footnote) Nội dung chú giải cung cấp thông tin bổ sung cho người đọc, vì vậy nên ngắn gọn, chỉ tập trung vào một chủ đề và cố gắng giới hạn ý kiến của mình trong một đoạn văn ngắn. Chú giải cũng có thế hướng người đọc đến những nguồn tài liệu tham khảo khác chi tiết hơn. 4. Những điểm sau đây không nhất thiết phải ghi nguồn trích dẫn a) Bản thân người học viết về kinh nghiệm cuộc sống, những quan sát, suy nghĩ, tư tưởng, kết luận về một chủ đề của chính mình; b) Khi thảo luận, phân tích, trình bày kết quả từ phỏng vấn, khảo sát, thí nghiệm của người học; c) Khi sử dụng các sản phẩm của chính người học có được từ các phương tiện nghe nhìn; d) Khi điều gì đó thuộc về kiến thức phổ thông như: văn hóa dân gian, tập tục, truyền thống, huyền thoại, những dấu mốc lịch sử, những kiến th ức phổ quát, những sự việc cơ bản hầu hết mọi người biết. Điều 5: Các hình thức đạo văn
- 18 1. Đạo văn là việc sử dụng có hoặc không có chủ ý của tác giả các sản phẩm học thuật về các câu văn, đoạn văn, bài viết, số liệu, hình ảnh, thông tin và ý tưởng của người khác vào các sản phẩm của mình mà không có những chỉ dẫn/thừa nhận tác giả của những nội dung đã sử dụng. 2. Khi không thông tin cho người đọc biết tác giả của những điều đã được định nghĩa tại Khoản 6, Điều 3 thì tác giả của sản phẩm học thuật được xác định là phạm lỗi đạo văn. Đạo văn là một lỗi nghiêm trọng về tiêu chuẩn đạo đức khoa học, mà luật pháp (sở hữu trí tuệ) và các cơ sở đào tạo không thể bỏ qua. 3. Trong các sản phẩm học thuật nếu có các hình thức sau đây được xác định là phạm lỗi đạo văn: a) Sử dụng sản phẩm học thuật của người khác mà cam đoan rằng đó là của mình (được người viết thay tên); b) Sao chép (copy) quá nhiều từ một công trình (mặc dù có chỉ ra nguồn trích) để hình thành một phần lớn công trình của mình; c) Không dẫn nguồn đã trích khi thay đổi từ ngữ, di chuyển từ hoặc cụm từ, ý tưởng của tác giả khác; gắn các cụm từ của các nguồn khác nhau và chỉnh sửa lại trong bài viết; thay đổi từ ngữ, cụm từ nhưng vẫn giữ nguyên cấu trúc của đoạn văn hoặc bài viết d) Sử dụng bất kỳ sản phẩm học thuật hoặc số liệu sẵn có của các tác giả khác (bao gồm cá nhân, nhóm người, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, và các tổ chức khác), không phải của mình mà không nêu rõ nguồn và tác giả; e) Diễn đạt đoạn văn, nội dung trong tác phẩm của người khác bằng ngôn ngữ của mình mà không trích dẫn nguồn gốc tác phẩm được sử dụng; tóm tắt nội dung các tác phẩm của người khác nhưng không trích dẫn nguồn gốc của tác phẩm được sử dụng. f) Cung cấp không chính xác về tác giả, nguồn của thông tin được trích dẫn (ví dụ: thông tin của tác giả A nhưng người viết ghi nguồn trích là tác giả B; nguồn thông tin là từ bài viết chưa được xuất bản nhưng lại được ghi dưới dạng bài báo, sách đã xuất bản); g) Trích dẫn một hoặc nhiều sản phẩm học thuật của người khác để hình thành sản phẩm học thuật của mình có dung lượng chiếm từ 20% nội dung sản phẩm học thuật trở lên, dù có thực hiện đúng quy định về trích dẫn nguồn. Quy định này không áp dụng đối với việc trích dẫn hợp lý sản phẩm học thuật mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trọng sản phẩm học thuật của mình. 18
- h) Sử dụng hơn 30% những sản phẩm học thuật của mình đã công bố vào những sản phẩm học thuật mới do mình là tác giả hoặc đồng tác giả mà không ghi rõ nguồn, gọi là tự đạo văn. i) Dịch hoặc diễn dạt toàn bộ hoặc một phẩm từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc lại để tạo thành ít nhất 20% sản phẩm học thuật của mình mà không chỉ rõ các thông tin về tác phẩm gốc. k) Những hình thức khách theo quy luật của pháp luật. Điều 6: Phát hiện và xử lý hành vi đạo văn 1. Kiểm tra và phát hiện lỗi đạo văn a) Trường chính thức áp dụng phần mềm kiểm tra đạo văn DoIT trong phạm vi toàn trường cho tất các các sản phẩm học thuật quy định tại điều 1. b) Phần mềm có giới hạn về lượng tài liệu vào thời điểm kiểm tra. Do đó việc sử dụng phần mềm nhằm hỗ trợ kiểm tra tính trùng lắp, tác giả chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực đối với sản phẩm học thuật của mình. c) Các sản phẩm học thuật được xem là lỗi đạo văn nếu vi phạm các quy định tại điều 5, chương 2 hoặc theo kết quả kiểm tra của phầm mềm kiểm tra đạo văn DoIT, nếu có ít nhất 01 đoạn văn trùng với đoạn văn trong các sản phẩm học thuật khác có từ 100 từ trở lên hoặc có từ 20% nội dung văn bản giống với giống với nguồn dữ liệu của tác giả khác hoặc chỉ thay đổi tên đề tài, từ ngữ, số liệu nhưng giữ nguyên cấu trúc và nội dung với các sản phẩm học thuật khác. 2. Căn cứ mực độ đạo văn, hành vi vi phạm có thể bị xử lý bởi một hoặc nhiều biện pháp sau đây: a) Khi bị phát hiện lần thứ nhất (trước khi bảo vệ, báo cáo, trình bày) tác giả phải viết lại, chỉnh sửa lại bài; b) Sau khi đã kiểm tra và chỉnh sửa lần thứ nhất tác giả nộp sản phẩm lại nhưng vẫn còn có mức độ giống trên 20% và ít nhất đoạn văn từ 100 trở lên thì được coi là bị phát hiện lần thứ hai. Đơn vị quản lý trực tiếp tác giả, hoặc quản lý trực tiếp các công trình khoa học phải đình chỉ báo cáo, bảo vệ, nghiệm thu trong vòng một tháng để tiếp tục chỉnh lần thứ hai; c) Trong tiến trình bảo vệ sản phẩm học thuật, nếu thành viên hội đồng có phát hiện, thì chủ tịch hội đồng quyết định sản phẩm học thuật không đạt, phải chỉnh sửa và bảo vệ lại lần thứ hai; d) Sau hai lần kiểm tra và chỉnh sửa, nếu nộp lại lần thứ ba vẫn có lỗi như nêu trong Điều 4 thì đơn vị quản lý trực tiếp tác giả hoặc quản lý trực tiếp các công trình khoa học lập biên bản kết thúc, không công nhận các sản phẩm học thuật, không
- 20 được bảo vệ, không được báo cáo, không đăng bài, chấm dứt hợp đồng, và các thủ tục khác liên quan; e) Sau khi đã báo cáo, bảo vệ, nghiệm thu nếu có phát hiện khác của cá nhân, tổ chức nào của xã hội và có đơn thưa kiện, thì chính tác giả của sản phẩm học thuật chịu trách nhiệm trước pháp luật theo Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam và theo quy định về quyền sở hữu trí tuệ của Trường. 1.5.2. Đối sánh với quy định một số trường đại học tại Việt Nam Qua nghiên cứu quy định về việc Trích dẫn, Chống đạo văn, Hướng dẫn viết Luận văn, luận án của các trường đại học tại Việt Nam. So sánh với quy định tại Trường Đại học Văn hóa Thể thao & Du lịch Thanh Hóa. Có một số điểm chú ý như sau: Thứ nhất, đại đa số các trường đại học tới thời điểm hiện tại đều áp dụng hình thức trích dẫn theo chuẩn APA (Ameriᴄan Pѕуᴄһologiᴄal Aѕѕoᴄiation Stуle) Thứ hai, quy định về sự trùng lặp chưa có một hướng dẫn cụ thể nào trong Luật tại Việt Nam. Các trường đại học đều ra quy định riêng cho mình, quy định về mức độ trùng lặp trong khoảng 2030% so với các công trình đã công bố trước đó. Bảng 2.1: Đối sánh tỷ lệ quy định về trùng lặp theo % tại một số trường Đại học Quy ST Trường Đại học định tỷ Văn bản quy định T lệ Trường Đại học Văn hóa Quyết định số: 655/QĐĐVTDT. Ban hành 1 Thể thao và Du lịch >20% Quy định về việc kiểm soát và xử lý đạo văn Thanh Hóa các sản phẩm học thuật Quyết định số: 5602/QĐĐHTV. Ban hành Trường Đại học Trà 2 Từ 30% Quy định về việc trích dẫn và chống đạo Vinh văn. Quyết định số: 1786/QĐĐHKTQD. Ban hành Trường Đại học Kinh tế 3 >20% Quy định về liêm chính học thuật trong học Quốc dân tập, đào tạo và nghiên cứu khoa học. 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn