Tài liệu chuyên đề 11: Kỹ năng ứng dụng cộng nghệ thông tin cho cộng đồng, người dân trong hoạt động sản xuất kinh doanh (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cộng đồng)
lượt xem 1
download
Nội dung tài liệu gồm 04 phần, cụ thể như sau: Mạng internet 4G, 5G và thiết bị máy tính, điện thoại thông minh cần thiết phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin; Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh; Kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử phục vụ đẩy mạnh kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm; Thực hành trên các máy tính, ipad và điện thoại thông minh cho các đối tượng là cộng đồng, người dân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu chuyên đề 11: Kỹ năng ứng dụng cộng nghệ thông tin cho cộng đồng, người dân trong hoạt động sản xuất kinh doanh (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cộng đồng)
- ỦY BAN DÂN TỘC BẢN PHÊ DUYỆT TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ 11 KỸ NĂNG ỨNG DỤNG CỘNG NGHỆ THÔNG TIN CHO CỘNG ĐỒNG, NGƯỜI DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cộng đồng) Hà Nội 2024
- LỜI NÓI ĐẦU Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin. Trong đó, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã cụ thể hoá bằng văn bản hướng dẫn về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng dân tộc thiểu số với các địa bàn trong cả nước. Chủ động phòng chống các tình huống, gây mất an ninh, trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương, công nghệ thông tin đã và đang giữ vai trò rất quan trọng, trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, công nghệ thông tin không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, thay đổi lối sống và tư duy của con người là chiếc chìa khoá để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức, đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế, phương thức tổ chức và sản xuất, cách tiếp cận của từng người dân, giải trí, giải quyết công việc và các mối quan hệ trong xã hội. Kết cấu nội dung tài liệu gồm 04 phần. I. Mạng internet 4G, 5G và thiết bị máy tính, điện thoại thông minh cần thiết phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin. II. Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh. III. Kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử phục vụ đẩy mạnh kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. IV.Thực hành trên các máy tính, ipad và điện thoại thông minh cho các đối tượng là cộng đồng, người dân. Do nội dung công nghệ thông tin, phạm vi rộng, nên tài liệu này chỉ mang tính chất tham khảo, trong quá trình triển khai thực hiện các chuyên gia, giảng viên, báo cáo viên ở các cấp nghiên cứu, chắt lọc nội dung có hình ảnh minh hoạ, ví dụ thực tiễn theo phương pháp vừa lý thuyết đi đôi với thực hành để người dân dễ hiểu, dễ tiếp cận và cập nhật các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có) vào bộ tài liệu để hướng dẫn. Trân trọng cảm ơn! ỦY BAN DÂN TỘC
- MỤC LỤC I. MẠNG INTERNET 4G, 5G VÀ THIẾT BỊ MÁY TÍNH, ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH CẦN THIẾT PHỤC VỤ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ......................................................................................... 1 1. Mạng máy tính và Mạng Internet ................................................................. 1 1.1. Mạng máy tính ............................................................................................... 1 1.2. Tổng quan về mạng Internet .......................................................................... 1 1.3. Xu thế sử dụng Internet tại Việt Nam ............................................................ 1 1.4. Công nghệ cáp quang truyền dẫn Internet ..................................................... 3 2. Mạng di động các mạng 4G, 5G..................................................................... 4 2.1. Khái niệm mạng di động ................................................................................ 4 2.2. Mạng di động 1G............................................................................................ 4 2.3. Mạng di động 2G............................................................................................ 4 2.4. Mạng di động 3G............................................................................................ 5 2.5. Mạng di động 4G............................................................................................ 5 2.6. Mạng di động 5G............................................................................................ 6 3. Thiết bị máy tính và điện thoại thông minh kết nối Internet ..................... 6 3.1. Các thiết bị hỗ trợ kết nối internet.................................................................. 6 3.2. Các lời khuyên khi lựa chọn máy tính phục vụ cho công việc ...................... 9 4. Các ứng dụng trên Internet phục vụ đời sống............................................ 10 4.1. Dịch vụ tìm kiếm .......................................................................................... 10 4.2. Hệ sinh thái VNG ......................................................................................... 11 4.3. Một số ứng dụng mạng xã hội giải trí .......................................................... 11 5. Luật An ninh mạng và an toàn thông tin trên mạng internet .................. 13 5.1. Sự ra đời của Luật An ninh mạng ................................................................ 13 5.2. Mục đích ban hành Luật An ninh mạng ....................................................... 14
- 5.3. Nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng .................................................... 15 5.4. Một số nội dung cần nhấn mạnh trong Luật An ninh mạng ........................ 15 5.5. Thảo luận Luật An toàn và an ninh mạng trong đời sống............................ 18 6. Mạng xã hội và vai trò mạng xã hội với đời sống ...................................... 20 6.1. Mạng xã hội là gì? ........................................................................................ 20 6.2. Tính năng Mạng xã hội ................................................................................ 20 6.3. Phân loại mạng xã hội .................................................................................. 21 6.4. Một vài ví dụ về mạng xã hội phổ biến hiện nay ......................................... 21 7. Những lợi ích và hệ lụy do mạng xã hội mang lại ...................................... 22 7.1. Những lợi ích khi sử dụng mạng xã hội ....................................................... 22 7.2. Những hệ lụy khi sử dụng mạng xã hội ....................................................... 22 8. Chuyển đổi số với cộng đồng dân tộc miền núi .......................................... 23 8.1 Khái niệm chuyển đổi số: .............................................................................. 23 8.2 Thực trạng chuyển đổi số với cộng đồng dân tộc miền núi .......................... 23 8.3. Các giải pháp tổng thể thúc đẩy chuyển đổi số cho cộng đồng dân tộc miền núi .............................................................................................................. 24 II. KỸ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ................................................................ 26 1. Tổng quan về chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp và các hướng ứng dụng…………………………………………………………...………….26 1.1. Tổng quan chuyển đổi số trong nông nghiệp ............................................... 26 1.2. Lợi ích của chuyển đổi số ngành nông nghiệp:............................................ 28 1.3. Nội dung chuyển đổi số nông nghiệp........................................................... 28 1.4. Một số giải pháp chuyển đổi số trong nông nghiệp ..................................... 32 2. Ứng dụng Internet để thúc đẩy tìm kiếm kiến thức về Nông nghiệp ....... 34 2.1. Kênh VTC16 ................................................................................................ 35
- 2.2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá ....................................................................... 35 2.3. Cơ sở dữ liệu quốc gia về nông nghiệp ........................................................ 36 2.4. Dự án OCOP quốc gia nhằm hỗ trợ quảng bá nông sản .............................. 38 2.5. Một số website phổ biến kiến thức Nông nghiệp dân tộc ............................ 40 3. Ứng dụng truy xuất nguồn gốc .................................................................... 41 3.1. Khái niệm ..................................................................................................... 41 3.2. Mục đích Truy xuất nguồn gốc sản phẩm. ................................................... 42 3.3. Lợi ích của doanh nghiệp hợp tác xã khi thực hiện truy xuất nguồn sản phẩm…42 3.4. Các ứng dụng truy xuất nguồn gốc hiện nay ............................................... 42 3.5. Hướng dẫn sử dụng Icheck trace trong việc quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp ............................................................................................... 43 3.6. Hướng dẫn sử dụng Icheck trace trong việc giám sát sản phẩm.................. 45 III. KỸ NĂNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ PHỤC VỤ ĐẨY MẠNH KINH DOANH VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM ................................... 47 1. Tổng quan thương mại điện tử .................................................................... 47 1.1. Khái niệm thương mại điện tử ..................................................................... 47 1.2. Phân loại thương mại điện tử (TMĐT) ........................................................ 47 2. Sàn thương mại điện tử ................................................................................ 49 2.1. Khái niệm Sàn thương mại điện tử .............................................................. 49 2.2. Phát triển sản thương mại điện tử trên thế giới ............................................ 49 2.3. Một số sàn thương mại tại Việt Nam ........................................................... 51 3. Phương pháp bán hàng thương mại điện tử hiệu quả ............................... 54 4. Xây dựng và quản lý gian hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee ..... 57 5. Một số câu chuyện thành công ..................................................................... 59 IV. THỰC HÀNH TRÊN CÁC MÁY TÍNH, IPAD VÀ ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ................................................................................................. 63
- 1. Bài thực hành 01: Tìm kiếm thông tin trên Google – tích hợp Google trong trình duyệt ............................................................................................. 63 1.1. Hướng dẫn tìm kiếm trên trang công cụ Google.......................................... 63 1.2. Các tùy chọn tìm kiếm nâng cao .................................................................. 64 1.3. Hướng dẫn tích hợp công cụ tìm kiếm trên trình duyệt ............................... 65 2. Bài thực hành 02: Tạo và quản lý Fanpage giới thiệu sản phẩm ............. 66 2.1. Tạo lập fanpage bán hàng trên facebook ..................................................... 66 2.2. Cách quản trị Fanpage Facebook ................................................................. 69 3. Bài thực hành 03: Ứng dụng SAPO xây dựng website thương mại điện tử…70 3.1. Giới thiệu về Sapo Web ............................................................................... 70 3.2. Đăng ký dùng thử website ............................................................................ 70 3.3. Đăng nhập trang quản trị website................................................................. 72 3.4. Giao diện quản trị Sapo Web ....................................................................... 72 3.5. Các tính năng quản trị Sapo web.................................................................. 77 4. Một số thao tác quản lý và cấu hình website nâng cao .............................. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….....82
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin TCP/IP Giao thức liên kết sử dụng mạng Internet VNIX Trạm Trung chuyển Internet quốc gia TMĐT Thương mại điện tử PC Máy tính cá nhân F&B Ngành bán lẻ và phân phối HTX Hợp tác xã
- I. MẠNG INTERNET 4G, 5G VÀ THIẾT BỊ MÁY TÍNH, ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH CẦN THIẾT PHỤC VỤ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1. Mạng máy tính và Mạng Internet 1.1. Mạng máy tính Mạng máy tính là mạng bao gồm ít nhất hai máy tính được kết nối với nhau thông qua đường truyền vật lý cho phép chúng chia sẻ dữ liệu và tài nguyên chung. Ngày nay, mạng máy tính được sử dụng rất rộng rãi và đóng vai trò quan trọng trong việc phát nền kinh tế. Mạng máy tính có rất nhiều tác dụng bao gồm: Tận dụng tài nguyên chung (phần cứng, phần mềm, dữ liệu…); Chinh phục khoảng cách; Tăng chất lượng hiệu quả trong khai thác xử lý thông tin; Tăng độ tin cậy của hệ thống. 1.2. Tổng quan về mạng Internet Internet là một liên mạng máy tính toàn cầu được hình thành từ các mạng nhỏ hơn, liên kết hàng triệu máy tính trên thế giới thông qua cơ sở hạ tầng viễn thông. Internet là mạng của các mạng máy tính và được liên kết thông qua bộ giao thức TCP/IP (Transmision Control Protocol – Internet Protocol). Internet là tập hợp gồm nhiều máy tính được kết nối với nhau dựa trên các thiết bị vật lý (cáp quang, cáp đồng, sóng vệ tinh,…) phục vụ cho việc truyền tin giữa các thiết bị 1.3. Xu thế sử dụng Internet tại Việt Nam Tính đến đầu năm 2022, Việt Nam có 68,72 triệu người sử dụng Internet, chiếm 70,3% dân số (theo số liệu từ của Trung tâm Internet Việt Nam). Internet ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt trong giai đoạn giãn cách xã hội và xu hướng chuyển đổi số phát triển mạnh. a. Tốc độ và thứ hạng Internet tăng Thống kê của Ookla chủ sở hữu công cụ đo tốc độ Speedtest, nhận định tốc độ Internet Việt Nam tăng rõ rệt thời gian qua, đặc biệt ở loại hình băng rộng cố định - cáp quang. Cụ thể, vào tháng 1/2022, tốc độ download trên Internet băng rộng cố định là 45,62 Mb/giây, nhưng đến tháng 11/2022 đã đạt 68,5Mb/giây (tăng 50%). Với Internet di động, đồ thị có xu hướng đi ngang, tăng nhưng không đáng kể và đạt 35,14 Mb/giây . 1
- Tốc độ Internet tại Việt Nam được đánh giá ở mức tốt so với thế giới, khi tốc độ download của Internet cố định và di động trung bình trên thế giới trong tháng 11 lần lượt là là 58 Mb/giây và 29,06 Mb/giây. b. Nhu cầu sử dụng Internet cao Theo Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông, từ cuối năm 2020 đến tháng 10/2021, lưu lượng Internet tại Việt Nam tăng hơn 30%. Cụ thể, tổng lưu lượng Internet băng rộng tháng 12/2020 là hơn 5.234 petabyte nhưng đến tháng 10 đạt 6.977 petabyte. Cao điểm vào tháng 8/2020, tổng lưu lượng Internet băng rộng đạt 7.824 petabyte, cao nhất từ trước đến nay. Hình 1-1: Tổng lưu lượng Internet băng rộng (TB/S) c. Hạ tầng mạng có cải thiện Hạ tầng Internet tại Việt Nam năm qua liên tục được hoàn thiện. Tính đến quý II/2021, tổng băng thông Internet quốc tế của Việt Nam là 13,7 Tb/giây, băng thông trong nước là 4,18 Tb/giây, theo báo cáo của Cục Viễn thông. Mô hình sử dụng trạm Trung chuyển Internet quốc gia (VNIX) ngày càng đóng vai trò lớn đối với kết nối Internet trong nước. Đến tháng 11, VNIX có ba điểm chính tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một điểm mở rộng khác tại thành phố Hồ Chí Minh. Tổng băng thông kết nối qua VNIX xấp xỉ 400 Gb/giây. Hạ tầng mạng Internet Việt Nam được đánh giá đã hoàn thiện hơn, nhưng 2
- vẫn ở mức thấp so với khu vực và trên thế giới. Hình 1-2: Hệ thống trục backbone cáp quang Châu Á - Thái Bình Dương d. Kết nối di động tăng, nhưng 5G chưa chính thức Theo báo cáo của Cục Viễn thông, xu hướng kết nối Internet di động tăng mạnh trong năm 2022. Vào tháng 12/2020, lưu lượng Internet di động tại Việt Nam là 488 petabyte, nhưng đến tháng 10/2022 đã đạt mức 677 petabbyte, tăng hơn 38%. Cuối năm 2021, Việt Nam lên kế hoạch triển khai 5G chính thức vào giữa năm nay. Tuy nhiên, hiện kết nối này vẫn chỉ ở giai đoạn thử nghiệm thương mại. 5G đang được một số nhà mạng thử nghiệm tại nhiều địa phương như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bình Phước. 1.4. Công nghệ cáp quang truyền dẫn Internet Cáp quang là loại cáp viễn thông được sử dụng phổ biến hiện nay. Cáp được tạo ra bằng thủy tinh hoặc nhựa với kích thước rất nhỏ. Dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hoặc plastic đã được tinh chế nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu ánh sáng. Sợi quang được tráng một lớp lót nhằm phản chiếu tốt các tín hiệu. Cáp quang truyền tín hiệu và mạng nhờ vào ánh sáng. Nhờ vào cơ chế hoạt động này mà tín hiệu truyền đi của cáp quang ít bị nhiễu, truyền với tốc độ cao và đi xa hơn. Tại Việt Nam mạng dịch vụ mạng cáp quang được cung cấp bởi 3
- các nhà cung cấp dịch vụ mạng ( nhà mạng) được liệt kê ở hình 1-3.a. Trong đó các nhà mạng phổ biến gồm FPT, Viettel, VNPT (hình 1-3.b). (a) (b) Hình 1-3: Danh sách các nhà cung cấp dịch vụ Internet cáp quang điển hình (a) và thị phần tương ứng (b) 2. Mạng di động các mạng 4G, 5G 2.1. Khái niệm mạng di động Mạng thiết bị di động hay còn được gọi là mạng di động, mạng mobile (là một mạng vô tuyến bao gồm một số lượng các tế bào vô tuyến (có thể coi là các điện thoại di động), gọi tắt là tế bào, được phục vụ bởi một máy phát (trạm thu phát sóng) cố định, được gọi là các trạm gốc. 2.2. Mạng di động 1G 1G là thế hệ đầu tiên của mạng di động viễn thông với kết nối analog, nó chỉ cung cấp được chức năng nghe gọi cho điện thoại di động. Mạng 1G được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 80 của thế kỷ trước, nó sử dụng công nghệ truyền nhận thông tin thông qua tín hiệu analog. 2.3. Mạng di động 2G 2G là thế hệ thứ hai của mạng di động, nó được ra mắt vào năm 1992 và được triển khai thương mại dựa trên tiêu chuẩn GSM ở Phần Lan bởi nhà mạng Radiolinja (hiện tại là một phần của công ty viễn thông Elisa Oyj). Các thế hệ mạng tiếp theo thì tín hiệu mạng đã được chuyển từ Analog sang Digital. Những nâng cấp đáng giá so với 1G đó là: Mạng 2G cho phép 4
- người dùng gọi thoại với tín hiệu đã được mã hóa dưới dạng tín hiệu kỹ thuật số (dạng nhị phân 0 và 1). Vậy nên, tính bảo mật thông tin của 2G được cải thiện hơn rất nhiều so với mạng 1G. 2.4. Mạng di động 3G 3G là thế hệ thứ ba được giới thiệu bởi nhà mạng NTT Docomo vào năm 2001, và nó đã được thương mại hóa vào năm 2003, cho phép truyền tải dữ liệu thoại và cả những dữ liệu khác như email, hình ảnh, âm thanh, video… Nhìn chung, 3G là một sự đột phá với rất nhiều cải tiến mạnh mẽ so với các thế hệ trước đó. Nó được cải thiện mạnh mẽ nhất là phần băng thông, cũng như tốc độ truyền dữ liệu so với mạng 2G. Tốc độ truyền tải dữ liệu của 3G đạt từ 384 Kbps đến 2 Mbps trong một giây, giúp người dùng có thể gửi và nhận những email có kích thước lớn hơn với tốc độ nhanh hơn. Mạng 3G có tốc độ mạng cao nhất là HSPA+ (trên điện thoại hiển thị là H+), với tốc độ lên đến 42 Mbps => giúp người sử dụng có thể dễ dàng lướt Facebook, Youtube… một cách nhẹ nhàng. Mạng 3G được phủ sóng ở Việt Nam vào năm 2009 bởi VinaPhone ở 13 tỉnh và thành phố. Hiện nay hầu hết các vùng trên lãnh thổ vùng sâu, vùng xa ở Việt Nam chưa có điều kiện phủ sóng 4G thì đã đều phủ sóng di động từ 3G. Mạng 3G đảm bảo cho việc kết nối và truy cập Internet thông qua mạng di động được đảm bảo. Các dịch vụ thanh toán trực tuyến, có thể triển khai trên mạng 3G. 2.5. Mạng di động 4G 4G là thế hệ thứ tư và nó vẫn đang rất phổ biến ở thời điểm hiện tại (thời điểm năm 2021). Mạng 4G (LTE) được ra mắt vào năm 2013, cho tốc độ truyền tải dữ liệu cực nhanh, lý tưởng nhất vào khoảng 1Gb đến 1,5Gb trong một giây. Việt Nam có 2 chuẩn 4G phổ biến gồm LTEA và Giga LTE. Mạng LTEA có tốc độ truyền tải lên đến 300 Mbps, còn mạng Giga LTE thì cao cấp hơn – nó có tốc độ lên đến 1.2Gbps Đặc biệt, 4G LTE được xem là tiêu chuẩn cho các thiết bị công nghệ hiện tại vì nó cho phép truyền tải dữ liệu với khoảng 12,5Mb khi đang di chuyển và cao hơn nếu người dùng đứng yên hoặc ít di chuyển. 4G cũng là một sự đột phá so với thế hệ mạng 3G. Các cuộc gọi thoại video đang trở nên rất phổ biến, điều mà 3G khó thực hiện được. Mạng 4G có thể triển khai mọi dịch vụ có sẵn ở mạng 3, không những thế, tốc độ truyền tải dữ liệu và băng thông luôn được nâng cao. 5
- Dù Việt Nam là nước triển khai mạng 4G khá chậm, tuy nhiên đến năm 2017 thì Việt Nam phủ sóng toàn quốc mạng 4G. Nhìn chung tốc độ mạng ở Việt Nam rất tốt (ở mức 21,49 Mbps), đứng thứ 2 Đông Nam Á, chỉ xếp sau Singapore. 2.6. Mạng di động 5G 5G là thế hệ thứ năm của mạng di động và đây là thế hệ mới nhất. 5G chỉ mới được phát triển khoảng 1 – 2 năm trở lại đây và 5G được cho là còn mạnh hơn cả WiFi hiện nay. 5G vẫn chưa được phổ cập rộng rãi cho tất cả người dùng, vì ở thời điểm hiện tại, chưa có nhiều quốc gia phủ sóng mạng 5G, hơn nữa nó có phí khá cao và thiết bị hỗ trợ vẫn chưa thực sự nhiều. Nhưng 5G được xem là một cuộc cách mạng lớn, vì nó hỗ trợ rất tốt cho IoT, VR, AR,… những công nghệ này đều được xem là chìa khóa để hướng đến tương lai của con người. Mạng 5G có tốc độ truyền tải dữ liệu lớn gấp 10 lần 4G, có nghĩa là trong điều kiện lý tưởng, 5G có thể truyền tải dữ liệu lên đến 10Gb trong một giây. Hình 1-4: Bản đồ áp dụng sóng 5G ở Đông Nam Á Trong hình này thì các chấm màu cam thể hiện độ phủ 5G, có thể thấy Thái Lan phủ coi như kín sóng 5G, kể cả các khu vực ngoài đô thị lớn. Tương tự là đảo quốc Singapore và Philipin cũng đã phủ sóng 5G hầu hết các vùng của đất nước. Ngoài Việt Nam thì các quốc gia lớn còn lại của khu vực Đông Nam Á là Malaysia và Indonesia thì cũng có mạng 5G chưa phát triển. 3. Thiết bị máy tính và điện thoại thông minh kết nối Internet 3.1. Các thiết bị hỗ trợ kết nối internet 6
- a. Máy tính Desktop Máy tính Desktop là các máy tính cá nhân được thiết kế để cố định tại một vị trí, phần lớn các máy tính desktop có khả năng xử lý, lưu trữ lớn hơn các máy tính di động (Laptop). Các máy tính desktop được kết nối mạng máy tính nói chung và Internet nói riêng thông qua thiết bị bị Network Interface. b. Máy tính Laptop Máy tính Laptop là các máy tính được thiết kế với mục đích mang đi nhiều nơi (dành cho những người luôn phải di chuyển khi làm việc như những doanh nhân, người bán hàng ...). Laptop tích hợp tất cả màn hình, bàn phím, touchpad, mainboard, CPU, RAM, Speaker, Battery ... trong một kích thước chỉ như một quyển sách. c. Máy tính Surface Đây là chiếc máy tính bảng đa nhiệm được sản xuất bởi Microsoft. Các dòng máy tính Surface bao gồm: Surface Laptop; Surface Book; Surface Pro; Surface Studio; Suface Go. Hình 1-5: Các dạng surface của Microsoft Hiện tại, dòng máy tính Surface Laptop đã được ra mắt 3 thế hệ là Laptop 1, Laptop 2, Laptop 3 và Laptop 4 cũng được cải tiến rất nhiều, phù hợp cho doanh nhân, những người thường tương tác với máy ở cường độ làm việc cao. d. Máy tính bảng 7
- Máy tính bảng là thiết bị giống như chiếc điện thoại thông minh cỡ lớn với màn hình lớn và có thể chạy các phần mềm ứng dụng. Máy tính bảng cũng giống như máy vi tính, thay vì điều khiển bằng chuột vi tính và bàn phím thì người dùng điều khiển bằng cách chạm ngón tay vào các phần trên màn hình. Hiện nay có hai loại máy tính bảng chính - máy tính bảng Apple iPad và máy tính bảng Android™. Hình 1-6: các loại máy tính bảng Tất cả máy tính bảng đều có thể sử dụng mạng WFI. Một số loại máy tính bảng cũng có thể sử dụng tài khoản điện thoại di động không dây 3G hoặc 4G. e. Workstation Hình 1-7: Máy trạng xử lý dữ liệu Đây là các máy tính có khả năng xử lý mạnh hơn các máy PC (bộ vi xử lý mạnh hơn, màn hình tốt hơn, nhiều RAM, VGA tốt ...). Thường các máy này 8
- dùng cho cá nhân, nhưng phục vụ cho các công việc cần nhiều năng lực tính toán hơn như thiết kế đồ họa, CAD/CAM, chơi game,... 3.2. Các lời khuyên khi lựa chọn máy tính phục vụ cho công việc Để thực hiện chọn máy tính phù hợp phục vụ cho kết nối và công việc, người sử dụng nên theo các tiêu chí sau: a. Mục đích sử dụng Xác định nhu cầu sử dụng là việc làm rất cần thiết. Bởi vì, khi người dùng xác định rõ được nhu cầu, sẽ giúp người dùng dễ dàng lựa chọn Laptop phù hợp. Tránh việc lãng phí hoặc chiếc Laptop không đủ tính năng để phục vụ cho mục đích sử dụng: Học tập và văn phòng; Thiết kế đồ họa, kỹ thuật; Laptop Chơi Game ; Máy cao cấp, mỏng nhẹ b. Hệ điều hành Hầu hết các dòng máy tính xách tay đều chạy trên 1 trong 3 hệ điều hành: Windows, Chrome OS hoặc macOS (chỉ dành cho MacBook). Mỗi hệ điều hành điều có điểm nổi bật riêng. c. Thương hiệu Hiện nay, mỗi thương hiệu đều có thế mạnh và lượng fan hâm mộ riêng. Nếu nói về chất lượng thì cũng gần tương đương nhau vì dù là máy tính Apple hay Laptop Lenovo, HP, ASUS,.. tất cả đều thường sử dụng các thành phần linh kiện từ các đối tác thứ 3 như: Chip từ Intel, card đồ họa của AMD hay NVIDIA, chip nhớ/SSD Samsung,... d. Kích thước màn hình - Từ 11 - 12 inch: Các dòng Laptop mỏng và khối lượng nhẹ, thường nặng 1,1 - 1,6 kg, phù hợp với học sinh, sinh viên và người làm văn phòng. - Từ 13 - 14 inch: Kích thước phổ biến giúp người dùng linh hoạt với nhiều mục đích sử dụng, máy thường có cân nặng dưới khoảng 2 kg hoặc nhẹ hơn. - 15 inch: Kích thước phổ biến nhất, Laptop thường nặng 2 - 3 kg. Màn hình lớn hỗ trợ tốt cho việc thiết kế, giải trí nhưng không phù hợp để di chuyển nhiều. - Từ 17 - 18 inch: Thường thích hợp để làm máy trạm Workstation, màn hình lớn giúp làm việc với các chi tiết một cách hiệu quả nhất. Không phù hợp với việc di chuyển nhiều do khối lượng nặng. e. Cấu hình 9
- Cấu hình máy phụ thuộc vào mục đích sử dụng và khả năng tài chính của mỗi người. Cấu hình máy tính thể hiện thông qua tham số các thiết bị: STT Thiết bị Tham số cần quan tâm Ví dụ 1 Vi xử lý Dòng CPU Core i5, Core i7, Ryzen 5, Ryzen7 Tốc độ xử lý 3.5GHz 2 RAM Loại Ram DDR3, DD3L DD4… Dung lượng ram 16GB, 8GB Loại màn hình HD, Full HD 3 Màn hình Kích thước màn hình 17inch, 18 inch 4 Chip đồ họa Tốc độ xử lý 5GB 5 Các cổng kết nối Loại cổng Type C, HDMI 6 Dung lượng pin Số lượng Cells 6Cells 4 Cells 4. Các ứng dụng trên Internet phục vụ đời sống 4.1. Dịch vụ tìm kiếm Search Engine (Công cụ tìm kiếm, máy tìm kiếm) là một hệ thống phần mềm, được truy cập trên Internet, có chức năng tìm kiếm cơ sở dữ liệu thông tin theo truy vấn của người dùng. Máy tìm kiếm sẽ cung cấp một danh sách các kết quả phù hợp nhất với những gì người dùng đang cố gắng tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm phổ biến bao gồm: a. GOOGLE Google là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên khắp thế giới. Đây là dịch vụ nắm khoảng 65% thị trường Mỹ. Google có nhiều tùy chọn tìm kiếm hỗ trợ người sử dụng b. BING Bing cũng là công cụ tìm kiếm phổ biến tại Mỹ được phát hành bởi Microsoft. Nó sẽ hỗ trợ tìm được thông tin trả lời người dùng cần nhanh chóng, quyết định nhiều thông tin khác nhau. Hiên nay tìm kiếm BING đã tích hợp công cụ chat GPT nằm tối ứu các kết quả tìm kiếm c. BAIDU Baidu là công cụ tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc và dùng thay thế cho 10
- Google trên lãnh thổ Trung Quốc. Tương tự như Google, Baidu có đủ những thông tin về tin tức, hình ảnh. 4.2. Hệ sinh thái VNG Các sản phẩm tiêu biểu của VNG gồm: mạng xã hội Zing Me, báo điện tử Zing.vn, dịch vụ nghe nhạc Zing MP3, ứng dụng liên lạc trên di động Zalo, kênh thanh toán trực tuyến Zalo Pay v.v… Tuy chỉ nằm gọn trong lĩnh vực phần mềm, nhưng hệ sinh thái mà VNG xây dựng đã phần nào cung cấp khá đầy đủ nhu cầu của khách hàng là thế hệ người trẻ dùng Internet tại Việt Nam. Hình 1-9: Các sản phẩm, dịch vụ trong VNG Các dịch vụ của VNG: - Zalo: Công cụ chat và giao tiếp trực tuyến - Zing MP3: Công cụ nghe nhạc trực tuyến - Zing TV: Công cụ xem truyền hình trực tuyến - Báo mới: Công cụ xem tổng hợp tin tức trực tuyến - Zalo pay: Ví điện tử trực tuyến 4.3. Một số ứng dụng mạng xã hội giải trí a. Youtube YouTube là một mạng xã hội để chia sẻ video của công ty Alphabet (cha đẻ của các dịch vụ Google) có hàng triệu người dùng trên khắp thế giới đã tạo tài khoản. Youtube chính là một dịch vụ chia sẻ video. Nơi người dùng có thể xem, thích, chia sẻ, nhận xét và tải lên video của riêng họ. Dịch vụ video có thể được truy cập trên PC, máy tính xách tay, máy tính bảng và qua điện thoại di 11
- động. b. Tiktok - Mạng xã hội chia sẻ video Tiktok là mạng xã hội và cũng là nền tảng video âm nhạc được ra mắt vào năm 2017 của Trung Quốc. Nền tảng này được ra đời bởi Trương Nhất Minh người sáng lập của ByteDance. Nền tảng này được sử dụng để sáng tạo ra các video ngắn, khiêu vũ, hát nhép, hài kịch và tài năng từ khoảng 3 đến 15 giây và các video lặp lại ngắn từ 3 từ 3 đến 60 giây. Với Tiktok người dùng có thể đăng các bài video dài 15 giây – tới 1 phút cho toàn bộ cộng đồng muser cùng thưởng thức. Người dùng có thể tùy chọn các liên kết các nhau để xâu chuỗi chúng thành câu chuyện thú vị của mình với thời lượng kéo dài được đến 60 giây. Hình 1-10: Ứng dụng Tiktok c. Các ứng dụng VTVgo – VTV giải trí Hệ thống VTVgo trên đa nền tảng của Đài Truyền hình Việt Nam cho phép hàng triệu khán giả xem VTV trực tuyến mọi nơi, mọi lúc với tính năng 12
- xem trực tiếp, xem lại, xem theo chủ đề mọi chương trình truyền hình cũng như thưởng thức kho video độc quyền lớn nhất Việt Nam trên các lĩnh vực phim truyện, kinh tế, văn hóa, giải trí, thể thao,… Hệ thống VTVgo còn cung cấp cho khán giả tin tức thời sự, sự kiện nóng nhất trong ngày được cập nhật 24/24 từ các bản tin, chương trình đặc sắc hàng ngày của VTV. Hệ thống tin tức với tính năng xem liên tục trên những lĩnh vực xã hội, kinh tế, thể thao, thế giới, giải trí,... giúp người xem không bỏ lỡ thông tin quan trọng đang thu hút sự quan tâm của công chúng. Ứng dụng VOV"VOV" là ứng dụng của Đài Tiếng nói Việt Nam hỗ trợ thính giả, độc giả nghe, xem và đọc các chương trình phát thanh, truyền hình, báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam trên nền tảng Internet. Các dịch vụ chính trên App VOVMedia gồm: Các kênh phổ biến của VOV: VOV1 - VOV6, VOV GT,… VOV Media là kênh cập nhật thông tin nhanh và chính thông bao gồm: Chính trị, Xã hội, Đời sống, Kinh tế, Thế giới,… . VOV GT là kênh phát thanh tương tác nhằm cập nhật tình hình giao thông trên cả nước. VOV cung cấp các Fanpage trên nền tảng mạng xã hội để thuận tiện tương tác bên cạnh kênh tương tác điện thoại truyền thống. 5. Luật An ninh mạng và an toàn thông tin trên mạng internet 5.1. Sự ra đời của Luật An ninh mạng Với sự phát triển của khoa học công nghệ, không gian mạng trở thành một bộ phận cấu thành không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong xây dựng xã hội thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Sự phát triển bùng nổ của công nghệ mang tính đột phá như trí tuệ nhân tạo, Internet của vạn vật, máy tính lượng tử, 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
những kỹ thuật phương pháp sử dụng preloader để tạo ảnh chuyển động trong flash p4
5 p | 81 | 7
-
quá trình hình thành phương pháp tùy chọn ease full để thay đổi tốc độ hoạt động p8
5 p | 75 | 6
-
DREAMWEAVER 8 - Bài 11
7 p | 51 | 5
-
những giáo trình tìm hiểu về polystart tool shape hint trong flash p5
5 p | 80 | 5
-
những kỹ thuật phương pháp sử dụng preloader để tạo ành chuyển động trong flash p10
5 p | 65 | 5
-
quá trình hình thành giáo trình sử dụng classic tween làm trò bập bênh trong photoshop p9
5 p | 67 | 5
-
quá trình hình thành phương pháp tùy chọn ease full để thay đổi tốc độ hoạt động p5
5 p | 60 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn