Tài liệu chuyên đề 11: Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cán bộ)
lượt xem 1
download
Kết cấu nội dung cuốn tài liệu này được biên tập trên cơ sở các văn bản pháp lý hướng dẫn hiện hành và khung chương trình được phê duyệt gồm: Hệ thống phần mềm dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Kỹ năng xây dựng, quản lý và khai thác sử dụng văn bản quản lý nhà nước về công tác dân tộc trên môi trường điện tử.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu chuyên đề 11: Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cán bộ)
- ỦY BAN DÂN TỘC TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ 11 KỸ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cán bộ) Hà Nội 2023
- LỜI NÓI ĐẦU Công nghệ thông tin đã và đang giữ vai trò rất quan trọng, trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, công nghệ thông tin không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, mà còn kéo theo sự biến đổi trong phương thức sáng tạo của cải, trong lối sống và tư duy của con người. Công nghệ thông tin là chiếc chìa khoá để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế, phương thức tổ chức và sản xuất, cách tiếp cận của từng người dân tới tri thức, giải trí, phương pháp tư duy, giải quyết công việc và các mối quan hệ trong xã hội. Trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần nâng cao năng lực quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước, phục vụ tốt hơn, có hiệu quả hơn cho người dân và doanh nghiệp và góp phần đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính. Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin. Trong đó, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghệ thông tin ngày càng được cụ thể hóa bằng nhiều văn bản quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò của công nghệ thông tin đối với công cuộc đổi mới đất nước. Kết cấu nội dung cuốn tài liệu này được biên tập trên cơ sở các văn bản pháp lý hướng dẫn hiện hành và khung chương trình được phê duyệt gồm: Hệ thống phần mềm dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Kỹ năng xây dựng, quản lý và khai thác sử dụng văn bản quản lý nhà nước về công tác dân tộc trên môi trường điện tử. Phương pháp xây dựng và vận hành dịch vụ công trực tuyến tại vùng dân tộc thiểu số. Áp dụng chuyển đổi số vào phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Do nội dung công nghệ thông tin, phạm vi rộng, nên tài liệu này chỉ mang tính chất tham khảo, trong quá trình triển khai thực hiện các chuyên gia, giảng viên, báo cáo viên các cấp nghiên cứu, chắt lọc nội dung và cập nhật các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có) vào bộ tài liệu để hướng dẫn. Trân trọng cảm ơn! ỦY BAN DÂN TỘC
- MỤC LỤC I. HỆ THỐNG PHẦN MỀM DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN MỨC ĐỘ 3, 4 1 1. Tổng quan về dịch vụ công trực tuyến .......................................................... 1 1.1. Văn bản quy phạm quy định về dịch vụ công trực tuyến .............................. 1 1.2. Yêu cầu đối với dịch vụ công trực tuyến ....................................................... 1 1.3. Phân biệt các mức độ dịch vụ công trực tuyến .............................................. 3 2. Kỹ năng sử dụng máy tính/thiết bị di động trong hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 ........................................................................................ 6 2.1. Cổng dịch vụ công quốc gia ........................................................................... 6 2.2. Cổng dịch vụ công địa phương ...................................................................... 7 2.3. Kỹ năng xây dựng, quản lý và khai thác sử dụng văn bản quản lý nhà nước về công tác dân tộc trên môi trường điện tử ......................................................... 9 II. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ................................................... 13 1. Chính phủ điện tử ......................................................................................... 15 1.1. Khái niệm Chính phủ điện tử (CPĐT) ......................................................... 15 1.2. Lợi ích của Chính phủ điện tử ...................................................................... 17 1.3. Vai trò của Chính phủ điện tử ...................................................................... 17 1.4. Chính phủ số................................................................................................. 18 1.5. Khái niệm chính quyền số ............................................................................ 19 1.6. Nhiệm vụ và giải pháp phát triển chính quyền số ........................................ 19 2. Khung kiến trúc Chính phủ điện tử ............................................................ 20 2.1. Khái niệm ..................................................................................................... 20 2.2. Sơ đồ khái quát Chính phủ điện tử Việt Nam .............................................. 21 2.3. Các thành phần của Chính phủ điện tử ........................................................ 21 2.4. Mô hình tham chiếu Chính phủ điện tử ....................................................... 23
- 3. Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2019 - 2025”.............................................................................................. 25 3.1. Tóm tắt trọng tâm đề án ............................................................................... 25 3.2. Nhiệm vụ trọng tâm của Đề án .................................................................... 26 3.3. Kinh nghiệm triển khai tại một số địa phương ............................................ 27 4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phát triển kinh tế xã hội ........ 32 4.1. Thanh toán số ............................................................................................... 32 4.2. Nông nghiệp số............................................................................................. 33 4.3. Truy xuất nguồn gốc bằng nền tảng công nghệ ........................................... 33 4.4. Xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu của địa phương trên không gian mạng/thông qua nền tảng số ................................................................................ 34 III. KỸ NĂNG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC TRÊN MÔI TRƯỜNG ĐIỆN TỬ ......................................................................................... 36 1. Soạn thảo văn bản trên máy tính: Mở, lưu văn bản, định dạng văn bản, các lệnh cơ bản trên giao diện Word ............................................................... 36 2. Quy trình xử lý văn bản đến trên môi trường điện tử.Thứ tự thao tác các bước xử lý ........................................................................................................... 39 3. Quy trình xử lý văn bản đi trên môi trường điện tử ................................. 42 4. Kỹ năng tìm kiếm văn bản, mở văn bản, tải văn bản về máy tính........... 46 4.1. Luồng văn bản đến ....................................................................................... 46 4.2. Luồng văn bản đi .......................................................................................... 53 IV. PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ ............... 68 1. Tổng quan về hệ thống dịch vụ công trực tuyến – hệ thống một cửa ...... 68 1.1. Giới thiệu hệ thống một cửa ......................................................................... 68 1.2. Mục tiêu phần mềm một cửa ........................................................................ 69 1.3. Mô hình nghiệp vụ hệ thống dịch vụ công trực tuyến ................................. 69 1.4. Các loại hình dịch vụ công trực tuyến với Ủy ban Dân tộc ......................... 70
- 2. Quy trình tiếp nhận hồ sơ dịch vụ công trực tuyến ................................... 71 2.1. Quy trình chung ............................................................................................ 71 2.2. Thao tác trên hệ thống .................................................................................. 72 2.3. Tiếp nhận hồ sơ mới ..................................................................................... 74 2.4. Hồ sơ trực tuyến ........................................................................................... 76 3. Quy trình xử lý, giải quyết hồ sơ dịch vụ công trực tuyến ........................ 78 3.1. Hồ sơ chờ xử lý ............................................................................................ 78 3.2. Xem thông tin hồ sơ ..................................................................................... 79 3.3. Xử lý hồ sơ ................................................................................................... 81 3.4. Xử lý hồ sơ cần phối hợp ............................................................................. 82 3.5. Xem thông tin hồ sơ ..................................................................................... 82 3.6. Phối hợp xử lý .............................................................................................. 83 4. Quy trình trả hồ sơ dịch vụ công trực tuyến .............................................. 83 4.1. Hồ sơ chờ trả kết quả ................................................................................... 83 4.2. Hồ sơ đã trả kết quả ...................................................................................... 86 5. Quy trình xử lý hồ sơ công việc, hồ sơ trình ký trên e-office .................... 86 V. ÁP DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀO PHỤC VỤ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021 – 2030.......................................................................... 95 1. Tổng quan kinh tế số ..................................................................................... 95 1.1. Định nghĩa .................................................................................................... 95 1.2. Phạm vi và các thành phần của kinh tế số.................................................... 95 1.3. Đặc điểm kinh tế số ...................................................................................... 96 2. Một số ví dụ ứng dụng kinh tế số cho đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế ................................................................................................................. 97 2.1. Hệ thống truy xuất nguồn ngốc xuất xứ sản phẩm ...................................... 97 2.2. Thương mại điện tử - sàn thương mại điện tử ............................................. 99 2.3. Câu chuyện Mèo Vạc ................................................................................. 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 108
- DANH MỤC VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin CNTT & TT Công nghệ thông tin và Truyền thông CV Chuyên viên CSDL Cơ sở dữ liệu CPĐT Chính phủ điện tử HTTT Hệ thống thông tin KDĐT Kinh doanh điện tử ARM Mô hình tham chiếu ứng dụng DRM Mô hình tham chiếu dữ liệu IRM Mô hình tham chiếu kỹ thuật TMĐT Thương mại điện tử UBND Ủy ban nhân dân
- I. HỆ THỐNG PHẦN MỀM DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN MỨC ĐỘ 3, 4 1. Tổng quan về dịch vụ công trực tuyến 1.1. Văn bản quy phạm quy định về dịch vụ công trực tuyến Dịch vụ công trực tuyến được quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP. Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 tại Nghị định này, dịch vụ công trực tuyến được định nghĩa như sau: “Dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng”. 1.1.1. Cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo 02 mức độ như sau: a) Dịch vụ công trực tuyến toàn trình: Là dịch vụ bảo đảm cung cấp toàn bộ thông tin về thủ tục hành chính, việc thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính đều được thực hiện trên môi trường mạng. Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích. b) Dịch vụ công trực tuyến một phần: Là dịch vụ công trực tuyến không bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Cơ quan nhà nước ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số tối đa trong quá trình cung cấp và xử lý dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng trừ trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ phải hiện diện tại cơ quan nhà nước hoặc cơ quan nhà nước phải đi thẩm tra, xác minh tại hiện trường theo quy định của pháp luật. 1.2. Yêu cầu đối với dịch vụ công trực tuyến Theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT ngày 15/11/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông, dịch vụ công trực tuyến phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể như sau: 1.2.1. Các mục hướng dẫn tối thiểu phục vụ việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên cổng thông tin điện tử bao gồm: a) Mục hướng dẫn thực hiện đối với việc thực hiện một số dịch vụ hành chính công thường gặp để giúp người sử dụng biết được các thủ tục, các bước tiến hành khi muốn thực hiện một công việc; 1
- b) Mục các câu hỏi trường gặp và nội dung trả lời để giúp người sử dụng có thể tự tìm ra giải đáp được các vướng mắc thông thường khi thực hiện thủ tục hành chính, khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến. 1.2.2. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cần đạt được các yêu cầu tối thiểu như sau: a) Phải tương thích với các trình duyệt Web thông dụng; b) Dễ dàng tìm thấy dịch vụ: Người sử dụng dễ dàng tìm được dịch vụ sau tối đa 03 lần bấm chuột từ trang chủ của cổng thông tin điện tử cung cấp dịch vụ công trực tuyến; dễ dàng tìm được dịch vụ bằng các công cụ tìm kiếm phổ biến; c) Có cơ chế hướng dẫn, tự động khai báo thông tin: Hỗ trợ tự động điền các thông tin của người sử dụng nếu các thông tin đó đã được người sử dụng cung cấp khi đăng ký tài khoản hoặc trong lần sử dụng dịch vụ trước, thông tin của cơ quan nhà nước đã có trong cơ sở dữ liệu của hệ thống dịch vụ công trực tuyến; hỗ trợ việc điền, kiểm tra thông tin theo các định dạng quy định sẵn; có giải thích chi tiết về thông tin cần nhập (đối với các thông tin có yêu cầu riêng, mang tính chất chuyên ngành); d) Có chức năng để người sử dụng đánh giá sự hài lòng đối với dịch vụ sau khi sử dụng (sau đây gọi tắt là chức năng đánh giá); đ) Bảo đảm thời gian xử lý, trao đổi dữ liệu nhanh: Trong trường hợp hệ thống biết rõ thời gian xử lý, trao đổi dữ liệu lâu hơn 10 giây cần cung cấp thông báo thể hiện tỉ lệ phần trăm hoàn thành việc xử lý; e) Bảo đảm hoạt động ổn định: Các dịch vụ công trực tuyến phải hoạt động liên tục 24 giờ trong tất cả các ngày; bảo đảm dịch vụ được kiểm tra lỗi đầy đủ trước khi đưa vào sử dụng để hạn chế tối đa lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng; khi bảo trì, nâng cấp dịch vụ cần thông báo thông tin về việc bảo trì, nâng cấp và thời gian dự kiến hoạt động trở lại trên cổng thông tin điện tử cung cấp dịch vụ công trực tuyến trước ít nhất 01 ngày làm việc; g) Có địa chỉ thư điện tử để tiếp nhận góp ý của người sử dụng. 1.2.3. Cổng thông tin điện tử cung cấp dịch vụ công trực tuyến phải có chức năng thống kê kết quả giải quyết hồ sơ của các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Mỗi dịch vụ phải thông báo các số liệu thống kê tối thiểu từ đầu năm tới thời điểm hiện tại như sau: a) Số lượng hồ sơ trực tuyến đã tiếp nhận; 2
- b) Số lượng hồ sơ trực tuyến đã giải quyết; c) Tỉ lệ hồ sơ trực tuyến được giải quyết đúng hạn; d) Tổng số hồ sơ đã tiếp nhận qua hình thức trực tuyến và không trực tuyến; đ) Số liệu về mức độ hài lòng của người sử dụng đối với dịch vụ theo từng nội dung đánh giá quy định tại Điều 12 Thông tư này. 1.3. Phân biệt các mức độ dịch vụ công trực tuyến Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 Phải cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản sau: - Tên thủ tục hành chính; - Trình tự thực hiện; - Cách thức thực hiện; - Thành phần, số lượng hồ sơ; - Thời hạn giải quyết; - Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; - Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính; - Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Ghi rõ kết quả cuối cùng của việc thực hiện thủ tục hành chính; - Thông tin nếu có về mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính, yêu cầu, điều kiện, phí, lệ phí; - Hình thức nhận hồ sơ, trả kết quả (trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, qua môi trường mạng); - Văn bản quy phạm pháp luật quy định trực tiếp về thủ tục hành chính, quyết định công bố thủ tục hành chính. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 Phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau: - Cung cấp đầy đủ thông tin cơ bản như dịch vụ công trực tuyến mức độ 1; - Cung cấp đầy đủ các biểu mẫu điện tử không tương tác và cho phép người sử dụng tải về để khai báo sử dụng; - Hồ sơ in từ biểu mẫu điện tử không tương tác sau khi khai báo theo quy định được chấp nhận như đối với hồ sơ khai báo trên các biểu mẫu giấy thông thường. 3
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 Phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau: - Đáp ứng các yêu cầu của dịch vụ công trực tuyến mức độ 2; - Các biểu mẫu của dịch vụ được cung cấp đầy đủ dưới dạng biểu mẫu điện tử tương tác để người sử dụng thực hiện được việc khai báo thông tin, cung cấp các tài liệu liên quan (nếu có) dưới dạng tệp tin điện tử đính kèm và gửi hồ sơ trực tuyến tới cơ quan cung cấp dịch vụ; - Hồ sơ hành chính điện tử được sắp xếp, tổ chức, lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của ứng dụng dịch vụ công trực tuyến để bảo đảm khả năng xử lý, tra cứu, thống kê, tổng hợp, kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu của các hệ thống ứng dụng liên quan; - Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng; - Việc thanh toán phí, lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan cung cấp dịch vụ hoặc qua dịch vụ bưu chính. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 Dịch vụ công mức 04 phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau: - Đáp ứng các yêu cầu của dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; - Cung cấp chức năng thanh toán trực tuyến để người sử dụng thực hiện được ngay việc thanh toán phí, lệ phí (nếu có) qua môi trường mạng; - Việc trả kết quả cho người sử dụng có thể được thực hiện trực tuyến, qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp. Kết quả dưới dạng điện tử của dịch vụ công trực tuyến có giá trị pháp lý như đối với kết quả truyền thống theo quy định về kết quả điện tử của cơ quan chuyên ngành. Việc trả kết quả trực tuyến được thực hiện theo sự thống nhất của người sử dụng và cơ quan cung cấp dịch vụ qua một hoặc nhiều hình thức sau: Thông báo trên cổng thông tin điện tử có dịch vụ công trực tuyến; gửi qua chức năng trả kết quả của dịch vụ công trực tuyến; gửi qua thư điện tử của người sử dụng. Khuyến khích gửi kết quả qua các kênh giao tiếp điện tử khác như: tin nhắn trên điện thoại di động, dịch vụ trao đổi thông tin trên mạng. 4
- Hình 1-1 Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến quốc gia Hình 1-2 Báo cáo tổng hợp dịch vụ công trực bộ và cơ quan ngang bộ 5
- Hình 1-3 Báo cáo dịch vụ công trực tuyến theo Tỉnh thành phố 2. Kỹ năng sử dụng máy tính/thiết bị di động trong hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 2.1. Cổng dịch vụ công quốc gia Địa chỉ website: Cổng Dịch vụ công Quốc gia (dichvucong.gov.vn) (hình 1-1) Với quan điểm công khai, minh bạch, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, Cổng Dịch vụ công Quốc gia kết nối, cung cấp thông tin về thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến; hỗ trợ thực hiện, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trên toàn quốc. Cá nhân, tổ chức truy cập Cổng Dịch vụ công Quốc gia tại địa chỉ duy nhất www.dichvucong.gov.vn theo nhu cầu người dùng từ máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại di động được kết nối internet để hưởng nhiều lợi ích từ Cổng Dịch vụ công Quốc gia như: • Đăng ký và được cấp ngay một tài khoản của Cổng dịch vụ công Quốc gia để đăng nhập; • Tra cứu thông tin, dịch vụ công các ngành, lĩnh vực, các địa phương tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; Gửi phản ánh kiến nghị liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công; 6
- • Đề nghị hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công qua Tổng đài điện thoại 18001096 hoặc trực tuyến tại mục Hỗ trợ; • Theo dõi toàn bộ quá trình giải quyết thủ tục hành chính và xử lý phản ánh kiến nghị của mình bằng cách cung cấp mã hồ sơ, kể cả mã hồ sơ thủ tục hành chính không thực hiện qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Dịch vụ công của Bộ, ngành, địa phương; • Đăng nhập bằng tài khoản Cổng dịch vụ công Quốc gia để đăng nhập các Cổng Dịch vụ công của Bộ, ngành, địa phương; không phải cập nhật các trường thông tin, tài liệu đã được lưu trữ trong tài khoản Cổng Dịch vụ công Quốc gia; • Được hỗ trợ truy vấn thông tin của cá nhân, tổ chức lưu trữ tại các Cơ sở dữ liệu, Hệ thống thông tin đã tích hợp với Cổng Dịch vụ công Quốc gia như đăng ký kinh doanh, thuế, bảo hiểm,…; • Thực hiện thủ tục hành chính tại nhiều tỉnh, thành phố chỉ cần khai báo 1 lần trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; • Sử dụng tài khoản của các ngân hàng, trung gian thanh toán để thanh toán trực tuyến phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính; dịch vụ công; • Đánh giá sự hài lòng trong giải quyết thủ tục hành chính; 2.2. Cổng dịch vụ công địa phương Cổng dịch vụ công cấp tỉnh được cung cấp tại địa chỉ website theo đường dẫn https://dichvucong.tên tỉnh.gov.vn/vi/ Hình 1-4 Cổng dịch vụ công tỉnh Điện Biên 7
- Các dịch vụ cung cấp bởi dịch vụ công cấp tỉnh bao gồm: • Tra cứu dịch vụ công trực tuyến • Thực hiện dịch vụ công trực tuyến • Tra cứu thủ tục hành chính • Các thống kê mô tả về thực trạng dịch vụ công trực tuyến • Thông tin hỗ trợ , đường dây nóng dịch vụ công trực tuyến • Tra cứu các thông tin công khai cấp tỉnh • Khảo sát dịch vụ công trực tuyến Dịch vụ công cấp quận (huyện) là một phần trong cổng thông tin cấp huyện được cung cấp theo địa chỉ: https//huyện.tỉnh.gov.vn/dichvucong. Hình 1-5 Cổng dịch vụ công huyện Gia Lâm - TP Hà Nội Trong dịch vụ công cấp quận (huyện) được cung cấp đa dạng và phong phú tùy thuộc vào thực trạng từng địa phương. Thông thường các cổng dịch vụ công trực tuyến cấp quận (huyện) chia dịch vụ công thành 02 nhóm đó là thủ tục hành chính cấp huyện và thủ tục dịch vụ hành chính cấp xã thị trấn. Dịch vụ công của Ủy ban Dân tộc (DVC - UBDT (https://dichvucong.ubdt.gov.vn) 8
- Hình 1-6 Cổng dịch vụ công Ủy ban Dân tộc Website chính thức của các dịch vụ công của Ủy ban Dân tộc bao gồm các chức năng chính như: • Đăng ký dịch vụ công trực tuyến • Tra cứu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến • Thống kê mô tả về thực trạng thực hiện dịch vụ công trực tuyến • Phản hồi và kiến nghị • Hỏi đáp về thủ tục hành chính 2.3. Kỹ năng xây dựng, quản lý và khai thác sử dụng văn bản quản lý nhà nước về công tác dân tộc trên môi trường điện tử Các trang web cung cấp văn bản hành chính quản lý nhà nước hiện nay được cung cấp bởi một số cổng thông tin điện tử như sau: 2.3.1. Hệ thống văn bản trong cổng thông tin Chính phủ tại địa chỉ: Hệ thống văn bản (https://vanban.chinhphu.vn). Tại đây người dùng chọn lĩnh vực quan tâm và chọn cơ quan ban hành là Ủy ban Dân tộc và chọn năm tương ứng. 9
- Hình 1-7 Hệ thống văn bản tại cổng thông tin Chính phủ điện tử 2.3.2. Cổng thông tin Ủy ban Dân tộc (Trang chủ | Cổng thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc (www. cema.gov.vn/home.htm): Hình 1-8 Cổng thông tin Ủy ban Dân tộc 10
- Cổng thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc cho phép người xem tiếp cận được hầu hết các thông tin hoạt động của Ủy ban Dân tộc nói chung và truy cập vào các cơ quan và các Ban Dân tộc tại địa phương của các địa phương. Để tìm kiếm về văn bản điều hành của Ủy ban Dân tộc cũng như các thông tin tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo, người dùng kéo xuống phía dưới và truy cập vào phần văn bản và phần thông tin tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo. Tại thông tin văn bản có 03 chức năng chính là truy cập văn bản mới, tìm kiếm văn bản đã có và góp ý cho các dự thảo sắp ban hành. Hình 1-9 Hệ thống văn bản Ủy ban Dân tộc và thông tin tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo 11
- Hệ thống văn bản tại Ban Dân tộc địa phương: Bước 1: Truy cập vào trang thông tin Ban Dân tộc tại địa phương thông qua cổng thông tin điện tử cấp tỉnh. Hình 1-10 Phần thông tin sở ban ngành của cổng thông tin điện tử cấp tỉnh Bước 2: Truy cập vào hệ thống văn bản tại trang chủ của Ban Dân tộc. Hình 1-11 Trang chủ của Ban Dân tộc cấp tỉnh 12
- Bước 3: Để truy cập văn bản thì người dùng mở trực tiếp văn bản và download văn bản về máy tính của mình. II. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Tóm tắt Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025. Chiến lược được xây dựng trên quan điểm phát triển Chính phủ số có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế lại và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn, kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội. Chiến lược khẳng định công cuộc phát triển Chính phủ số một cách tổng thể, toàn diện, phát huy kết quả đạt được, tập trung nguồn lực, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, có giải pháp, cách làm đột phá, mang tính khác biệt để cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2021 và hình thành Chính phủ số vào năm 2025… Tầm nhìn đến năm 2030 của Chiến lược là Việt Nam có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số ở mức độ cao trên thế giới, thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu theo xếp hạng của Liên hợp quốc. Chính phủ số chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất của doanh nghiệp, tạo thuận lợi, mang lại sự hài lòng của người dân, để người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động của cơ quan nhà nước để cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận xã hội. Chính phủ số chuyển đổi cách thức tổ chức, vận hành, môi trường làm việc và công cụ làm việc để cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình. Chiến lược hướng tới đến năm 2025 gồm năm mục tiêu Thứ nhất, cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội, gồm 06 chỉ tiêu cơ bản: 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 100% dịch vụ công trực tuyến được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng; 100% 13
- người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương; tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần; tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính; tối thiểu 20% thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước được cắt giảm so với hiện nay. Thứ hai, huy động rộng rãi sự tham gia của xã hội dựa trên 03 chỉ tiêu cơ bản bao gồm: 100% cơ quan nhà nước cấp Bộ, tỉnh tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; tối thiểu 50% dịch vụ công mới của cơ quan nhà nước có sự tham gia cung cấp của doanh nghiệp hoặc tổ chức ngoài nhà nước; 100% cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khả năng tương tác thuận tiện, trực tuyến với cơ quan nhà nước trong các hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ dựa trên các nền tảng công nghệ số. Thứ ba, vận hành tối ưu các hoạt động của cơ quan nhà nước dựa trên 10 chỉ tiêu cơ bản bao gồm: 100% cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ 24/7, sẵn sàng phục vụ trực tuyến bất cứ khi nào người dân và doanh nghiệp cần. 100% công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc; 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất; 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật. Thứ tư, giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn trong phát triển kinh tế - xã hội dựa trên 12 vấn đề cơ bản bao gồm: Mỗi người dân có danh tính số kèm theo QR code; mỗi người dân đều được sống trong môi trường bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; mỗi người dân đều có hồ sơ số về sức khỏe cá nhân; mỗi tuyến giao thông đường bộ cao tốc đều được triển khai lắp đặt hệ thống quản lý, điều hành giao thông thông minh mỗi hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa đều có thể dễ dàng trải nghiệm sử dụng các nền tảng công nghệ số phục vụ sản xuất, kinh doanh; mỗi cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp có thể dễ dàng gửi nhận hóa đơn điện tử với nhau và với cơ quan thuế sử dụng nền tảng công nghệ số. Thứ năm, thay đổi đột phá xếp hạng quốc gia dựa trên 3 chỉ tiêu cơ bản bao gồm: Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số tổng thể; Việt Nam thuộc 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn