intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu chuyên đề 9: Kỹ năng thực hiện bình đẳng giới và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình và nhóm hộ xóa đói giảm nghèo (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cộng đồng)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung tài liệu giới thiệu khái niệm cơ bản chính sách và pháp luật về bình đẳng giới. Vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong việc thực hiện bình đẳng giới. phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình và nhóm hộ đối với cán bộ, công chức, viên chức nữ đáp ứng đủ trình độ, năng lực lãnh đạo để bổ nhiệm giữ vị trí chủ chốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu chuyên đề 9: Kỹ năng thực hiện bình đẳng giới và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình và nhóm hộ xóa đói giảm nghèo (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cộng đồng)

  1. ỦY BAN DÂN TỘC TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ 9 KỸ NĂNG THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH VÀ NHÓM HỘ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cộng đồng) Hà Nội 2023
  2. LỜI NÓI ĐẦU Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình”. Bình đẳng giới trong xã hội hiện nay không chỉ đơn thuần nói về sự bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới mà còn cả người đồng tính, song tính, vô tính và chuyển giới đều được hưởng những điều kiện như nhau để thực hiện đầy đủ quyền con người và có cơ hội đóng góp, thụ hưởng những thành quả phát triển của xã hội nói chung và cán bộ hội viên phụ nữ nói riêng. Điều quan trọng là thiết lập được các mối quan hệ tốt trên cơ sở của sự hiểu biết và tình yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, đó là con đường hạnh phúc, mục tiêu sau cùng của cuộc sống. Trách nhiệm bình đẳng giới không chỉ là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cá thể, mà là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi mái ấm gia đình và toàn xã hội; là cơ sở quan trọng để kiến thiết xây dựng mái ấm gia đình “no ấm, bình đẳng, văn minh và niềm hạnh phúc”, một xã hội văn minh và hạnh phúc Nhưng giờ đây, theo sự thay đổi chung của thời đại, người phụ nữ ngoài trách nhiệm truyền thống là làm con, làm dâu, làm mẹ, làm vợ… đã thực sự bước vào xã hội với nhiều vai trò khác nhau trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa, khoa học kỹ thuật… và phụ nữ đã và đang nắm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, doanh nghiệp…Nội dung tài liệu giới thiệu khái niệm cơ bản chính sách và pháp luật về bình đẳng giới. Vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong việc thực hiện bình đẳng giới. phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình và nhóm hộ đối với cán bộ, công chức, viên chức nữ đáp ứng đủ trình độ, năng lực lãnh đạo để bổ nhiệm giữ vị trí chủ chốt. Bình đẳng giới, phạm vi rộng, tài liệu này chỉ mang tính tham khảo vận dụng trong quá trình triển khai thực hiện các chuyên gia giảng viên, báo cáo viên các cấp chắt lọc nội dung và cập nhật các văn bản hướng dẫn hiện hành vào bộ tài liệu để triển khai cho phù hợp nội dung và đối tượng tập huấn. Trân trọng cảm ơn! ỦY BAN DÂN TỘC
  3. MỤC LỤC I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI ........................................................................................................ 1 1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................. 1 2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của bình đẳng giới ................................................ 4 3. Sự cần thiết và vai trò của cộng đồng trong thực hiện bình đẳng giới ...... 7 3.1. Sự cần thiết của cộng đồng thực hiện bình đẳng giới .................................... 7 3.2. Vai trò của cộng đồng trong thực hiện bình đẳng giới .................................. 7 4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam ......... 7 5. Chính sách và pháp luật về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ . 11 5.1. Quan điểm của Đảng về bình đẳng giới ....................................................... 11 5.2. Chính sách, pháp luật về bình đẳng giới ...................................................... 12 6. Kỹ năng thực hiện bình đẳng giới đối với nhóm cộng đồng ..................... 29 6.1. Kỹ năng thông tin, tuyên truyền về bình đẳng giới ..................................... 29 6.2. Kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng ........... 34 6.3. Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” cho đồng bào dân tộc thiểu số ............................................................................................. 36 7. Thực trạng thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam ...................................... 38 7.1. Kết quả thực hiện Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 .............................. 38 7.2. Những hạn chế tồn tại và khó khăn thách thức ............................................ 41 II. VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG VIỆC THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI ................................................................... 44 1. Vai trò, trách nhiệm của Quốc hội. Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ........................... 44 1.1. Vai trò, trách nhiệm của Quốc hội ............................................................... 44 1.2. Vai trò, trách nhiệm của Chính phủ ............................................................. 47 1.3. Vai trò, trách nhiệm của Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội ................. 47
  4. 2. Vai trò, trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội ................................................... 48 2.1. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ ....................................................... 48 2.2. Trách nhiệm của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội ............................ 50 3. Phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới ........................... 51 3.1. Nguyên tắc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới .......... 51 3.2. Nội dung phối hợp........................................................................................ 52 4. Giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới................................. 56 4.1. Khái niệm “giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới” .............. 56 4.2. So sánh giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới với thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ................................................................. 57 4.3. Vai trò của giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ................. 58 4.4. Cơ quan tiến hành hoạt động giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới .. 59 4.5. Nội dung của hoạt động giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.... 59 5. Công tác báo cáo việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ................... 65 5.1. Mục đích của soạn thảo và ban hành báo cáo .............................................. 65 5.2. Phân loại báo cáo.......................................................................................... 65 5.3. Yêu cầu của báo cáo ..................................................................................... 66 5.4. Quy trình viết báo cáo .................................................................................. 66 5.5. Nội dung của báo cáo ................................................................................... 66 III. PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH VÀ NHÓM HỘ....................................................................... 69 1. Phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình và nhóm hộ ... 69 1.1. Khái quát chung ........................................................................................... 69 1.2. Phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình và nhóm hộ... 73 2. Chính sách, đề án hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế .................................. 76 3. Một số mô hình phát triển kinh tế hiệu quả của Hội Liên hiệp Phụ nữ .. 83 3.1. Mô hình phát triển kinh tế ............................................................................ 83
  5. 3.2. Mô hình cộng đồng tham gia thực hiện bình đẳng giới ............................... 84 IV. THẢO LUẬN NHÓM TRAO ĐỔI TRÌNH BÀY ................................... 86 1. Các câu hỏi về nội dung chuyên đề ................................................................. 86 2. Phương pháp thảo luận .................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 87
  6. DANH MỤC VIẾT TẮT BĐG Bình đẳng giới GDI Chỉ số phát triển giới PBĐX Phân biệt đối xử KT-XH Kinh tế - Xã hội UBND Ủy ban nhân dân 1
  7. I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 1. Một số khái niệm cơ bản Khái niệm về giới Giới là một phạm trù được sử dụng để nói về các vai trò, thái độ và giá trị của giới tính do kỳ vọng của các cộng đồng xã hội gán cho; là sự khác nhau giữa phụ nữ và nam giới về mặt xã hội, mang tính xã hội, không đồng nhất, có thể thay đổi được. Giới được xây dựng trong mối quan hệ giữa nam và nữ về quyền lực, vị trí xã hội và phân công lao động. Nói đến giới là nói đến mối quan hệ và sự tương quan giữa nam và nữ trên mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Hay nói cách khác, nói đến giới là nói đến vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ, ba gồm: Việc phân công lao động, các kiều phân chia các nguồn và những lợi ích mà họ làm ra. Như vậy, bản chất của giới là mối quan hệ và sự tương quan giữa phụ nữ và nam giới về quyền lực, vị trí xã hội, sự phân công lao động và các cơ hội tiếp cận các nguồn và lợi ích mà họ làm ra. Giới được đề cập đến trên cơ sở các quy tắc chuẩn mực theo nhóm tập thể chứ không theo thực thể cá nhân. Vai trò giới được xác định theo văn hóa, không theo khía cạnh sinh học. Khi sinh ra chúng ta không mang theo (không có sẵn) những đặc tính giới, mà chúng ta học những đặc tính giới từ gia đình, xã hội và nền văn hóa của chúng ta. Theo Luật Bình đẳng giới: Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Khái niệm giới tính Giới tính là khái niệm dùng để chỉ sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới về mặt sinh học, mang tính bẩm sinh, đồng nhất và không thể thay đổi được. Ví dụ: + Phụ nữ có kinh, mang thai, sinh con và nuôi con bằng sữa. + Nam giới có tinh trùng. Giới tính nói lên tính ổn định của giống đực và cái. Khi con người sinh ra, như một thực thể tự nhiên, chúng ta có thể phân biệt được giống đực, giống cái. Xét trên tổng thể loài người thì giống đực và giống cái mang tính đồng nhất, ổn định, không thay đổi được. 1
  8. Theo Luật Bình đẳng giới: Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ. Khái niệm bình đẳng giới Khoản 3 Điều 5 Luật số 73/2006/QH 11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội về Luật Bình đẳng giới quy định: Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Từ định nghĩa trên có thể thấy bình đẳng giới bao hàm: + Bình đẳng về quyền; + Bình đẳng về tiếp cận và kiểm soát nguồn lực; + Bình đẳng về sự tham gia và ra quyết định; + Bình đẳng về thụ hưởng những thành quả và lợi ích. Bình đẳng giới chính là mục tiêu nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử (PBĐX) về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam giới và phụ nữ trong phát triển kinh tế, xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Cần phải phân biệt được bình đẳng hình thức với bình đẳng thực chất. Bình đẳng hình thức cho rằng tất cả mọi người được sinh ra bình đẳng theo nguyên tắc đối xử bình đẳng: Các cá nhân như nhau cần được xã hội đối xử như nhau, theo đặc điểm thực tế của họ chứ không phải theo những giả định khuôn mẫu về họ. Bình đẳng hình thức có thể được đánh đồng với bình đẳng về cơ hội, về mức độ mà không giải thích sự khác biệt về đặc điểm và hoàn cảnh của những người khác nhau. Bình đẳng hình thức thường không tạo ra kết quả bình đẳng dựa trên những khác biệt giới. Bình đẳng thực chất là bình đẳng đạt được trên thực tế. Bình đẳng giới thực chất có tính đến sự khác biệt nhưng cũng khẳng định sự bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Với quan điểm này, sự khác biệt giữa nam và nữ được thừa nhận để từ đó tìm ra các giải pháp xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử mà các nhóm yếu thế đang phải đối mặt; hướng tới các biện pháp đặc biệt khắc phục những bất lợi mà nhóm yếu thế đang gánh chịu, nhằm tăng cường năng lực và mở rộng cơ hội phát triển cho họ. Kỹ năng thực hiện bình đẳng giới 2
  9. Là khả năng vận dụng, triển khai các chính sách, quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong thực tiễn đem lại hiệu quả và đạt mục tiêu bình đẳng giới. Các kỹ năng thực hiện bình đẳng giới bao gồm: kỹ năng tuyên truyền, vận động, thay đổi nhận thức về bình đẳng giới; kỹ năng xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em; kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng; kỹ năng giải quyết các vấn đề về giới,…. Để vận dụng tốt kỹ năng trên trong triển khai các chính sách về bình đẳng giới cần xác định rõ các nội dung: xác định mục tiêu/mục đích của kỹ năng, nội dung kỹ năng, hình thức triển khai và các bước thực hiện. Định kiến giới Luật Bình đẳng giới, khoản 5 Điều 5 quy định: Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ. Phân biệt đối xử về giới Luật Bình đẳng giới quy định: Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Phân biệt đối xử về giới là việc loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Điều 1, Công ước CEDAW của Liên Hợp Quốc (1979) nhấn mạnh phân biệt đối xử nhưng chủ yếu là phân biệt đối xử với phụ nữ. Như vậy, có thể nói, phân biệt đối xử về giới là hành vi ứng xử khác nhau đối với nam hoặc nữ, thường bắt nguồn từ định kiến giới. Phân biệt đối xử về giới xảy ra ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra bất bình đẳng giới. Có hai hình thức phân biệt đối xử về giới: phân biệt đối xử trực tiếp và phân biệt đối xử gián tiếp. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới Là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự 3
  10. phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. Hoạt động bình đẳng giới Là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới. Chỉ số phát triển giới (GDI) - Gender-related Development Index Là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ. 2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của bình đẳng giới Bình đẳng giới có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội Bình đẳng giới là một yếu tố không thể thiếu nếu Việt Nam muốn đạt tham vọng trở thành nước phát triển vào năm 2045. Bởi vì dù GDP, hạ tầng cơ sở có phát triển nhưng những yếu tố xã hội, trong đó có bình đẳng giới, chưa phát triển thì khó có thể nâng cao vị thế quốc gia của mình. Chúng ta thấy trong các nghị quyết của Đảng luôn phấn đấu vì mục tiêu “Công bằng - Dân chủ - Văn minh”, ý nghĩa của 3 từ trên cũng đã hàm chứa vai trò của bình đẳng giới là mục tiêu mà Đảng, Chính phủ Việt Nam muốn thúc đẩy. Phụ nữ nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đã khẳng định được vai trò và vị thế của mình trong xã hội. Không chỉ là những người phụ nữ nội trợ của gia đình mà rất nhiều phụ nữ đã nỗ lực vươn lên nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy của chính quyền cũng như làm chủ doanh nghiệp. Bình đẳng giới tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ phát huy khả năng của mình đóng góp cho phát triển kinh tế gia đình và quốc gia. Bình đẳng giới là yếu tố quan trọng xây dựng và gìn giữ giá trị văn hóa gia đình 4
  11. Việc lựa chọn những giá trị gia đình để vun đắp vừa giữ được bản sắc văn hóa, vừa phù hợp với xu thế hội nhập có ý nghĩa quan trọng, mà phụ nữ chính là nhân tố cơ bản quyết định sự thay đổi. Có thể thấy trong dòng chảy văn minh nhân loại, dù ở thời kỳ chiến tranh hay hòa bình, dù thịnh vượng hay nghèo khổ, gia đình luôn có vai trò đặc biệt quan trọng với mỗi cá nhân và xã hội. Gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững đất nước và việc xây dựng, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới là một trong những yêu cầu trọng tâm. Vẫn biết rằng, việc thực hiện chức năng gia đình là nhiệm vụ của các thành viên lớn tuổi, đặc biệt là cha mẹ. Nhưng, không thể không nhận thấy điều này: Phụ nữ có vai trò rất quan trọng đối với việc thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình, nhất là các chức năng sinh sản, chức năng giáo dục, chức năng văn hóa và chức năng tình cảm, là những chức năng mà người phụ nữ đảm nhận vai trò chủ yếu. Bên cạnh đó, phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng trong chức năng kinh tế. Vì thế, nghiên cứu các chức năng của gia đình không thể thiếu quan điểm giới, xem xét sự phân công lao động trong gia đình với sự nhạy cảm giới sẽ cho chúng ta hiểu đúng và rõ hơn về sự phát triển của gia đình, hiểu rõ hơn ngọn nguồn của những hạnh phúc hay bất hạnh, sự bền vững hay bất ổn trong đời sống gia đình. Nhìn từ quan điểm giới, phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong chức năng văn hóa gia đình. Thông qua sự giáo dưỡng con cái, họ chuyển giao các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần cho thế hệ sau, chẳng những vậy phụ nữ còn sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới thông qua các trang phục, lời ru, câu hát và qua những kinh nghiệm trong cuộc sống gia đình và xã hội. Đồng thời, vai trò giới trong chức năng giáo dục đặt gánh nặng lên đôi vai người phụ nữ. Phụ nữ là người thầy đầu tiên của đứa trẻ, quá trình chăm sóc và giáo dưỡng đó được người phụ nữ thực hiện ngay từ khi mang thai, sau khi sinh và mãi sau này. Bình đẳng giới để hướng đến phát triển bền vững Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu phấn đấu của các quốc gia trên thế giới nhằm hướng đến một xã hội tiến bộ, bình đẳng và phát triển bền vững. Thực tế cho thấy, cả nam giới và nữ giới đều chịu những tác động từ bất bình đẳng giới nhưng phụ nữ và trẻ em gái vẫn là nhóm đối tượng chịu nhiều thiệt thòi hơn. Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững với 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG), được xác định bởi 169 mục tiêu cụ thể và 232 chỉ tiêu tương ứng phải được hoàn thành vào năm 2030. Nguyên tắc bao trùm cốt lõi trong 5
  12. Chương trình Nghị sự 2030 được phản ánh rất rõ trong tất cả 17 mục tiêu chung (SDGs) này là "không để ai bị bỏ phía sau" và tầm nhìn hướng tới "một thế giới công bằng, bình đẳng, khoan dung, cởi mở và toàn diện về xã hội, trong đó đáp ứng được nhu cầu của những người dễ bị tổn thương nhất” trên cơ sở quyền con người. Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ được công nhận là một phương tiện quan trọng giúp thúc đẩy phát triển bền vững thông qua một mục tiêu phát triển độc lập trong số 17 mục tiêu chung là mục tiêu 5 (SDG 5) cũng như vấn đề giới được lồng ghép trong các mục tiêu còn lại. Mỗi mục tiêu này đều đặt ra những chỉ tiêu cụ thể về giới, giải quyết các khía cạnh giới của nghèo (mục tiêu 1), đói (mục tiêu 2), sức khỏe (mục tiêu 3), giáo dục (mục tiêu 4), nước và vệ sinh (mục tiêu 6), việc làm (mục tiêu 8), bất bình đẳng (mục tiêu 10), thành phố bền vững an toàn (mục tiêu 11), biến đổi khí hậu (mục tiêu 13), xã hội hòa bình (mục tiêu 16) và đối tác toàn cầu (mục tiêu 17) (Cơ quan Phụ nữ Liên Hợp Quốc, 2016). Bình đẳng giới cùng trao quyền cho phụ nữ là chìa khóa để thực hiện mỗi mục tiêu và toàn bộ 17 mục tiêu chung. Chương trình Nghị sự năm 2030 có thể được coi là một lời kêu gọi đổi mới, cải cách và hội nhập tập trung vào một số vấn đề liên quan cốt lõi như quyền sinh sản, phụ nữ sở hữu đất đai và tài sản, xây dựng những xã hội bình yên và hội nhập, chấm dứt nạn buôn bán phụ nữ và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ (Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, 2018). Mục tiêu 5 gồm sáu chỉ tiêu cụ thể sau: Chấm dứt phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái; Xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với tất cả phụ nữ và trẻ em gái; Xóa bỏ các tập tục có hại, công nhận việc chăm sóc và việc nhà không được trả công và khuyến khích chia sẻ trách nhiệm trong gia đình; Bảo đảm phụ nữ tham gia đầy đủ, hiệu quả và có các cơ hội bình đẳng để nắm giữ các vị trí lãnh đạo ở tất cả các cấp ra quyết định về chính trị, kinh tế và trong cuộc sống; Bảo đảm tiếp cận phổ quát với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và quyền tình dục, sinh sản; Sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy việc trao quyền cho phụ nữ. Ở Việt Nam, kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành (Quyết định số 622/QD-TTg ngày 10/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ) để quốc gia hóa 17 mục tiêu mà trong đó liên quan nhất là mục tiêu 5 “Đạt được bình đẳng về giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái”. Bình đẳng giới: Yếu tố tạo ra sự thay đổi cho xã hội ở mọi thế hệ 6
  13. Để xã hội phát triển thịnh vượng, chúng ta cần sự tham gia của tất cả các giới ở mọi cấp độ và để điều đó xảy ra, tất cả các giới đều cần phải hiểu và gắn kết với nhau với sự công nhận và tôn trọng lẫn nhau. 3. Sự cần thiết và vai trò của cộng đồng trong thực hiện bình đẳng giới 3.1. Sự cần thiết của cộng đồng thực hiện bình đẳng giới - Để triển khai đường lối của trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới, ngoài cán bộ, công chức viên chức làm công tác về bình đẳng giới còn có nhóm cộng đồng. Nhóm này góp phần quan trọng chuyển tải chủ trương chính sách bình đẳng giới tới người dân, đây là nhóm có hiểu biết về phong tục tập quán, văn hoá của địa phương, họ sẽ có những phương pháp truyền tải chính sách phù hợp với văn hoá bản địa, là cầu nối giữa Nhà nước và người dân. - Nhóm cộng đồng vừa là người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời họ còn là những người có uy tín trong cộng đồng vì vậy họ sẽ góp phần quan trọng trong thực thi chính sách bình đẳng giới tại địa phương. 3.2. Vai trò của cộng đồng trong thực hiện bình đẳng giới - Góp phần nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho các thành viên trong nhóm và người dân địa phương. - Góp phần thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật về bình đẳng giới trong cộng đồng và gia đình. - Góp phần tuyên truyền các thông tin, quan điểm đường lối chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới, thay đổi định kiến về giới, phân biệt giới tính và phòng chống bạo lực trong cộng đồng và gia đình. - Góp phần tham gia chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em tại địa phương. 4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam Sự phân biệt giới tính Giới tính: Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ. Giới tính là những đặc điểm đồng nhất mà khi chúng ta sinh ra đã có và không thể thay đổi được. Phân biệt giới tính hay kỳ thị giới tính (tiếng Anh: sexism), một thuật ngữ xuất hiện giữa thế kỷ 20, là một dạng niềm tin hay thái độ cho rằng một giới là hạ đẳng, kém khả năng và kém giá trị hơn giới còn lại. Thuật ngữ này hầu như được dùng để ám chỉ sự thống trị của nam so với nữ. Cuộc đấu tranh chống lại sự 7
  14. phân biệt giới tính, mà trung tâm là phong trào nữ quyền diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng và không chỉ dành riêng cho nữ. Nhiều chỉ trích đã phê phán quan niệm cho rằng các đặc tính giới khác nhau giữa nam và nữ đã dẫn đến sự phân chia các vai trò khác nhau trong xã hội, gia đình, kinh doanh hay chính trị. Trong lịch sử đã có nhiều tư tưởng cho rằng nam và nữ có vai trò đặc trù trong xã hội, trong đó nam giới thường đảm nhiệm các công việc về nghệ thuật, kỹ nghệ, quân đội trong khi phụ nữ đảm nhận việc nội trợ gia đình và chăm sóc trẻ em. Sự chuyên môn hóa về vai trò này đã dẫn đến sự hình thành quan niệm rằng phụ nữ không có khả năng thực hiện các công việc đòi hỏi trí tuệ. Hiện nay tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, phụ nữ đều có thu nhập thấp hơn nam giới bất chấp một số nỗ lực về pháp luật đã được đưa ra để thu hẹp khoảng cách về thu nhập. Theo kết quả của những nghiên cứu gần đây cho thấy, sự khác nhau về thu nhập vẫn còn tồn tại, phụ nữ có thu nhập thấp hơn nam giới tồn tại trong mọi ngành nghề. Trong khi sự bất bình đẳng về thu nhập trong lao động có thể phản ánh sự kết hợp của các yếu tố trong đó có sự khác nhau về trình độ văn hóa, chuyên môn, kinh nghiệm công tác và những nguyên nhân khác cùng với sự phân biệt đối xử. Lao động nữ chỉ được nhận 86% so với mức tiền lương cơ bản của nam giới. Tiền lương cơ bản của lao động nữ trong tổng thu nhập là (71%) thấp hơn so với nam giới (73%). Theo các nhà nữ quyền, phân biệt giới hiện nay phản ánh trên một số mặt sau: Quyền bỏ phiếu cho phụ nữ, sự bình đẳng về chính trị, xóa bỏ các ngôn ngữ phân biệt giới, bạo lực gia đình mà đối tượng thường là nữ, những chỉ trích về các quảng cáo có tính phân biệt giới, các chỉ trích về sự thể hiện vai trò của phụ nữ trong khoa học... Định kiến giới Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí vai trò và năng lực của nam hoặc nữ (khoản 4 Điều 5 Luật Bình đẳng giới). Hay nói cách khác thì đây là một tập hợp các đặc điểm được số đông gán cho là thuộc về nam hay nữ, các quan niệm này đôi khi sai lầm và hạn chế những điều mà một cá nhân có thể làm. Những định kiến như trên không chỉ tồn tại nhiều từ thời xã hội phong kiến mà ở xã hội ngày nay thì những quan niệm đó vẫn còn hiện hữu. Định kiến giới vừa phản ánh sự bất bình đẳng giới, vừa củng cố duy trì thực trạng bất bình đẳng giới trong xã hội. Thể hiện rõ nhất của định kiến giới phải kể đến tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu bám rễ lâu đời. Mặc dù, 8
  15. những năm gần đây cái nhìn về “con gái” trong xã hội đã cởi mở hơn. Vai trò và vị trí của phụ nữ được nâng cao và được khẳng định hơn. Nhưng tư tưởng thích con trai hơn nên nhiều phụ nữ sẵn sàng phá thai nếu biết thai nhi là con gái bất chấp điều đó có hại như thế nào đối với sức khỏe. Còn ở các vùng nông thôn không có khả năng tiếp cận dịch vụ chẩn đoán giới tính thai nhi sớm đã xảy ra tình trạng có nhiều gia đình vẫn tiếp tục sinh tiếp con thứ 4, thứ 5 cho đến khi sinh đươc con trai mới thôi. Chính những tư tưởng này đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính ở Việt Nam. Theo kết quả điều tra mới nhất về các vấn đề nóng của dân số Việt Nam cho thấy, năm 2022 cứ 113,7 bé trai ra đời mới có 100 bé gái được sinh ra. Ở một số địa phương, chênh lệch giới tính khi sinh cao hơn mức bình quân cả nước, như Sơn La 117 bé trai/100 bé gái, Nghệ An là 116,6 bé trai/100 bé gái. Trong quan niệm của người Việt Nam, xã hội đặt những chuẩn mực riêng đối với các em gái như chăm làm, duyên dáng, nấu ăn giỏi, biết may vá, thêu thùa... Phụ nữ cũng không được khuyến khích tham gia vào lĩnh vực chính trị hay trở thành lãnh đạo, bởi theo quan niệm của nhiều xã hội, đó vẫn là vai trò của nam giới. Khi phụ nữ tham gia vào những lĩnh vực này, họ sẽ mất đi vẻ "nữ tính". Những chuẩn mực đó đã khiến các em gái tập trung phát triển các kỹ năng để sau này làm một người nội trợ giỏi hơn là chú ý đến những kỹ năng để sau này kiếm được việc làm tốt hay đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Bởi vậy, khi ra trường và tham gia vào thị trường lao động, phụ nữ nói chung sẽ thấp kém hơn nam giới cùng lứa. Khi đã có công việc, xã hội Việt Nam mong đợi phụ nữ có gia đình, và dành thời gian chăm sóc cho gia đình hơn là dành thời gian cho xã hội. Khái niệm "hạnh phúc" cũng gắn liền với quan niệm này. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc chọn nghề của người phụ nữ. Ví dụ, nghề giáo viên được coi là thích hợp với nữ giới một phần vì có nhiều thời gian chăm sóc cho gia đình. Ngày nay, phụ nữ tham gia vào việc tạo thu nhập ở nhiều lĩnh vực như nam giới nhưng xã hội vẫn mong đợi họ phải làm tốt cả công việc nội trợ trong gia đình, chăm sóc con cái, chăm lo việc họ hàng, trong khi nam giới chỉ cần đi làm kiếm thu nhập là đủ. Điều này lại không được coi là quá sức đối với phụ nữ hay bất bình đẳng trong khi họ được coi là "phái yếu". Bởi mong muốn làm tốt cả hai vai trò, trong khi qũy thời gian có hạn, phụ nữ phải gồng mình để học tập, lao động và phấn đấu nếu muốn có vị trí ngang bằng với nam giới hoặc đây là quyết định của phần đa phụ nữ, hy sinh phát triển nghề nghiệp để có thời gian chăm sóc gia đình. Để phát triển nghề nghiệp được tốt, ai cũng cần phải cập nhật kiến thức, trao dồi kỹ năng thường 9
  16. xuyên. Thời gian nghỉ ngơi, giải trí hàng ngày cũng rất cần thiết để tinh thần và thể chất được hồi phục để có thể tiếp tục làm việc. Đương nhiên khoảng thời gian nghỉ ngơi này phải phù hợp đối với nam giới. Nhưng quan niệm xã hội lại không cho phép phụ nữ được hưởng quyền đó vì mong đợi họ cống hiến tiếp cho các công việc gia đình. Rõ ràng, quan niệm của xã hội về một người phụ nữ tốt và hạnh phúc đã tước đoạt đi quyền phát triển nghề nghiệp, thể chất và trí tuệ của chị em. Bạo lực gia đình Theo thống kê của Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, trong số các vụ bạo lực gia đình bị phát hiện, có 74% nạn nhân là nữ, 11% nạn nhân là trẻ em. Còn theo nghiên cứu của Tổng cục Thống kê và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có tới 58% phụ nữ đã kết hôn cho biết họ từng phải trải qua ít nhất một lần bị bạo lực gia đình; gần 80% số vụ ly hôn hàng năm có nguyên nhân từ tình trạng này. Trong khi đó, số liệu từ nghiên cứu quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ năm 2019 cũng cho thấy, các vụ bạo lực gia đình gây tổng thiệt hại khoảng 1,8% GDP mỗi năm. Tuy nhiên, các kết quả trên mới cho thấy ở phần nổi từ những người dám "tố cáo" người gây ra bạo hành, hoặc đó mới chỉ là con số thống kê khi cơ quan chức năng vào cuộc xử lý. Thực trạng trên đã nói lên tình trạng bất bình đẳng giới đang diễn ra phổ biến ở tất cả mọi nơi từ thành thị tới nông thôn. Vấn đề nổi cộm, gây nhức nhối dư luận thời gian gần đây là tình trạng bạo lực tình dục. Việc thừa nhận đó là hình thức bạo lực độc lập hay không cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, do mức độ nghiêm trọng cũng như tính nhân văn, tính đột phá của vấn đề, pháp luật vẫn đề cập tới vấn đề này, coi đó là một dạng của bạo lực. Theo Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định: “Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng” là một trong những hành vi của bạo lực gia đình. Bạo lực tình dục thường thể hiện dưới dạng: cưỡng ép quan hệ tình dục, hiếp dâm, cưỡng dâm, quấy rối tình dục, ép buộc sử dụng văn hóa đồi trụy để thỏa mãn nhu cầu tình dục. Thực tế cho thấy tình trạng này không còn là quá mới mẻ. Theo tờ trình của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội về Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thì có tới 30% các cặp vợ chồng có hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục. 10
  17. Bên cạnh hành vi bạo lực về thể chất và bạo lực tình dục thì các hành vi về bạo lực tinh thần (người vợ bị chồng chửi mắng, xỉ vả, cấm tham gia công tác xã hội, cấm quan hệ với mọi người) và bạo lực về kinh tế (chồng kiểm soát vợ về thu nhập, không chịu đóng góp vào kinh tế chung của gia đình) cũng đang diễn ra ngày càng phổ biến gây ra hậu quả xấu đối với gia đình và toàn xã hội. Các yếu tố khác Yếu tố giáo dục, địa lý và kinh tế cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề bình đẳng giới. Qua khảo sát có thể thấy ở các vùng thành thị, tỉ lệ bất bình đẳng giới cũng ít hơn so với các vùng nông thôn, nơi còn chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến. Ở những nơi điều kiện giáo dục tốt, nam giới và cả nữ giới được tiếp xúc với kiến thức một cách dễ dàng, hiểu biết pháp luật thì tình trạng bất bình đẳng giới cũng được hạn chế hơn. Điều kiện kinh tế cũng ảnh hưởng khá lớn đến vấn đề bình đẳng giới, đặc biệt là tình trạng vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. Cuộc sống kinh tế khó khăn, áp lực cuộc sống nặng nề dẫn đến việc không làm chủ được bản thân và có những hành vi trái pháp luật. 5. Chính sách và pháp luật về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ 5.1. Quan điểm của Đảng về bình đẳng giới Quan điểm của Đảng về bình đẳng giới được thể hiện: Theo Nghị quyết số 11-NQ/TW “Thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới. Chăm lo cho phụ nữ tiến bộ về mọi mặt, quan tâm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng để phụ nữ có điều kiện thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người”. Đồng thời, Nghị quyết cũng xác định mục tiêu “phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực” và đề ra 05 nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến bình đẳng giới, gồm: - Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới; lên án, đấu tranh chống tư tưởng coi thường phụ nữ, các hành vi phân biệt đối xử, xâm hại, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Đưa nội dung giáo dục về giới, Luật Bình đẳng giới vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong các trường chính trị và các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân - Triển khai thực hiện tốt Luật Bình đẳng giới. 11
  18. - Nghiên cứu, ban hành một số chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ. - Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật và kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới. - Thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt và bổ nhiệm. Theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI gồm 02 quan điểm “Có chính sách cụ thể đảm bảo tỉ lệ cân bằng giới tính khi sinh” và “Làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, giảm mạnh tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng”. Theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII gồm 05 quan điểm “Mọi người dân đều có cơ hội và điều kiện phát triển toàn diện”;“Thực hiện chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em”; “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách bình đẳng giới”; “Bảo đảm cơ hội tiếp cận bình đẳng về chăm sóc sức khoẻ cho dân”;“Thực hiện tốt bình đẳng giới, tạo điều kiện để phụ nữ phát triển tài năng”. Đại hội Đảng lần thứ XIII đã nêu rõ: “Phát huy truyền thống, tiềm năng, thế mạnh và tinh thần làm chủ, khát vọng vươn lên của các tầng lớp phụ nữ. Xây dựng phụ nữ Việt Nam thời đại mới. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Tăng cường các chương trình phát triển, hỗ trợ cập nhật tri thức, kĩ năng cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách liện quan đến phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới. Kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực, mua bán, xâm hại phụ nữ, trẻ em”. 5.2. Chính sách, pháp luật về bình đẳng giới 5.2.1. Mối quan hệ giữa Luật Bình đẳng giới và các văn bản quy phạm pháp luật Luật Bình đẳng giới và các văn bản quy pham pháp luật khác có mối quan hệ tương đối đặc biệt. Trong hoạt động xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Luật Bình đẳng giới có vai trò gần giống Luật Ban hành văn bản quy pham pháp luật, đó là Luật đưa ra các quy định về mục tiêu, nguyên tắc bình đẳng giới chung và bình đẳng giới trong các lĩnh vực; quy định các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới và quy định trách nhiệm của nhà nước, cơ quan, tổ chức, gia đình, cá 12
  19. nhân thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới làm cơ sở cho các văn bản quy pham pháp luật khác thực hiện cụ thể trong lĩnh vực quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh thực tế khi ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành. Các cơ quan có thẩm quyền soạn thảo, ban hành văn bản quy pham pháp luật trong các lĩnh vực căn cứ quy định của Luật Bình đẳng giới để rà soát quy định hiện hành và thực hiện theo các yêu cầu của Luật Bình đẳng giới khi sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới. Việc làm này, xét về bản chất, chính là hoạt động lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy pham pháp luật. Công việc này không tạo ra một quy trình mới, không làm tăng thêm việc cho Ban Soạn thảo hoặc Tổ Biên tập dự thảo và cũng không làm phát sinh thêm các chi phí, lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy pham pháp luật được thực hiện bằng các kỹ thuật cụ thể ngay trong quy trình chính sách và quy trình soạn thảo pháp luật theo hướng có phân tích giới. Do phụ nữ và nam giới có nhiều điểm tương đồng về cấu trúc cơ thể, cơ địa và chức năng cơ thể nhưng cũng có không ít sự khác biệt trên điểm tương đồng và khác biệt hoàn toàn về chức năng sinh sản nên lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy pham pháp luật có mục đích cao đẹp là làm tốt hơn những vấn đề chung để các chính sách hoặc quy định pháp luật khi được ban hành không tạo ra bất lợi cho bất cứ ai theo giới tính cụ thể, đồng thời có thể xem xét trong quá trình soạn thảo việc trao thêm nhiều sự lựa chọn tương đồng theo hướng ngang nhau và như nhau thay vì chỉ tập trung đưa ra một phương án duy nhất khi nhìn phụ nữ và nam giới giống nhau, bằng nhau. 5.2.2. Biện pháp bảo đảm bình đẳng giới (1) Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới - Điều kiện đề nghị ban hành: Có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. - Thời gian tồn tại: Trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được. - Yêu cầu: Được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật và chấm dứt thực hiện khi có căn cứ để xác định rằng các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội tạo ra sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ đã thay đổi dẫn đến việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không còn cần thiết. 13
  20. - Cơ quan ban hành và sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ: Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ. - Cơ sở ban hành và sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ: Kiến nghị, đề xuất của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, gồm: + Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị Chính phủ ban hành quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo thẩm quyền; đề nghị Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo thẩm quyền. + Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có thể đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo thẩm quyền. + Các cơ quan, tổ chức khác, cá nhân có thể đề nghị, kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo thẩm quyền. - Mục đích: bảo đảm bình đẳng giới thực chất Theo các văn bản của Đảng và pháp luật của Nhà nước, hiện tại chưa có khái niệm và nội hàm “Bình đẳng giới thực chất”. Theo Hà Thị Thanh Vân (2007), bình đẳng giới thực chất là phương thức đối xử bình đẳng về quyền và cơ hội trong mỗi lĩnh vực, mỗi hoạt động bảo đảm tối thiểu 30 - 40% mỗi giới tính nam và nữ, tỉ lệ còn lại tùy thuộc số lượng nam, nữ thực tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do điều kiện khách quan hoặc chủ quan chi phối, chưa thể thực hiện theo phương thức đối xử với tỉ lệ này, đòi hỏi kết quả thực hiện phương thức đối xử bình đẳng về quyền và cơ hội trùng với phương thức đối xử, mặc dù có thể tỉ lệ thấp nhưng vẫn được coi là bình đẳng giới thực chất. Ví dụ: Nếu văn bản hướng dẫn nhân sự Đại hội Đảng các cấp của một nhiệm kỳ cụ thể đã chỉ rõ việc phải bảo đảm không dưới 15% trở lên phụ nữ tham gia cấp ủy các cấp thì kết quả cuối cùng tại mỗi cấp phải đạt được thấp nhất 15% và trong toàn bộ hệ thống cũng đạt thấp nhất ở mức này, lúc đó được coi là bình đẳng giới thực chất trong việc bảo đảm quyền và cơ hội tham gia cấp ủy của nam và nữ trong nhiệm kỳ đó. - Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới cơ bản gồm: + Quy định tỉ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỉ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2