YOMEDIA
ADSENSE
Tài liệu nuôi tôm chinh thống phần 2
154
lượt xem 41
download
lượt xem 41
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu nuôi tôm chinh thống phần 2 Ảnh hưởng và vai trò của màu nước đối với nghề nuôi trồng thủy sản? Trả lời: Màu nước là do các vật chất vô cơ lơ lửng (phù sa), chất hữu cơ lơ lửng (xác hữu cơ) và phiêu sinh vật tạo nên. Tùy theo nguồn gốc của vật chất gây nên màu nước mà ảnh hưởng tốt hay xâu đến tôm cá.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu nuôi tôm chinh thống phần 2
- Tài liệu nuôi tôm chinh thống Ảnh hưởng và vai trò của màu nước đối với nghề nuôi trồng thủy sản? Trả lời: Màu nước là do các vật chất vô cơ lơ lửng (phù sa), chất hữu cơ lơ lửng (xác hữu cơ) và phiêu sinh vật tạo nên. Tùy theo nguồn gốc của vật chất gây nên màu nước mà ảnh hưởng tốt hay xâu đến tôm cá. Nước ao nuôi thủy sản có thể có một số màu như sau: - Màu xanh nhạt (xanh đọt chuối): Màu này do nhóm tảo Lục phát triển tạo nên, nước có màu xanh đọt chuối thì rất tốt cho ao cá nước ngọt hoặc nước lợ nhạt vì tảo Lục là thức ăn tốt cho tôm cá. - Màu vàng nâu (màu trà): Tảo Silic phát triển sẽ gây ra màu vàng nâu, nhóm tảo này thường phát triển ở vùng nước lợ, mặn, chúng là thức ăn tốt cho ấu trùng tôm cá. Do đó, màu vàng nâu là màu nước tốt cho một ao nuôi thủy sản nước lợ mặn. - Màu xanh đậm (màu xanh rêu, xanh lam): Nhóm tảo Lam thường phát triển mạnh trong môi trường giàu dinh dưỡng cả nước ngọt lẫn nước lợ, mặn. Đa số các loài tảo Lam đều tiết ra độc tố hoặc chất gây mùi hôi. Vì vậy, nước có màu xanh rêu hay xanh Lam đều không tốt cho tôm cá. Tảo Lam phát triển mạnh có thể gây nên hiện tượng thiếu oxy vào sáng sớm. - Màu nâu đen: Trong nước có nhiều xác hữu cơ sẽ tạo ra màu nâu đen, trong điều kiện này các loài tảo Mắt (nước ngọt) và tảo Giáp (nước mặn) sẽ phát triển. Nước có màu nâu đen là dấu hiệu của nước ô nhiễm, hàm lượng oxy hòa tan thấp. Do đó, cá tôm dễ bị chết ngạt do thiếu oxy, trong môi trường này cũng có nhiều mầm bệnh gây bất lợi cho tôm cá. - Nước trong và có những hạt huyền phù màu vàng cam: do nước bị nhiễm phèn, nước nhiễm phèn sẽ gây tác động xấu đến cá tôm. - Màu xám đục: do phù sa bị rửa trôi từ bờ ao sau những cơn mưa. Nước đục do phù sa làm cho cá chậm lớn do phù sa cản trở quá trình hô hấp của cá. Tóm lại, màu nước tốt cho tôm cá là màu xanh nhạt đối với ao nuôi nước ngọt và màu vàng nâu đối với ao nuôi nước lợ, mặn. Sự ảnh hưởng của độ trong trong thủy vực? Trả lời: Độ trong của nước do một số vật chất hòa tan hay không hòa tan gây nên: - Phù sa (vật chất vô cơ không hòa tan) - Phiêu sinh vật (tảo và động vật phù du...)
- - Chất hữu cơ lơ lửng (thức ăn thừa, chất thải của tôm cá...) - Chất hòa tan khác Trong nuôi trồng thủy sản, người nuôi thường chú ý đến các chất không hòa tan như phù sa, vật chất hữu cơ lơ lửng và phiêu sinh vật vì các yếu tố này có liên quan đến chất lượng nước và sự biến động các yếu tố môi trường. Nếu trong nước có nhiều phù sa thường gây cản trở quá trình hô hấp do phu sa bám vào mang của tôm cá làm giảm quá trình trao đổi khí qua mang. Hiện tượng này kéo dài có thể làm cho tôm cá chậm lớn. Nếu tảo phát triển mạnh, mật độ tảo cao (nước quá đục) sẽ gây nên sự biến động của các yếu tố môi trường như: pH, oxy hòa tan, độ kiềm và khí carbonic... gây bất lợi cho tôm cá. Tảo phát triển mạng làm ao nuôi bị thiếu oxy vào sáng sớm, pH tăng cao vào buôi trưa đồng thời làm gia tăng hàm lượng khí độc NH3. Ngược lại, tảo kém phát triển (nước quá trong) thì nguồn thức ăn tự nhiên trong ao nghèo nàn cũng không tốt cho cá. Trong ao có quá nhiều vật chất hữu cơ (nước bị đục và có màu nâu đen) thì chất lượng nước rất xấu, nhiều khí độc. Tôm cá thường bị thiếu oxy và dễ bị mắc bệnh. Độ trong có liên quan đến mức độ dinh dưỡng của ao nuôi. Nước quá trong (độ trong > 40 cm), nước ao nghèo dinh dưỡng, thiếu thức ăn tự nhiên cho cá. Nước quá đục (độ trong < 20 cm), nước ao giàu dinh dưỡng, các yếu tố môi trường biến động lớn, tôm cá có thể bị thiếu oxy vào sáng sớm. Ao nuôi tôm cá có độ trong thích hợp là 25-40 cm. Khi vị trí ao nuôi trên vùng đất phèn thì phải xây dựng và xử lý ao như thế nào? Trả lời: Ao nuôi thủy sản xây dựng trên vùng đất phèn thì cần chú ý một số điểm sau: - Tránh trường hợp lớp đất phèn tiềm tàng (lớp đất sét có màu xám đen, có chứa nhiều pyrite - FeS2) tiếp xúc với không khí. Khi đất phèn tiềm tàng bị chôn vùi sâu trong đất thì chúng gây hiện tượng phèn, nhưng khi chúng tiếp xúc với không khí chúng sẽ bị oxy hóa và tạo nên phèn (làm giảm pH của nước). Lớp đất phèn thường ở độ sâu 0,8-1 m, lớp đất này dễ bị tiếp xúc với không khí khi chúng dùng đất để đắp bờ ao. Do đó, khi xây dựng ao cần chú
- ý không được dùng lớp đất phèn tiềm tàng đắp lên bề mặt của bờ ao mà phải đắp trong lõi của bờ ao, sau đó phủ lên trên bởi lớp đất mặt không có chứa phèn tiềm tàng. - Ao mới đào phải trao đổi nước nhiều lần sau đó bón vôi để làm tăng pH, kế đến bón phân hữu cơ để kích thích sự phát triển của tảo, khi tảo phát triển (nước có màu xanh nhạt) thì có thể thả cá để nuôi. - Trước những trận mưa đầu mùa cần bón vôi xung quanh bờ ao để tránh hiện tượng nước mưa rửa trôi phèn vào trong ao nuôi. Nếu sau trận mưa đầu mùa pH của nước bị giảm dưới 6,5 thì cần thay nước mới để tránh ảnh hưởng đến tôm cá nuôi. Đặc điểm nền đáy ao bị chai? Trả lời: Hiện tượng đáy ao bị chai còn được gọi là hiện tượng lão hóa đáy ao. Vấn đề này đã được trả lời trong các câu hỏi về hiện tượng lão hóa đáy ao, nhân đây tôi xin trình bày lại vấn đề này để cung cấp cho bạn đọc thông tin cần thiết. Thông thường, một ao nuôi mới xây dựng thì sản xuất rất thành công, tôm cá ít bị bệnh nhưng sau một thời gian thì hiệu quả sản xuất giảm, bệnh tật xuất hiện thường xuyên hơn. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng ao bị lão hóa. Nguyên nhân của hiện tượng lão hóa là do môi trường xung quanh và môi trường trong ao nuôi bị tích lũy dần vật chất hữu cơ, chất độc, hóa chất xử lý ao và phòng trị bệnh làm cho đáy ngày một xấu đi. Sự tích lũy mầm bệnh cũng tăng dần trong quá trình nuôi, đặc biệt là những vùng nuôi liên tục (2 vụ trong năm). Nuôi 2 vụ trong năm nên thời gian xử lý chất thải quá ngắn nên không thể cải tạo được nền đáy ao, hơn nữa nuôi 2 vụ trong năm sẽ không cắt được sự phát triển của mầm bệnh nên chúng có điều kiện để tồn tại và lan truyền bệnh. Việc bơm bùn ra môi trường cũng làm tăng nhanh quá trình lão hóa ao nuôi trong vùng. Hiện tượng lão hóa ao nuôi sẽ diễn ra nhanh hơn đối với mô hình nuôi thâm canh hay bán thâm canh so với mô hình quảng canh cải tiến hay tôm-lúa, tôm rừng. Mật độ nuôi càng cao thì quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh. Để làm chậm quá trình lão hóa thì cần áp dụng biện pháp hạn chế tích lũy chất hữu và cắt đứt chu kỳ phát triển của mầm bệnh: - Xử lý chất thải và nước thải trước khi thải ra môi trường
- - Chỉ nên nuôi 1 vụ trong năm, thời gian còn lại thì tiến hành xử lý chất thải - Áp dụng các mô hình nuôi ít thay nước, nuôi kết hợp (kết hợp với các loài cá ăn hữu cơ) hoặc nuôi luân canh (tôm-lúa, tôm-cá rô phi...) nhằm xử lý hoàn toàn chất thải. - Áp dụng các biện pháp sinh học để xử lý chất thải, hạn chế xử lý bằng biện pháp hóa học. Ao tôm của tôi thường xuyên bị mất màu nước, nhất là vào khoảng 2 tháng cuối vụ nuôi. Xin cho biết nguyên nhân và biện pháp khắc phục? Trả lời: Hiện tượng nước ao nuôi tôm bị mất màu nước thường xảy ra trong thời gian giữa đấn cuối vụ. Nguyên nhân chủ yếu là do hàm lượng dinh dưỡng quá cao làm cho tảo phát triển quá mức, sau khi tảo phát triển đến mật độ cao thì chúng bị tàn làm cho nước bị mất màu, nước bị mất màu có thể kéo dài trong 3-4 ngày sau đó tảo phát triển và nước có màu trở lại, hiện tượng này lặp đi lặp lại với chu kỳ khoảng 12-15 ngày/lần. Nước ao tôm còn có thể bị mất màu do thời tiết không thuận lợi như trời u ám (thiếu ánh sáng), mưa dầm. Trong trường hợp này, nước có thể bị mất màu trong thời gian dài hơn 5-7 ngày, tảo chỉ phát triển trở lại khi có ánh sáng tốt. Để đế phòng trường hợp nước bị mất màu, cần khống chế sự phát triển của tảo trong ao. Khi nước bắt đầu có màu xanh đậm, độ trong của nước nhỏ hơn 25 cm thì phải thay 15-20% nước để làm hàm lượng chất dinh dưỡng và mật độ tảo trong ao. Duy trì độ trong của nước trong khoảng 30-40 cm. Nguồn nước thay vào ao phải được khử trùng để tránh sự xâm nhập của mầm bệnh vào ao nuôi. Để giữ màu nước ổn định, có thể áp dụng mô hình nuôi ghép với các loài cá ăn tảo như cá rô phi, cá đối... Mật độ thả cá rô phi khoảng 1 con cá/15-20m2 với cỡ cá từ 50g/con trở lên (ao 1000m2 thì thả từ 50-75 con), chú ý nên thả cá rô phi đơn tính, không nên thả cá rô phi thường vì chúng sẽ sinh sản gây xáo trộn nền đáy và cá con sẽ cạnh tranh thức ăn với tôm. Đối với cá đối, có thể thả 1 con/5-10m2. Trong quá trình nuôi cần chú ý biện pháp hạn chế thức ăn thừa (tôm không ăn hết thức ăn) để hạn chế sự gia tăng chất dinh dưỡng trong ao. Nên cho tôm ăn với thức ăn có chất lượng, điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày cho phù hợp với tình trạng bắt mồi của tôm. Nếu thức ăn ít dư thừa thì hàm
- lượng dinh dưỡng trong ao không quá cao và tảo ít bị tàn và nước ít bị mất màu.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn