intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu tập huấn huy động nguồn lực tổ chức sự kiện gây quỹ

Chia sẻ: Nguyen Ngoc Thach | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

520
lượt xem
79
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tập huấn huy động nguồn lực tổ chức sự kiện gây quỹ có nội dung giới thiệu với bạn đọc các thuật ngữ như nguồn vốn, huy động nguồn lực – gây quỹ, trình bày một số hình thức gây quỹ, một số sự thật nền tảng về gây quỹ, nhà tài trợ, những điều nên làm và với nhà tài trợ, tiến trình gây quỹ và các nội dung khác nhằm giúp các nhà hoạt động tổ chức sự kiện gây quỹ một cách thuận lợi hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu tập huấn huy động nguồn lực tổ chức sự kiện gây quỹ

  1. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN VÙNG HUYỆN VĨNH LINH ---------------------------------*********------------------------------ TẬP HUẤN HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TỔ CHỨC SỰ KIỆN GÂY QUỸ NĂM 2014 NGUỒN LỰC -1-
  2. - Là những thứ được sử dụng hoặc có khả năng được sử dụng để tạo ra một/một số lợi ích nào đó. Những lợi ích có thể là sự thịnh vượng, sự đáp ứng một nhu cầu, mong muốn nào đó, tình trạng được cải thiện, cuộc sống tốt đẹp hơn . . . - Có thể là tài lực (tiền, vốn), nhân lực (TNV, năng lực chuyên môn), vật l ực (c ơ s ở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, quà tặng . . .), trí l ực (trí tu ệ, hi ểu bi ết, ý t ưởng, thông tin), sự ủng hộ tinh thần, mối quan hệ. - Nội lực và Ngoại lực. HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC – GÂY QUỸ - Huy động nguồn lực là quá trình nỗ lực thu hút và có được những s ự h ỗ trợ, nh ững nguồn lực cần thiết cho một tổ chức hay một dự án. - Gây quỹ là quá trình nỗ lực quyên góp để có được tiền hay ngân quỹ cho một m ục đích nào đó. - Trong nhiều trường hợp, Gây quỹ được hiểu như huy động nguồn lực cho các hoạt động trong lĩnh vực phát triển xã hội hay nhân đạo. Th ường đ ược ti ến hành b ởi các t ổ chức phi lợi nhuận. - Không chỉ giới hạn ở việc có được những hỗ trợ tài chính mà cả những hỗ trợ phi tài chính. MỘT SỐ HÌNH THỨC GÂY QUỸ - Viết đề xuất dự án xin tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, quỹ tài trợ... - Tổ chức sự kiện gây quỹ (giải chạy bộ, đi bộ, đua xe xích lô, đêm văn ngh ệ, hòa nhạc, dạ tiệc, giải golf, hội chợ từ thiện . . .) - Sản xuất và bán thiệp, lịch vào các dịp lễ, tết - Đặt thùng quyên góp ở các địa điểm như sân bay, ga tàu, siêu thị, khách sạn . . . - Tổ chức gặp mặt với người nổi tiếng để gây quỹ - Bán đấu giá đồ dùng, quà tặng của người nổi tiếng và nhà hảo tâm. - Bán hàng, cung cấp dịch vụ để gây quỹ - Kêu gọi quyên góp qua phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội - Kêu gọi cá nhân đóng góp qua các nhóm/tổ chức (CLB, hiệp hội, doanh nghiệp . . .) - Kêu gọi tài trợ đám đông MỘT SỐ SỰ THẬT NỀN TẢNG VỀ GÂY QUỸ - Tổ chức/dự án không có quyền lợi để được hưởng hỗ trợ, họ phải tìm kiếm nó. -2-
  3. - Gây quỹ thành công không phải là trò ảo thuật, nó là một nỗ lực hết sức với những ai đã chuẩn bị kỹ càng. - Gây quỹ không phải là tăng trưởng số tiền; mà là tăng cường số bạn. - Bạn không gây quỹ bằng xin tiền; bạn gây quỹ bằng cách “bán” tổ ch ức hay ch ương trình hoạt động mà bạn đang gây quỹ cho. - Nhà tài trợ không tự đưa tiền, bạn phải đặt vấn đề và yêu cầu họ đóng góp - Nhân viên gây quỹ thành công không chỉ đề nghị giúp đỡ tiền, họ làm cho người khác đưa ra đề nghị giúp đỡ. - Không thể hôm nay quyết định gây quỹ và mai làm yêu cầu tài trợ. Quá trình này c ần thời gian, lòng kiên nhẫn và kế hoạch. - Nhà tài trợ và những đối tượng tiềm năng không phải là mùa vụ tiền để thu ho ạch; hãy đối xử với họ như với khách hàng! Câu hỏi động não: - Nguồn lực của chúng ta có hạn chế như chúng ta nghĩ không? - Ở địa phương của chúng ta có những “nhà tài trợ tiềm năng” nào? - Ngoài họ ra, còn tổ chức nào có thể tài trợ cho dự án của chúng ta - Nhà tài trợ có đặc điểm chung gì? NHÀ TÀI TRỢ - Là những đối tượng của các hoạt động gây quỹ - Là những cá nhân, tổ chức, nhóm: + Có tiền/khả năng tài trợ + Phần lớn có hảo tâm hoặc mối quan tâm gần với hoạt động của chúng ta. + Mua được lợi ích của việc họ đang làm + Sẽ không tài trợ nếu chúng ta không yêu cầu + Nhận sự tri ân và tôn trọng cho món quà của họ CÙNG SUY NGẪM 1. Tìm thông tin về nhà tài trợ tiềm năng ở đâu? 2. Những điều nên làm với nhà tài trợ ? -3-
  4. 3. Những điều không nên làm với nhà tài trợ? NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM VỚI NHÀ TÀI TRỢ - Tìm hiểu, liên lạc trước khi đến gặp hoặc nộp đề xuất - Gửi thư cảm ơn sau khi được tiếp hay được hỗ trợ - Khi bị từ chối vẫn nên giữ liên lạc - Xác nhận/thông báo khi nhận được tiền vào tài khoản - Mời nhà tài trợ tham dự các sự kiện đặc biệt của dự án - Để logo nhà tài trợ trên website, báo cáo, banner sự kiện - Gửi thiệp/lời chúc tới nhà tài trợ nhân các dịp đặc biệt như Tết, - Giáng Sinh hay ngày kỷ niệm của tổ chức - Tuân thủ chế độ báo cáo, mẫu báo cáo do nhà tài trợ quy đ ịnh. Kèm theo báo cáo các hình ảnh, clip, bài báo (nếu có) - Thường xuyên cập nhật tình hình dự án, thông báo khi có thay đổi lớn - Tuân thủ quy định về tài chính của nhà tài trợ, minh bạch trong giải trình. N ếu ngân quỹ còn tồn dư, phải thông báo và đề xuất hướng xử lý. NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM VỚI NHÀ TÀI TRỢ - Đừng trình bày về dự án khi chưa chuẩn bị đầy đủ thông tin, số liệu, m ục tiêu rõ ràng, chưa hiểu từng chi tiết - Đừng gửi đề xuất dự án tới một nơi thiếu tên người nhận hay địa chỉ - Đừng chuẩn bị đề xuất dự án giống như copy một hồ sơ gửi đến nhiều nhà tài trợ - Đừng tranh cãi với nhà tài trợ tiềm năng, ngay cả khi bạn thấy họ sai - Đừng điều chỉnh dự án của bạn theo mục tiêu của nhà tài trợ - Đừng để nhà tài trợ quyết định số tiền tài trợ trước khi bạn gi ới thi ệu và đ ề ngh ị h ọ nên tài trợ bao nhiêu. -4-
  5. TIẾN TRÌNH GÂY QUỸ 1. Xác định mục đích, mục tiêu của tổ chức/dự án. 2. Xác định mục tiêu (lượng tiền, nguồn lực) gây quỹ 3. Phân tích nguồn tài trợ từ trước đến giờ và tiềm năng 4. Xác định nguồn thu trọng tâm trong các nỗ lực gây quỹ sắp tới 5. Xác định chiến lược gây quỹ tốt nhất 6. Phát triển thông điệp truyền thông cho vận động gây quỹ 7. Xây dựng kế hoạch gây quỹ chi tiết 8. Tiến hành gây quỹ 9. Tổng kết - Đánh giá - Cám ơn nhà tài trợav4. Bước 1: Xác định và nắm vững mục đích, mục tiêu của tổ chức/dự án Mục đích và mục tiêu là hai khái niệm dễ lẫn v ới nhau b ởi đ ều ch ỉ nh ững gì ng ười ta mong muốn, nỗ lực để đạt được. Phân biệt mục đích và mục tiêu như sau: Mục đích Mục tiêu Mục đích là một kết quả cuối cùng Mục tiêu là cái đích cụ thể mà tổ chức/bộ được mong đợi, là lý do tồn tại của phận/cá nhân nhắm vào và phấn đấu đạt một tiến trình, một dự án hay một quá được trong một khoảng thời gian nhất trình phát triển của tổ chức; định. Mục đích có thể xem là mục tiêu chung, Mục tiêu thường ngắn hạn, rõ ràng, cụ lâu dài, mang tính khái quát thể Không đo lường được kết quả. Đo lường được kết quả. Mục tiêu thường là những mốc cụ thể, linh hoạt, phát triển từng bước hướng đến mục đích lâu dài của tổ chức. -5-
  6. MỘT MỤC TIÊU 5T CẦN TRẢ LỜI ĐƯỢC NHỮNG CÂU HỎI SAU: S Specific Kết quả cụ thể là gì? Thật cụ thể M Measurable Kết quả được đo lường bằng cách nào? Thước đo (đo được) A Achievable Có thể đạt được hay không? Thực hiện được R Realistic Có liên quan và thực tiễn cho tổ chức không? Thực tiễn T Time-bound Khi nào phải hoàn thành? Thời gian XÁC ĐỊNH VÀ NẮM VỮNG MỤC ĐÍCH CỦA TỔ CHỨC/DỰ ÁN - Nhà tài trợ luôn quan tâm đến việc nguồn tài trợ sẽ được sử dụng cho công việc gì và lợi ích, tác động mà nó mang lại. - Tuyên bố tầm nhìn-sứ mệnh, kế hoạch chiến lược với những mục đích, mục tiêu, hoạt động được mô tả rõ ràng, dễ hiểu là phương tiện giao tiếp hữu hiệu giữa tổ chức/dự án với các nhà tài trợ trong suốt quá trình gây quỹ. - Các mục tiêu dự án rõ ràng là cơ sở để xác định lượng kinh phí cần gây quỹ Với tổ chức: – Xem xét lại các tuyên bố tầm nhìn + Sứ mệnh và các mục đích chiến lược (nếu đã có) hoặc + Xây dựng kế hoạch chiến lược (nếu chưa có) ·Với dự án: -6-
  7. – Xem xét, kiểm tra lại các mục đích của dự án đã rõ ràng chưa, các mục tiêu đã SMART chưa Bước 2: Xác định mục tiêu gây quỹ (lượng tiền, nguồn lực) Những câu hỏi cần trả lời: -Những nguồn lực nào là cần thiết để đạt được những mục tiêu đã định? - Sẽ có những khoản chi cụ thể nào? -Tổ chức sẽ sử dụng các khoản tài trợ bằng hiện vật và dịch vụ như thế nào? - Những yếu tố bên ngoài nào có thể ảnh hưởng đến chi phí của dự án? (lạm phát,thiên tai) CÁC CHI PHÍ CẦN TÍNH ĐẾN Chi phí nhân sự Chi phí Đi lại chương trình Ngân sách dự án Trang Tư vấn thiết bị dịch vụ Chi phí nhân sự LƯU Ý Trình bày các hạng mục ngân sách càng chính xác càng tốt. - Dự toán chi phí cần hợp lý và chính xác. ·-Đảm bảo ngân sách tương ứng với các mục tiêu và hoạt động của dự án. Bước 3: Phân tích nguồn tài trợ từ trước đến giờ và tiềm năng -7-
  8. Cho mỗi nguồn thu hiện tại, nên xem xét: – Bản liệt kê nguồn thu (từ cá nhân, từ lãnh đạo/nhân viên trong tổ chức, trợ cấp chính phủ, tài trợ của các công ty . . .) – Tổng doanh thu từ nguồn này –Số lượng các đóng góp từ nguồn thu và kích cỡ trung bình của các đóng góp Phân tích các nguồn thu hiện tại: - Nguồn nào chiếm tỉ phần quan trọng nhất? Liệu nguồn này sẽ thu hẹp? Tăng lên hay giữ nguyên? -Nguồn thu nào đáng tin cậy nhất? Vì sao? - Nguồn thu nào ít tin cậy nhất? Vì sao? - Nguồn thu nào có tiềm năng phát triển nhất? Phân tích các nguồn thu tiềm năng - Liệt kê các nguồn thu tiềm năng - Điều gì khiến khiến các nhà tài trợ tiềm năng này quan tâm và ủng hộ chúng ta? - Lượng tiền mà các nguồn thu này có thể đóng góp là bao nhiêu? - Chúng ta có đủ điều kiện để tiếp cận và sử dụng các nguồn này? (có thỏa mãn yêu cầu của nhà tài trợ?) - Rủi ro tài chính liên quan đến nguồn thu này là gì? - Có rủi ro về chính trị, đạo đức, danh tiếng và pháp luật nào với nguồn quỹ không? Bước 4: Xác định nguồn thu trọng tâm trong các nỗ lực gây quỹ sắp tới - Dựa trên phân tích, liệt kê những nguồn thu sẽ tập trung gây quỹ - Có nhiều nguồn thu khác nhau là chiến lược thông minh của tổ chức để không phải phụ thuộc quá nhiều vào một nguồn thu đơn lẻ nào - Xem xét đặt mục tiêu cần gây quỹ cho mỗi nguồn thu dựa trên kinh nghiệm kỳ trước. Bước 5: Xác định chiến lược gây quỹ tốt nhất cho mỗi nguồn thu - Xác định chiến lược nào hiệu quả nhất cho mỗi đối tượng nguồn thu. - Chiến lược thu hút các đối tượng tài trợ khác nhau rất khác nhau. - Đảm bảo các chiến lược đó khả thi cả về năng lực hoạt động cũng như phương diện -8-
  9. pháp lý - Xem xét lượng thu có thể đạt được so với chi phí gây quỹ bỏ ra. Bước 6: Phát triển thông điệp truyền thông cho vận động gây quỹ Truyền thông: - Truyền thông là gì? - Truyền thông để làm gì? - Để thực hiện chương trình truyền thông cần quan tâm đến những yếu tố gì? Truyền thông là một quá trình tác động qua lại liên tục giữa hai hay nhiều người để cùng nhau chia sẻ các thông tin, kiến thức, thái độ, kinh nghiệm và kỹ năng nhằm tạo nên sự thay đổi hành vi của đối tượng được tác động. Quá trình truyền thông: Người Thông điệp Kênh Người nhận truyền Nhiễu Phản hồi Đáp ứng (Hiệu quả) Các yếu tố trong quá trình truyền thông - Người truyền: bên gửi thông điệp cho bên còn lại (còn được gọi là nguồn truyền thông). - Thông điệp : Tập hợp các biểu tượng mà bên gởi truyền đi. -9-
  10. - Kênh (phương tiện truyền thông - media): gồm các kênh truyền thông qua đó thông điệp truyền đi từ người gửi đến người nhận. - Người nhận: bên nhận thông điệp do bên kia gửi đến. - Đáp ứng: tập hợp những phản ứng mà người nhận có được sau khi tiếp nhận thông điệp. - Phản hồi: một phần sự hồi đáp của người nhận được thông tin trở l ại cho ng ười gửi. - Nhiễu tạp: những yếu tố làm sai lệch thông tin trong quá trình truy ền thông, d ẫn đ ến kết quả là người nhận nhận được một thông điệp không giống thông điệp được gửi đi. Câu hỏi phân tích: - Tại sao chúng ta lại có những câu trả lời khác nhau đối với cùng một bức tranh? - Để tránh việc có những cách hiểu khác nhau ấy, bức tranh cần được cải tiến như thế nào? - Vậy khi chúng ta đưa ra một thông điệp truy ền thông/v ận động thì c ần tuân th ủ tiêu chuẩn gì? Tiêu chuẩn của thông điệp Rõ ràng, chính xác Cụ thể Liên quan đến đối tượng Phù hợp với quy tắc và giá trị xã hội Định hướng hành động Ví dụ Thông điệp thứ nhất: “Không xả nước thải ra sông là bảo vệ môi trường” Thông điệp thứ hai: “Không xả nước thải ra sông là bảo vệ bản thân bạn và gia đình bạn". VĂN NGHỆ HOÁ THÔNG ĐIỆP Ưu điểm: - Phù hợp với văn hoá địa phương, vùng, miền - Thông điệp truyền thông đến được nhiều người - Dễ tiếp nhận - 10 -
  11. - Ít tốn kém về kinh tế Hạn chế: - Trình độ nhận thức không giống nhau. - Mức độ quan tâm đến thông điệp của đối tượng khác nhau - Nội dung truyền thông chỉ mang tính lồng ghép - Dễ chú ý đến hình thức hơn là nội dung - Hiệu quả phụ thuộc vào khả năng lồng ghép như thế nào Các hình thức thường thể hiện: Thơ ca Đố vui Kể chuyện Bình tranh Cuộc thi cá nhân/nhóm Diễn đàn, kịch Thông điệp gây quỹ nên: - Thông điệp nào sẽ tạo cảm hứng cho nhà tài trợ, khiến họ đóng góp cho dự án? - Tất cả các thông điệp chứa thông tin cơ bản giống nhau.Tuy nhiên độ dài, điểm nhấn và nội dung sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhà tài trợ là ai, m ối quan tâm, s ở thích c ủa h ọ và cách họ muốn được liên lạc - Sứ mệnh của tổ chức/dự án của bạn là gì? –Bạn đang cố gắng giải quyếvấn đề gì và đã thực hiệnnhư thế nào? - Tại sao những vấn đề mà bạn đang cố gắng giải quyết lại có vai trò quan trọng? - Tác động mà dự án tạo ra có thể được đo lường như thế nào? - Bạn muốn nhận được tài trợ vì mục đích gì? Bạn cần khoản tài trợ bao nhiêu? - Người được gọi tên có thể giúp gì cho bạn? Để phát triển Thông điệp gây quỹ nên cân nhắc: - Nhà tài trợ tiềm năng biết gì về tổ chức/dự án của bạn? - Họ cảm thấy thế nào về vấn đề bạn đang giải quyết? - 11 -
  12. - Họ muốn biết điều gì về bạn để cảm thấy tin tưởng và tài trợ cho bạn? - Bạn mong đợi họ sẽ tài trợ bao nhiêu là hợp lý? Bài tập: - Mỗi nhóm động não 9 thông điệp rồi chọn 3 thông điệp hay nh ất cho 3 nhóm đ ối tượng điển hình - Các nhóm trình bày thông điệp được lựa chọn và phản biện - Hoàn tất các thông điệp Bước 7: Lập kế hoạch gây quỹ: Cơ sở xây dựng kế hoạch Tầm nhìn - sứ mệnh của tổ chức Mục đích – Mục tiêu chiến lược của dự án Những số liệu, kinh nghiệm gây quỹ trước đó Mục tiêu gây quỹ (kết quả cần đạt được với từng đối tượng tài trợ, cụ thể về số lượng tiền và hiện vật cần huy động) Mô tả hoạt động Phương pháp liên lạc với nhà tài trợ - hoạt động cụ thể Người thực hiện - Người phối hợp (nếu cần) Thời gian Địa điểm tiến hành Nguồn lực: tài chính, phương tiện, công cụ (tài liệu thuy ết trình, ch ứng t ừ, biên nhận. . . ) Một số công tác cần lưu ý: - Phát triển và duy trì cơ sở dữ liệu gây quỹ: có th ể là bảng Excel hoặc dùng ph ần mềm quản lý quan hệ khách hàng để giúp quản lý thông tin & liên lạc với nhà tài trợ. - Tỏ lòng biết ơn nhà tài trợ: + Gửi thư, thiệp, e-mail cảm ơn + Cảm ơn trực tiếp, tặng giấy khen + Liệt kê tên nhà tài trợ trên báo cáo, trang web + Công nhận trên các bản tin hay khi được phỏng vấn - 12 -
  13. - Giúp nhà tài trợ luôn nắm bắt được thông tin về t ổ ch ức/ dự án: gửi b ản tin c ập nhật, báo cáo định kỳ, mời tham dự sự kiện - Xây dựng chính sách đãi ngộ nhà tài trợ: + Tìm hiểu xem các nhà tài trợ lớn muốn liên quan đ ến d ự ánnh ư th ế nào và tôn tr ọng sở thích của họ + Cung cấp gói phúc lợi cho nhà tài trợ (bạch kim – vàng – bạc– đồng) dựa vào quy mô tài trợ Điều chỉnh: - Thường xuyên giám sát khoản tài trợ nhận được so với ngân sách ngu ồn thu d ự ki ến cho dự án - Điểm lại quá trình gây quỹ và điều chỉnh kế hoạch gây quỹ, nếu cần - Nếu số tiền thu được từ nguồn thu không đạt mục tiêu, cố gắng xác đ ịnh nguyên nhân, cân nhắc thay đổi phương pháp hay bù lại bằng tăng nguồn thu loại khác - Tìm hiểu sự hài lòng của nhà tài trợ giúp đi ều ch ỉnh ph ương pháp gây qu ỹ hi ệu qu ả hơn - Nếu không thể xin thêm tài trợ, cân nhắc việc giảm chi phí nào để bù đắp s ự thi ếu hụt trong ngân sách Chìa khoá thành công: - Chuẩn bị tốt - Tự tin - Thông tin - Quan hệ - Sáng tạo - Kiên trì - Kỹ năng giao tiếp - Đủ thời gian - 13 -
  14. KỸ NĂNG GÂY QUỸ 1. Kỹ năng giao tiếp & thu thập thông tin - Thuyết trình, thuyết phục, - Lắng nghe - Đặt câu hỏi - Điều hành thảo luận nhóm/họp cộng đồng - Tìm kiếm & quản lý thông tin 2. Kỹ năng phối hợp hành động với các tổ chức và cá nhân có ảnh hưởng khác tại cộng đồng (tạo liên minh) - Kết nối mạng lưới - Huy động nguồn lực (nhân lực, tài lực, trí lực, vật lực) - Lập và thực hiện kế hoạch gây quỹ - Làm việc với các nhóm tính cách khác nhau 3. Kỹ năng xây dựng đề xuất và thông điệp gây quỹ - Viết đề xuất, lập ngân sách - Xây dựng thông điệp 4. Kỹ năng Tổ chức sự kiện - 14 -
  15. GIAO TIẾP HIỆU QUẢ Là nghệ thuật truyền đạt và tiếp nhận thành công một thông điệp Giao tiếp có hiệu quả: - Mục đích, nội dung giao tiếp cụ thể và rõ ràng(Ai, Cái gì, Tại sao, Khi nào, Ở đâu, Như thế nào) 9 kênh giao tiếp bằng hình thể: - Nét mặt - Ánh mắt - Gật đầu - Cử chỉ - Tư thế - Phương hướng, vị trí - Khoảng cách - Tiếp xúc - Ăn mặc Các tín hiệu hình thể tích cực: - Hướng về người mà bạn đang nói chuyện - Gật đầu nhẹ thể hiện sự quan tâm - Ngồi hướng về phía trước, ánh mắt, nhướn mày, cười, gật đầu... khi nghe - Nhấn mạnh những điểm chính (cử chỉ tay) - Bắt chước tư thế của người đối diện LẮNG NGHE LÀ GÌ? “Lắng nghe là quá trình sẵn sàng đón nhận và hiểu m ột thông đi ệp t ừ ng ười khác, bao gồm cả việc nghe được những cảm xúc trong giao tiếp.” Các cấp độ lắng nghe: Cấp độ 1: lắng nghe được thông tin người kia nói ra. Cấp độ 2: lắng nghe được thông tin và cảm nhận được thái độ, cảm xúc của người nói khi họ diễn đạt thông tin đó. - 15 -
  16. Cấp độ 3: lắng nghe được thông tin, cảm nhận được thái độ và cảm xúc của người nói, suy đoán mục đích của lời nói đó. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lắng nghe: - Nội dung thông tin trao đổi - Các yếu tố thuộc môi trường xung quanh - Các yếu tố thuộc về người nói - Các yếu tố thuộc về người nghe Lưu ý: - Ngừng nói, tránh những việc làm gây mất tập trung - Cử chỉ, nét mặt thể hiện bạn đang chăm chú lắng nghe - Lắng nghe cảm xúc của người nói, thể hiện sự đồng cảm với người nói - Làm rõ, thu thập thêm thông tin bằng câu hỏi - Kết thúc bằng tóm tắt nội dung cuộc hội thoại - Phản hồi và thống nhất hành động tiếp theo - 16 -
  17. PHIẾU KHẢO SÁT TRƯỚC/SAU TẬP HUẤN 1- Theo anh/chị, nguồn lực có thể là gì? (Khoanh vào chữ cái trước 1 câu trả lời phù hợp nhất) a. Nhân lực b. Vật lực c. Tài lực d. Trí lực d. Sự ủng hộ tinh thần e. Mối quan hệ h. Tất cả các ý trên đều đúng 2. Theo anh/chị, gây quỹ là.... ? (Khoanh vào chữ cái trước 3 câu trả lời phù hợp nhất) a. Bỏ ống tiết kiệm b. Đi xin tiền c. Tăng cường số bạn d. Bán tổ chức hay chương trình hoạt động mà bạn đang đang gây quỹ cho e. Nhà tài trợ tự nguyện đóng góp h. Vay tiền ngân hàng g. Việc cần nhiều nỗ lực, lòng kiên nhẫn, thời gian và kế hoạch 3. Những điều nên làm với nhà tài trợ? (Khoanh vào chữ cái trước những câu trả lời phù hợp nhất) a. Gửi thư cảm ơn sau khi được tieps hay được hỗ trợ b. Khi bị từ chối vẫn giữu liên lạc c. Xác nhận/ thông báo khi nhận được tiền vào tài khoản d. Mời nhà tài trợ tham gia vào các sự kiện của dự án e. Để logo nhà tài trợ trên webssite, báo cáo, banner sự kiện h. Gửi thiệp/ lời chức đến nhà tài trợ nhân những dịp đặc biệt g. Điều chỉnh dự án của bạn theo mực tiêu của nhà tài trợ k. Để nhà tài trợ quyết định số tiền tài trợ trước khi được yêu cầu 4. Hãy sắp xếp các bước tiến trình gây quỹ dưới đây theo trật tự đúng (bằng cách đánh số thứ tự vào đầu dòng) Xác định chiến lược gây quỹ tốt nhất Phát triển thông điệp truyền thông Xác định mục tiêu- mục đích của tổ chức/dự án - 17 -
  18. Xác định mục tiêu ( lượng tiền, nguồn lực)gây quỹ Phân tích nguồn tài trợ trước đến giờ và tiềm năng Xác định nguồn thu trọng tâm trong các nỗ lực gây quỹ sắp tới Xây dựng kế hoạch gây quỹ chi tiết Tiến hành gây quỹ Tổng kết- đánh giá- cảm ơn nhà tài trợ 5. Hãy sắp xếp tiến trình tổ chức sự kiện (bằng cách đánh số thứ tự vào đầu dòng) Chuẩn bị cho sự kiện Quyết định Lập kế hoạch Điều hành sự kiện Đánh giá kết quả Theo dõi sau sự kiện 6. Tiêu chuẩn của bất kì một thông điệp nào mà nhóm gây quỹ đưa ra là :...? (Khoanh vào chữ cái trước 5 câu trả lời phù hợp nhất) a. Dễ nhớ b. Ấn tượng c. Liên quan đến đối tượng mà tổ chức muốn tạo lập quan hệ công chúng tốt d. Phù hợp với quy tắc và các giá trị xã hội e. Định hướng hành động cho đối tượng h. Rõ ràng, chính xác g. Cụ thể k. Ngắn gọn Đạt Không đạt - 18 -
  19. - 19 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1