intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tâm lý trẻ 6-12 tháng

Chia sẻ: Zxacsqdwe Zxacsqdwe | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

54
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuộc sống của trẻ hài nhi vẫn phụ thuộc vào người lớn. Các nhu cầu sống cho trẻ như dinh dưỡng, an toàn, giao tiếp… đều cần được người lớn đáp ứng kịp thời. "Mẹ ơi, hãy ở bên con!" Trẻ bắt đầu nhận biết mình là một thực thể, cơ thể tách biệt, được bao quanh bởi Da và điểm tận cùng là bàn tay và bàn chân. Trẻ đã cảm nhận được sự tồn tại của thế giới khác ngoài mẹ. Nhận thức này khiến cho cảm giác lo sợ bị tách mẹ bắt đầu xuất hiện. Trước đây,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tâm lý trẻ 6-12 tháng

  1. Tâm lý trẻ 6-12 tháng
  2. Cuộc sống của trẻ hài nhi vẫn phụ thuộc vào người lớn. Các nhu cầu sống cho trẻ như dinh dưỡng, an to àn, giao tiếp… đều cần được người lớn đáp ứng kịp thời. "Mẹ ơi, hãy ở bên con!" Trẻ bắt đầu nhận biết mình là một thực thể, cơ thể tách biệt, được bao quanh bởi Da và điểm tận cùng là bàn tay và bàn chân. Trẻ đã cảm nhận được sự tồn tại của thế giới khác ngoài mẹ. Nhận thức này khiến cho cảm giác lo sợ bị tách mẹ bắt đầu xuất hiện. Trước đây, khi bạn ra khỏi nhà, trẻ không nhận biết được. Đến tháng này trẻ biết được sự vắng mặt của bạn và trẻ có thể lưu giữ hình ảnh của bạn và có cảm giác nhớ bạn. Do vậy, trẻ có thể khóc đòi theo ngay khi bạn khuất tầm mắt trẻ. Ở tháng thứ 9 và những tháng sau đó (12-18 tháng), lo sợ tách mẹ sẽ lên đến cực điểm, có thể trở thành khủng hoảng ở trẻ. Do vậy, việc tập luyện ngay từ những tháng đầu khi trẻ có dấu hiệu bám mẹ là rất quan trọng.
  3. Bạn phải làm gì? Mẹ trước khi đi hãy ôm ấp, vỗ về bé, hãy an ủi và làm bé yên tâm bằng các giải thích rõ ràng, ngắn gọn và d ễ hiểu (ví dụ như "mẹ phải đi làm, con ngoan chiều mẹ sẽ trở về với con". Bé có thể sẽ không hiểu hết ý nghĩa câu nói của bạn nhưng lời nói và sự cưng nựng của bạn sẽ an ủi trẻ và giúp trẻ có cảm giác an toàn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tập cho con quen dần với sự vắng mặt của mình bằng cách bắt đầu tách con trong một khoảng thời gian ngắn (7-10’) ở một thời điểm cố định trong ngày và giao con lại cho một người mà trẻ cũng tương đối quen thuộc. N ếu như bé không quá lo lắng, khóc lóc, hãy tăng thời lượng tách bé lên dần dần. Liên hệ với thế giới bên ngoài Nhu cầu xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết với mọi người xung quanh khiến tình cảm của trẻ đối với người nuôi dưỡng chính (thường là mẹ) ngày càng mạnh mẽ và phát triển không ngừng, tình cảm đó còn mạnh hơn cả sự thích thú đối với đồ chơi. Người chăm sóc chính vừa là cầu nối giứa trẻ với thế giới hiện thực, vừa là tác nhân mạnh mẽ làm nảy sinh những tiền đề của sự lĩnh hội ngôn ngữ.
  4. Trẻ cũng biết quan sát và "bắt chước" các trạng thái tình cảm, tâm trạng của người khác. Chẳng hạn nếu trẻ thấy một bạn khác đang khóc, trẻ sẽ dễ dàng khóc theo. Trẻ 8 tháng tuổi bắt đầu biết lạ, (sợ người lạ, vật lạ, sự kiện lạ). Bất cứ những cái gì trẻ không biết, không trải nghiệm lúc trước đều làm trẻ sợ (chuông reo, cửa sập, con chó…). Trước những phản ứng này, bạn hãy an ủi, ôm trẻ để làm yên lòng trẻ. Nhà thám hiểm nhỏ tuổi Trẻ lúc này như một nhà thám hiểm, rất thích "khám phá" thế giới, rất thích sờ mó, gặm, đập, chà những gì mà nó vớ được. Trẻ khám phá một vật bằng cách lắc, đập, làm rơi, ném trước khi đi đến gặm nhấm theo phương pháp thử và sai. Điều này làm trẻ thấy mình có thể gây những tác động, ảnh hưởng đến thế giới bên ngoài và nhận thấy mình có thể làm được một điều gì đó. Trẻ cũng đã có khái niệm về công dụng của đồ vật: dùng lược để chải tóc, dùng thìa để ăn…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2