intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tăng áp cửa (K76.6)

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Tăng áp cửa (K76.6)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, các nguyên nhân thường gặp, tiếp cận chẩn đoán, xử trí cấp cứu, điều trị ngoại trú và theo dõi bệnh nhi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tăng áp cửa (K76.6)

  1. TĂNG ÁP CỬA (K76.6) 1. ĐỊNH NGHĨA Tăng áp cửa được định nghĩa là khi áp lực hệ tĩnh mạch cửa tăng trên 10 mmHg. Áp lực hệ tĩnh mạch cửa bình thường nằm trong khoảng từ 05 đến 10 mmHg. Tăng áp cửa là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh và tử vong ở trẻ em mắc bệnh gan. 2. NGUYÊN NHÂN 2.1. Trước gan - Huyết khối tĩnh mạch cửa. - Hẹp bẩm sinh hoặc chèn ép tĩnh mạch cửa. - Huyết khối tĩnh mạch lách. - Thông nối động tĩnh mạch. 2.2. Tại gan - Trước xoang: + Gan hóa sợi bẩm sinh. + Viêm gan siêu vi mạn tính (HBV và HCV). + Xơ gan ứ mật nguyên phát. + Suy tủy (Bệnh Hogkin, bệnh bạch cầu). + Bệnh u hạt (nhiễm Schistosomiasis, Sarcoidosis, Tuberculosis). + Bệnh gan đa nang. + Bệnh Gaucher. 175
  2. + Độc tố và thuốc (nhiễm độc arsenic, vinyl chloride monomer poisoning, methotrexate, 6 mercaptopurine). - Tại xoang: + Xơ gan. + Bệnh Wilson. + Các bệnh lý dự trữ (gan nhiễm mỡ, Glycogenosis type III, thiếu α1 antitrypsin). - Sau xoang: + Bệnh tắc nghẽn tĩnh mạch. + Huyết khối tĩnh mạch gan (hội chứng Budd-Chiari). 2.3. Sau gan - Tắc nghẽn tĩnh mạch chủ dưới. - Suy tim phải. - Viêm màng ngoài tim co thắt. - Những bệnh lý của van 03 lá. 3. TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN 3.1. Hỏi bệnh - Xuất huyết tiêu hóa: là triệu chứng nặng, thường gặp nhất và cũng là triệu chứng đầu tiên của tăng áp cửa không được chẩn đoán trước đó. Biểu hiện ói máu, tiêu phân đen hay tiêu máu đỏ tươi. 176
  3. - Tiền căn: + Đã được chẩn đoán bệnh gan, biến chứng của bệnh gan mạn tính. + Nhiễm trùng rốn, đặt catherter tĩnh mạch rốn. + Chấn thương bụng, rối loạn đông máu, bệnh lý tim mạch, bệnh lý ác tính, sử dụng thuốc. 3.2. Khám lâm sàng - Lách to. - Tuần hoàn bàng hệ. - Báng bụng. - Trĩ. - Dấu hiệu của bệnh gan mạn tính: vàng da, sao mạch, lòng bàn tay son, ngón tay dùi trống, suy dinh dưỡng, hội chứng gan phổi, hội chứng gan thận, giảm chất lượng cuộc sống… 3.3. Cận lâm sàng - Công thức máu: đánh giá cường lách. - Sinh hóa máu: đánh giá chức năng gan, thận, AST, ALT, Bilirubin toàn phần, Bilirubin trực tiếp, Alkaline phosphatase, Gamma-glutamyl transpeptidase (GGT), Albumin, Ure, Creatinin, điện giải đồ. - Đông máu toàn bộ. - Siêu âm bụng và Doppler: đánh giá nhu mô gan, tĩnh mạch cửa, huyết khối, bất thường giải phẫu hệ mạch máu gan, dịch ổ bụng, bất thường thận. 177
  4. - CT Scan bụng: đánh giá nhu mô gan, cấu trúc mạch máu, đường mật, chẩn đoán nguyên nhân. - Sinh thiết gan: chẩn đoán xơ hóa/xơ gan, thâm nhiễm viêm, các bệnh lý gan khác. - Đo áp lực hệ cửa trực tiếp: đánh giá mức độ tăng áp cửa và chẩn đoán nguyên nhân. - Nội soi tiêu hóa trên: đánh giá tĩnh mạch giãn và bệnh lý dạ dày cửa. Phân loại tĩnh mạch giãn trên nội soi: + Độ 0: không có giãn tĩnh mạch thực quản. + Độ 1: giãn tĩnh mạch thực quản nhỏ và không ngoằn nghoèo, mất khi bơm hơi. + Độ 2: giãn tĩnh mạch thực quản ngoằn nghoèo nhưng chiếm ít hơn 1/3 bán kính thực quản đoạn xa. + Độ 3: giãn tĩnh mạch thực quản lớn và ngoằn nghoèo hơn 1/3 bán kính thực quản đoạn xa. Sự xuất hiện của “ dấu đỏ “ (red spots) đe dọa xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản hay vừa mới xuất huyết. 4. XỬ TRÍ 4.1. Chỉ định nhập cấp cứu - Xuất huyết tiêu hóa nặng ồ ạt. - Kèm bệnh lý não gan. 178
  5. 4.2. Chỉ định nhập khoa tiêu hóa - Xuất huyết tiêu hóa nhẹ. - Tăng áp cửa chưa xuất huyết được nhập viện ngắn ngày để bắt đầu điều trị phòng ngừa xuất huyết tiên phát, sau đó sẽ tiếp tục điều trị ngoại trú. 4.3. Điều trị ngoại trú - Mục tiêu chính trong điều trị tăng áp cửa là giảm thiểu nguy cơ xuất huyết tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh mạch. - Các phương pháp điều trị bao gồm: sử dụng thuốc, nội soi, phẫu thuật, ghép gan. - Điều trị dùng thuốc: - Thuốc ức chế beta không chọn lọc Propranolol liều 1-3 mg/kg/ngày chia 2 lần. Mục tiêu giảm 25% nhịp tim, chú ý tác dụng phụ block nhĩ thất và làm nặng thêm tình trạng suyễn. - Liều tối đa 80 mg/ngày - Nội soi tiêu hóa: + Cả chích xơ và thắt tĩnh mạch đều giảm được khả năng chảy máu lại với tỷ lệ thành công 90%. + Nội soi thắt tĩnh mạch được thực hiện phổ biến hơn vì nó dễ dàng và an toàn hơn, nhưng đối với trẻ nhỏ đầu thắt to không qua được lỗ thực quản nên được khuyến cáo chỉ làm với trẻ trên 10 kg. + Nội soi chích xơ được báo cáo có khả năng gây loét niêm mạc và tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết, hiện tại không dùng tại Việt Nam. 179
  6. 4.4. Theo dõi ngoại trú - Gồm khám lâm sàng và cận lâm sàng tùy tình hình bệnh tại phòng khám tiêu hóa. - Nội soi thắt tĩnh mạch thực quản dãn nên được thực hiện 2-4 tuần sau đợt xuất huyết tiêu hóa đầu tiên. - Sau đó nội soi kiểm tra mỗi 06-12 tháng tùy tình trạng xuất huyết tiêu hóa tái phát. - Đánh giá biến chứng tăng áp phổi bằng siêu âm tim định kỳ mỗi 03 tháng. 180
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2