intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tập lẫy cho con cần đúng cách

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

47
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lẫy là sự phát triển vận động tự nhiên của trẻ. Đây là giai đoạn bạn có thể thư giãn, quan sát con mình đang dần lớn lên và bắt đầu biết khám phá các khả năng mới. Hãy giúp bé khám phá sự thích thú khi biết lẫy nhé! Khi bạn đặt bé nằm sấp, bé đã có thể tự nhấc đầu dậy và toàn bộ phần cơ thể tính từ ngực đến đầu đều rời khỏi mặt đất. Điều này cho thấy cơ ngực và cơ lưng của bé đã có khả năng chịu lực. Khi bé nằm ngửa, hai...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tập lẫy cho con cần đúng cách

  1. Tập lẫy cho con cần đúng cách Lẫy là sự phát triển vận động tự nhiên của trẻ. Đây là giai đoạn bạn có thể thư giãn, quan sát con mình đang dần lớn lên và bắt đầu biết khám phá các khả năng mới. Hãy giúp bé khám phá sự thích thú khi biết lẫy nhé! Dấu hiệu cho biết thời điểm bé có thể lẫy Dấu hiệu 1 Khi bạn đặt bé nằm sấp, bé đã có thể tự nhấc đầu dậy và toàn bộ phần cơ thể tính từ ngực đến đầu đều rời khỏi mặt đất. Điều này cho thấy cơ ngực và cơ lưng của bé đã có khả năng chịu lực.
  2. Dấu hiệu 2 Khi bé nằm ngửa, hai chân có thể hướng lên phía trước hoặc thường xuyên nhấc bàn chân lên để đung đưa qua lại. Nếu lúc này bạn nắm 2 bàn tay bé, giúp bé nhấc nửa người phía trên lên thì bé không những có thể ngồi dậy mà còn ngồi rất ngay ngắn, đầu không ngửa về phía sau. Dấu hiệu 3 Bé rất thích nằm nghiêng, bởi lúc này trong não bé bé đã hình thành ý thức về việc lẫy, chỉ có điều bé chưa nắm bắt được cách
  3. lẫy mà thôi. Giúp bé học lẫy như thế nào là đúng cách? Khi nằm ngửa và đung đưa chân là có thể bé đang hy vọng vào “sức mạnh” của đôi chân giúp bé lật thân mình lại. Bạn đừng e ngại điều gì khi tiếp sức cho bé bằng cách đẩy nhẹ vào mông bé, để bé cảm nhận được cảm giác và sự thích thú khi thực hiện động tác lẫy. Thời gian đầu biết lẫy, bé thường nằm đè lên cánh tay mà không rút ra được nên hoảng sợ và khóc òa lên. Bạn hãy chú ý điều này để giúp bé rút cánh tay ra nhé. Nếu bé chỉ thích nghiêng mình về một phía theo cảm hứng “cá nhân” thì bạn có thể lay nhẹ một bên tay của bé, hướng bé chuyển cơ thể về phía ngược lại và giúp bé “lật” phần bụng và mông. Bạn cũng có thể thử gọi tên, dùng đồ chơi thu hút sự chú ý của bé. Làm như vậy sẽ tạo động lực và giúp bé có thể lật mình sang cả hai bên.
  4. Bạn cũng có thể đặt bé nằm ngửa trên giường và ngồi ở phía dưới chân bé rồi nhấc chân phải của bé đặt lên chân trái để phần bụng, vai của bé được xoay một cách tự nhiên. Sau vài lần tập luyện như vậy, bé nhà bạn sẽ học được cách nghiêng mình và lẫy thành công. Một số điều cần lưu ý - Thời gian tập lẫy của bé không nên kéo dài, mỗi lần chỉ khoảng 2 – 3 phút, mỗi ngày tập 2 -3 lần là vừa đủ. - Giai đoạn bé tập lẫy chính là khoảng thời gian để bạn gần gũi,
  5. tình cảm với bé hơn. Vì vậy, bạn nên kiên nhẫn, cổ vũ, khen ngợi và cùng tập lẫy với bé để bé có thêm động lực. - Không nên cho bé tập lẫy khi vừa bú no sữa hoặc lúc đó bé không cảm thấy thoải mái. Nếu không bé sẽ hình thành tâm lý phản kháng lại việc tập lẫy và không tỏ ra “hợp tác” với bạn trong quá trình luyện tập. - Sau khi bé đã biết lẫy, bạn có thể đặt đồ chơi ở cách xa bé một chút để bé có ý thức phải lăn qua lăn lại cho gần với đồ chơi hơn. Làm vài lần như vậy bé sẽ thích lẫy hơn và dần dần biết trườn thành thạo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0