intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thành lập bản đồ hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại phường Hiệp An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm ứng dụng công cụ khoa học hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong công tác quản lý hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại phường Hiệp An, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương là một lựa chọn hợp lý để giám sát hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt được chính xác hơn, kịp thời phát hiện những thay đổi trong hệ thống thu gom theo không gian – thời gian để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và có thể giải quyết các vấn đề đang tồn đọng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thành lập bản đồ hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại phường Hiệp An

  1. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI PHƯỜNG HIỆP AN Bùi Phạm Phương Thanh 1 1. Khoa Khoa học Quản lý, trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm ứng dụng công cụ khoa học hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong công tác quản lý hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại phường Hiệp An, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương là một lựa chọn hợp lý để giám sát hoạt động thu gom CTRSH được chính xác hơn, kịp thời phát hiện những thay đổi trong hệ thống thu gom theo không gian – thời gian để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và có thể giải quyết các vấn đề đang tồn đọng. Đề tài đã tiến hành khảo sát thực địa 21 tuyến thu gom toàn phường, và các đối tượng liên quan là người dân, công nhân thu gom, cán bộ quản lý môi trường tại phường để tìm hiểu về những thuận lợi và bất cập trong công tác thu gom. Từ các thông tin nghiên cứu thu thập được, tác giả tiến hành xây dựng bản đồ chuyên đề hiện trạng công tác thu gom CTRSH của phường Hiệp An. Từ khóa: chất thải rắn sinh hoạt, công tác thu gom, GIS, hệ thống thug om, bản đồ tuyến thu gom 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo đánh giá sơ bộ của Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Thủ Dầu Một, khối lượng CTRSH phát sinh tại phường Hiệp An là khoảng 14 tấn/ngày (2020). Do đó, vấn đề quản lý chất thải rắn (CTR) đã trở thành vấn đề bức xúc và cần được quan tâm đúng mức hơn. Việc thu gom CTRSH tại phường Hiệp An chủ yếu do 12 công nhân thuộc khối dân lập đảm nhiệm. Lực lượng này thu gom theo từng hộ gia đình, trong các hẻm nhỏ với thời gian và các tuyến thu gom không cố định, phương tiện thu gom thường được sử dụng là xe ba gác máy. Các dữ liệu thông tin địa lý liên quan tới công tác quản lý thu gom chưa được hiển thị trực quan để người quản lý có cái nhìn toàn cảnh về hoạt động thu gom. Điều này gây khó khăn cho các nhà quản lý môi trường tại phường Hiệp An trong công tác kiểm tra, cập nhật số liệu, theo dõi tình hình thu gom. Việc áp dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) giúp nhà quản lý có cái nhìn nhanh và chính xác hơn những thay đổi của đối tượng quản lý theo không gian và thời gian. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Thành lập bản đồ hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại phường Hiệp An” để thực hiện nghiên cứu. Việc ứng dụng công cụ GIS trong công tác quản lý hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt tại phường Hiệp An là một lựa chọn hợp lý để giám sát hoạt động thu gom CTRSH được chính xác hơn, kịp thời phát hiện những thay đổi trong hệ thống thu gom theo không gian – thời gian để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và có thể giải quyết các vấn đề đang tồn đọng. 617
  2. 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung vào hiện trạng công tác thu gom CTRSH tại phường Hiệp An và ứng dụng GIS vào việc quản lý hệ thống thu gom CTRSH tại phường. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Khảo sát hiện trạng thu gom CTRSH tại phường Hiệp An. - Xây dựng bản đồ hiện trạng quản lý công tác thu gom CTRSH tại phường Hiệp An. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã sử dụng các phương pháp chính như: Phương pháp khảo sát thực địa Đối tượng được khảo sát bao gồm: mỗi tuyến thu gom chọn ngẫu nhiên 10 hộ gia đình, phỏng vấn nhanh 14 công nhân thu gom CTRSH và 2 cán bộ phòng Môi trường của phường, thực địa theo lộ trình 21 tuyến thu gom CTRSH tại khu vực nghiên cứu. Nội dung khảo sát: hình thức tổ chức thu gom, cách thức phát thải CTRSH trước khi được thu gom; phương tiện, thiết bị, dụng cụ: chủng loại, tải trọng; công nhân thực hiện thu gom; vị trí, diện tích của bãi tập kết; tần suất, thời gian, lộ trình thu gom. Phương pháp xây dựng bản đồ Thành lập bản đồ hiện trạng quản lý công tác thu gom CTRSH Tác giả sử dụng phần mềm ArcGIS 10.4 để tạo lập cơ sở dữ liệu cho khu vực nghiên cứu, xây dựng các bản đồ thành phần: bản đồ hành chính khu vực nghiên cứu, bản đồ thể hiện tuyến thu gom qua việc sử dụng mục ArcMap cho công tác thu gom để thành lập bản đồ hiện trạng mạng lưới thu gom CTRSH. Quy trình thành lập bản đồ mạng lưới thu gom CTRSH trên địa bàn phường Hiệp An được thể hiện ở sơ đồ sau: Thu thập bản đồ hành chính phường Hiệp An Đối soát, kiểm tra thực địa Thành lập bản đồ nền Số hóa bản đồ Chồng xếp các lớp bản đồ Nhập thuộc tính cho các đối tượng Xây dựng bản đồ mạng lưới thu gom CTRSH Hệ thống ký hiệu, bảng chú giải In ấn Vị trí điểm tập kết CTRSH Tuyến thu gom Sơ đồ 1. Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng mạng lưới thu gom CTRSH 618
  3. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng thu gom CTRSH tại phường Hiệp An 3.1.1. Nguồn phát sinh CTRSH tại phường Hiệp An Nguồn phát sinh CTRSH tại phường Hiệp An chủ yếu từ các khu nhà ở, khu thương mại, cơ quan công sở, trường học, công trình xây dựng, khu dịch vụ công. Theo thống kê từ Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị Bình Dương thì khối lượng CTRSH tại phường Hiệp An là khoảng 14 tấn/ngày, phát sinh từ 9 khu phố. Bảng 1. Khối lượng CTRSH phát sinh theo từng khu vực tại phường Hiệp An STT Tên khu vực Dân số Số hộ Khối lượng rác (người) (*) (hộ) (*) (tấn/ngày) (**) 1 Khu phố 1 1339 289 1,12 2 Khu phố 2 1124 235 0,94 3 Khu phố 3 2226 514 1,87 4 Khu phố 4 1547 457 1,31 5 Khu phố 5 1834 512 1,54 6 Khu phố 6 1425 367 1,22 7 Khu phố 7 2522 661 2,12 8 Khu phố 8 2183 636 1,83 9 Khu phố 9 2441 683 2,05 Nguồn: (*) Chi cục thống kê tỉnh Bình Dương, 2020 (**) Công ty TNHH Một thành viên Công trình Đô thị Bình Dương, 2020 3.1.2. Tuyến thu gom CTRSH 3.1.2.1. Tần suất và thời gian thu gom Công tác thu gom, vận chuyển CTRSH phường Hiệp An thực hiện tại các tuyến đường lớn, các tuyến đường nhỏ, hẻm. Phường không tiếp nhận thu gom CTR phát sinh từ khu du lịch Đại Nam. Khu du lịch này đã ký hợp đồng thu gom trực tiếp với khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương trực tiếp tiếp nhận và đưa về xử lý. − Tần suất thu gom, vận chuyển: 01 ngày/ lần. − Thời gian thu gom, vận chuyển: từ 6 giờ sáng - 12 giờ 30 trưa/ngày. Đội thu gom CTRSH tại phường chia làm 4 tổ, mỗi tổ thu gom gồm 3 nhân viên và 2 xe ba gác máy tiến hành thu gom được tổ chức như sau: − Tổ 1: sử dụng 2 xe ba gác máy thu gom các tuyến đường trên địa bàn các khu phố 1, 2, 3; đảm nhiệm 6 tuyến thu gom − Tổ 2: sử dụng 2 xe ba gác máy thu gom các tuyến đường trên địa bàn khu phố 4, 5; đảm nhiệm 4 tuyến thu gom − Tổ 3: sử dụng 2 xe ba gác máy thu gom các tuyến đường trên địa bàn khu phố 6, 7; đảm nhiệm 5 tuyến thu gom − Tổ 4: sử dụng 2 xe ba gác máy thu gom các tuyến đường trên địa bàn các khu phố 8, 9; đảm nhiệm 6 tuyến thu gom 619
  4. Bảng 2. Thời lượng thu gom và tổng độ dài các tuyến thu gom STT Tên tuyến Thời gian xuất phát Thời gian kết thúc Độ dài tuyến (km) 1 Số 1 6h 7h40 3,7 2 Số 2 6h 7h50 2,68 3 Số 3 7h50 8h35 1,6 4 Số 4 8h 10h30 4,16 5 Số 5 8h40 11h10 4,45 6 Số 6 10h45 & 11h15 12h35 3,46 7 Số 7 6h 8h45 1,9 8 Số 8 6h 9h20 3,33 9 Số 9 9h30 12h20 1,95 10 Số 10 8h55 12h10 1,97 11 Số 11 6h 8h30 2,27 12 Số 12 6h 8h5 2,1 13 Số 13 8h35 10h 2,56 14 Số 14 8h15 10h45 1,86 15 Số 15 10h10 & 10h50 12h30 3,22 16 Số 16 6h 7h20 2,35 17 Số 17 6h 8h25 2,41 18 Số 18 7h30 10h40 1,33 19 Số 19 8h40 10h15 2,94 20 Số 20 10h55 12h40 2,74 21 Số 21 10h30 12h45 4,24 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Sau khi kết thúc tuyến thu gom, các xe thu gom sẽ tốn một khoảng thời gian từ điểm cuối cùng của tuyến thu gom trở về bãi tập kết và thời gian dở tải để chuyển rác thu gom được xuống bãi tập kết. Lượng CTRSH sẽ được chuyển giao cho Công ty Công trình Đô thị Bình Dương sẽ đến tiếp nhận từ 9 giờ đến 13 giờ trưa với tần suất 2 lần/ngày (lần 1: nằm trong khoảng từ 9 giờ đến 10 giờ, lần 2: nằm trong khoảng từ 12 giờ 30 phút đến 13 giờ). 3.1.2.2. Lộ trình thu gom Trong số 21 tuyến có 8 tuyến thu gom phụ trách thu gom trên các đoạn đường lớn nằm trong địa phận phường Hiệp An là các đường Nguyễn Chí Thanh, Đại lộ Bình Dương, Phan Đăng Lưu, Lê Chí Dân, Bùi Ngọc Thu, Nguyễn Đức Cảnh. Còn lại là 13 tuyến thu gom đảm nhận thu gom tại các đường nhỏ (các đường ĐX) và các con hẻm. Các tuyến phụ trách thu gom trên các đoạn đường chính là các tuyến: − Tuyến 1: thu gom trên đoạn đường Nguyễn Chí Thanh thuộc khu phố 1 và khu phố 3 (tổ thu gom 1) − Tuyến 2: thu gom đoạn đường Lê Chí Dân và Đại lộ Bình Dương thuộc khu phố 1 và 2 (tổ thu gom 1) − Tuyến 3: thu gom đoạn đường Phan Đăng Lưu và Nguyễn Đức Cảnh thuộc khu phố 1 và 3 (tổ thu gom 1) − Tuyến 7: thu gom đoạn đường Đại lộ Bình Dương thuộc khu phố 4 và 5 (tổ thu gom 2) − Tuyến 11: thu gom đoạn đường Phan Đăng Lưu thuộc khu phố 7 (tổ thu gom 3) − Tuyến 16: thu gom đoạn đường Đại lộ Bình Dương thuộc khu phố 9 (tổ thu gom 4) 620
  5. − Tuyến 17: thu gom đoạn đường Bùi Ngọc Thu và Nguyễn Chí Thanh thuộc khu phố 8 và 9 (tổ thu gom 4) − Tuyến 18: thu gom đoạn đường Bùi Ngọc Thu thuộc khu phố 8 (tổ thu gom 4) Tuyến phụ trách thu gom trên các đoạn đường nhỏ và con hẻm: − Tuyến 4: thu gom tại các con hẻm trên khu phố 1 và 2 (tổ thu gom 1) − Tuyến 5: thu gom tại các đoạn đường nhỏ và các con hẻm phía Nam khu phố 3 (tổ thu gom 1) − Tuyến 6: thu gom tại các đoạn đường nhỏ và các con hẻm phía Bắc khu phố 3 (tổ thu gom 1) − Tuyến 8: thu gom trên các đoạn đường nhỏ thuộc khu phố 4 và 5 (tổ thu gom 2) − Tuyến 9: thu gom trên các con hẻm thuộc khu phố 5 và một phần phía Đông khu phố 4 (tổ thu gom 2) − Tuyến 10: thu trên các con hẻm thuộc khu phố 4 (tổ thu gom 2) − Tuyến 12: thu gom tại các đoạn đường nhỏ thuộc khu phố 7 (tổ thu gom 3) − Tuyến 13: thu gom tại các đoạn đường nhỏ thuộc khu phố 6 (tổ thu gom 3) − Tuyến 14: thu gom trên các con hẻm thuộc khu phố 7 (tổ thu gom 3) − Tuyến 15: thu gom trên một đoạn nhỏ đường Nguyễn Chí Thanh các con hẻm thuộc khu phố 6 (tổ thu gom 3) − Tuyến 19: thu gom tại các đoạn đường nhỏ thuộc khu phố 9 (tổ thu gom 4) − Tuyến 20: thu gom trên các con hẻm thuộc khu phố 9 (tổ thu gom 4) − Tuyến 21: thu gom trên các đoạn đường nhỏ và các con hẻm thuộc khu phố 8 (tổ thu gom 4) 3.1.2.3. Khối lượng CTRSH thu gom của các tuyến Các tuyến thu gom sử dụng thùng chứa 700kg. Một số tuyến vượt mức 700kg do công nhân chất rác cao hơn chiều cao thùng chứa. Qua quan sát thực tế tác giả nhận thấy có sự khác biệt về mức độ lấp đầy trên xe thu gom ở các tuyến như sau: Bảng 3. Ước tính khối lượng CTRSH thu gom được mỗi tuyến Quy đổi khối lượng CTR STT Tên tuyến Phần trăm lấp đầy thu gom được (kg/tuyến) 1 Số 1 110% 770 2 Số 2 110% 770 3 Số 3 90% 630 4 Số 4 80% 560 5 Số 5 110% 770 6 Số 6 100% 700 7 Số 7 100% 700 8 Số 8 110% 770 9 Số 9 100% 700 10 Số 10 100% 700 11 Số 11 110% 770 12 Số 12 90% 630 13 Số 13 100% 700 14 Số 14 110% 770 15 Số 15 110% 770 621
  6. 16 Số 16 90% 630 17 Số 17 110% 770 18 Số 18 100% 700 19 Số 19 80% 560 20 Số 20 80% 560 21 Số 21 90% 630 Nguồn: tác giả tự tổng hợp 3.1.3. Phương tiện, thiết bị, dụng cụ Đội thu gom rác phường Hiệp An có 2 loại phương tiện: Xe ô tô dùng để thu gom các chất thải cồng kềnh, xà bần: xe ô tô tải nhãn hiệu Isuzu tải trọng 2,5 tấn. Xe ba gác máy dùng để thu gom chất thải sinh hoạt hàng ngày: xe ba gác máy được trang bị một thùng chứa rác ở phía sau với sức chứa tối đa vào khoảng 700kg có thể tháo rời, thùng chứa rác được làm từ các mảnh sắt ghép nối với nhau. Bảng 4. Danh sách các loại phương tiện thu gom, vận chuyển CTRSH Che phủ bạt Thiết bị Trang bị Thiết Tải Dụng Số kín trong khống chế phẩm Hộp sơ bị Phương trọng cụ STT lượng quá trình chế phun xịt cứu vết thông tiện tối đa cứu (xe) thu gom, nước rỉ khử mùi thương tin liên (tấn) hỏa vận chuyển rác bằng tay lạc 1 Xe ô tô 01 2,5 x x x x x x Xe ba 2 14 0,7 x x x gác máy Nguồn: Báo cáo Công tác thực hiện thu gom chất thải rắn trên địa bàn phường giai đoạn 2017-2020 Xe ô tô 2,5 tấn đảm nhận công tác thu gom các chất thải cồng kềnh hoặc xà bần nên tần suất sử dụng xe ô tô không thường xuyên do lượng chất thải này không phát sinh liên tục và nguồn thải không cố định nên đề tài không tiến hành vạch tuyến thu gom cho phương tiện này. Trong 14 xe ba gác máy chỉ có thể hoạt động tối đa 8 xe ba gác máy cùng lúc do số lượng công nhân không đáp ứng việc sử dụng toàn bộ 14 xe ba gác. Các xe còn lại thường được dùng để luân phiên sử dụng vào ngày khác. Các xe thu gom CTRSH chính thường được bố trí đảm nhiệm 21 tuyến như sau: Bảng 5. Thống kê tuyến thu gom cho các xe thu gom STT Mã xe Tuyến thu gom 1 Xe 1 tổ 1 Số 1, số 3, số 5, số 6 2 Xe 2 tổ 1 Số 2, số 4, số 6 3 Xe 3 tổ 2 Số 7, số 10 4 Xe 4 tổ 2 Số 8, số 9 5 Xe 5 tổ 3 Số 11, số 13, số 15 6 Xe 6 tổ 3 Số 12, số 14, số 15 7 Xe 7 tổ 4 Số 16, số 18, số 20 8 Xe 8 tổ 4 Số 17, số 19, số 21 Nguồn: tác giả tự thống kê 622
  7. 3.1.4. Số lượng công nhân thực hiện công tác thu gom Đội thu gom CTRSH tại phường Hiệp An bao gồm 14 nhân viên trong đó 12 nhân viên trực tiếp đảm nhiệm thu gom CTRSH và 2 nhân viên phụ trách quản lý chung. Đội thu gom có 4 tổ, mỗi tổ thu gom gồm 3 nhân viên đảm nhận 2 xe ba gác máy thu gom CTRSH ở các khu phố đã quy định tại tổ. Bảng 6. Danh sách nhân viên tổ thu gom CTRSH phường Hiệp An STT Họ tên Chức danh Mã số Khu vực đảm nhiệm 1 Bùi Minh Sơn Đội trưởng HA01 Quản lý chung tại bãi tập kết và UBND 2 Ngô Ngọc Hương Đội phó HA02 Quản lý chung tại bãi tập kết và UBND 3 Phan Văn Hương Đội viên HA03 Tổ 1 4 Kim Còn Đội viên HA04 Tổ 1 5 Nguyễn Văn Sử Đội viên HA05 Tổ 1 6 Đoàn Văn Dòm Đội viên HA06 Tổ 2 7 Nguyễn Thanh Tùng Đội viên HA07 Tổ 2 8 Nguyễn Văn Túc Đội viên HA08 Tổ 2 9 Phan Văn Thành Đội viên HA09 Tổ 3 10 Dương Văn Kiệt Đội viên HA10 Tổ 3 11 Tăng Miêng Đội viên HA11 Tổ 3 12 Phạm Văn Mạnh Đội viên HA12 Tổ 4 13 Nguyễn Văn Danh Đội viên HA13 Tổ 4 14 Thạch Hiếu Đội viên HA14 Tổ 4 Nguồn: Báo cáo Công tác thực hiện thu gom chất thải rắn trên địa bàn phường giai đoạn 2017-2020 Các công nhân thuộc đội thu gom rác phường Hiệp An có thời gian làm việc từ 6 giờ sáng đến khi kết thúc tuyến thu gom đảm nhận (nằm trong khoảng từ 12h15 đến 12h45). 3.1.5. Vị trí, diện tích bãi tập kết Phường Hiệp An có một bãi tập kết tạm thời CTRSH thuộc khu phố 3 (được lắp đặt đảm bảo phù hợp theo quy định của Quyết định số 7852/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND thành phồ Thủ Dầu Một). Điểm tập kết CTRSH có tọa độ X: 678603.24 và Y: 1219595.62 với diện tích khoảng 700 m đảm bảo sức chứa CTRSH phát sinh trung bình của người dân tại phường Hiệp An, sức chứa 2 tối đa có thể lên đến 100 tấn CTRSH trong một ngày. Bãi tập kết sẽ bắt đầu hoạt động vào lúc 6 giờ sáng. CTRSH thu gom được từ tất cả 21 tuyến thu gom đều được tập kết tại bãi để chờ xe của Công ty Công trình Đô thị Bình Dương đến tiếp nhận và đưa đến nơi xử lý với tần suất 2 lần/ngày (lần 1: nằm trong khoảng từ 9 giờ đến 10 giờ, lần 2: nằm trong khoảng từ 12 giờ 30 phút đến 13 giờ). Bãi tập kết thuộc sự quản lý của phòng Môi trường UBND phường Hiệp An kết hợp với đội trưởng và đội phó đội thu gom phụ trách quản lý chung. 3.2. Xây dựng bản đồ hiện trạng quản lý công tác thu gom CTRSH trên địa bàn phường Hiệp An Các lớp dữ liệu để xây dựng bao gồm: bản đồ nền (lớp dữ liệu hành chính khu phố, lớp dữ liệu giao thông), bản đồ khối lượng CTRSH phát sinh trong từng khu phố, lớp dữ liệu tuyến 623
  8. thu gom, lớp dữ liệu bãi tập kết, lớp dữ liệu cơ quan công sở, lớp dữ liệu khu thương mại, cũng như quá trình khảo sát thực tế. Tác giả đã thành lập bản đồ hiện trạng mạng lưới thu gom CTRSH tại khu vực nghiên cứu. Bản đồ hiện trạng bao gồm bản đồ hiện trạng mạng lưới thu gom CTRSH tại các đoạn đường lớn, bản đồ hiện trạng mạng lưới thu gom CTRSH tại các đoạn đường nhỏ và các con hẻm và bản đồ hiện trạng thu gom CTRSH tại phường Hiệp An tổng hợp tất cả các tuyến thu gom. Hình 1. Bản đồ hiện trạng mạng lưới thu gom CTRSH tại các đoạn đường lớn 624
  9. Hình 2. Bản đồ hiện trạng mạng lưới thu gom CTRSH tại các đường nhỏ và hẻm 625
  10. Hình 3. Bản đồ hiện trạng mạng lưới thu gom CTRSH tại phường Hiệp An Thông qua bản đồ hiện trạng mạng lưới thu gom CTRSH tại phường Hiệp An có thể đưa ra một số nhận xét cho từng tuyến thu gom của mỗi tổ thu gom như sau: Tổ thu gom 1 626
  11. Tuyến thu gom số 1: thu gom trên một đoạn của đường Nguyễn Chí Thanh tại khu vực khu phố 1 và khu phố 3, cho nên tuyến thu có lộ trình đơn giản. Tuyến bắt đầu từ phía Đông Bắc của khu phố 1 – nơi cao nhất của tổ thu gom 1 – kết thúc tuyến tại phía Tây Nam của tổ thu gom 1. Tuyến thu gom số 1 thu gom hầu hết là các hộ gia đình ngoài ra có nguồn phát sinh CTRSH lớn là trường THCS Hiệp An. Tuyến thu gom số 2: thu gom rác thải hộ gia đình khu phố 2 và khu phố 3 nhưng chủ yếu là khu phố 2, thu gom trên các đoạn đường lớn như đường Lê Chí Dân và một đoạn đại lộ Bình Dương. Tuyến bắt đầu tại phía Đông Bắc của tổ 1 và kết thúc tại nơi giao nhau của tuyến 1 và tuyến 2. Tuyến thu gom số 3: thu gom rác hộ gia đình các đoạn đường chính trên địa bàn khu phố 3, như đường Nguyễn Đức Cảnh, một đoạn nhỏ đường Phan Đăng Lưu. Tuyến bắt đầu tại nơi giao nhau với tuyến 1 và kết thúc tại nơi giao nhau với tuyến 2. Tuyến thu gom số 4: thu gom rác hộ gia đình trên các con hẻm nhỏ thuộc khu phố 1 và khu phố 2. Tuyến bắt đầu thu gom tại con hẻm có vị trí gần phía Bắc nhất khu phố 1 và kết thúc tại con hẻm có vị trí tương tự tại khu phố 2. Trong quá trình thu gom thường xuyên phải quay đầu xe để thu gom đoạn tiếp theo không liền mạch, đối với các con hẻm cụt nhỏ không thể quay đầu xe công nhân sẽ đi bộ vào để lấy rác. Tuyến chỉ thu gom các con hẻm nên số lượng rác không lớn nhưng phạm vi thu gom rộng nên thời gian thu gom tốn nhiều thời gian. Tuyến thu gom số 5: thu gom rác hộ gia đình các đoạn đường nhỏ và hẻm nhỏ ở phía Nam khu phố 3. Tuyến bắt đầu tại phía Đông Nam tại tổ 1 và kết thúc tại những hộ gia đình sống gần với bãi tập kết. Do có vị trí gần với bãi tập kết nên công nhân có thể chia nhỏ lượt thu gom tại tuyến này. Tuyến thu gom có bãi tập kết rác nằm trên tuyến nên có thể tiết kiệm được đáng kể thời gian vận chuyển rác đến bãi. Tuyến thu gom số 6: thu gom rác hộ gia đình các đoạn đường nhỏ và hẻm nhỏ ở phía Bắc khu phố 3. Tuyến bắt đầu tại nơi giao nhau xa nhất phía Tây với tuyến 2 và kết thúc ngay tại những hộ gia đình sống gần bãi tập kết. Sau khi kết thúc quá trình thu gom tại tuyến số 5 xe thu gom của tuyến đó tiến hành hỗ trợ cho tuyến số 6 hoàn thành công tác thu gom. Tổ thu gom 2 Tuyến thu gom số 7: thu gom rác hộ gia đình các đoạn đường chính tại tổ thu gom số 2 gồm một đoạn của đường Lê Chí Dân và Đại lộ Bình Dương thuộc địa phận khu phố 4 và khu phố 5. Tuyến bắt đầu tại phía Đông Nam tổ 2 – nơi giao nhau với tuyến 11 – và kết thúc tại con hẻm phía Bắc tổ 2. Tuyến thu gom số 8: thu gom rác hộ gia đình tại các đường nhỏ (đường ĐX) thuộc khu phố 4 và 5, không đảm nhận thu gom các hẻm. Tuyến bắt đầu tại vị trí gần với khu thương mại (chợ Bưng Cầu) và kết thúc tại nơi giao nhau với tuyến 6. Tuyến thu gom số 9: thu gom rác hộ gia đình các hẻm nhỏ nằm rải rác trên khu phố 5 và phía Đông khu phố 4. Tuyết bắt đầu tại vị trí gần khu thương mại (chợ Bưng Cầu) và kết thúc tại các con hẻm nằm trên tuyến số 8. Trong quá trình thu gom thường xuyên phải quay đầu xe để thu gom đoạn tiếp theo không liền mạch, đối với các con hẻm cụt nhỏ không thể quay đầu xe công nhân sẽ đi bộ vào để lấy rác. 627
  12. Tuyến thu gom số 10: thu gom các hẻm nhỏ nằm rải rác trên phía Tây khu phố 4. Tuyến bắt đầu tại các con hẻm gần với tuyến 9 và kết thúc tại nơi giao nhau với tuyến 5. Đối tượng thu gom chủ yếu là các hộ gia đình, ngoài ra tuyến số 10 còn đảm nhận thu gom rác của UBND phường Hiệp An nằm trên tuyến. Tổ thu gom 3 Tuyến thu gom số 11: thu gom rác hộ gia đình các tuyến đường lớn trên khu phố 7 bao gồm một đoạn đường Phan Đăng Lưu thuộc địa phận khu phố 7 và đường ĐX – 95. Tuyến bắt đầu tại nơi giao nhau ở hướng Đông của tuyến 18 và kết thúc tại nơi giao nhau ở hướng Tây Nam của tuyến 18. Tuyến thu gom số 12: thu gom rác hộ gia đình các tuyến đường nhỏ nối liền đường Bùi Ngọc Thu và đường Phan Đăng Lưu thuộc khu phố 7. Tuyến bắt đầu tại phía Đông Nam của tuyến và kết thúc tại phía Bắc của tuyến. Các đường này có sự liền mạch nhau nên xe thu gom không cần quay đầu xe nhiều lần. Tuyến thu gom số 13: thu gom rác hộ gia đình các tuyến đường nhỏ ở khu phố 6. Tuyến bắt đầu tại nơi giao nhau với tuyến 21 và kết thúc tại nơi giao nhau với tuyến 5. Các đường này có sự liền mạch nhau nên xe thu gom không cần quay đầu xe nhiều lần. Tuyến thu gom số 14: thu gom các con hẻm nhỏ thuộc địa phận khu phố 7. Tuyến bắt đầu tại khu vực ngay khu thương mại (chợ Bưng Cầu) và kết thúc tại phía Bắc của tổ 3. Số lượng thu gom các hộ gia đình trên các con hẻm không nhiều nên tuyến đảm nhận thêm việc thu gom rác phát sinh từ chợ Bưng Cầu với khối lượng lớn. Tuyến thu gom số 15: thu gom các hẻm nhỏ nằm rải rác trên khu phố 6 và đoạn đường Nguyễn Chí Thanh thuộc khu phố 6. Tuyến bắt đầu tại nơi giao nhau với tuyến 17 và kết thúc tại nơi giao nhau với tuyến 5. Đối tượng thu gom chủ yếu là các hộ gia đình thuộc tuyến, nvà CTRSH của trường tiểu học Nguyễn Hiền nằm trên tuyến. Sau khi hoàn thành công tác thu gom 4 tuyến đầu của tổ thu gom số 3 thì 2 xe thu gom sẽ cùng thu gom trên tuyến số 15 vì số lượng CTRSH phát sinh tương đối lớn. Tổ thu gom 4 Tuyến thu gom số 16: thu gom rác hộ gia đình trên một đoạn đường thuộc Đại lộ Bình Dương thuộc khu phố 9. Tuyến bắt đầu tại nơi giao nhau với tuyến 17 tại phía Nam của tổ 4 và kết thúc tại nơi giao nhau với tuyến 18. Tuyến thu gom số 17: thu gom các tuyến đường lớn thuộc khu phố 8 và khu phố 9 trong đó có một đoạn của đường Nguyễn Chí Thanh và Bùi Ngọc Thu cùng với đoạn đường xuyên qua và nối liền hai khu phố. Tuyến bắt đầu tại nơi giao nhau tại đoạn giữa của tuyến 16 và kết thúc tại nơi giao nhau còn lại với tuyến 16. Đối tượng thu gom chủ yếu của tuyến là các hộ gia đình, ngoài ra còn thu gom lượng CTR phát sinh từ trường tiểu học Kim Đồng cơ sở 3. Tuyến thu gom số 18: thu gom rác khu vực đường Bùi Ngọc Thu thuộc khu phố 8. Tuyến bắt đầu tại nơi giao nhau với tuyến 16 và kết thúc tại nơi giao nhau với tuyến 17. Đối tượng thu gom chủ yếu của tuyến là các hộ gia đình, ngoài ra tuyến còn thu gom lượng CTR phát sinh từ trường tiểu học Kim Đồng cơ sở 1. 628
  13. Tuyến thu gom số 19: thu gom rác hộ gia đình các đoạn đường nhỏ ở khu phố 9. Tuyến bắt đầu tại phía Đông Nam của tuyến và kết thúc tại phía Bắc của tuyến khu vực gần cơ quan công sở. Tuyến thu gom số 20: thu gom rác hộ gia đình các hẻm nhỏ ở khu phố 9. Tuyến bắt đầu tại phía Nam của tổ 4 và kết thúc tại phía Bắc của tổ 4. Trong quá trình thu gom thường xuyên phải quay đầu xe để thu gom đoạn tiếp theo không liền mạch, đối với các con hẻm cụt nhỏ không thể quay đầu xe công nhân sẽ đi bộ vào để lấy rác. Tuyến thu gom số 21: thu gom rác hộ gia đình các hẻm nhỏ ở khu phố 8. Tuyến bắt đầu tại nơi giao nhau với tuyến 17 ở hướng Tây Nam của tổ 4 và kết thúc tại khu vực gần cơ quan công sở và khu thương mại. Trong quá trình thu gom thường xuyên phải quay đầu xe để thu gom đoạn tiếp theo không liền mạch, đối với các con hẻm cụt nhỏ không thể quay đầu xe công nhân sẽ đi bộ vào để lấy rác. 4. KẾT LUẬN Đề tài đã xây dựng bản đồ mạng lưới thu gom CTRSH tại phường Hiệp An năm 2020 bằng công cụ hệ thống thông tin địa lý ArcGIS từ các thông tin đã thu thập được như bản đồ hành chính; trang thiết bị, phương tiện thu gom; nhân công; bãi tập kết; lộ trình thu gom và cũng như khối lượng CTRSH phát sinh đã nêu trên. Ngoài ra, thu thập thông tin giao thông từ cơ sở dữ liệu trực tuyến phục vụ cho công tác vạch tuyến. Bên cạnh đó, tác giả đã đánh giá sơ bộ công tác thu gom hiện nay bằng cách nêu ra các thuận lợi và khó khăn gặp phải đối với lộ trình thu gom cũng như hình thức thu gom sơ cấp như hiện nay. Các khó khăn được đúc kết từ việc khảo sát thực địa theo tuyến thu gom và phỏng vấn nhanh công nhân thu gom, người dân, nhà quản lý môi trường của phường cũng như rút ra được từ bản đồ hiện trạng thu gom CTRSH. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công ty TNHH Một thành viên Công trình Đô thị Bình Dương (2020), Báo cáo tình hình thu gom chất thải của Công ty. 2. Chi cục Thống kê Thành phố Thủ Dầu Một (2020). Báo cáo dân số phường Hiệp An. 3. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương. (2015). Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh. 4. Ủy ban nhân dân phường Hiệp An. (2020). Báo cáo Công tác thực hiện thu gom chất thải trên địa bàn phường giai đoạn 2017-2020 5. George Tchobanoglous Hilary Theisen, Samuel Vigil. (1993). Intergrated Solid Waste Management, McGraw-Hill Inc. 629
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0