Thầy giáo Nguyễn Cảnh Toàn
lượt xem 5
download
Nguyễn Cảnh Toàn (sinh năm 1926) là một nhà hoạt động giáo dục Việt Nam, Giáo sư,Tiến sĩ Khoa học, Nhà giáo Nhân dân, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam (1976 - 1989), phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và Tổng biên tập tạp chí Toán học và Tuổi trẻ trong hơn 40 năm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thầy giáo Nguyễn Cảnh Toàn
- Nguyễn Cảnh Toàn Nguyễn Cảnh Toàn (sinh năm 1926) là một nhà hoạt động giáo dục Việt Nam, Giáo sư,Tiến sĩ Khoa học, Nhà giáo Nhân dân, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam (1976 - 1989), phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và Tổng biên tập tạp chí Toán học và Tuổi trẻ trong hơn 40 năm. Ông được nhiều người cho là một tấm gương tự học thành tài[1] và có công lao trong việc đào tạo và xây dựng đội ngũ những giáo viên toán Tiểu sử Ông sinh tại xã Đông Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Nguyễn Cảnh Toàn vào học ở Trường Quốc học Huế năm 1942. Mặc dù thi đậu tú tài toán, nhưng vì gia đình ép buộc nên ông đến Hà Nội để học ngành luật. Tuy nhiên, sự đam mê toán học vẫn cuốn hút ông và ông dành thêm thời gian cho việc tự nghiên cứu toán. Cuối năm 1946, trong kỳ thi toán học đại cương, Nguyễn Cảnh Toàn đã tham dự và đỗ thủ khoa. Năm 1947, trong thời gian kháng chiến, Sở Giáo dục Khu 4 triệu tập ông về dạy toán cho Trường Trung học chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng. Ba năm sau, ông được Bộ Giáo dục điều lên dạy đại học năm 1951, ở Khu học xá Trung ương, đặt tại Nam Ninh (Trung Quốc). Năm 1954, Nguyễn Cảnh Toàn tiếp quản trường Đại học Khoa học Hà Nội. Cuối thập niên 1950, ông nằm trong số chín cán bộ giảng dạy đại học đầu tiên sang Liên Xô làm thực tập sinh. Trong chuyến công tác này, ông bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ tại Đại học Lomonosov. Trở về Việt Nam năm 1959, ông giảng dạy tại khoa Toán và tự nghiên cứu đề tài khoa học về hình học. Trong một chuyến đi công tác tại Liên Xô ba tháng, tháng 6 năm 1963, Nguyễn Cảnh Toàn bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ khoa học. Đây là luận án Tiến sĩ Khoa học đầu tiên về khoa học cơ bản của người Việt nghiên cứu ở trong nước và bảo vệ tại Liên Xô. Ông từng giữ các chức vụ: chủ nhiệm bộ môn hình học, chủ nhiệm khoa toán, hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1967 - 1975), thứ trưởng Bộ Giáo dục, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo (1976-1989). Năm 1994, ông nghỉ hưu. Cho đến năm 2006, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy bộ môn toán.
- Đóng góp Ông có nhiều đóng góp cho ngành giáo dục Việt Nam. Ông đã biên soạn và viết 26 cuốn sách và hơn 650 bài báo về giáo dục. Ông làm phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và tổng biên tập tạp chí Toán học và Tuổi trẻ hơn 40 năm. Ông là người đề xuất chủ trương đào tạo phó tiến sĩ và tiến sĩ trong nước, vì căn cứ vào thực tế số người đủ khả năng và trình độ để làm luận án Phó tiến sĩ, Tiến sĩ thì nhiều nhưng chỉ tiêu gửi đi nước ngoài để đào tạo thì hạn hẹp. Khi ba luận án Phó tiến sĩ đầu tiên được bảo vệ thành công ngày 23-4-1970 tại Trường đại học Sư phạm Hà Nội, thì nhà nước Việt Nam chính thức quyết định mở hệ nghiên cứu sinh trong nước. Nhờ đó mà đã có hàng trăm Phó tiến sĩ, Tiến sĩ được đào tạo ở Việt Nam. Ông còn là người đề xuất phong trào "Dạy tốt - học tốt" tại các khoa trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong những năm cuối của thập niên 1960, xây dựng phong cách giảng dạy mới, phong cách học tập mới, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Phong trào này đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo trong những năm chiến tranh Trong tuyển tập "Bàn về giáo dục Việt Nam", ông đã viết một số quan điểm của mình, ông quan niệm "...Tư duy và nhân cách quan trọng hơn kiến thức...Người thày dở là người chỉ đem kiến thức cho học trò, người thày giỏi là người biết đem đến cho họ cách tự tìm ra kiến thức...". Tạp chí Toán học và tuổi trẻ Làm tổng biên tập tạp chí Toán học và tuổi trẻ trong hơn 40 năm, ông góp phần phổ biến kiến thức toán học cho nhiều thế hệ học sinh tại Việt Nam. Nhận xét của học trò Giáo sư, Viện sĩ, TSKH Cơ học Nguyễn Văn Đạo là học trò của Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn thời ông học đại học tại Đại học Sư phạm Hà Nội đã viết như sau: "...Chúng tôi thán phục giáo sư Nguyễn Thúc Hào ở môn Hình học vi phân với lối trình bày mạch lạc, cách viết bảng tuyệt diệu và trí nhớ hiếm có; Giáo sư Lê Văn Thiêm ở môn hàm phức lý thú với các phép biến hình ảo giác kỳ lạ và cả tính đãng trí đáng đáng yêu của giáo sư nữa, Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn ở môn hình học xạ ảnh, ở phương pháp tư duy và phong cách nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả..."{Đường vào khoa học- Say mê và kết quả/ Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo/ Tạp chí Cơ khí ngày nay, số 29-1999, trang 30} Tác phẩm Một số tác phẩm của Nguyễn Cảnh Toàn:
- Công trình khoa học: Theo thống kê từ MathSciNet (kho tài liệu toán học trên toàn thế giới, thuộc Hội Toán học Hoa Kỳ) ông có tất cả 8 bài báo khoa học được công bố, sắp theo thứ tự ngược thời gian: Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Đăng Phất, Les espaces ultranoneuclidiens. (French) [Ultra- non-Euclidean spaces] Acta Math. Vietnam. 13 (1988), no. 1, 117–151 (1989) Nguyễn Cảnh Toàn, Structure d'espace projectif de l'ensemble des espaces riemanniens à absolu mobile admettant une base donnée. (French) Acta Math. Vietnam. 1 (1976), no. 2, 75–88. Nguyễn Cảnh Toàn, Sur un espace reimannien à absolus locaux. (French) Acta Sci. Vietnam 2 1965 5--42. Nguyễn Cảnh Toàn, Les involutions $n$-aires. (French) Acta Sci. Vietnam 1 1964 167– 252 Nguyễn Cảnh Toàn, Decomposition d'une collineation de l'espace $P_{n}$ en produit de perspectives ou en produit d'homologies centrales application ax matrices. (French) Publ. Math. Debrecen 10 1963 1--9. Nguyễn Cảnh Toàn, Involution $n$-aire. (French) Acta Math. Acad. Sci. Hungar. 13 1962 231–234. Nguyễn Cảnh Toàn, Définiton géométrique des quadriques dans les espaces non- euclidiens. (French) Acta Math. Acad. Sci. Hungar. 13 1962 101–107. Nguyễn Cảnh Toàn,, Involution $n$-aire et ses applications à l'étude des hyperquadriques dans les espaces euclidiens et non-euclidiens à $n$ dimensions. (French) Acta Math. Acad. Sci. Hungar. 13 1962 109–113. Một số tác phẩm khác của Nguyễn Cảnh Toàn: Phương pháp luận duy vật biện chứng với việc học, dạy và nghiên cứu toán học: Sách tham khảo cho giáo viên, sinh viên, nghiên cứu sinh toán học và triết học/ Nguyễn Cảnh Toàn.- H.: Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 1997. (2 tập) Tập dượt cho học sinh giỏi toán quen dần với nghiên cứu toán học. “Ultra non euclidian geometry” (“Hình học siêu phi Ơclit”; 1999), viết bằng tiếng Pháp. Hình học xạ ảnh, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1979. Tuyển tập các công trình toán học và giáo dục/ Nguyễn Cảnh Toàn.- H.:Giáo dục,2005.- 897 tr.
- Tuyển tập "Bàn về giáo dục Việt Nam". Tuyển tập tác phẩm "Tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu". Phong cách học tập mới về môn toán. Từ điển thuật ngữ toán học (Có đối chiếu thuật ngữ Anh, Pháp) / Nguyễn Cảnh Toàn, Hoàng Kỳ, Nguyễn Mạnh Quý. - Hà Nội : Từ điển Bách khoa, 2001. Khơi dậy tiềm năng sáng tạo/ Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Văn Lê, Châu An.- H.: Giáo dục, 2004.- 383tr. 74 câu chuyện học toán thông minh, sáng tạo/ Nguyễn Cảnh Toàn. Nxb Nghệ An, 2003. Biển học vô bờ: Tư vấn phương pháp học tập/ Nguyễn Cảnh Toàn ch.b, Nguyễn Như Ất.- In lần thứ 4.- H.: Thanh niên, 2003.- 295tr. Không gian Véctơ: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên toán/ Nguyễn Cảnh Toàn.- H.: Giáo dục, 1976.- 175tr. Những chặng đường phát triển của ngành sư phạm Việt Nam/ Nguyễn Cảnh Toàn chủ biên.- H.: Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 1996.- 139tr. Qua tìm kiếm trên MathSciNet (kho tài liệu toán học trên toàn thế giới, thuộc Hội Toán học Hoa Kỳ) ông có tất cả 8 bài báo chuyên đề ngành toán, trong đó có 4 bài đăng trên hai tạp chí toán học Việt Nam . Danh dự, khen thưởng Được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất và hạng Nhì. Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Ba. Huy chương Vì thế hệ Trẻ. Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục của Bộ Giáo dục. Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Đầu năm 1996, ông được Trung tâm Tiểu sử Quốc tế (IBC) của Anh mời làm Phó Tổng giám đốc Trung tâm. Giữa năm 1996, IBC tặng ông bằng "Danh dự vẻ vang" (Illuminated diploma of honour) về những thành tựu mà ông đạt được trong lĩnh vực toán học và giáo dục. Năm 1998, Viện Tiểu sử Hoa Kỳ (ABI) đã bầu ông vào danh sách danh nhân thế giới và đã giới thiệu ông trong 1 bộ sách của Viện. Và liền sau đó, viện này đã mời ông sang dự cuộc hội thảo giao lưu giữa 200 danh nhân khoa học của 33 nước trên thế giới ở San Francisco. Năm 2001, GS. Nguyễn Cảnh Toàn lại được ABI đưa vào danh sách 114 "trí tuệ lớn nhất thế giới của thế kỷ 21". Năm 2004, Viện này cấp bằng "Viện sĩ nổi tiếng" cho ông. Ngày 25 tháng 5 năm 2005, ABI phong tặng "những bộ óc vĩ đại của thế kỷ 21"
- GS Nguyễn Cảnh Toàn Khổ luyện từ con đường tự học Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn tâm sự, một trong những thành công ông tâm đắc nhất trong "phương pháp sư phạm" và "khoa học sư phạm" của mình chính là biết khơi gợi cho học sinh tính tò mò khoa học, tính chủ động tìm học, qua đó mà rèn luyện tư duy ngày càng thêm sắc sảo. Cái lạnh thấu xương đột ngột ào đến từng con ngõ nhỏ trên khắp phố phường Hà Nội. Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn nhấp chén trà xanh nóng hổi như để xua tan bớt giá buốt đang chực len lỏi vào trong căn phòng, rồi bảo tôi, tuổi già như ông sợ nhất là trời trở rét. Cái lạnh sẽ làm cho căn bệnh loãng xương trong ông đau nhức, rồi bệnh tiểu đường với những biến chứng có thể ập đến với ông bất cứ lúc nào. Vậy mà khi tôi gợi chuyện ông nói về "con đường tự học" của ông, về những kỷ niệm trong suốt cuộc đời tâm huyết làm thầy và cả về những vấn đề thế sự của giáo dục nước nhà, giọng Giáo sư chợt náo nức, như tất cả mới chỉ xảy ra ngày hôm qua, còn tươi nguyên trong ký ức.
- Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn sinh năm 1926 ở Đô Lương, Nghệ An. 1. So với lần tôi trò chuyện với Giáo sư cách đây 5 năm, giờ ông yếu hơn nhiều. Giáo sư chỉ tay về phía tôi nói rằng, bóng dáng tôi chỉ lờ mờ trước mắt ông thôi, bởi một mắt của ông đã bị mù, hậu quả của căn bệnh đục thuỷ tinh thể, con mắt còn lại giờ cũng mờ đục. Vậy nên nhiều ngày tháng nay, ông không thể viết được một bài báo nào, ông không đọc nổi một bài báo nhỏ. Phương tiện liên lạc duy nhất giúp ông hiểu biết tình hình thời sự lúc này là chiếc ra đi ô nhỏ. Ông bảo, ơn trời mà đôi tai ông còn nghe được rõ ràng. Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn kể, ông sinh năm 1926 ở Đô Lương, Nghệ An. Nhắc đến Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn không thể không nhắc đến "con đường tự học" đã gần như theo ông suốt cuộc đời, con đường do ông xây dựng nên bằng ý chí phi thường và một tình yêu khoa học lớn lao. Cha ông là một nhà nho nhưng cha chỉ dạy được cho ông đến lớp ba, sau đó cha đưa ông ra trường ngoài để ông được học tiếng Pháp. Từ bé, ông đã nổi tiếng là cậu bé thông minh, hiếu học và một khả năng khám phá thế giới lạ kỳ… Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn tâm sự: "Tôi sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, việc học hành luôn bị dở dang, đứt đoạn. Vì thế tự học là điều hết sức cần thiết để tôi bù đắp những thiếu hụt của mình. Trong học tập, nếu thiếu chủ động, thầy ra bài nào làm bài ấy, sách có thế nào học thế ấy, hiệu quả sẽ không cao. Có người bảo tôi, anh đừng chủ quan, tưởng mình tự học thành công thì ai cũng có thể tự học thành công. Theo tôi, mọi người đều có khả năng tự học nhiều hay ít, trừ khi bị những khuyết tật tâm thần. Biết vun vén thì khả năng đó sẽ phát triển". Năm 1938, ông học xong tiểu học rồi thi vào Trường Quốc học Vinh. Năm 1942 ông thi đỗ cao đẳng tiểu học, rồi đỗ vào trường quốc học Huế, học ban tú tài. Nhờ "nhảy lớp" từ năm thứ nhất tú tài lên thẳng năm thứ ba tú tài chuyên toán, nên năm 1944, ông đỗ tú tài toàn phần và thi đỗ vào Trường Đại học Khoa học ở Hà Nội để học chứng chỉ toán học đại cương. Năm 1947, ông được tuyển làm giáo viên toán ở trình độ cao nhất của Trường Quốc học Huế. Tính từ thời điểm này, cho đến năm 1976, khi ông được cử làm Thứ trưởng Bộ GD & ĐT, Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn đã có trọn 30 năm dạy học, từ dạy phổ thông trung học đến dạy đại học và sau đại học. Ở cương vị Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn đã có nhiều "sáng tạo", "cải tổ". Ông đã đề xuất việc đào tạo từ xa giáo viên THPT. Giáo sư đã xoá bỏ cách làm của người tiền nhiệm trong việc bồi dưỡng giáo viên theo cách bồi dưỡng cốt cán cấp trên để họ về tổ chức bồi dưỡng lại cho cốt cán cấp dưới. Chính ông đã mạnh dạn chủ trương và chỉ đạo việc thành lập hai khoa mẫu giáo và tiểu học ở Trường ĐH Sư phạm. Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn cũng là người Việt Nam đầu tiên tự nghiên cứu sinh ở trong nước trong điều kiện thiếu thầy, thiếu sách vở, chiến tranh, rồi sang Liên Xô bảo vệ luận
- án tiến sỹ (năm 1958), rồi tiến sỹ khoa học. Đứng trước Trường Đại học Tổng hợp Lomonoxop rộng lớn, bề thế, lòng ông đầy lo lắng, hồi hộp: "Ở đây, với nhiều bộ óc thông minh đã nghiên cứu, tìm tòi ra nhiều điều mới mẻ, liệu công trình khoa học của mình có còn mới với họ không? Nhưng cuối cùng, công trình của thầy giáo Nguyễn Cảnh Toàn đã được đánh giá cao, trở thành luận án phó tiến sỹ đầu tiên của người Việt Nam tự nghiên cứu trong nước. Người phản biện, GS.TS Toán Lí - A.A. Glagolep đã nhận xét: "Theo tôi, Nguyễn Cảnh Toàn là một nhà hình học xạ ảnh thiên tài, tinh thông cả về phương pháp tổng hợp lẫn phương pháp giải tích". Ngay sau đó, Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Tạ Quang Bửu đã cho dịch và in toàn văn nhận xét trên ở "Tập san Toán Lí" tháng 9/1963. Đến luận án tiến sĩ khoa học, cũng nhờ vốn tư duy biện chứng, ông đã vượt qua được thách thức trong lịch sử toán học khi đưa ra kết luận: "Xa vô tận chỉ là tương đối", khác hẳn với quan niệm "Xa vô tận là tuyệt đối" trong không gian Ơclit hay phi Ơclit. Từ "phát minh" đó, Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn đã khái quát lên thành một lý thuyết bao trùm mang tên "Hình học siêu phi Ơclit". Đó chính là "Hình học Nguyễn Cảnh Toàn". Ông sớm nhận ra rằng, một đất nước phát triển là một đất nước có nguồn nhân lực cao, nếu chỉ chờ đợi đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài thì không đáp ứng nổi nhu cầu, hơn nữa không tạo ra được môi trường khoa học trong nước. Do đó ông là người đi tiên phong trong việc đề ra chủ trương đào tạo tiến sỹ trong nước. Chủ trương này của ông sau đó đã trở thành hiện thực, Nhà nước cho phép mở đào tạo nghiên cứu sinh vào năm 1976 và đến nay đã trở thành một chiến lược giáo dục lớn. GS Nguyễn Cảnh Toàn (ngoài cùng bên trái), Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên (ngoài cùng bên phải) đưa bà Bộ trưởng Bộ Giáo dục CHDC Đức Honccke (giữa) thăm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1960. 2. Ở tuổi 86, mắt mờ, chân run, hơi thở đã mệt nhọc, Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn hoàn toàn có thể nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng tuổi già. Nhưng ngược lại, với Giáo sư còn một ngày
- sống là một ngày phải suy nghĩ, phải tư duy, không thể "mũ ni che tai". Đôi mắt mờ đục của Giáo sư như có những tia sáng lấp lánh khi Giáo sư nhắc đến những kỷ niệm trong cuộc đời làm thầy. Ông tâm sự, một trong những thành công mà ông tâm đắc nhất trong "phương pháp sư phạm" và "khoa học sư phạm" của mình chính là biết khơi gợi cho học sinh tính tò mò khoa học, tính chủ động tìm học, qua đó mà rèn luyện tư duy ngày càng thêm sắc sảo. Ông cho hay, một đứa trẻ học tiếng Anh, gặp một từ nó không hiểu, nó hỏi bố từ đó nghĩa là gì, bố trả lời ngay. Như thế là sai, là làm hộ đứa trẻ, mà đúng ra người bố phải đưa cho con cuốn từ điển, để nó tự tra nghĩa. Theo Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn, cách trả lời thay hiện nay đang rất phổ biến trong nhà trường, rất ít giáo viên dạy học sinh cách sưu tầm tài liệu, cách tự tìm kiến thức. Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn cũng là người đầu tiên đưa nghiên cứu khoa học vào cấp thấp, trong khi thời của ông, có nhiều quan điểm cho rằng, chỉ nên nghiên cứu khoa học từ cấp học cao mà thôi. Đó là khoa học sư phạm kiểu mới, được gọi là sư phạm "đối thoại và dân chủ". Nó làm cho động tác của người thầy tạo ra cộng hưởng về phía nội lực của trò. Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn kể lại rằng, những năm 1956, 1960, ông phải tự nghiên cứu khoa học trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt của chiến tranh, có lúc cũng tưởng sẽ bỏ cuộc. Ông đã tâm sự trăn trở này với Giáo sư Lê Văn Thiêm. Giáo sư Thiêm cười hiền: "Hồi ở Pháp, tôi cũng nghĩ như anh, cứ tưởng phải đọc thiên kinh vạn quyển rồi mới nghiên cứu được. Nhưng rồi, ông thầy tôi bảo rằng, nếu bố anh chờ tìm hiểu hết con gái trên đời mới lấy vợ thì chẳng bao giờ sinh ra anh". Nghe Giáo sư Thiêm nói vậy, thầy giáo Nguyễn Cảnh Toàn lại yên tâm miệt mài với các đề tài nghiên cứu của mình trong thư viện nghèo nàn. Kể lại cho tôi nghe kỷ niệm này, Giáo sư kết luận, nếu tư duy độc lập phát triển cao thì không sợ trùng, vì nẻo đường tư duy là vô cùng, hai người tư duy độc lập mà suy nghĩ trên cùng một vấn đề thì khả năng suy nghĩ trùng nhau là rất hiếm. Trở lại câu chuyện dạy trẻ nhỏ, dạy học trò bằng cách khơi gợi, để trò tự suy nghĩ độc lập, Giáo sư hóm hỉnh kể câu chuyện "tìm số bí mật" thời ông còn rất nhỏ: "Hằng ngày, đi học đến trường thì một cột cây số lại đập vào mắt tôi. Trên cột ghi "Phủ Diễn" và dưới hai chữ này là số 38. Tôi hiểu ngay, từ đây đến Phủ Diễn là 38km. Nhưng trên hai chữ đó còn một số khác. Tôi chịu, không biết số đó chỉ cái gì. Nó như thách thức tôi hằng ngày. Tôi đi hỏi các bạn, chẳng ai quan tâm. Bỗng tôi chợt nảy ra một ý nghĩ ta đi xa thêm một chút đến cột sau, xem số đó thay đổi ra sao. Ở đó ghi Phủ Diễn 37 và số kia cũng bớt đi 1. Tôi lục vốn hiểu biết địa lí của tôi ra, cuối cùng tôi tự biết được đó là khoảng cách đến biên giới Việt Trung theo quốc lộ 1. Sau này, đi dạy học, tôi cũng thấy ra rằng dạy cho học sinh được một kiến thức cũng quý và đôi khi cũng khó, nhưng dạy làm sao cho họ có
- tính tò mò khoa học, tính chủ động tìm học thì quý hơn nhiều và khó hơn nhiều, nhưng người thầy cứ cố gắng nhẫn nại thế nào cũng thành công". Tôi hỏi Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn, vấn đề giáo dục nào làm ông trăn trở nhất bây giờ? Ông khảng khái cho biết, đó chính là "chiến lược giáo dục". Chiến lược đó trông có vẻ bề thế nhưng nhiều đề xuất chỉ dựa trên cơ sở cảm tính, mà không dựa theo quy luật thực tiễn. Quy luật đó, theo Giáo sư chính là phấn đấu, nâng cao sự tự học của người học để nâng cao chất lượng giáo dục. Luật Giáo dục đã qua hai lần sửa đổi, nhưng nhiều vấn đề chưa chuẩn. Luật cho rằng "Nhà giáo quyết định chất lượng giáo dục", nhưng quy luật thực tiễn thì "Sự nỗ lực cố gắng của người học mới quyết định chất lượng giáo dục". Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn là "cha đẻ của hình học siêu phi Ơclit". Ông được Đảng và Nhà nước tặng nhiều danh hiệu cao quý. Trung tâm tiểu sử quốc tế tặng ông bằng danh dự Rạng rỡ để ghi nhận những thành tựu nổi bật của ông về toán học và giáo dục trong hơn nửa thế kỷ XX, đồng thời đưa tên ông vào quyển từ điển danh nhân 500 người hàng đầu. Ông là Viện sỹ sáng lập của Viện hàn lâm ngoại giao Luân Đôn. Tháng 1/2001, ông là một trong 114 người được Viện Tiểu sử Mỹ cấp bằng "Những trí tuệ lớn nhất của thế kỷ XXI", đồng thời phong tặng ông danh hiệu "Thiên tài lỗi lạc thế kỷ XXI"... Con đường dẫn đến thành công là "cách học". Ngay từ tiểu học, tôi đã có cách học với mấy đặc điểm sau đây: 1) Chủ động tìm học, tự học, luôn không bằng lòng với những hiểu biết hiện có, luôn tự đặt ra những câu hỏi: Tại sao? Thế nào? Rồi tự tìm cách trả lời; 2) Học ở trường với thầy, học ở sách, học cả lúc đi chơi, học kiến thức, học cách tư duy, cách làm việc, rèn nhân cách. Để cho rõ, xin lấy một ví dụ: năm học lớp 6, lần đầu tiên tôi được đi tàu hoả. Tò mò tôi muốn biết đoàn tàu có tốc độ trung bình là bao nhiêu, có giống như tốc độ nói đến trong các đề toán thầy ra ở trường không? Câu hỏi này dễ trả lời: cứ xem đồng hồ và các cột kilômét bên đường thì tính ra ngay tốc độ trung bình của tàu. Nhưng tôi chưa bằng lòng, lại muốn làm sao biết được tốc độ tàu vào ban đêm, khi không còn thấy được các cột kilômét bên đường. Thế là lại suy nghĩ. Nghĩ mãi không ra thì gặp lúc tàu đến một ga vừa lúc một đoàn tàu ngược chiều chuyển bánh; tôi quan sát thấy mỗi lần bánh xe lăn trên chỗ ráp nối hai thanh ray thì lại phát ra một tiếng động, do vậy khi tàu chạy, nghe rào rào mà có nhịp. Đếm nhịp trong một phút thì biết tàu chạy một phút qua được bao nhiêu thanh ray và muốn biết chiều dài của mỗi thanh ray thì đếm nhịp giữa hai cột kilômét kề nhau (phải tận dụng lúc trời còn sáng, còn thấy được các cột kilômét là biết được 1 kilômét có bao nhiêu thanh ray). Từ đó trở đi, tôi chỉ cần nhìn đồng hồ và đếm nhịp là biết được tốc độ tàu. Có thể coi đây là một đề tài khoa học rất nhỏ cho học sinh lớp 6. Đó là cách học lúc đi chơi. Qua đề tài trên tôi chẳng học thêm được kiến thức khoa học gì nhưng tự học thêm được những kiến thức thực tế (như các tốc độ thực tế của tàu, chiều dài một thanh ray) và tự luyện bộ óc cho nó năng động, tránh sức ì. Với việc học trên lớp, tôi hay tò mò muốn biết xem lớp trên mình họ học những gì và với những điều kích thích mạnh sự tò
- mò thì tìm cách tự học một cách lén lút, không dám công khai vì sợ bị chế diễu. Cứ thế tôi quen dần với việc tự học qua sách. Điều đó cho phép tôi nhảy từ lớp 11 lên thẳng lớp 13 (hồi đó hệ thống học phổ thông gồm 13 lớp). Đỗ tú tài xong, tôi chỉ học đại học được 5 tháng thì Nhật đảo chính Pháp (9.3.1945) và từ đó trở đi các biến cố lịch sử không cho phép tôi trở lại trường học mà toàn tự học, tự nghiên cứu. Nhờ có cách học chủ động, sáng tạo, học đi đôi với hành nên tôi tự học, tự nghiên cứu rất thuận lợi, lần lượt có bằng cử nhân, các học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học và phát minh ra một hình học mới gọi là hình học siêu phi ơclit vì nó trùm lên hình học phi ơclit mà Lôbasepxki là người mở đầu. Từ thực tiễn bản thân, tôi rất tâm đắc với câu nói: "Ngày nay, học trước hết và chủ yếu là học cách học; học lấy cái thông minh đã dẫn dắt người ta đến kiến thức quan trọng hơn việc học để biết kiến thức đó". Một nhà bác học cũng đã nói: "Học để biết rằng quả đất quay xung quanh mặt trời chứ không phải mặt trời quay xung quanh quả đất không quan trọng bằng học cho biết con người đã vận dụng trí thông minh như thế nào để đi đến kiến thức đó". Giáo sư, Viện sĩ, TSKH Cơ học Nguyễn Văn Đạo là học trò của Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn thời ông học đại học tại Đại học Sư phạm Hà Nội đã viết như sau: "...Chúng tôi thán phục giáo sư Nguyễn Thúc Hào ở môn Hình học vi phân với lối trình bày mạch lạc, cách viết bảng tuyệt diệu và trí nhớ hiếm có; Giáo sư Lê Văn Thiêm ở môn hàm phức lý thú với các phép biến hình ảo giác kỳ lạ và cả tính đãng trí đáng đáng yêu của giáo sư nữa, Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn ở môn hình học xạ ảnh, ở phương pháp tư duy và phong cách nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả..."{Đường vào khoa học- Say mê và kết quả/ Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo/ Tạp chí Cơ khí ngày nay, số 29-1999, trang 30} Một vài báo Việt Nam đã bắt đầu nghi ngờ về giá trị của những danh hiệu và giải thưởng theo kiểu mà những người nhận được từ Viện tiểu sử Hoa Kỳ hay Trung tâm Tiểu sử danh nhân quốc tế[8]. Đây là các tổ chức phi khoa học, theo nghĩa không xuất phát từ một trường đại học hay một viện nghiên cứu nào, và các danh hiệu do họ trao tặng dựa trên sự đóng góp về tài chính của người được trao tặng chứ không phải là từ các tiêu chuẩn về học thuật. Do đó việc chấp nhận các danh hiệu hữu danh vô thực kiểu như "Những bộ óc vĩ đại của thế kỷ 21" bằng cách trả một chi phí khá lớn đã gây phản cảm trong giới chuyên môn[3] nhất là trong trường hợp sự đóng góp có tầm quốc tế không nhiều (số công trình khoa học không nhiều, và không được đồng nghiệp trích dẫn) và đã lâu không còn tham gia nghiên cứu - theo MathSciNet
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Gia đình Việt Nam với chức năng giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hóa
5 p | 269 | 51
-
Nguyên lí tự do của L. Tolstoi như một gợi ý cho đổi mới giáo dục Việt Nam - Phạm Thị Phương
11 p | 98 | 6
-
Nguyên lí tự do của Lev Tolstoi như một gợi ý cho đổi mới giáo dục Việt Nam
11 p | 50 | 4
-
Biến đổi cộng đồng công giáo ở Tây Nguyên hiện nay
25 p | 112 | 4
-
Các bác học nổi tiếng ở Việt Nam: Phần 1
101 p | 17 | 4
-
Nguyên lý tự do của L. Tolstoi như một gợi ý cho đổi mới giáo dục Việt Nam
14 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn