Dòng cá Rồng nhập vào Việt Nam có tất cả 8 loại: Ngân Long, Thanh Long, Thanh Long vây Vàng, Thanh Long vây Hồng, Hồng Bảo Thạch, Kim Long Hồng Vĩ, Quá Bối Kim Long và Hồng Long.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Thêm thông tin về cá Rồng
- Thêm thông tin về cá
Rồng
- Dòng cá Rồng nhập vào Việt Nam có tất cả 8 loại: Ngân Long, Thanh Long,
Thanh Long vây Vàng, Thanh Long vây Hồng, Hồng Bảo Thạch, Kim Long
Hồng Vĩ, Quá Bối Kim Long và Hồng Long.
- Giá tiền tương ứng với đẳng cấp của mỗi loại, từ loại thấp nhất- Ngân Long
giá chỉ 100.000đ/con đến loại cao nhất – Hồng Long giá sơ sơ… 2.000 USD
(trên 30 triệu đồng) cho một con cá trông chỉ nhỉnh hơn chiếc bật lửa ga một
chút. Đó là chưa kể đến Huyết Long – loài cá được dân chơi quốc tế phong
tặng tước King Arowana (vua cá Rồng) – mà hiện chưa một chủ cá nào ở Hà
Nội dám nhập về.
- Trong sách Đỏ thế giới thì cá Rồng là một trong những loài động vật có
nguy cơ bị tuyệt chủng. Tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực chúng
không còn xuất hiện ngoài thiên nhiên. Đây là lý do chính khiến giá của
chúng rất đắt, cá Rồng về Việt Nam bắt buộc phải nhập qua Trung Quốc,
Malaysia hoặc Singapore.
- - Cá Rồng là loài cá lớn có vẩy lớn sáng màu trông như vẩy rồng, mồm lại có
cặp râu dài, cộng thêm dáng bơi uốn lượn nên được nhiều nước châu á coi
như là hiện thân của Rồng. Hàng năm trên thế giới đều có cuộc thi Champion
Arowana dành cho cá Rồng với cờ, cúp và tiền thưởng rất lớn. Bản thân con
cá đoạt giải cũng có giá rất cao.
- Con cá Rồng đầu tiên được nhập lậu về từ Malaysia hồi cuối thập niên 80
đầu thập niên 90. Đó chỉ là một con Ngân Long, song vào thời điểm đó nó
đáng giá cả một gia tài. Người ta đã đánh thuốc mê nó và cho vào ruột một
hộp chè có bơm ôxy để đi qua đường hàng không.
- Tuy nhiên có một điều mà người nhập cá khi đó không thể biết, đó là con cá
đã bị các chủ tại Malaysia triệt sản. Đến bây giờ vẫn vậy, 100% cá Rồng về
Việt Nam không thể cho đẻ. Bản thân cá Rồng cũng chỉ thích sống một mình
- một bể, hễ có con thứ 2 xuất hiện chúng sẽ lao vào nhau mà cắn xé đến chết
nên rất khó ghép đôi.
- Cá Rồng cũng nổi tiếng là loài cá nước ngọt có tuổi thọ cao. Người dân thị
xã Phan Thiết trước đây còn nhớ một câu chuyện có ông lão qua đời mà con
cá Thanh Long của ông thì vẫn còn thọ thêm cả chục năm nữa. Còn tại Hà
Nội, con cá Rồng già nhất hiện nay có lẽ thuộc về con Kim Long Hồng Vĩ
của chủ cửa hàng cá Tùng Bách đường Láng, ông Thịnh.
Cá Rồng được coi là cá Tài, cá Lộc. Đặt bể cá trong nhà theo thuật Phong –
Thuỷ là để trừ tà ma, hoạ; giữ Phúc Lành.
- Người lần đầu ngắm một con cá Rồng, chắc phải sững sờ trước vẻ đẹp uy
nghi của nó. Tuy nhiên để có một con cá trưởng thành phô trương được hết vẻ
đẹp thì chủ cá không thể không “lao tâm khổ tứ”.
- Đầu tiên là thức ăn, cá Rồng có lẽ là loài cá duy nhất khoái ăn…rết. Con rết
to đến mấy thả vào cũng ngay đơ trước mồm cá Rồng ngay lập tức, không đốt
chích gì nổi. Tại Thái Lan, cứ 4 con Rết Voi được bỏ vào một vỏ lọ nước
khoáng bán cho khách mang bề bỏ tủ lạnh, cho cá ăn dần.
- Ở Hà Thành chẳng đâu bán rết thì dân chơi phải chịu khó đi bắt. Không có
rết thì cho ăn chuột bảo tử, hoặc gián, dế mỡ… thậm chí cả thạch sùng cũng
đều là những món khoái khẩu của cá Rồng cả. Phổ thông nhất thì cho ăn tôm,
cá mồi. Nhiều loại mồi nhưng cho ăn cũng phải biết cách, cá cảnh cũng
như…người mẫu, nếu cho ăn nhiều quá mà béo ú thì vứt. Nhưng cho ăn ít
quá, cá yếu lại dễ bị bệnh.
- Sau thức ăn thì đến việc phòng bệnh cho cá. Nói chung cá Rồng rất khoẻ
nhưng cũng đủ thứ bệnh tật có thể xẩy ra: cong – viêm mang, xù vảy, mờ mắt,
cắn đuôi, nấm – sâu bệnh, trướng bụng… Có bệnh chữa được, có bệnh cá mắc
- phải thì chủ chỉ còn có nước “đem tiền đi rán”, lý do mắc bệnh thì muôn hình
vạn trạng, có nuôi cá đến cả chục năm vẫn không thể lường trước nổi.
- Một con cá giá trị cả vài ngàn USD, nên dù là người giàu có mà thấy cá ốm
thì cũng “lên cơn sốt theo”, bởi không chỉ sợ cá chết mà việc chữa bệnh cũng
phải mời đến “bác sĩ thú y chuyên nghiệp” với hàng đống chi phí.
- Người lần đầu ngắm một con cá Rồng, chắc phải sững sờ trước vẻ đẹp uy
nghi của nó. Tuy nhiên để có một con cá trưởng thành phô trương được hết vẻ
đẹp thì chủ cá không thể không “lao tâm khổ tứ”.
- Rồi đến việc chuẩn bị các loại máy móc hỗ trợ sự sống bình thường cho con
cá quý. Máy lọc nước, máy tạo khí, máy đo độ p-h, nhiệt kế, sưởi, máy sục
khí khi mất điện, thậm chí khi cá ốm lại thêm cả bình ôxy… Đi kèm với
những loại máy móc này là hoá đơn tiền điện hàng tháng cũng tốn một khoản
kha khá. Vì thế nhiều người khi bán con cá lãi được vài trăm USD thực ra
cũng chỉ đủ để trang trải cho chi phí nuôi cá.