YOMEDIA
ADSENSE
Theo bước chân người: Phần 1
93
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu Theo bước chân người của tác giả Trần Quân Ngọc tập hợp một số bài nghiên cứu, ghi chép, sưu tầm về đề tài Bác Hồ trong mấy năm qua của tác giả. Phần 1 Tài liệu sau đây gồm các bài viết như: Bác Hồ và Quốc tế ngữ Esperanto, Nhà ngoại giao Trung Quốc Lương Phong kể chuyện về Bác Hồ, Mấy tư liệu có liên quan tới nhật ký trong tù của Bác Hồ, Câu thơ Đỗ Phủ trong di chúc của Bác, ... Mời bạn đọc tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Theo bước chân người: Phần 1
- TRẤN QUÂN NGỌC Theo bướcchôn J in > i ^v • •••• • • • • • • • •J • ■■■_iCT mW »•■•■•■•■ «TÉ^ ■ ■•»••• • • • • •» ■■••• K L « k a a «■s•* ■ t\ m ■ ••••■ •••••••••• •_•_■ ■ _• ••T ci rJa • ■ ■ •■ • ■_■_■ ■ •_■_•_■_• • ■ * 11^ • • • ■ ■ ■ _ ■ _ ■ _ ■ _ • • ■ ■• ■• • _AJ ■ ■ ■ •■ « •■ iO R a■a•!•a a•_•!• a a a «T« a a •l"_» a B V■ a •a •* •« * • *• • • • ••_■ •_• ■_• B O L* • XXv_*_* ••••• ■•■•■•■ •••••••■ ■■-■_*-• ■ • • • ■ •••■ • • • •!■_•_■ •_* an • ■ • • • ■ ■ ■ ■ • • ■ ■ ■ ■ • • ■ ■ ■_•_•_•_■ • ■ • ■ ■ ■ ■ • ■ • IBP • ■ ■ • • ■ • ■ ■ ^^■T« • ■•••_•••••••■ • • • ■ ■ «J •••• • • • •■■■• ■ IQI •_■ • • •_•_■ ■_■_• • •_« ■ ■_■ ■ • • ■ ■ ■ ■ • • ■ • ■ ■■■ •■ ■• ■■•• •■•• ■■•• •• •• •■ •• ■■_B •_a ■Z«•_a■_• I« ■ •_■_■_■• • ■■*■ ■ "Ji^HI ■ ■ ■ ■ ^^■TB•■••■■■■ ■ ■ • • • • • • ■ ■•■ •« ■ ■ • • • ■ •I • • • ••••• ■ ■ • ■ • ■ ■ ■ ■ ■■_■_■_■_ ■■■ ■ ^Ks 9r»IalB:a a_a*«TaT>l*Z>ra-^"_" *_a • • • • ■■ • ■ • • • ■ ■ • ■ >7* ■ * • •■■■■: ■^^BuCvH Nhà xuát bản T ồ n g hợp TP.HốChiMlnh
- NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP TP. Hồ CHÍ MINH HOAN NGHÊNH BẠN ĐỌC GÓP Ý, PHÊ BÌNH
- __ \ Trân Quân Ngọc Ạ n M t .. CHÂN NGưdi JÊỊỀ*ấ NHÀ XUẤT BẢN TỔNG Hộp THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH
- LỜI NHÀ XUẤT BẢN N hân dịp kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, N hà xuất bản T ổng hợp Thành phô' Hồ Chí Minh xuất bản cuốn sách Theo bước chân Người của T rần Quân Ngọc, tác giả của một số tác phẩm viết về Bác H ồ đã được công bố truớc đầ‘ỷ'1 Cuốn sách này tập hợp một số bài nghiên cứu., ghi chép, stăí tầm về đề cài Bác H ồ trong m ấy năm qua của tác giả. Bài Bác Hồ và Quốc tế ngữ Esperanto lầ một phát hiện quý của tác giả v ă Ikh sử phong trào Quốc tế ngữ V iệt N am . Sau khi bài báo này được công b ố trên báo V ăn Nghệ^^\ cơ quan ngôn li4ận của Hội N h à văn V iệt N am , đã ãược g iă quốc t ế ngữ th ế g iă hoan nghênh nhiệt liệt. N hật Bản, Italy, Austrcdừir- đã cho dịch ra Esperanto và tiếng dân tộc, công b ố rộng rãi trên báo chí và các phiMng tiện thông tin đại chúng khác. (1) Cuốn Xa gổỈn hè bạ/ỉ, N x b . V ă n h ọ c , ì 990; cuốn B ắc//ơ với bạn ỉ?è quốc tế, N xb . T ổ n g hỢp T h à n h phô" H ồ C h í M in h , 2 00 8; cuô"n Thư riêng Bác Hồ, N xb . T rẻ ( tá i b ả n lầ n th ứ 3 ,2 0 0 8 )... (2 ) B à i Bác Hồ và Quốc íế ngữ Esperanto đăng ưên báo V ăn N ghệ, số 48, ngày 2-2-2006.
- Bài Mấy trước tác của Bác Hồ còn chưa tìm thấy cho chúng Ui hiết về nội dung tóm tắt mội s ố tác phẩm của Bác Hồ hiện còn bị ứiất lạc như: Con Rồng tre, Nhật ký chìm tàu, Khu vực đặc biệt, Kinh nghiệm du kích Nga, Cách đánh du kích,... Bản dịch Nhà ngoại giao Trung Quốc Lương Phong kể chuyện về Bác Hồ có nhiều chi tiết thú vị nói lên tình cẩm nồng hậu m à Bác đã dành cho bạn bè quốc tế, sự giản dị, khiêm tôn, ân cần trong đ ă sống sinh hoạt của hlgúời. Sinh thời Bác H ồ của chúng ta từng đến Liên Xô nhiều lần. Đ ể g íă thiệu với hạn đọc về chuyến đi thăm chính thức đầu tiên tại Liên X ô trên ciầMg vị chủ tịch niổớc Việt N am D ân chủ C ộng hòa, tác giả lần theo những m ẩu tin đã đăng trên báo Pravđa (Sự thật), cơ quan ngôn luận của Đảng C ộng sản Liên Xô, đ ể cung cấp cho chúng ta toàn cảnh chuyến viếng thăm lịch sử đó. Chúng ta không chỉ biết được những hoạt động của Bác và đoàn đại biểu của Đ ảng và N h à nưcĩc ta, mà còn cảm nhận đưỢc tấm lòng quý trọng, ■^êu mến của bạn bè Xô-^iết âối v đ đất nước, ntiân dãn và lãnh tụ của chúng ta. Bài Bác Hồ với “ô n g Hoàng Đ ỏ” của nước Lào nói lên tình cảm thân thiết giữa Bác Hồ và đồng chí Xuphanuvông. Tỉnh cảm đó cũng phản ánh tình hữu nghị đặc biệt, gắn bó nhân dân V iệt N am và nhân dãn Lào trong cuộc đấu tranh lâu dài vì độc lập, tự do của mỗi nitâc.
- ở phần cuối của cuốn sách nhỏ này, tấc giả đã dành một sô' trang đ ể ghi lại những kỷ niệm của riêng mình trong một số lần may mắn ẩược gặp Bác, gần Bác. H y vọng những ghi chép này củng đem lại cho bạn đọc một số thông tin bổ ích và thú vị. Với mục đích cung cấp thêm một số tư liệu về Bác Hô kính yêu cho bạn đọc, N hà xuất bản T ổng hợp Thành phố H ồ C hí Minh xin trân trọng giới thiệu với độc giả cuốn sách Theo bước chân Người. Mọi nhận xét, phê bình về cuốn sách sẽ được Nhà xuất bản và tác giả tiếp thu v ă ỉòng biết ơn chân thành. NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Theo bước chân Ngưòi ^ 9 BÁC HÓ VÀ QUỐC TẾ NGỮ ESPERANTO "I Là người thích học ngoại ngữ, từ khi học Quô"c * tế ngữ (QTN) Esperanto và trở thành một nhà QTN, tham gia phong trào QTN, tôi vẫn thắc mắc; Bác Hồ của chúng ta là người chăm học ngoại ngữ để phục vụ công tấc cách mạng, không hiểu Bác có biết QTN Esperanto
- 10 ^ Trần Quân Ngọc nghiệp trường đại học Ngoại giao về nước, tôi được điều về phục vụ công tác đôì ngoại tại một đơn vị Phòng không - Không quân, một quân chủng non trẻ của quân đội ta. Eton vị chúng tôi đóng ngay tại sân bay Đa Phúc. Cuộc chiến tranh chô"ng Mỹ cứu nước của chúng ta khi đó đang bước vào giai đoạn gay go, ác liệt nhâ"t. Các chiến sĩ Phòng không - Không quân của ta ngày đêm canh gác bầu trời thủ đô Hà Nội. Ngay từ ngày 3 tháng 4 năm 1965, ngày xuất kích đầu tiên, các chiến sĩ lái máy bay MIG-17 của ta đã bắn rơi hai chiếc F8-U của Mỹ. Sau này ta còn được Liên Xô viện trợ cho các máy bay MIG-19, MIG-21 hiện đại hơn và cử các chuyên gia sang Việt Nam hướng dẫn các chiến sĩ ta về mặt kỹ thuật. Ngày mồng một Tết Kỷ Dậu, tức ngày 16 tháng 2 năm 1969, Bác Hồ cùng các đồng chí lãnh đạo quân chủng Phòng không - Không quân tới thăm và chúc tết các chiến sĩ ta và các chuyên gia Liên Xô đang làm việc tại đơn vị chúng tôi. Vẫn trong bộ quần áo kaki giản dị, Bác vui vẻ bắt tay, chào hỏi mọi người. Thấy trên bàn bày hoa quả, bánh chưng, bánh tét, Người vui vẻ giới thiệu với các chuyên gia nước bạn: “Ngày Tết ở Việt Nam, trên bàn thờ tổ tiên, trong bữa ăn đón mừng năm mới, thường có bánh chưng, bánh tét. Bánh chưng là của đồng bào miền Bắc, còn bánh tét là của đồng bào miền Nam chúng tôi. Cả hai thứ đều làm từ gạo nếp, có nhân đậu xanh và thit heo...”
- Theo bưóc chân Ngưòi -ử 11 Đồng chí phiên dịch viên lúng túng, không biết dịch ra tiếng Nga ra sao các từ “bánh chưng”, “bánh tét”, thì Bác nói ngay: “Cháu cứ dịch là pirôc (tiếng Nga là bánh), pirôc chưng, pirốc tét. Các tên bánh đó dịch ra tiếng dân tộc nào cũng để nguyên, kể cả dịch ra QTN Esperanto cũng vậy”. Rồi Bác hỏi: “Các chú có biết QTN Esperanto ỉà thứ tiếng gì không? Đó là thứ tiếng quốc tế. Người dân mỗi nước chỉ cần học thêm thứ tiếng chung đó là có thể giao tiếp với nhau, có thể hiểu nhau. Tiếng QTN Esperanto dễ học hơn các tiếng dân tộc như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga rất nhiều.” Câu chuyện của đồng chí Nguyễn Phát Vĩnh làm tôi thêm tin tưởng rằng Bác Hồ là người biết QTN Esperanto, hiểu rõ vai trò của nó. Chính vì vậy, sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, dưới sự chỉ đạo của Bác, cừ ngày 7 tháng 9 năm 1945, Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam đã bắt đầu truyền tin đi khắp thế giới bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Hoa. Và từ giữa tháng 9 năm 1945, hàng ngày, sáng từ 11 giờ tới 11 giờ 30, tôi từ 20 giờ đến 20 giờ 30 đài còn phát tin bằng QTN Esperanto. Các buổi phát thanh bằng QTN Esperanto được phát đều đặn cho tới ngày toàn quốc kháng chiến, 19 tháng 12 năm 1946, mới chấm dứt. Như vậy, Việt Nam là nước châu Á đầu tiên dùng QTN Esperanto làm phương tiện truyền thông đại chúng. Chính Bác và Trung ương Đảng đã nhiệt liệt ủng hộ ý tưởng và cho thành lập Hội QTN Bảo
- 12 ^ Trần Quân Ngọc vệ Hòa bình Việt Nam vào ngày 9 tháng 12 năm 1956. Vào những năm sáu mươi của thế kỷ trước, do hiểu biết và tin tưởng vào khả năng của QTN Esperanto, nên sau khi được nhà thơ Tô" Hữu xin ý kiến, Bác đã đồng ý dề nhà thơ Đào Anh Kha, nhà QTN nổi tiếng của nước ta, dịch tập thơ Nhật ký trong tù của Người sang QTN Esperanto*'*. Để có thể tiếp tục tìm hiểu thêm về câu chuyện Bác Hồ với Esperanto, tôi hỏi đồng chí Nguyễn Phát Vĩnh; Ngoài anh ra, hôm đó còn ai được nghe Bác Hồ nói về QTN Esperanto? - Nlhiều người lắm - đồng chí Vĩnh trả lời - Tôi nhớ, trong buổi gặp Bác hôm đó có cả Trần Hanh, Phan Thanh Ngân,... họ là những chiến sĩ lái máy bay anh hùng và hiện nay đều là cán bộ cao cấp của Đảng và quân đội ta. Tôi bỗng nhớ thêm một chuyện khác: Đồng chí Nguyễn Văn Kỉnh, một trong những người sáng lập ra Hội QTN Bảo vệ Hòa bình Việt Nam, chủ tịch danh dự đầu tiôn của Hội, có lần đã kể lại với nhà QTN Hoàng Ngọc là Bác Hồ từng khen, “QTN Esperanto nghe Tất ‘êm tai’ (chữ êm tai tạm dich từ tiếng Esperanto là ‘belsona’)”. ( Ì ) Đ ọ c b à i v iế t củ a nhà th ơ , v iệ n s ĩ Đ à o A n h K h a Nhà thơ T ổ Hữu với Esperanto, in tro n g sách 45 năm sơo sàng, tra n g 39 do H ộ i Q u ố c t ế ng ữ V iệ t N a m xu ấ t bản nám 2001 . (2 ) H o à n g N g ọ c B ộ i, k ỹ sư đ iệ n , h iệ n cô n g tác tạ i X í n g h iệ p L iê n doa nh Dầu kh í v iệ t X ô tạ i Bà R ịa - V ũ n g T à u , nhà Quô"c tế n g ữ x u ấ t sắc cỏ a V iệ t N a m h iệ n nay.
- Theo bưóc chân Ngưòi iĩ 13 0 T ô i rất thú vị với những th ô n g tin mà đ ồ n g chí * Nguyễn Phát Vĩnh cung câ"p cho tôi. Như vậy, Bác Hồ biết về ngôn ngữ Esperanto. Nhưng Bác có học, có dùng Esperanto hay không, lại là chuyện khác, cần tìm hiểu thêm. Tôi nghĩ ngay tới việc viết thư hỏi đồng chí Vũ Ký, người thư ký gần gũi của Bác suô"t mấy chục năm, từ năm 1945 tới 1969. Toàn văn lá thư như sau: Tìiành phô' Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 9 năm 2004- Kính gửi Anh Vũ Kỳ. Tliây báo chí đưa tin Anh độ này sức khỏe kém, thỉnh thoảng phải vào hệnh viện 108 chữa chạy, tồi viết mấy dòng thăm sức khỏe của Anh, kính chúc Anh sớm khỏi bệnh và còn sống nhiều, nhiều năm vđ con cháu nữa! Cliẳng hiểu Anh còn nhớ tôi không? Tôi là Trần Quân Ngọc, trước đây công tác tại Văn phòng Chính phủ, từng ÌÀ thư ký cho đồng chí Thủ tướng. Ngày Anh còn phụ trách Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, khi xây dựng bảo tàng mới sau Lăng Bác, anh em ta vẫn thnờng gặp nhau trao đổi công việc. Hiện nay tôi đã về hỉủi, cùng gia đỉnh chuyển vào Nam sinh sống, về hưu, tôi tham gia hoạt dộng trong Hội Q T N Esp(ĩranto, vì trước đây, hồi hcu học ở Liên Xô, tôi có học thêm Esperanto và tham gia hoạt động trong Hội Q TN Liên Xô một thời gian. Anh em trong Hội và bạn bè quốc tế thiic/ng hỏi: Bác Hồ có biết Esperanto không? Khi Bác hoạt
- 14 5^ Trần Quân Ngọc động ở Liên Xâ trong giai đoạn 1923 - 1924 và 1933 - 1938, phong trào QTN Esperanto ở bên đó phất triển mạnh. Bấc Hồ theo chủ nghĩa quốc tế, là người biết nhiều ngoại ngữ, luôn trau dồi ngoại ngữ để phục vụ công tác cách mạng, chắc Bấc phải học và biết Esperanto? Tôi nghĩ chỉ có Anh mới có thể trả lời được câu hỏi này. Mong Anh bớt chút thcfi gian cho chúng tôi điếỢc biết tin. Nếu Anh bận hoặc mệt thì xin Anh chỉ cần viết mấy dòng vắn tắt. Kính chúc Anh và gia đình mạnh giỏi, hạnh phúc. Có dịp ra Hà Nội, thể nào tôi cũng tă thăm Anh. Quý mến, Trần Quân Ngọc Tôi nhờ đồng chí Vũ Quốc Hùng^^\ tới giao tận tay lá thư cho ông Vũ Kỳ, lúc đó đang điều trị tại Bệnh viện 108. Đồng chí Vũ Quốc Hùng đã sô"t sắng hứa giúp tôi việc này. Mấy ngày sau, đồng chí Vũ Quốc Hùng gọi điện thoại từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh cho tôi, kể rằng đã vào Bệnh viện 108 thăm ông Vũ Kỳ, giao tận tay lá thư của tôi cho ông, nhưng sức khỏe của ông lúc này đã kém lắm. ô n g bảo người con đọc lá thư cho ông nghe. Nghe xong, ông thều thào: “Nếu tôi bình phục, tôi sẽ tự (1 ) Đ ồ n g chí V ũ Q u ô c H ù n g , n g u yê n ủ y v iê n T ru n g ương Đ ả n g , Phó C h ủ n h iệ m T hư ờ ng trực ủ y ban K iể m tra T ru n g ương Đ ả n g C ộ n g sản V iệ t N a m các khóa 8 ,9 .
- Theo bưốc chân Ngưòi it 15 tay biên thư trả lời anh Ngọc. Bằng không, nói anh Ngọc tới gặp nhà văn Sơn Tùng. Anh Sơn Tùng sẽ kể cho anh Ngọc những điều có liên quan tới câu chuyện anh Ngọc hỏi.” ít lâu sau, vào ngày 16 tháng 4 năm 2005, ông Vũ Kỳ, người thư ký tận tụy và trung thành của Bác Hồ, đã lặng lẽ ra đi về với Bác Hồ nơi cõi vĩnh hằng. Tôi bị hụt hẫng và đau buồn, tự trách sao không hỏi ông Vũ Kỳ sớm hơn! Dù sao, những điều ông Vũ Kỳ dặn lại là rất quan trọng. Tôi nhất định phải gặp nhà văn Sơn Tùng để tìm hiểu thêm câu chuyện, theo như lời ông Vũ Kỳ đã trăng trô"i. O Tô"i ngày 3 tháng 7 năm 2006, trong một dịp vội vã * ghé qua Hà Nội, tôi tới thăm nhà văn Sơn Tùng tại ngõ Văn Chương. Gặp lại nhau sau thời gian dài xa cách, cả hai chúng tôi đều mừng rỡ và xúc động. Cách đây hơn hai mươi năm, nhà văn E)ức Lân lần đầu tiên đưa tôi tới đây gặp anh Sơn Tùng. Cũng chính tại căn phòng nhỏ bé chừng bốn mét vuông này, mà nhà văn Sơn Tùng đặt cho nó cái tên rất đẹp là “Chiếu văn”, hôm đó chúng tôi còn gặp Đặng Đình Hưng (cha của nghệ sĩ dương cầm E)ặng Thái Sơn). Mặc dù không biết uống rưỢu, nhưng anh Đức Lân và tôi cùng vị chủ nhà mến khách đã ngồi hầu rưỢu các nghệ sĩ tài danh của Hà Nội rất lâu. Dĩ n h iên , ngày ấy trong buổi nhậu ch ỉ có rưỢu đ ế và đĩa lạc rang chưa bóc vỏ. Sau khi bùi ngùi nhắc lại những kỷ
- 16 ^ Trần Quân Ngọc niệm ấm lòng của những ngày chưa xa về những người bạn chung của chúng tôi người còn, người mất, tôi kể lại với nhà văn Sơn Tùng về lá th ư tôi gửi ông Vũ Kỳ và những lời nhắn gửi của ông Vũ Kỳ đôl với tôi trước khi về với Bác Hồ ở cõi vĩnh hằng. Nhà văn Sơn Tùng đã kể lại cho tôi một sô" mẩu chuyện sau đây. Cụ Vũ Đình Huỳnh, một nhà cách mạng lão thành, trong những năm đầu cách mạng, từng là bí th ư của Bác Hồ, từng tháp tùng Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm chính thức nước Pháp năm 1946 với danh nghĩa đại tá cận vệ của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có lần kể lại câu chuyện sau đây. Sau chiến thắng lẫy lừng của quân và dân ta tại Điện Biên Phủ, ngày 20 tháng 7 năm 1954 bọn thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình trên toàn cõi Đông c>ương. Theo những điều khoản của Hiệp định này, một ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát thi hành Hiệp định, gồm đại diện của ba nước là Ân Độ (Chủ tịch), Canada (ủy viên), Ba Lan (ủy viên) được cử tới Việt Nam. Hà Nội lúc đó đang còn nằm trong vòng kiểm soát của quân đội Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp các vị đại diện của phái đoàn tại một địa điểm ở Thái Nguyên. Người dùng tiếng Anh, tiếng Pháp để nói chuyện với các vị đại sứ và các sĩ quan của phái đoàn. Sau khi tiếp quản thủ đô Hà Nội (ngày 10 tháng 10 năm 1954), Chính phủ kháng chiến đă chuyển từ chiến khu Việt Bắc về thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Theo bưóc chân Ngưòi ir 17 Hại tiếp các vị đại diện ba nước thành viên của Phái đoàn kiểm soát và giám sát quốc tế một lần nữa tại Phủ Chủ tịch (mà trước đó gọi là Phủ Toàn quyền của Pháp tại Đông Dương). Trong buổi tiếp, Người quay về phía đại diện của Ba Lan, hỏi; “ớ đây có đại diện của Ba Lan, quê hương Zamenhof, người sáng lập ra QTN Esperanto. Vậy có ai trong quí vị dùng được Esperanto?” Có hai sĩ quan Ba Lan trả lời là biết Esperanto. Bác Hồ rất vui và nói: ‘“Vậy từ nay chúng ta có thể dùng QTN Esperanto để giao tiếp với nhau, tôi không phải dùng tiếng Pháp để nói chuyện với các bạn nữa!” Lúc đó mọi người mới biết l;à ngoài các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga, Hoa^'L. Bác Hồ còn biết cả QTN Esperanto nữa. Thông tin này đôl với những nhà QTN Việt Nam và quốc tế thật vô cùng quý giá. Tôi hỏi thêm nhà văn Sơn Tùng: - Chắc Bác Hồ học QTN Esperanto trong thời gian ở Liên Xô/ Bác sang Liên Xô lần đầu vào giữa năm 1923, rời Liên Xô tới Quảng Châu hoạt động vào cuối năm 1924- Lần thứ hai Bác ở Liên Xô lâu hơn: từ năm 1933 đến năm 1938. Khi còn học tập và hoạt động trong phong trào Q T N Esperanto ở Liên Xô, các nhà Quốc tế ngữ lão (1 ) T ro n g bản lý lịch đại biểu dự Đ ạ i h ộ i Q uốc tế C ộ n g sản lần th ứ 7 (năm 1935) Bác H ồ \ắy bí danh là L in . T rả lờ i câu h ỏ i: “ B iế t những ngôn ngữ n ào ?” N g ư ờ i v iế t; “ T iế n g Pháp, tiế n g A nh, tiế n g T m n g Q uốc, tiế n g Ý , tiế n g Đ ức, tiế n g N ga, tiế n g V iệ t (trong n g u yê n bản là tiế n g Đ ô n g D ư ơ n g )” .
- 18 ^ Trần Quân Ngọc thành của nước bạn cho tôi biết, vào những năm hai mươi và ba mươi của thế kỷ trước, phong trào QTN ở đây phát triển khá mạnh. Chính Lênin từng đánh giá râ^t cao vai trò QTN Esperanto. Người nói: “QTN Esperanto là tiếng La-tinh của giai cấp công nhân thế giới và tôi hy vọng rằng, nhờ sự dễ dàng của nó, ngôn ngữ này sẽ giúp cho nhân dân thế giới hiểu biết lẫn nhau.” Nhà văn Sơn Tùng chậm rãi kể lại cho tôi câu chuyện sau đây để trả lời câu hỏi của tôi: Năm 1977, hai năm sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng, chúng tôi may mắn được tiếp xúc với cụ Đào Nhật Vinh*'\ từ Thành phô" Hồ Chí Minh ra thăm Hà Nội. Cụ đã quen biết Bác Hồ từ những năm Người còn là anh thủy thủ Văn Ba, làm công trên tàu thủy của Pháp. Trong những năm sông lênh đênh ở xứ người, anh thủy thủ trẻ tuổi Đào Nhật Vinh đã nhiều lần gặp anh thủy thủ Văn Ba, khi thì ở Đác-ca, thủ đô của Xênêgan, lúc thsì ở Pari, thủ đô nước Pháp. Là một thanh niên tháo vát, tốt bụng, kém anh Văn Ba 7 tuổi, nên Đào Nhật Vinh được Văn Ba coi như em. Chính anh Văn Ba đã dạy cho Đào Nhật Vinh chữ quốc ngữ và truyền cho anh cái nghề làm bánh kem vani mà anh học được của ông vua (1) C ụ Đ à o N h ậ t V in h ( 1897 - 1989) quê ở N a m Đ ịn h , từng n h iề u năm là m th ủ y thủ trên các tàu buôn của Pháp, đã đ i qua 175 thành phô"của cả nãm lụ c địa. N hữ ng n ăm cuôì đ ờ i đ ịn h cư tạ i nhà số 23 đường N g u y ễ n A n N in h , T h à n h phô" H ồ C h í M in h .
- Theo bước chon Ngưòi 19 bếp nổi tiếng thế giới Excôphiê (August Escoffier). Cũng chính anh Văn Ba đã giác ngộ và đưa Đào Nhật Vinh vào Hội những người Việt Nam yêu nước, hoạt động trong nhóm thủy thủ. Những năm sau này Đào Nhật Vinh đã được nhà cách mạng Nguyễn Ái Quôc giao nhiệm vụ bí mật chuyển sách báo, tài liệu cách mạng như: Le Paria, báo Việt Nam Hồn,... về Việt Nam và tới các nước thuộc địa của Pháp. Năm 1946, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm chính thức nước Pháp, ông Đào Nhật Vinh cũng được anh em thủy thủ và bà con Việt Kiều ở Pháp cử vào nhóm phục vụ Bác và phái đoàn của ta. Cụ Đào Nhật Vinh cho chúng tôi biết, trong thời gian anh Văn Ba sô"ng tại Luân Đôn, nước Anh, từ năm 1914 đến 1917, ngoài những công việc làm hàng ngày để kiếm sô"ng như: quét tuyết, đốt lò, làm bếp,... anh học tiếng Anh, học QTN Esperanto, hoạt động trong Hội những người lao động hải ngoại và trong tổ chức hướng đạo sinh (tiếng Anh là Scout) của nước Anh. Những kỷ vật và thư từ mà cụ Đào Nhật Vinh tặng và gửi cho tôi có liên quan tới sự hoạt động của Bác tại tổ chức hướng đạo sinh nước Anh, tôi đã gửi biếu cụ Hoàng Đạo Thúy, trước Cách mạng Tháng Tám 1945 từng là huynh trưởng Hội hướng đạo sinh miền Bắc, sau này trở thành nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của nước ta. Thời ấy, ngoài tiếng mẹ đẻ, các hướng đạo sinh của Anh còn thích dùng QTN Esperanto trong các buổi sinh hoạt của họ.
- 20 ^ Trần Quân Ngọc A Như vậy, qua những câu chuyện kể của nhiều nhân • chứng ở những thời điểm khác nhau, chúng ta có thể khẳng định rằng; Bác Hồ của chúng ta từng học QTN Esperanto từ râ"t sớm, từng dùng ngôn ngữ này để giao tiếp, từng góp phần vào việc giới thiệu QTN Esperanto, giúp phong trào QTN phát triển. Điều này thật có ý nghĩa đô"i với phong trào QTN nước ta, đôl với những nhà QTN Việt Nam, những người đang náo nức chuẩn bị cho ngày lễ lớn của họ vào cuôì năm 2006: Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hội QTN Esperanto Việt Nam, một thành viên tích cực của Hội QTN Esperanto thế giới.» TP. Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 8 năm 2006
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn