intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết kế lại qui trình công tác thực tập sư phạm theo hướng “học nghề, tác nghiệp linh hoạt” đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, mầm non trong bối cảnh hội nhập

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày việc thiết kế lại qui trình công tác thực tập sư phạm theo hướng “học nghề, tác nghiệp linh hoạt” đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, mầm non trong bối cảnh hội nhập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết kế lại qui trình công tác thực tập sư phạm theo hướng “học nghề, tác nghiệp linh hoạt” đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, mầm non trong bối cảnh hội nhập

  1. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm THIẾT KẾ LẠI QUI TRÌNH CÔNG TÁC THỰC TẬP SƯ PHẠM THEO HƯỚNG “HỌC NGHỀ, TÁC NGHIỆP LINH HOẠT” ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG, MẦM NON TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP ThS. Phạm Văn Luân Khoa Sư phạm- trường Cao đẳng Bến Tre. Trong đời giáo sinh, được đi thực tập sư phạm (TTSP) là điều hệ trọng, ai cũng háo hức, đầy tâm trạng khó tả…. không chỉ có niềm vui, nỗi tự hào mà còn những hồi hộp, lo âu...Bởi là lần đầu tiên giáo sinh trở thành thầy, cô giáo, trong tương lai rất gần sẽ là những giáo viên thực thụ. Giáo sinh được soạn giáo án, giảng bài, làm chủ nhiệm lớp, phụ trách, hướng dẫn sinh hoạt Đội, Sao nhi đồng… được thâm nhập thực tiễn hoạt động giáo dục trong một tập thể sư phạm từ cách tổ chức, quản lý của Nhà trường, đến họp hội đồng, chuyên môn, tiếp xúc với đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh… Thế nhưng, là người nhiều năm tham gia Ban chỉ đạo TTSP cấp trường, làm cụm trưởng các đoàn TTSP ở Bến Tre chúng tôi nhận thấy hoạt động TTSP của chúng ta vẫn chạy theo “lối mòn” một cách thái quá trong khi thực tiễn giáo dục đã có những chuyển biến lớn! Chính quy trình TTSP ấy đã tạo ra một thế hệ thầy cô giáo trong tương lai theo kiểu “thường thường bậc trung” trong cả kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng thực hành, thao tác sư phạm; Chính chúng tôi đã từng phải bối rối khi được phép giới thiệu vài ba giáo sinh ưu tú nhất trong số hơn 400 giáo sinh của trường cho một trường mầm non tư thục nhưng kết quả sau khi phỏng vấn các em này bị loại vì cách ứng xử hoạt động sư phạm theo kiểu “trường công lập”! Từ hiện tượng này chúng tôi thấy đã đến lúc cần có những suy nghĩ nghiêm túc về một hướng Thiết kế lại qui trình công tác thực tập sư phạm theo hướng “học nghề, tác nghiệp linh hoạt” đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, mầm non trong bối cảnh hội nhập! Tại sao phải thiết kế lại qui trình công tác thực tập sư phạm hiện nay ? Chúng tôi cho rằng có ba nguyên nhân sau đây buộc chúng ta phải thiết kế, tổ chức lại quy trình công tác TTSP hiện nay: 1) Đi thực tập sư phạm tức là đi học nghề, lại là một nghề rất đặc biệt, nghề đào luyện ra người hiền tài, do đó không phải chỉ có kiến thức chuyên môn mà cả những kiến thức và kỹ năng sống cần thiết khác có tính ứng dụng giáo dục cao; trong khi mảng kiến thức, kỹ năng này nhà trường SP chưa chú ý đến! – Theo 96
  2. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm khảo sát của chúng tôi có 126/168 = 75 % giáo sinh khoa Sư phạm, trường Cao đẳng Bến Tre và 67/75 = 89,33 % giảng viên trường SP, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên tham gia công tác TTSP năm 2007, năm 2008 vừa qua từ 5 đoàn TTSP ở 5 trường THCS, Mần non thuộc huyện Châu Thành và Thị xã Bến Tre (tỉnh Bến Tre) thống nhất với nhận định này. 2) Về nhóm kiến thức và kỹ năng tác nghiệp sư phạm trong chuyên ngành đào tạo của mình, giáo sinh chưa có đủ độ chín để có thể làm thầy cô giáo ở đợt TTSP tốt nghiệp vào năm cuối, chính vì vậy các em đi TTSP rất vất vả và kết quả là phải chịu ảnh hưởng từ phía giáo viên hướng dẫn một cách rập khuôn, thiếu hẳn tính năng động sáng tạo, hoặc là phải chấp nhận một kết quả TTSP xấu vì không theo sát sự hướng dẫn của giáo viên trường sở tại mà không có cơ sở giải thích cho việc làm của mình! Nhận định này được chúng tôi rút ra từ kết quả đợt khảo sát 168 giáo sinh khoa Sư phạm, trường Cao đẳng Bến Tre với 80,35 % giáo sinh tự nhận mình chưa có đủ độ chín và 94,66 % cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên tham gia công tác TTSP thống nhất với ý kiến tự nhận xét của giáo sinh. 3) Có 121/168 = 72,02 % giáo sinh và 61/75 = 81,33 % cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên tham gia công tác TTSP cho rằng hình thức tổ chức, nội dung, thời điểm triển khai TTSP hiện nay cần thiết xem xét lại, có sự điều chỉnh hợp lý theo hướng phục vụ đắc lực cho việc “học nghề, tác nghiệp linh hoạt”, gắn liền trường SP, giáo sinh với trường phổ thông, mầm non. Hoạt động TTSP không nhất thiết chỉ tập trung vào một thời gian cố định cũng như một trường duy nhất! Thiết kế lại qui trình công tác thực tập sư phạm hiện nay như thế nào và một vài gợi ý ban đầu. 1) Giải pháp thứ nhất chúng tôi đưa ra là cần rà soát, chấn chỉnh lại Chương trình khung đào tạo giáo viên hiện nay theo hướng tinh gọn, tập trung cao vào khối lượng kiến thức chuyên môn cần thiết cho chuyên ngành, ở những bộ môn có tính “bổ trợ” nên tổ chức cho giáo sinh học từ xa, học qua mạng, tự học, tự nghiên cứu ở nhà để giảm bớt thời gian lên lớp, giảm bớt sự đầu tư của nhà trường SP, của giáo sinh cho những môn này; thay vào đó là xác lập, bổ sung và tăng cường các học phần, chuyên đề tự chọn nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng sống cần thiết có tính ứng dụng giáo dục cao mà giáo sinh tự nhận mình còn thiếu, những học phần, chuyên đề này có thể triển khai giảng dạy và thực hành thông qua môi trường công tác Đoàn, chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh, các cao điểm công tác xã hội của trường, địa phương… Làm như thế, chúng ta không chỉ giúp giáo sinh tự trang bị kiến thức và kỹ năng sống cần thiết có tính ứng dụng giáo dục cao một cách thiết thực, mà còn giúp tổ chức Đoàn, Hội SV trong trường sư phạm phát huy vai trò của mình trên lĩnh vực chuyên môn; đồng thời tạo được nguồn lực, tăng cường sự đầu tư của 97
  3. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm trường SP cho Đoàn, Hội SV nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức này, xem đây là môi trường thuận lợi để giáo sinh gắn với thực tiễn cuộc sống, thực tiễn giáo dục. Giải pháp này cũng hướng đến việc khắc phục thực trạng thời gian qua, khi triển khai công tác TTSP, Đoàn trường có một đại diện trong ban chỉ đạo TTSP cấp trường, các đoàn TTSP đều có chi đoàn lâm thời nhưng vẫn mang tính “hình thức” nhiều hơn là thực chất hoạt động! Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta cần tổ chức khảo sát, nghiên cứu thực tiễn giáo dục ở các trường phổ thông, mầm non đồng thời bàn thảo sâu hơn với giáo sinh để có thể xác lập, xây dựng học phần, chuyên đề tự chọn nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng sống cần thiết có tính ứng dụng giáo dục cao. Trong quá trình TTSP, đôi khi giáo sinh lên lớp giảng bài sai kiến thức. Điều đó không phải quá hiếm trong thực tế và trong tầm tay cố vấn, xử lý, hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn TTSP; nhưng những khoảng trống về những kiến thức và kỹ năng sống cần thiết có tính ứng dụng giáo dục cao thì thầy cô hướng dẫn không thể giúp giáo sinh xử lý ngay vì đây chính là “vốn sống”, là “bản lĩnh” sống được trui rèn qua cả một quá trình! 2) Thứ hai, chúng tôi muốn nói đến giải pháp tăng cường kiến thức và kỹ năng tác nghiệp sư phạm trong chuyên ngành đào tạo của giáo sinh. Thực tế cho thấy trong trường SP, khi học các học phần về phương pháp giảng dạy (hay còn gọi là giáo học pháp) theo chuyên ngành, giáo sinh chủ yếu được trang bị kiến thức theo kiểu “lý thuyết suông” không gắn liền với yêu cầu TTSP, cho nên nói chưa đủ độ chín là vì thế! Ngoài ra, độ chín ở đây còn được nhìn nhận ở khía cạnh kiến thức cơ bản truyền đạt cho học sinh thì đúng, nhưng khi mở rộng kiến thức lại sai. Do vậy, cần mở rộng việc nghiên cứu dạy - học các học phần về phương pháp giảng dạy giúp giáo sinh khắc phục nhược điểm khi mở rộng kiến thức. Bởi vì có những ví dụ trong thực tiễn lại là những trường hợp đặc biệt, trái với lý thuyết đã được học; chẳng hạn như: khi soạn giáo án, phần “Mục tiêu" giáo sinh rập khuôn đưa ra quá nhiều, vượt ra khỏi phạm vi của bài dạy; dẫn đến mục tiêu bài dạy mang tính áp đặt, không thực tế (đặc biệt là phần mục tiêu về rèn luyện kỹ năng và thái độ). Vì vậy, nhiều mục tiêu được liệt kê trong bài giảng nhưng không được thực hiện trong quá trình giảng dạy. hay các phương pháp giảng dạy được ghi trong giáo án (mục "Phương pháp giảng dạy") cũng thường không phù hợp với phương pháp giảng dạy thể hiện thực tế trong tiến trình lên lớp.! Chính vì vậy, điều quan trọng nhất là làm sao giúp giáo sinh không được chủ quan; phải đọc rất kỹ sách giáo khoa và giáo trình cao đẳng bộ môn cơ bản, cơ sở. Các em cần tập giảng trước khi dạy, tốt nhất là nên có bạn cùng bộ môn, giảng viên phương pháp giảng dạy dự để góp ý. Ngoài ra, độ chín ở đây có khi chỉ là những kỹ năng đơn giản mang tính hành dụng; ví dụ như, mùa thực tập năm 2005, chúng tôi phải đau lòng khi một giáo sinh thực tập dạy bài Tập đọc “Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử”, chủ điểm “Lễ hội”, Tiếng Việt 3 do không biết cách sử dụng đầu máy Vidéo khi 98
  4. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm chiêu băng hình minh họa cho bài học nên loay hoay mãi mất nhiều thời gian cho mỗi việc đơn giản này nên bị “cháy giáo án”, tiết dạy bị xếp loại không đạt! Để khắc phục tình trạng này chúng tôi kiến nghị: - Các trường SP cần có chủ trương đưa giảng viên chuyên ngành phương pháp giảng dạy về các trường phổ thông, mầm non nghiên cứu chương trình, phương pháp giáo dục từ thực tiễn (cần thiết phân công loại hình giảng viên các bộ môn tâm lý – giáo dục, phương pháp giảng dạy làm trưởng đoàn, phụ trách đoàn, cố vấn công tác TTSP với một số tiết nhất định và có cơ chế tạo điều kiện cho họ làm việc ở trường phổ thông, mầm non). Nên chăng quy định mỗi năm giảng viên chuyên ngành phương pháp giảng dạy phải có một số tiết nhất định để dự giờ, thăm lớp và tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn thông qua đó giúp giảng viên trường SP có thông tin, cứ liệu trong quá trình dạy học các học phần về phương pháp giảng dạy, góp phần đáp ứng các yêu cầu công tác chuẩn bị đi TTSP của giáo sinh theo hướng năng động sáng tạo. Mặt khác, để tăng cường sự gắn kết giữa trường SP và các trường phổ thông, mầm non; các bộ môn tâm lý – giáo dục, phương pháp giảng dạy ở trường SP cần hướng mũi nhọn nghiên cứu khoa học của giảng viên cũng như hướng dẫn sinh viên tập sự nghiên cứu khoa học hàng năm vào các vấn đề bức xúc đặt ra xoay quanh công tác TTSP, xử lý tình huống SP, can thiệp giải quyết các trường hợp học sinh cá biệt, chậm tiến, tình trạng lưu ban, bỏ học, ngồi nhầm lớp… Thông qua phong trào này cho ra đời những cuốn sổ tay - cẩm nang “Hành trang giáo sinh thực tập”, những tài liệu tham khảo dành cho trưởng đoàn, phụ trách đoàn, cố vấn công tác TTSP, dành cho giáo viên các trường phổ thông, mầm non tham gia hướng dẫn giáo sinh TTSP. - Tổ chức Hội giảng, hội thi nghiệp vụ SP theo hướng chuyên sâu, gắn với trang bị kiến thức, kỹ năng sư phạm cần thiết (ví dụ như cách chấm bài, ghi nhận xét, phê học bạ, cách tiếp cận và làm việc với phụ huynh…) tạo ra một hình thức hoạt động tập thể, sân chơi lành mạnh, mang nét đặc thù dành riêng cho sinh viên sư phạm là một trong những nhiệm vụ trong quá trình đào tạo giáo viên, những hoạt động này phải trở thành sinh hoạt chuyên môn bắt buộc trong khuôn khổ các học phần về phương pháp giảng dạy trong nhà trường sư phạm; tránh tình trạng hiện nay giáo sinh không được tham gia các Hội giảng, hội thi nghiệp vụ chuyên ngành SP mà chỉ được tham gia các hội thi Olympic Mác – Lênin, các cuộc thi tìm hiểu khác… cần cho giáo sinh tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các Hội thi giảng, hội thi làm đồ dùng dạy học, thi viết chữ đẹp, hội thảo chuyên môn, họp tổ chuyên môn…ở các trường phổ thông, mầm non ngay từ năm thứ nhất ở trường SP. Việc làm này không chỉ có ích cho giáo sinh, cho trường SP mà còn có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra nguồn lực mới cho các trường phổ thông, mầm non thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng như các cuộc vận động lớn của ngành. 99
  5. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm Ngoài ra cần nghiên cứu dành thời lượng thích hợp trang bị cho giáo sinh kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông vào giảng dạy. Thực tế lĩnh vực này hiện nay giáo sinh rất yếu vì ngay cả giảng viên chuyên ngành phương pháp giảng dạy ở trường SP còn lúng túng, chưa thể sử dụng công nghệ thông tin - truyền thông vào dạy học thì làm sao nói đến chuyện giáo sinh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông vào giảng dạy! Có người còn ví von rằng dường như trong cuộc “chạy đua” này nhà trường SP chậm hơn trường phổ thông do ở trường SP chỉ có khoa Tin học, bộ môn công nghệ thông tin mới làm chủ công nghệ thông tin - truyền thông, các chuyên ngành khác vì không có điều kiện tiên quyết là phương tiện nên chịu cảnh đi sau. Thực tế cho thấy nếu khơi dậy tiềm năng ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông vào giảng dạy trong quá trình TTSP chúng ta sẽ nhận được kết quả “kép” rất bổ ích từ cả hai phía: giáo sinh, giảng viên SP. 3) Giải pháp thứ ba, cần sớm nghiên cứu và có những cải tiến tương thích từ hình thức, cơ chế tổ chức, thời điểm đến nội dung hoạt động TTSP hiện nay; Chỉ một ví dụ nhỏ: Có nên cho giáo sinh đi TTSP tại các trường ngoài công lập không? Trả lời cho câu hỏi này không đơn giản! Chúng ta đều biết ở những tỉnh nhỏ như Bến Tre, nhu cầu giáo viên phổ thông, mầm non gần như bảo hòa, do đó hầu hết giáo sinh mầm non chẳng hạn, khi ra trường chỉ nhắm vào dạy ở các trường tư thục, mà những nơi này việc tuyển chọn giáo viên có tính cạnh tranh rất cao; ngoài các chuẩn kiến thức, nghiệp vụ SP yêu cầu thể hiện trên bằng cấp, một vốn kiến thức, kỹ năng hành dụng khác yêu cầu ứng viên phải đáp ứng khá rộng và bao quát; ví dụ như: cô giáo mầm non còn phải có kiến thức sơ cấp cứu, xử lý các trường hợp bệnh lý thông thường ở trẻ; trong khi nhà trường SP chưa trang bị cho giáo sinh của mình những kiến thức cần thiết này! Do vậy, cần có những bài học, chuyên đề cần thiết theo kiểu phục vụ đắc lực cho việc “học nghề để tác nghiệp linh hoạt” cho giáo sinh, cần thiết tăng thời gian đào tạo ở trường SP, có những chương trình đào tạo hợp tác giữa hai ngành giáo dục – y tế để gắn liền trường SP, giáo sinh với yêu cầu xã hội đặt ra cho nhà trường phổ thông, mầm non. Một vấn đề khác để nhấn mạnh thêm, giải pháp thứ ba mà chúng tôi đề xuất ở đây là cần quán triệt tinh thần “học nghề để tác nghiệp linh hoạt”. Theo chúng tôi, hoạt động TTSP cần thiết được xác định là nhiệm vụ trung tâm của trường, khoa sư phạm và được tiến hành thường xuyên, liên tục; không nhất thiết chỉ tập trung vào cao điểm vài tháng TTSP vào năm cuối và TTSP ở một trường duy nhất! Dĩ nhiên việc đảm bảo quy trình, quy chế cho điểm nhận xét TTSP theo quy định chúng tôi luôn tuân thủ; vấn đề là cần nhìn nhận hoạt động TTSP rộng và sâu hơn, rộng ở cách tiếp cận, trang bị, ngay năm thứ nhất, ngay ngày đầu tiên vào trường SP giáo sinh phải được tiếp cận và làm quen, sinh hoạt với môi trường SP và có ý thức TTSP! Do đó, tất cả các bộ môn học phải được giảng viên đem đến cho giáo sinh bằng một chuẩn mực SP nhất định: từ phong cách lên lớp, đến cách hành xử ngoài đời, công việc nghiên cứu khoa học… của giảng viên SP không 100
  6. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm phải chỉ có giảng viên chuyên ngành phương pháp giảng dạy mới rèn luyện cho giáo sinh những thao tác SP cần thiết này! Ngoài ra, nên chăng xem lại việc “chỉ định” trường thực tập một cách chủ quan (thường là trường tiện đường sá, trường quen với TTSP…), cần thiết có những cuộc khảo sát, lượng giá, kiểm định chính thức và “phong cấp” cho trường được chọn đưa giáo sinh về TTSP, có thể có trường giáo sinh đến chỉ để thực tập chủ nhiệm, nghe báo cáo thực tế giáo dục địa phương, có những trường đến để TTSP về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông vào giảng dạy… Song hành với điều này là việc mở ra cơ chế hợp lý, tăng định mức bồi dưỡng cho giảng viên SP, giáo viên trường phổ thông, mầm non tham gia hướng dẫn TTSP để họ đủ sức cho họ tận tụy với việc “truyền nghề”! Là những người có hơn 20 năm gắn bó với nhà trường SP, chúng tôi rất tâm huyết và trăn trở cho hoạt động TTSP; chúng tôi rất phấn khởi được biết Viện Nghiên cứu Giáo dục đã đứng ra mở Hội thảo chuyên đề về lĩnh vực công tác đặc thù mà bấy lâu nay ít được nhắc đến. Những suy nghĩ trên đây từ những hoạt động nghiên cứu của chúng tôi chắc hẳn còn nhiều điều chưa thấu tình, đạt lý; song với mong muốn góp phần hoàn thiện từng bước công tác đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho các trường, khoa SP nói chung và trường CĐ Bến Tre nói riêng, chúng tôi mạnh dạn trao đổi những suy nghĩ của mình trong khuôn khổ bài tham luận ngắn, xin được tiếp thu những ý kiến trao đổi, chỉ giáo của bạn đồng nghiệp. 101
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2