intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết kế Pavilion tại khu vực I4 trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Pavilion tại trường Đại học Thủ Dầu Một là một đề tài mới, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo bản sắc, đồng thời cung cấp không gian học tập, sinh hoạt và giao lưu cho sinh viên. Hiện nay pavilion đã phát triển nhiều dạng, thiết kế, chức năng khác nhau tuy nhiên một pavilion phù hợp cho môi trường giáo dục cần thể hiện rõ chức năng sử dụng đa dạng, tính sáng tạo trong thiết kế và linh động trong việc thi công xây dựng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết kế Pavilion tại khu vực I4 trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương

  1. THIẾT KẾ PAVILION TẠI KHU VỰC I4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT, BÌNH DƯƠNG Đỗ Quỳnh Như1, Huỳnh Quang Dũng1, Phạm Minh Sơn2 1. Lớp D21KITR01, Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Thủ Dầu Một 2. Khoa Kiến Trúc, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Một môi trường học tập đẹp, tiện nghi và hiện đại sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đời sống sinh viên. Việc thiết kế ngoại thất và pavilion sẽ tạo thêm không gian xanh, giúp sinh viên thư giãn, học tập và giao lưu từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và đời sống sinh viên. Pavilion tại trường Đại học Thủ Dầu Một là một đề tài mới, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo bản sắc, đồng thời cung cấp không gian học tập, sinh hoạt và giao lưu cho sinh viên. Hiện nay pavilion đã phát triển nhiều dạng, thiết kế, chức năng khác nhau tuy nhiên một pavilion phù hợp cho môi trường giáo dục cần thể hiện rõ chức năng sử dụng đa dạng, tính sáng tạo trong thiết kế và linh động trong việc thi công xây dựng. Từ khóa: Đại học Thủ Dầu Một, không gian bán mở, Pavilion. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay Trường Đại học Thủ Dầu Một (ĐHTDM) với tổng số lượng khoảng 19.000 sinh viên, giảng viên tuy nhiên các không gian học tập phi chính thức có được 1.273 m2 chỉ chiếm khoảng 12% trên tổng số diện tích 38.300m2 tại trường. Một môi trường học tập đẹp, tiện nghi và hiện đại sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đời sống sinh viên. Việc thiết kế pavilion sẽ tạo thêm không gian xanh, giúp sinh viên thư giãn, học tập và giao lưu từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và đời sống sinh viên. Có thể thấy một số ví dụ điển hình trên thế giới đã có nhiều trường Đại học trong và ngoài nước tổ chức các không gian pavilion ví dụ: Trường Đại học kỹ thuật Braunschweig (Đức) hay phức hợp Pavilion và ngoại thất tại Đại học Nông Lâm Chiết Giang (Trung Quốc). Tại Việt Nam, có thể thấy một số công trình pavilion tiêu biểu như trường Đại học Văn Lang, Đại học RMIT hay Đại học FPT. Vì vậy chương trình giáo dục cải tiến là tạo ra cơ hội chủ động học tập, trao đổi, giải quyết được các vấn đề trong học tập một cách sáng tạo do đó tổ chức một không gian pavilion phục vụ cho các vấn đề học tập, sinh hoạt nhóm, giải trí là việc vô cùng cần thiết đối với một cơ sở giáo dục đang phát triển như ĐHTDM hiện nay. Hình 1. Mặt bằng tổng thể Đại học Thủ Đầu Một và thống kê diện tích cho không gian pavilion và phi chính thức 43
  2. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin về kiến trúc, cảnh quan của trường Đại học Thủ Dầu Một. Tham khảo các mẫu thiết kế pavilion và cảnh quan tương tự tại các trường Đại học trong nước và quốc tế. Tìm hiểu về các quy định xây dựng và tiêu chuẩn thiết kế liên quan. Khảo sát thực địa: quan sát, đo đạc hiện trạng khu vực I4 sau đó tiến hành phỏng vấn cán bộ, giảng viên và sinh viên nhà trường để nắm bắt nhu cầu sử dụng. Kết hợp sử dụng các phần mềm google earth, predesig để thu thập các thông tin về hướng nắng, hướng gió, lượng mưa… Phương pháp phân tích: phân tích S.W.O.T: nhóm nghiên cứu xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của đề tài nghiên cứu. Phân tích định lượng: trong nghiên cứu làm rõ dữ liệu thu thập được từ khảo sát thực địa. Phân tích định tính trong nghiên cứu này là đánh giá các phương án thiết kế dựa trên các tiêu chí thẩm mỹ, công năng, kinh tế. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Pavilion tại Đại học Kỹ thuật Braunschweig Tọa lạc tại khuôn viên trung tâm của trường đại học danh tiếng, tòa nhà hai tầng này đóng vai trò như một địa danh mới, tích hợp liền mạch với các lối đi hiện có. Mục tiêu chính là tạo ra một không gian dễ tiếp cận và linh hoạt phục vụ cho sinh viên từ tất cả các ngành, cung cấp môi trường học tập hiện đại bổ sung cho các kiểu khuôn viên trường đại học hiện có. Khái niệm không gian mở tạo ra các hoạt động khác nhau của sinh viên và cung cấp một môi trường linh hoạt cho làm việc nhóm, hội thảo, thuyết trình và thư giãn. Một nguyên tắc thiết kế then chốt của pavilion là hệ thống phân cấp không gian phẳng, thúc đẩy trao đổi kiến thức liên ngành và giao tiếp giữa sinh viên và giảng viên. Hình 2. Các ví dụ đa dạng về pavilion học tập tại trường Pavilion Trường Đại học kỹ thuật Braunschweig (Đức) (Nguồn: archdaily.com, 2023) Không giống như các kiểu khuôn viên trường đại học truyền thống như pavilion và thư viện nhấn mạnh việc truyền tải kiến thức một chiều, tòa nhà này khuyến khích sự hợp tác và tương tác. Nó cung cấp nền tảng cho tất cả các hoạt động đồng thời mang lại cho sinh viên sự tự do tối đa trong việc sử dụng. Để nuôi dưỡng cảm giác cộng đồng vượt qua các môn học riêng lẻ, không gian được thiết kế đồng nhất, loại bỏ các khu vực giao thông và phân chia không gian giữa các tầng. Thay vào đó, một loạt các khu vực được tạo ra, mỗi khu vực có cầu thang và lối vào riêng. Từ những khu vực rộng rãi có chiều cao gấp đôi đến những nơi nghỉ ngơi thoải mái và không gian thuyết trình, pavilion cung cấp nhiều môi trường khác nhau. Đáng chú ý, tòa nhà có mặt tiền bằng kính hoàn toàn, tràn ngập ánh sáng tự nhiên cho nội thất và kết nối liền mạch với không gian bên ngoài. Rèm cửa, thảm và trần nhà âm học góp phần tạo ra âm thanh phòng dễ chịu, cho phép bầu không khí trò chuyện. 44
  3. Hình 3. Các ví dụ đa dạng về pavilion học tập tại trường Pavilion Trường Đại học kỹ thuật Braunschweig (Đức) (Nguồn: archdaily.com, 2023) Nguyên tắc tổ chức của tòa nhà xoay quanh khái niệm về một siêu cấu trúc, cho phép cấu hình lại mặt bằng liên tục. Sự linh hoạt này đảm bảo tòa nhà vẫn phù hợp như một yếu tố khuôn viên mới trong một thời gian dài. thiết kế là một tòa nhà khuôn viên sáng tạo được thiết kế để đáp ứng cảnh quan học thuật đang phát triển trong thế giới hậu đại dịch. Tạo không gian học tập sáng tạo và truyền cảm hứng: Pavilion có thể được thiết kế với các tính năng đặc biệt như ánh sáng tự nhiên, tầm nhìn đẹp, v.v. để tạo không gian học tập sáng tạo và truyền cảm hứng cho sinh viên. Khuyến khích sự cộng tác và học tập nhóm: Pavilion có thể được thiết kế với các khu vực chung để khuyến khích sự cộng tác và học tập nhóm giữa các sinh viên. 3.1.1. Một số thiết kế pavilion và đặc điểm của pavilion trong trường đại học Bảng 1. Các loại pavilion hiện nay. STT TÊN GỌI HÌNH ẢNH CÔNG NĂNG Pavilion mái che Là một mái che được thiết kế (Covered pavilion): để che mưa, nắng cho người sử dụng. 2 Pavilion sân vườn Là một công trình kiến trúc (Garden pavilion) nhỏ được xây dựng trong sân vườn để làm nơi nghỉ ngơi, thư giãn hoặc tổ chức các hoạt động ngoài trời. 45
  4. 3 Pavilion hồ bơi (Pool Là một công trình kiến trúc pavilion) nhỏ được xây dựng bên cạnh hồ bơi để làm nơi thay đồ, nghỉ ngơi hoặc tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí. 4 Study Pavilion (Gian là một công trình kiến trúc học tập) nhỏ, thường được xây dựng độc lập hoặc kết hợp với các công trình khác, dành riêng cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên. 3.1.2. Một số ưu điểm của việc sử dụng Pavilion học tập Tạo môi trường học tập yên tĩnh và tập trung: Pavilion thường được thiết kế với cách âm tốt để giúp sinh viên tập trung học tập mà không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn xung quanh. Cung cấp đầy đủ tiện nghi cần thiết cho việc học tập: Pavilion học tập thường được trang bị đầy đủ các tiện nghi cần thiết cho việc học tập như bàn ghế, ổ cắm điện, wifi, v.v. Tạo không gian học tập sáng tạo và truyền cảm hứng: Pavilion được thiết kế với các tính năng đặc biệt như ánh sáng tự nhiên, tầm nhìn đẹp, v.v. Khuyến khích sự cộng tác và học tập nhóm: Pavilion có thể được thiết kế với các khu vực chung để khuyến khích sự cộng tác và học tập nhóm giữa các sinh viên. Phân tích tích Swot các yếu tố Khí hậu- Thủy văn- Môi trường ảnh hưởng đến thiết kế pavilion khu I4 tại trường Đại Học Thủ Dầu Một. Bảng 2. Phân tích S.W.O.T. Strengths Weaknesses Opportunities Threats Vị trí đắc địa Mật độ sinh viên cao sinh viên có cơ hội giao Biến đổi khí hậu lưu, học hỏi lẫn nhau cơ sở vật chất khang trang Thiếu không gian xanh Sự phát triển của công Thay đổi nhu cầu của sinh nghệ viên Đất trống chưa được khai Tiện ích chưa đầy đủ Hỗ trợ từ nhà trường Vùng đất trủng, dễ bị ngập thác sử dụng úng Các biện pháp khắc phục khi xây dựng Pavilion tại Khu I4 Đại học Thủ Dầu Một : - Giảm thiểu tác động đến môi trường. - Đảm bảo an toàn lao động. - Hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động học tập và sinh hoạt của sinh viên. - Đảm bảo chất lượng thi công. - Giải quyết các vấn đề phát sinh. - Tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và bảo vệ môi trường. - Tôn trọng văn hóa và phong tục tập quán của địa phương. - Đảm bảo mỹ quan đô thị. 3.1.3. Ý nghĩa, mục đích của việc thiết kế pavilion tại trường Đại Học Thủ Dầu Một 46
  5. Ý nghĩa : Pavilion được thiết kế hài hòa với tổng thể kiến trúc của khu vực, tạo ấn tượng đẹp mắt và thu hút cho người sử dụng. Pavilion được thiết kế bền vững bằng vật liệu, có khả năng chịu được các tác động của thời tiết và môi trường. Pavilion được thiết kế để tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên như ánh sáng tự nhiên và gió trời. Mục đích: Pavilion đáp ứng các chức năng cơ bản như che mưa, nắng, gió, bụi bẩn, đồng thời tạo không gian học tập, sinh hoạt và thư giãn thoải mái cho sinh viên. Pavilion đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tránh các nguy cơ tiềm ẩn như trơn trượt, thoát hiểm, phù hợp sử dụng cho người tàn tật. 3.2. Đề xuất ý tưởng thiết kế pavilion tại trường Đại Học Thủ Dầu Một Qua khảo sát và phân tích hiện trạng tại trường Đại Học Thủ Dầu Một. Nhóm tác giả chọn khu vực I4 làm nghiên cứu điển hình do đó Khu vực học tập tại I4 có diện tích 4400m2 đang được để trống và chưa có kế hoạch sử dụng cụ thể, không gian này có vị trí thuận lợi nằm gần khu vực hội trường trung tâm của trường phù hợp để thiết kế ngoại thất và xây dựng pavilion. Việc thiết kế ngoại thất và pavilion sẽ góp phần nâng cao giá trị thẩm mỹ và tạo điểm nhấn cho khu vực I4 và các khu vực lân cận. Sơ đồ không gian chức năng khu pavilion: Vùng học tập yên tĩnh: - Khu vực dành cho học tập cá nhân hoặc nhóm. Bàn ghế được đặt rải rác dưới tán cây hoặc trong các gian hàng, tạo ra những khu vực học tập riêng tư. Hệ thống Wi-Fi miễn phí giúp sinh viên dễ dàng truy cập internet và tài liệu học tập. Hình 4. Pavilion học tập tại trường Pavilion Đại học Oxford (Anh) (Nguồn: bbc.com, 2023) Vùng thư giãn: - Khu vực dành cho sinh viên thư giãn sau giờ học căng thẳng. Có thể có các tiện nghi như xích đu, ghế dài, hoặc thảm cỏ để sinh viên nằm nghỉ ngơi. Cây xanh và cảnh quan thiên nhiên giúp tạo ra bầu không khí thư giãn và thoải mái. Vùng giao lưu: - Khu vực dành cho sinh viên gặp gỡ và giao lưu. Có thể có các bàn ghế picnic, sân khấu biểu diễn hoặc khu vực chơi trò chơi ngoài trời. Hoạt động như picnic, tổ chức sự kiện hay chơi các trò chơi ngoài trời giúp sinh viên kết bạn và xây dựng cộng đồng. Vùng sáng tạo: - Khu vực dành cho sinh viên sáng tạo và giải trí. Có thể có các tác phẩm nghệ thuật, tượng điêu khắc hoặc khu vườn bách thảo. Môi trường yên tĩnh và khung cảnh đẹp giúp sinh viên tập trung và đưa ra những ý tưởng mới. 47
  6. Vùng học tập yên tĩnh Vùng sáng tạo Vùng học tập nhóm Vùng giao lưu Vùng thư giản Hình 5. Sơ đồ không gian chức năng của pavilion trường Đại học Oxford (Nguồn: bbc.com, 2023) 3.3. Thiết kế pavilion tại khu vực I4 Trường Đại Học Thủ Dầu Một Bảng 3. Mặt bằng phân khu chức năng khu pavilion Tên khu Vị trí Chức năng Bao gồm vực Khu vực tiếp Lối vào chính Chào đón, tiếp đón khách tham Quầy lễ tân, khu vực chờ đón: của Pavilion. quan và sử dụng dịch vụ. đợi, khu vực vệ sinh. Khu vực triển Khu vực trung Trưng bày các tác phẩm nghệ Phòng trưng bày chính, lãm tâm của thuật, hiện vật, và thông tin về khu vực trưng bày phụ, Pavilion. trường đại học. khu vực thuyết trình. Khu vực học tập Góc yên tĩnh của Cung cấp không gian đọc sách, Giá sách, bàn đọc, khu Pavilion. học tập và nghiên cứu cho sinh vực máy tính. viên và giảng viên. Khu vực vệ Phân bố đều Cung cấp dịch vụ vệ sinh cho sinh: khắp các khu khách tham quan. vực chức năng. 48
  7. Hình 6. Sơ đồ không gian chức năng Hình 7. Vị trí khu vực thiết kế điển hình Khu vực nghỉ ngơi: là khu vực dành cho người sử dụng mong muốn được một nơi mát mẻ xanh mát để nghỉ ngơi lấy sức để tiếp tục cho một buổi chiều học tập. Khu vực học nhóm từ 2 đến 4 người sử dụng: có tổng cộng là 27 bộ bàn ghế trải dài cho hết tầng 1 của khối công trình trong đó có (19 bộ bàn ghế 2 người và 8 bộ bàn ghế 4 người sử dụng) vừa đủ không gian rộng rãi cho lối giao thông ở trong công trình cũng như là những bạn học nhóm từ 2 đến 4 người sử dụng. Khu vực học nhóm (6-8 người sử dụng) tổng cộng 60 chỗ ngồi, trong đó chia làm 2 khu vực có thể ngồi thành nhóm từ 8 người đến 12 người gồm 36 chỗ ngồi và nhóm nhỏ hơn từ 6 đến 8 thành viên gồm 24 chỗ ngồi. (tính sức chứa 24 36 ghế) Hình 8. Mặt bằng thiết kế điển hình Dựa trên các nguyên tắc thiết kế, cần lưu ý một số tiêu chí sau khi thiết kế không gian kiến trúc ngoại thất và pavilion: - Kích thước: Kích thước của ngoại thất và pavilion cần phù hợp với diện tích khu vực và nhu cầu sử dụng cho tất cả mọi người. - Hình dạng: Hình dạng của ngoại thất và pavilion cần độc đáo, tạo điểm nhấn cho khu vực. - Màu sắc: Màu sắc của ngoại thất và pavilion cần hài hòa với tổng thể kiến trúc và tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng. 49
  8. - Vật liệu: Vật liệu sử dụng cho ngoại thất và pavilion cần bền vững, thân thiện với môi trường và dễ dàng vệ sinh, bảo dưỡng. - Cây xanh: Cây xanh cần được bố trí hợp lý để tạo không gian xanh mát, thoáng mát và cải thiện chất lượng không khí. - Ánh sáng: Ánh sáng tự nhiên cần được tận dụng tối đa để tiết kiệm năng lượng. Hệ thống chiếu sáng nhân tạo cần được thiết kế đảm bảo đủ ánh sáng cho việc học tập, sinh hoạt và thư giãn. - Tiếng ồn: Tiếng ồn cần được kiểm soát ở mức độ cho phép để không ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt. - An ninh: Hệ thống an ninh cần được đảm bảo để bảo vệ tài sản và an toàn cho người sử dụng. Hình 9. Mặt đứng trục 1-8 thiết kế điển hình Hình 10. Mặt cắt A-A’ thiết kế điển hình Hình 11. Phối cảnh thiết kế điển hình. 50
  9. 4. KẾT LUẬN Mục tiêu của các chương trình học là đào tạo và giáo dục sinh viên trở thành: người học thành công, những cá nhân tự tin, công dân có trách nhiệm, và người đóng góp hiệu quả cho xã hội. Việc thiết kế Pavilion tại trường Đại học Thủ Dầu Một là một đề tài vô cùng cần thiết nhằm mục đích tạo ra không gian sinh hoạt, học tập và nghỉ ngơi phù hợp cho sinh viên, giảng viên tại trường. Thiết kế đơn giản sẽ giúp cho mô hình dễ nhân rộng và phát triển tại các trường Đại học khác. Ngoài khía cạnh Kiến trúc, các vấn đề trong nghiên cứu có sự tổng hòa ở nhiều lĩnh vực khác nhau, thể hiện bền vững, thân thiện cho môi trường, tính hiệu quả kinh tế và thực tiễn xây dựng của nghiên cứu. Ngoài ra các khía cạnh con người, văn hóa, xã hội và giáo dục cũng cần được quan tâm và làm rõ, trong thiết kế ngoại thất pavilion Khu Vực I4 Trường Đại Học Thủ Dầu Một. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. alumni.hbs.edu (2019). Community celebrates dedication of schwartz common and pavilion. Truy cập ngày 18/2/2024. https://www.alumni.hbs.edu/stories/Pages/story-bulletin.aspx?num=6989 2. archdaily.com (2023). Study Pavilion TU Braunschweig / Gustav Düsing + Max Hacke. Truy cập ngày 18/2/2024. https://www.archdaily.com/1001360/study-pavilion-tu-braunschweig-gustav-dusing-plus- max-hacke 3. archdaily.com (2023). Jingshan Flower Sea Tent Pavilion. Truy cập ngày 20/2/2024. https://www.archdaily.com/1003767/jingshan-flower-sea-tent-pavilion-zhejiang-a-and-f-university- landscape-architecture-institute-plus-beeeed-atelier 4. bbc.com (2023). Cycle pavilion approved in North Oxford development. Truy cập ngày 20/2/2024. https://www.bbc.com/news/articles/cjep5j9l775o 5. Võ Đình Diệp, Việt Hà Nguyễn Ngọc Giả (2019), “Kiến trúc nhỏ, tiểu phẩm, tiểu cảnh kiến trúc quảng trường thành phố”, NXB Xây Dựng – trang 19-21 6. Experimentation in Architecture: Pavilion Design by Athens Journal of Architecture - Volume 6, Issue 4, October 2020 – Pages 397-414 7. Đặng Hoàng Vũ (2021). Vai trò và lợi ích của không gian học tập phi chính thức trong thiết kế trường học. Truy cập ngày 20/2/2024. https://www.tapchikientruc.com.vn/dao-tao/vai-tro-va-loi-ich-cua- khong-gian-hoc-tap-phi-chinh-thuc-trong-thiet-ke-truong-hoc.html 51
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2