intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết lập LAMP Server trên nền tảng Ubuntu Hardy Heron

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

80
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Như tất cả chúng ta đã biết, LAMP là từ viết tắt của Linux, Apache, MySQL và PHP, được sử dụng khá rộng rãi trong quá trình cấu hình và thiết lập hệ thống web server. Và cách đơn giản nhất để cài đặt LAMP server là dùng Ubuntu Server Edition. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt và cấu hình LAMP server với hệ điều hành Ubuntu Hardy Heron.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết lập LAMP Server trên nền tảng Ubuntu Hardy Heron

  1. Thiết lập LAMP Server trên nền tảng Ubuntu Hardy Heron Như tất cả chúng ta đã biết, LAMP là từ viết tắt của Linux, Apache, MySQL và PHP, được sử dụng khá rộng rãi trong quá trình cấu hình và thiết lập hệ thống web server. Và cách đơn giản nhất để cài đặt LAMP server là dùng Ubuntu Server Edition. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt và cấu hình LAMP server với hệ điều hành Ubuntu Hardy Heron. Cài đặt Apache, Php và MySql: Trên máy tính sử dụng Ubuntu, các bạn mở System >Administration >Synaptic Package Manager, tìm kiếm ứng dụng với từ khóa apache2, đánh dấu check vào ô Mark for installation như hình dưới:
  2. Chọn tiếp Mark khi hệ thống hiển thị thông báo Tiếp tục tìm với từ khóa php5:
  3. Tương tự như vậy với mysql-server và phpmyadmin:
  4. Khi hoàn tất, các bạn nhấn nút Apply ở phía trên. Synaptic Package Manager sẽ tiến hành gộp tất cả các file dữ liệu cần thiết, sau đó cài đặt ứng dụng theo danh sách bạn đã chọn ở trên. Trong khi cài MySQL, hệ thống sẽ yêu cầu bạn nhập mật khẩu quản trị 2 lần: Sau đó, phpmyadmin sẽ hỏi bạn muốn cài đặt phiên bản Apache nào. Ở đây chúng ta sẽ chọn apache2:
  5. Kiểm tra: Sau khi hoàn tất quá trình cài đặt trên, việc cần làm tại đây là kiểm tra xem hệ thống có hoạt động hay không. Trước tiên, các bạn mở trình duyệt và gõ địa chỉ http://localhost. Nếu kết quả hiển thị như hình dưới thì có nghĩa là đã thành công: Tiếp theo, tạo mới 1 file php (ví dụ ở đây là testphp.php) để kiểm tra lại thông số thiết lập:
  6. gksu gedit /var/www/testphp.php và nhập dòng mã bên dưới: Lưu thay đổi và đóng file này lại. Tiếp tục mở trình duyệt và gõ địa chỉ http://localhost/testphp.php, các bạn sẽ thấy toàn bộ thông tin về php hiển thị tại đây. Còn nếu trình duyệt yêu cầu bạn download file *.php thì có nghĩa là đã xảy ra lỗi ở đâu đó, để khắc phục thì chúng ta chỉ cần cài đặt lại php5 trong Synaptic Package Manager: Kiểm tra phpmyadmin: Để thực hiện, các bạn mở trình duyệt và nhập đường dẫn: http://localhost/phpmyadmin. Nếu thành công thì hệ thống sẽ hiển thị trang đăng nhập của phpmyadmin, tên tài khoản là root và mật khẩu vừa được khởi tạo ở bên trên:
  7. Sau khi đăng nhập, chúng ta sẽ được chuyển tới trang điều khiển chính của phpmyadmin Nếu muốn kiểm tra toàn bộ các thành phần apache, php5, MySQL và phpmyadmin có hoạt động cùng nhau hay không, các bạn hãy thử dùng WordPress. Sau khi tải phiên bản mới nhất về máy tính, các bạn giải nén wordpress vào thư mục Home. Mở file wp- config-sample.php bên trong và thay đổi một số thông tin như sau: define(‘DB_NAME’, ‘wordpress’); // tên của database define(‘DB_USER’, ‘root’); // tên tài khoản MySQL define(‘DB_PASSWORD’, ‘password’); // và mật khẩu Lưu thay đổi, trong lần sử dụng phpmyadmin tiếp theo, các bạn hãy tạo mới 1 cơ sở dữ liệu với tên là wordpress:
  8. Sau đó, mở Terminal và copy thư mục wordpress tới thư mục hoạt động của apache (được cố định tại /var/www): sudo cp -R wordpress /var/www/ Khi kết thúc quá trình này, mở trình duyệt và nhập địa chỉ http://localhost/wordpress, quá trình cài đặt sẽ bắt đầu. Và các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn hiển thị trên màn hình là được. Chúc các bạn thành công!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2