intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiếu hàm lượng đạm trong sữa: Gây suy dinh dưỡng trường diễn.

Chia sẻ: Hung Duong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

55
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngay sau khi thông tin về một số loại sữa thiếu hàm lượng đạm so với hàm lượng ghi trên nhãn mác được công bố, đường dây nóng Báo GĐ&XH đã nhận được rất nhiều điện thoại của độc giả hỏi về việc phải “chữa cháy” sự thiếu hụt này như thế nào? Trẻ hấp thu 100% lượng đạm trong sữa

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiếu hàm lượng đạm trong sữa: Gây suy dinh dưỡng trường diễn.

  1. Thiếu hàm lượng đạm trong sữa: Gây suy dinh dưỡng trường diễn
  2. Ngay sau khi thông tin về một số loại sữa thiếu hàm lượng đạm so với hàm lượng ghi trên nhãn mác được công bố, đường dây nóng Báo GĐ&XH đã nhận được rất nhiều điện thoại của độc giả hỏi về việc phải “chữa cháy” sự thiếu hụt này như thế nào? Trẻ hấp thu 100% lượng đạm trong sữa Theo Ths.BS dinh dưỡng Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH), lượng đạm trong sữa rất quan trọng đối với trẻ em, vì nó được cơ thể trẻ hấp thu toàn phần 100%. Hậu quả của việc trẻ dùng sữa lâu ngày không đủ chất lượng đạm, sẽ khiến đứa trẻ lâm vào tình trạng thiếu đạm trường diễn gây nên suy dinh dưỡng trường diễn. Nguy hiểm ở chỗ: Mỗi ngày, đứa trẻ lại bị thiếu hụt một ít, ít đến độ cha mẹ không nhận thấy điều đó mà chỉ có thể nhận ra sau một thời gian dài; lúc này thì con trẻ đã bị suy dinh dưỡng. Theo BS Nguyễn Trọng An, việc công bố sai hàm lượng đạm trên vỏ hộp sữa của nhà sản xuất là sự gian dối không thể chấp nhận, nó không khác gì vụ sữa nhiễm melamine. Có rất nhiều bậc cha mẹ đã tin tưởng vào hàm lượng đạm ghi trên vỏ hộp, nên đinh ninh con mình đã được nuôi dưỡng đủ chất. Thậm chí, nhiều bà mẹ còn dựa vào hàm lượng đạm ghi trên bao bì để điều chỉnh sữa cho trẻ gầy, trẻ béo
  3. với hàm lượng khác nhau. Đối với người già hoặc người bệnh, sữa thiếu đạm sẽ không có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị. Tin nhà sản xuất, vô tình hại con Với những mẫu sữa công bố trên nhãn mác tỷ lệ đạm là 24%, nhưng kết quả thử nghiệm chỉ ở mức 0,5% là một sự đánh lừa người tiêu dùng rất đáng trách, vì nạn nhân là trẻ em. Nếu một bà mẹ có con nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng độ 1, mà cứ nhìn hàm lượng đạm 24% trên vỏ hộp sữa này và cho con uống triền miên thì vô tình đã
  4. đẩy con vào tình trạng càng suy Về vấn đề giải quyết hậu quả đối với những trẻ dinh dưỡng thêm. uống thường xuyên loại sữa thiếu hàm lượng đạm, BS Nguyễn Trọng An cho rằng, cần phải Tôi đề nghị các cơ quan chức được bổ sung bằng chính chất đạm trong sữa. Vì năng cần có một quy định rõ như trên đã nói, hàm lượng đạm trong sữa sẽ ràng về chất lượng sản phẩm được trẻ hấp thu 100%. Song điều này khó thực đúng với hàm lượng công bố hiện, bởi nhiều nhà sản xuất sữa đã thêm những trên bao bì. Nếu không, nhiều hàm lượng đạm không chất lượng vào sữa cho người mẹ vì tin nhà sản xuất lại đủ số lượng ghi ngoài nhãn mác, chứ không phải vô tình hại con. được sản xuất nguyên bằng sữa bò tươi. Các loại Ths.BS Nguyễn Trọng An, Phó đạm này cũng có màu trắng ngà như sữa và nếu Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm kiểm nghiệm rất dễ nhầm lẫn với đạm từ sữa bò. sóc trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH Tương tự, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng cho rằng, tình trạng suy dinh dưỡng do trẻ dùng sữa không đủ hàm lượng đạm trong thời gian dài sẽ khiến trẻ bị thiếu cân, thấp lùn. Ngoài ra, còn làm trẻ giảm sức đề kháng, tăng nhạy cảm với các bệnh nhiễm khuẩn và kém phát triển trí tuệ. Do vậy, cần phải bổ sung chất đạm với những trẻ bị thiếu hụt bằng chính chất
  5. đạm trong sữa, đồng thời bổ sung gián tiếp qua bữa ăn hàng ngày bằng thực phẩm giàu đạm như: Thịt, trứng, cá... Ăn bao nhiêu đạm là vừa? Mặc dù chất đạm rất quan trọng với sức khoẻ trẻ em, nhưng GS.TS Nguyễn Thu Nhạn, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cảnh báo: Nếu trẻ ăn quá nhiều đạm lại không tốt vì trong quá trình tiêu hóa, chất đạm tạo ra nhiều sản phẩm trung gian gây độc hại. Do vậy, nếu cho trẻ ăn quá nhiều đạm sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và thận, khiến cơ thể mệt mỏi. Vì vậy, phải tuỳ từng độ tuổi của trẻ để cho một lượng đạm phù hợp, đặc biệt là trong lứa tuổi nhũ nhi. “Nếu một đứa trẻ 3 tháng tuổi ăn bột của đứa trẻ 6 tháng tuổi sẽ bị tiêu chảy ngay vì không hấp thụ được”- GS.TS Thu Nhạn cho biết. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu về chất đạm cho trẻ được tính như sau: Trẻ dưới 6 tháng có nhu cầu chất đạm trong 1 ngày là 20 - 22g; trẻ từ 6 - 12 tháng cần từ 23 - 25g; trẻ từ 1- 3 tuổi cần từ 28 - 30g; trẻ từ 4 - 6 tuổi cần từ 36 - 40g; trẻ từ 7 - 9 tuổi cần từ 40 - 45g và trẻ trên 10 tuổi có nhu cầu đạm là 50 - 60g.
  6. Cũng theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ đạm trong một số loại thực phẩm của Viện dinh dưỡng thì số lượng đạm trong 100g thực phẩm thường dùng nhiều nhất là thịt gà ta: 22,4g; thịt bò: 21g; thịt lợn nạc: 19g; bầu dục lợn: 16g; trứng gà:14,8g; trứng vịt: 13g; cá diếc: 17,7g; cá chép:16g; đậu phụ:10,9g; gạo tẻ: 7,6g... Cần hậu kiểm đối với sản phẩm sữa Sản phẩm sữa trẻ em rất cần có công tác hậu kiểm để ngoài việc phát hiện những mẫu “sữa bẩn”, sữa kém chất lượng, còn phải kiểm tra chất lượng các thành phần cơ bản khác trong sữa như: Chất đạm, béo, đường, bột và một số loại vi sinh khác. Theo tôi, những mẫu sữa này nên lấy ngẫu nhiên vào bất cứ thời điểm nào. TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2