Thoại Ngọc Hầu
lượt xem 6
download
Thoại Ngọc Hầu (1761-1829), tên thật là Nguyễn Văn Thoại hay Nguyễn Văn Thụy là một danh tướng nhà Nguyễn trong lịch sử ViệtNam. Thân thế và sự nghiệp Nguyễn Văn Thoại sinh ngày 26 tháng 11 năm Tân Tỵ (1761) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 22, tại xóm An Trung, làng An Hải[2], thuộc huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam thời Nguyễn; nay thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng . Cha ông là Nguyễn Văn Lượng, sinh thời làm chức từ thừa, là một chức quan nhỏ chuyên lo...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thoại Ngọc Hầu
- Thoại Ngọc Hầu Thoại Ngọc Hầu (1761-1829), tên thật là Nguyễn Văn Thoại hay Nguyễn Văn Thụy là một danh tướng nhà Nguyễn trong lịch sử ViệtNam. Thân thế và sự nghiệp Nguyễn Văn Thoại sinh ngày 26 tháng 11 năm Tân Tỵ (1761) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 22, tại xóm An Trung, làng An Hải[2], thuộc huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam thời Nguyễn; nay thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng . Cha ông là Nguyễn Văn Lượng, sinh thời làm chức từ thừa, là một chức quan nhỏ chuyên lo việc tế tự tại các đền miếu do nhà nước lập ra. Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Tuyết, vợ thứ của ông Lượng [3]. Vào Nam Thời Nguyễn Văn Thoại sinh ra và lớn lên lúc Trịnh và Nguyễn đánh nhau liên miên, tiếp theo nữa là phong trào Tây Sơn nổi dậy (1771). Vì thế, mẹ ông phải dẫn ông và hai em [4] chạy nạn vàoNam, cuối cùng định cư ở làng Thới Bình trên cù lao Dài, nằm giữ sông Bang Tra và sông Cổ Chiên; nay thuộc địa phận huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Theo nghiệp binh
- Năm Đinh Dậu (1777), 16 tuổi, Nguyễn Văn Thoại đến xin đầu quân Nguyễn tại Ba Giồng (Định Tường). Năm 1778, ông có mặt trong trận chiến đấu chiếm lại thành Gia Định. Năm 1782, quân Tây Sơn đánh bại quân chúa Nguyễn ở cửa Cần Giờ, ông phò chúa Nguyễn Phúc Ánh chạy về Ba Giồng (Định Tường). Từ năm 1784 đến năm 1785, ông đã theo chúa Nguyễn sang Xiêm La hai lần để cầu viện. Từ năm 1787 đến năm 1789, Nguyễn Văn Thoại có công trong việc thu lại thành Gia Định nên được phong chức Cai cơ. Năm 1791, ông được cử là Trấn thủ hải khẩu Tắc Khái (tức cửa Lấp thuộc Bà Rịa). Năm 1792, ông lại sang Xiêm La, trên đường về đã đánh tan bọn cướp biển Bồ Đà (Giavanays). Liên tục các năm 1796, 1797, 1799 ông đều được chúa cử sang nướcXiêm La. Năm 1800, Nguyễn Văn Thoại được phong Khâm sai Thượng đạo Bình Tây tướng quân, phối hợp với Lào đánh quân Tây Sơn ở Nghệ An. Nhưng đến năm 1801, thì ông bị giáng cấp, xuống chức Cai đội quản suất Thanh Châu đạo, vì tự ý bỏ về Nam mà không đợi lệnh trên[5]. Năm 1802, chúa Nguyễn thống nhất đất nước, lên ngôi vua hiệu là Gia Long. Trong dịp tặng thưởng các bề tôi có công, Nguyễn Văn Thoại cũng chỉ được phong Khâm sai Thống binh cai cơ, nhận nhiệm vụ ra thu phục Bắc Thành rồi được giữ chức Trấn thủ ở nơi đó. Ít lâu sau ông nhận lệnh làm Trấn thủ Lạng Sơn, rồi lại vàoNamnhận chức Trấn thủ Định Tường (1808). Năm 1812, ông sang Cao Miên đón
- Nặc Chân về Gia Định. Năm 1813, ông hộ tống Nặc Chân về nước và ở lại nhận nhiệm vụ bảo hộ Cao Miên. Làm Trấn thủ trấn Vĩnh Thanh Ở Cao Miên được ba năm, Thoại Ngọc Hầu được triệu về Huế (1816), rồi nhận chức trấn thủ trấn Vĩnh Thanh (1817). Cũng trong năm này, ông cho lập 5 làng trên cù lao Dài. Ở trấn Vĩnh Thanh, ông sốt sắng lo việc khẩn hoang lập ấp, đào kinh đắp đường, phát triển và bảo vệ vùng đất mới. Các công trình lớn của ông còn để lại cho đời sau là: Kênh Thoại Hà: khởi đào vào năm 1818, dài hơn 30 km, nối rạch Đông Xuyên (Long Xuyên) với ngọn Giá Khê (Rạch Giá). Đào xong được vua Gia Long đã cho phép lấy tên ông để đặt cho tên núi (Thoại Sơn) và tên kênh (Thoại Hà). Kênh Vĩnh Tế: đào theo biên giới TâyNamnối liền Châu Đốc-Hà Tiên (tức nối sông Châu Đốc ra vịnh Thái Lan). Kênh dài hơn 87 km, huy động hàng vạn nhân công thực hiện từ năm 1819-1824 (có hoãn đào 4 lần). Con kênh được đặt tên theo tên vợ chính của ông, phu nhân Châu Thị Tế. Lộ Núi Sam-Châu Đốc, dài 5 km, làm từ năm 1826 đến 1827, huy động gần 4.500 nhân công. Làm xong, ông cho khắc bia "Châu Đốc Tân Lộ Kiều Lương" dựng tại núi Sam năm 1828 để kỷ niệm. Ngày nay, tấm bia không còn, nhưng còn văn bia trong sử sách. Năm 1823, ông cho lập 5 làng trên bờ kênh Vĩnh Tế là Vĩnh Ngươn, Vĩnh Tế, Vĩnh Điều, Vĩnh Gia và Vĩnh Thông[6]. Liên quan đến việc mộ dân lập làng của ông,
- sử nhà Nguyễn có đoạn chép: "Án thủ Châu Đốc là Thống chế Nguyễn Văn Thụy trước mộ dân dời đến ở đất biên thùy, đặt ra 20 xã thôn, vay của công 1.900 quan tiền và 1.500 phương gạo cho dân, đã hoãn nhiều năm, dân vẫn chưa trả được. Đến nay Thụy đem của nhà trả bù cho dân" [7]. Những công trình trên được xem là cơ sở để người Việt đặt chủ quyền lâu dài trên vùng đất mới này. Ngoài các công trình trên, ông còn làm được nhiều việc khác trước khi mất như: Năm 1820: đánh dẹp được cuộc nổi dậy của Sãi Kế (người Khmer[8], không rõ lai lịch). Năm 1827: Lập đội quân Châu Đốc để phòng giữ Châu Đốc, lập đội quân An Hải để phòng giữ Hà Tiên. Cũng trong năm này, ông đã có chuyến về thăm quê hương là làng An Hải. Trong những ngày ở quê, ông đã cho lập lại chợ An Hải, đồng thời phụng cúng tiền của để xây dựng đình, chùa của làng. Đi ghi nhớ công lao, dân làng đã tôn vinh ông là hậu hiền [9]. Năm 1828: Dựng bia Vĩnh Tế sơn, cho thu nhặt và cải táng hài cốt của sưu dân đã mất trong khi đào kênh Vĩnh Tế... Mất Nguyễn Văn Thoại mất vì bệnh tại nhiệm sở Châu Đốc vào ngày 6 tháng 6 (âm lịch) năm Kỷ Sửu (1829), hưởng thọ 68 tuổi [10]. Theo bảng tóm lược của Nguyễn Văn Hầu, trong 52 năm công vụ, Nguyễn Văn Thoại (tức Thoại Ngọc Hầu) đã 7 lần sang Xiêm La, 2 lượt sang Lào và 11 năm giữ trọng trách bảo hộ Cao Miên (tức Campuchia ngày nay)[11].
- Ông được an táng trong lăng tại chân núi Sam. Mộ ông nằm giữa, hai bên là mộ bà chính thất Châu Thị Tế và mộ bà thứ thất Trương Thị Miệt. Văn bia tại ngôi mộ ông như sau (dịch từ chữ Hán): Hoàng Việt, Hiển khảo, Thống chế án thủ Châu Đốc đồn, lãnh Bảo Hộ Cao Miên quốc ấn, kiêm quản Hà Tiên trấn biên vụ, được ban Nhị cấp, thưởng Kỷ lục lần thứ tư, và được truy tặng Tráng Võ tướng quân, Trụ quốc Đô thống, tên thụy là Võ Khác. Ông họ Nguyễn, tên húy là Thoại. Bia này lập năm Minh Mạng thứ 10 (1829) do con trai là Nguyễn Văn Lâm. Nỗi oan ức Khu lăng Thoại Ngọc Hầu. Sách Đại Nam chánh biên liệt truyện (tờ 12b), cho biết sau khi Thoại Ngọc Hầu mất rồi, có một viên chức tên Võ Du ở Hình tào [12], đứng ra tố cáo ông đã
- nhũng nhiễu của dân nhiều khoản. Vua Minh Mạng giao việc nầy cho bộ Hình tra xét. Sau khi triều đình nghị án, ông bị truy giáng chức tước xuống hàm ngũ phẩm, con trai ông tên Nguyễn Văn Tâm bị lột ấm hàm; tất cả điền sản để lại đều bị tịch thu, phát mãi. Về sau, người ta không biết Văn Tâm đi đâu và làm gì, riêng Nguyễn Văn Minh, con dòng thứ, cam phận sống cảnh dân dã, nghèo nàn. Còn người nghĩa tế (con rể) tên Võ Vĩnh Lộc, cưới con gái nuôi của ông tên (thị) Nghĩa, sau theo Lê Văn Khôi chống lại triều đình. Khi cuộc nổi dậy bị phá tan, vợ chồng Lộc đều bị bắt, bị giết. Nhà vua chỉ dụ cho bộ Hình điều tra mối quan hệ giữa Vĩnh Lộc và ông...Thời gian sau mọi việc được phơi bày, ông không dính líu gì với người con rể trong sự biến tại thành Phiên An, còn Võ Du thì phạm tội tố cáo gian, bị cách chức đày đi Cam Lộ (Quảng Trị). Nhưng theo Đại Nam thực lục thì vua Minh Mạng đã phán rằng: Nguyễn Văn Thụy dẫu không can vào việc này, nhưng sai dân Phiên (Cao Miên) làm việc riêng, sửa mộ đắp đường, cũng đáng tội, vậy cứ chuẩn y nguyên án[13]. Mãi đến ngày 25 tháng 7 năm Giáp Tý (1924), vua Khải Định mới xét và chính thức truy phong ông Thoại làm Đoan Tức Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần. Tính đến ngày ấy, nỗi oan mà anh linh Thoại Ngọc Hầu và con cháu ông gánh chịu đã hơn 90 năm [14]. Theo phần tổng kết trong cuộc Hội thảo khoa học danh nhân Thoại Ngọc Hầu, thì đây “là chuổi âm mưu kéo dài của Minh Mạng nhằm hạ bệ uy tín những công thần có liên quan đến Lê Văn Duyệt”[15]. Chánh thất
- Châu Thị Tế (1766-1826) hay Châu Thị Vĩnh Tế[16], là vợ chính (chánh thất) của Thoại Ngọc Hầu. Bà sinh ngày Mùi, tháng 4, năm Bính Tuất (1766)[17] tại cù lao Dài (cù lao Năm Thôn), thuộc xã Qưới Thiện, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Bà là trưởng nữ của ông Châu Huy (có sách chép là Châu Vĩnh Huy)[18] và bà Đỗ Thị Toán. Có lời đồn đại bà là người Khmer, nhưng không có chứng cứ. Trong phần tổng kết cuộc Hội thảo khoa học danh nhân Thoại Ngọc Hầu (An Giang, 1999) đã khẳng định bà là người Việt [19]. Thời chúa Nguyễn, Nguyễn Văn Thoại theo mẹ di cư vàoNamsinh sống ở cù lao Dài nên mới gặp bà ở đây, và cưới bà vào năm 1788 [20]. Châu Thị Tế sống với Nguyễn Văn Thoại, sinh được một người con trai là Nguyễn Văn Lâm [21]. Bà mất vào giờ Ngọ, ngày rằm, tháng Mười, năm Bính Tuất (1826), được phong Nhàn Tĩnh phu nhân. Bà có tiếng là người vợ hiền đức, tận tụy, đảm đang đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp của chồng. Nên lúc bấy trong dân gian có câu: NướcNamtrai sắc gái tài, Gương bà Châu thị lưu đời ngàn năm [22]. Và trong bia Phụng đặc tứ danh Vĩnh Tế Sơn bia ký (Bia chép núi Vĩnh Tế do vua đặc biệt ban tên), gọi tắt là bia Vĩnh Tế Sơn có đoạn do chồng bà soạn, và ông đã dành cho vợ những lời lẽ tốt đẹp như sau: ...Năm trước đây, thần phụng mạng xem sóc việc đào kênh Đông Xuyên, vua đã lấy danh tước thần nêu lên bên bờ kênh núi Sập mà đặt tên núi Thoại (tức Thoại
- Sơn). Đến nay, hoàng ân lại xét đến lòng thần, cho là biết tề gia hợp hòa khí, lại hạ cố đến vợ thần là Châu Thị Tế, có chút công lao, nên xuống lệnh ban cho tên núi Sam là Vĩnh Tế Sơn..." Tú tài Trần Hữu Thường, dịch thơ: ...Họ Châu tên Tế vợ tôi, Noi bà Thái Dĩ[23] ỷ ôi khuyên chồng. Thờ trên siêng gắng một lòng, Cũng nhờ chút giúp sửa xong nghĩa đời. Bề trên dùng núi sánh người, Sửa tên Vĩnh Tế ngàn ngày để vinh. Người nhớ núi ấy nêu danh, Tóc trâm móc gội thêm xinh khôn dò. Núi nhờ người đặt hiệu cho, Cỏ cây thêm sắc ơn vua thắm nhuần... Ngoài Châu Thị Tế, Nguyễn Văn Thoại còn có một người vợ thứ tên là Trương Thị Miệt (?-1821), sinh cho ông được một trai tên Nguyễn Văn Minh[24]. Người Việt ghi công
- Tượng Thoại Ngọc Hầu cao hơn 10m tại Hồ Ông Thoại. Thoại Ngọc Hầu và Châu Thị Tế được nhiều người dân ở An Giang cảm mến, nhớ ơn. Ở huyện Thoại Sơn, ngoài đền thờ, bia đá còn có khu du lịch mang tên Hồ Ông Thoại. Tại chân núi Sam, có một làng mang tên Vĩnh Tế. Hai tiếng Vĩnh Tế đời biểu lộ sự nhớ ơn của nhân dân đối với ông bà Bảo hộ Thoại...[25]. Nơi ấy, còn có các câu ca dao: Đi ngang qua cảnh núi Sam,
- Thấy lăng ông lớn hai hàng lụy rơi. Ông ngồi vì nước vì đời, Hy sinh tài sản không rời nước non. Nước kênh Vĩnh Tế lờ đờ, Nhớ ông Bảo Hộ dựng cờ chiêu an.[26]. Đồng An Trường chó ngáp, Làng Quới Thiện trồng lác bốn mùa. Nhớ ông Bảo Hộ ngày xưa, Dựng làng, mở cõi nắng mưa dãi dầu [27]. Tên Thoại Ngọc Hầu được dùng để đặt tên cho một đường phố lớn, một trường trung học chuyên tại tỉnh An Giang. Ở phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một con đường mang tên ông. Tên Châu Thị Tế cũng được chọn, để đặt tên cho một con đường tại thành phố Long Xuyên. Đền và khu mộ (gồm mộ: Thoại Ngọc Hầu, Châu Thị Tế và Trương Thị Thiệt), gọi chung là Sơn lăng, tọa lạc ở chân núi Sam (Châu Đốc), đã được liệt vào hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 4 tháng 12 năm 1997. Ngày 25 tháng 7 năm 2009 tại thị xã Châu Đốc, Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, UBND tỉnh An Giang và UBND thành phố Đà Nẵng đã phối hợp tổ chức cuộc "Hội thảo khoa học danh nhân Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, nhân kỷ niệm 180 năm ngày mất" (mùng 6 tháng 6 âl năm 1828-mùng 6 tháng 6 âl năm 2009, nhằm ngày 27 tháng 7 năm 2009). Có 157 đại biểu là các nhà quản lý, nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài tỉnh về tham dự.
- Kết quả, các tham luận đều khẳng định Thoại Ngọc Hầu có công lao to lớn đối với vùng đất Nam Bộ. Ông là người có tâm và có tầm với cái nhìn chiến lược, có ý chí kiên định và là người tài đức vẹn toàn. Ngoài vai trò là một danh tướng, nhà doanh điền, nhà quản lý hành chánh, nhà văn hóa và ngoại giao giỏi; ông còn là một người con luôn nặng tình với nhân dân, với quê hương, với vợ con và bằng hữu (như việc không muốn đối đầu với Trần Quang Diệu trong trận chiến Phú Xuân năm 1801) [28].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phóng sự - Ký sự trên báo - Phần 2
0 p | 339 | 67
-
Thoại Ngọc Hầu Và Công Cuộc Đào Kênh Ở An Giang Vào Nửa Đầu Thế Kỉ XIX
13 p | 282 | 16
-
Lễ Kỳ Yên Đình Châu Phú
4 p | 151 | 12
-
Những người Việt Nam đi tiên phong (Kể chuyện danh nhân Việt Nam - Tập 2): Phần 1
110 p | 68 | 11
-
Tổng hợp danh thắng miền Nam: Phần 1
110 p | 15 | 7
-
Kênh Thoại Hà - dấu ấn đột phá của vương triều Nguyễn trên vùng biên địa An Giang
6 p | 73 | 5
-
Đặc điểm văn hóa qua địa danh hành chính tỉnh An Giang
9 p | 74 | 4
-
Giới thiệu tư liệu Hán Nôm tại đình thần Vĩnh Tế (Châu Đốc, An Giang)
13 p | 6 | 3
-
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí ở trường trung học phổ thông chuyên Thoại Ngọc Hầu - An Giang
9 p | 58 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn