Thông tin kĩ thuật dành cho người nuôi tôm càng xanh
lượt xem 133
download
Nuôi tôm trong ruộng lúa là hình thức canh tác kết hợp giữa Trồng Trọt và Thủy sản. Phương thức nuôi này không những làm giảm việc tranh diện tích sản xuất mà còn góp phần tăng thu nhập trên một mảnh đất, nuôi tôm trong ruộng lúa chẳng những không giảm năng suất lúa mà còn có sản phẩm tôm.Ruộng nuôi cần có bờ chắc chắn giữ được nước, ngăn chặn sự xâm nhập của địch hại, mặt ruộng thấp dể dàng cấp và tiêu nước. Thời gian ngập nước trên ruộng (10- 30 cm) càng dài càng tốt...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thông tin kĩ thuật dành cho người nuôi tôm càng xanh
- Thông tin kĩ thuật dành cho người nuôi tôm càng xanh
- Phần 2B: Các mô hình nuôi tôm: nuôi tôm trong ruộng lúa (Tài liệu đào tạo từ xa Viện Thuỷ sản Đại học Cần Thơ) NUÔI TÔM TRONG RUỘNG LÚA Nuôi tôm trong ruộng lúa là hình thức canh tác kết hợp giữa Trồng Trọt và Thủy sản. Phương thức nuôi này không những làm giảm việc tranh diện tích sản xuất mà còn góp phần tăng thu nhập trên một mảnh đất, nuôi tôm trong ruộng lúa chẳng những không giảm năng suất lúa mà còn có sản phẩm tôm. a. Công trình Ruộng nuôi cần có bờ chắc chắn giữ được nước, ngăn chặn sự xâm nhập của địch hại, mặt ruộng thấp dể dàng cấp và tiêu nước. Thời gian ngập nước trên ruộng (10 30 cm) càng dài càng tốt để tôm có thời gian lên ruộng sinh trưởng nhưng cũng tùy theo giai đoạn phát triển của cây lúa mà mức nước giữ sẽ khác nhau. Ruộng nuôi tốt nhất là hình chữ nhật diện tích từ 0.1 1 ha, thông thường 0.20.5 ha Mỗi ruộng có ít nhất là một cống sao cho thay được càng nhiều nước vào lúc nước rong thì càng tốt. Bên cạnh đó có thể dùng cống để thu thêm tôm giống từ bên ngoài vào. Hệ thống mương bao rất quan trọng đây sẽ là nơi trú của tôm lúc nhiệt độ cao hay phun thuốc trừ sâu, mương bao có kích thước cỡ 2 3 m (sâu 12 m) dốc về phía cống, ngoài ra cũng nên đào thêm các mương phụ theo dạng bàn cờ rộng 11.5 m (sâu 0.8 1 m) tổng diện tích mương so với diện tích ruộng nên từ 15 25 % là phù hợp. b. Kỹ thuật nuôi Cải tạo ruộng nuôi: việc chuẩn bị ruộng để cấy vẫn tiến hành bình thường nhưng mương cần phải sên vét sau 23 vụ nuôi. Tiến hành tát cạn ao/mương, bón vôi, phơi đáy ao/mương như chuẩn bị cho ao nuôi. Đối với lúa có thể sạ hay cấy nhưng cấy thì tốt hơn vì tôm có thể di chuyển dễ dàng. Mùa vụ: trong năm có 2 vụ lúa chính là Đông Xuân (tháng 11 12 đến tháng 2 3dl) và Hè Thu (tháng 45 đến tháng 78 dl) tùy vùng mà tôm nuôi có thể ghép với các vụ lúa khác nhau. Vụ Hè Thu do có thời gian ngập ruộng dài nên tôm nuôi có thể tận dụng thời gian ngập ruộng sau khi thu hoạch lúa. Vụ này kéo dài từ tháng 4 5 dl đến tháng 10 11 dl (7 tháng ) Vụ Đông Xuân do có thời gian khô đồng nên nuôi ghép tôm có khó khăn hơn vì thời gian nuôi ngắn, tôm chưa đạt kích cỡ thương phẩm. Tuy vậy một số vùng có cao trình mặt bằng thấp, chủ động được nước thì có thể nuôi ghép được nhưng thời gian nuôi thường giáp năm (11 tháng) đến vụ Đông Xuân tiếp theo mới thu hoạch toàn bộ. Tôm giống thả trong mương bao để ương và chuẩn bị cấy lúa, khi cấy xong dâng mực nước lên cho tôm lên ruộng Mật độ thả: ở ruộng nuôi do diện tích mương giới hạn nên mật độ thả thấp 34 con/ m2 (tôm giống 35 g/con) hay 0.5 2 con/ m2 tùy theo kh năng bổ sung giống và thức ăn. Hiện nay, việc th tôm trong ruộng cùng với cá khá phổ biến, thường mật độ thấp từ 1 2 tôm /m2.
- Thức ăn, phương pháp cho ăn: kiểm tra tôm sử dụng thức ăn và trọng lượng tôm hàng tháng để điều chỉnh khẩu phần ăn, tiến hành như nuôi tôm trong ao. Khẩu phần cho ăn chỉ cần 3% trọng lượng cơ thể sau một tháng đối với tôm giống tự nhiên và sau 4 tháng đối với tôm bột vì trong ruộng có nhiều thức ăn tự nhiên, mật độ thả thấp. Thức ăn nên rãi nhiều điểm xung quanh mương hay trong sàng ăn đặt trong ao. Chăm sóc quản lý: nuôi tôm trong ruộng lúa cần phải chăm sóc, quản lý thật chặt chẽ vì nó liên quan đến việc canh tác lúa. Trao đổi nước thường xuyên, càng nhiều càng tốt nhưng cũng chú ý việc kích thích tôm lột xác như nuôi trong ao. Vào ban đêm do các loại thực vật và rể lúa sử dụng oxy nên rất dể xảy ra tình trạng thiếu oxy vào buổi sáng, nếu có hiện tượng tôm nổi đầu vào buổi sáng thì cần tiến hành trao đổi nước ngay. Phòng chống và theo dõi thường xuyên địch hại của tôm vì nuôi tôm trong ruộng lúa địch hại có thể ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ sống và năng suất của tôm. Việc phun thuốc trừ sâu cho lúa phải cẩn thận, thông thường rút hết nước trên ruộng lúa cho tôm xuống mương và tiến hành phun thuốc nhằm tránh thuốc rơi xuống mương, sau 23 ngày dâng nước lên để tôm trở lại ruộng ăn bình thường. Mặt khác, cũng cần chú ý sử dụng các loại thuốc ít độc đối với tôm như DDVP, Basa, Azorin, Monitor và chọn các giống lúa kháng sâu rầy để hạn chế việc phun thuốc. Thu hoạch: mặc dù thức ăn tự nhiên trong ruộng phong phú nhưng mật độ nuôi thấp nên tôm tăng trưởng nhanh ngược lại địch hại nhiều nên năng suất thường thấp 100 300 kg/ ha/vụ đối với vụ Hè Thu và riêng đối với vụ Đông Xuân thì thu tỉa thả bù. THỨC ĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT THỨC ĂN Thức ăn cho tôm bảo đảm đủ dinh dưỡng và khoáng để tôm phát triển tốt, lột xác dể dàng. Có thể dùng thức ăn viên, cá vụn, con ruốc hay tép v.v... Thức ăn phải bảo đảm các thành phần dinh dưỡng như sau: Protein : 30-35 % Lipid : 3-5% Canxi : 2-3% Phospho : 1-1,5% Cellulose : 3-5% Khẩu phần ăn tính theo % trọng lượng thân, hay từng khoảng thời gian một thay đổi hệ số 1 lần. Trong ruộng lúa chỉ cần cho ăn bằng 1/2 lượng thức ăn trong ao, vì tôm có thể ăn thức ăn tự nhiên trong ruộng lúa. Có thể dựa vào bảng 4 để tính vào lượng thức ăn hàng ngày. Nếu dùng thức ăn tươi sống tăng lên 4-5 lần.
- Cho ăn ngày 2 lần vào 6h và 18h. Thức ăn được rải đều khắp ao để tôm dễ bắt mồi. Trong các ao để các sàng chứa thức ăn, kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu, nếu thiếu phải bổ sung thêm, nếu thừa thì giảm xuống. Trọng Tỷ lệ sống Thức ăn % trọng lượng Thời gian lượng cá thể (%) thân nuôi (ngày) trung bình (g) Ao Ruộng 120 1 100 20 10 2140 7 95 15 7 4160 13 90 10 5 6180 22 85 8 4 81100 31 70 5 2,5 101120 40 71 4 2,0 121150 50 60 3 1,5 Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng 1. Các hình thức nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa ở Việt Nam Mô hình 2 vụ lúa xen canh 1 vụ tôm: Ruộng được trồng 2 vụ lúa HèThu và ĐôngXuân. Tôm được nuôi kết hợp với lúa HèThu và thu hoạch trước khi bắt đầu vụ Đông Xuân. Mô hình này thích hợp cho vùng lũ thấp, vẫn giữ sản xuất lúa HèThu. Mô hình 1 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm: Ruộng không trồng vụ lúa HèThu mà chỉ thả nuôi tôm từ khoảng tháng 34 và thu hoạch vào tháng 1011, sau đó trồng 1 vụ lúa ĐôngXuân. Mô hình hiện được áp dụng rộng rãi, đặc biệt là vùng ngập lũ sâu, lúa Hè Thu không đảm bảo hoặc năng suất thấp do lũ đến sớm.
- Mô hình 2 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm: Sau vụ lúa HèThu, tôm được thả nuôi trong mùa lũ đến đầu vụ lúa ĐôngXuân thì thu hoạch để cải tạo ruộng trồng lúa ĐôngXuân. Mô hình này có thời gian nuôi ngắn nên phải tuân thủ đúng thời vụ và phải thả tôm giống có kích cỡ lớn. 2. Kỹ thuật nuôi Chọn lựa địa điểm Có nhiều yếu tố quan trọng cần phải xem xét khi chọn lựa địa điểm nuôi tôm trên ruộng. Tốt nhất chọn nơi có mùa ngập lũ, điều kiện đất đai không nhiễm phèn, có hệ thống kênhsông để cấp thoát nước tốt vào đầu vụ nuôi, có khả năng thu mua thức ăn, nhất là thức ăn tươi sống và rẻ (cua, ốc cá tạp), hay có nguồn tôm giống dễ dàng. Tốt nhất vị trí nuôi nên có diện lưới quốc gia. Thiết kế ruộng nuôi Ruộng nuôi tôm có diện tích từ 0,52 ha. Tùy mô hình mà có thể thiết kế ruộng nuôi khác nhau. Đối với mô hình 2 lúa kết hợp 1 tôm thì nhất thiết ruộng phải có mương bao xung quanh, chiếm từ 2025 % tổng diện tích ruộng. Mương rộng từ 23 m và sâu 0,81,0 m so với mặt ruộng. Đối với các mô hình còn lại thì ruộng không nhất thiết phải có mương bao mà dùng máy ủi đất mặt ruộng để đắp bờ ruộng cao và chắc chắn, và ruộng trở thành một ao nổi. Bờ bao ruộng không nhất thiết là phải cao hơn đỉnh lũ, nhưng tốt nhất cao từ 11,2 m và chân bờ rộng từ 34 m. Vào mùa lũ, nên dùng lưới mịn chắn trên mặt bờ bao cao hơn mức nước khoảng 3040 cm để ngăn không cho tôm thất thoát. Trong ruộng nên có khu ương tôm có diện tích khoảng 10% diện tích ruộng nuôi. Khu ương có thể là một ao nhỏ hay được bao ví bằng lưới. Ao ương rất quan trọng vì có thể ương dưỡng và quản lý tôm tốt trong 1 tháng đầu trước khi thả ra nuôi đại trà. Đặc biệt, ao ương rất cần thiết đối với mô hình “2 vụ lúa xen canh 1 vụ tôm” nhằm tận dụng thời để gian ương tôm khi đang xạ lúa. Ao cũng cần thiết cho mô hình “2 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm” vì phải ương tôm lớn trong thời gian trồng lúa vụ đầu, để có tôm lớn thả ra sau khi thu hoạch lúa. Chuẩn bị ruộng nuôi Đối với mô hình 2 lúa xen canh 1 tôm, ngoài công tác chuẩn bị ruộng như cày xới để trồng lúa HèThu như bình thường, cần phải chuẩn bị sên vét mương bao, gia cố bờ bao và ao ương, bón vôi cho mương và ao ương tôm giống (1520 kg/100m2). Khi tiến hành sạ lúa HèThu trên ruộng thì cũng bắt đầu ương tôm giống trong ao ương. Khi tôm ương được 1 tháng thì cho lên ruộng lúa có mức nước thích hợp với lúa. Đối với các mô hình luân canh khác, sau khi sau khi thu hoạch lúa, cần chuẩn bị ruộng nuôi tôm như cắt dọn sạch gốc rạ, sên vét mương bao, bừa trục mặt ruộng, sửa lại bờ bao, lắp các lỗ mọi, hang hốc. Mương bao cần được bón vôi với lượng khoảng 1520 kg/100m2. Trước khi thả giống
- lên ruộng vài ngày, cho nước vào ngập mặt ruộng 0,60,8 m. Nước cấp vào phải được lọc qua túi lưới lọc mịn, dài để ngăn chặn định hại. Riêng mô hình 2 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm thì phải ương tôm 11,5 tháng trước khi thu hoạch lúa HèThu để có tôm giống lớn khi thả nuôi thịt. Mật độ và thả giống: Đối với mô hình 2 vụ lúa xen canh 1 vụ tôm, hoặc 1 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm, do có thời gian nuôi dài, nên có thể thả tôm giống là Postlarvae 15 (trung bình 1,21,5cm). Riêng mô hình 2 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm, do thời gian nuôi thịt ngắn, nên cần ương tôm Postlarvae trước đó 1 1,5 tháng, hoặc mua giống lớn 46 cm để thả nuôi thịt. Tuỳ theo mô hình nuôi, kích cỡ tôm giống và thời gian nuôi thịt và khả năng chăm sóc mà có thể thả với mật độ 38 con/m2 ruộng. Mô hình nuôi tôm xen canh với lúa (HèThu) nên nuôi với mật độ thấp vì mức nước ruộng thấp hơn và khả chăm sóc tôm cũng hạn chế hơn. Cho ăn và chăm sóc Có nhiều loại thức ăn có thể sử dụng cho tôm như thức ăn viên công nghiệp, thức ăn viên tự chế và thức ăn tươi sống. Thức ăn viên công nghiệp cho tôm càng xanh có chất dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng và tiện sử dụng. Người nuôi cũng tận dụng các nguyên liệu địa phương để sản xuất thức ăn viên cho tôm để giảm chi phí (Bảng 1). Bảng 1. Công thức phối chế thức ăn cho tôm càng xanh Nguyên liệu Tỷ lệ (%) Bột cá 25 Bột đậu nành 20 Cám gạo 35 Bột mì 10 Bột xương 2 Bột lá gòn 5 Premix 2 Dầu 1 Thức ăn công nghiệp và thức ăn tự viên tự chế thường được sử dụng chủ yếu trong 23 tháng đầu nuôi tôm. Tuy nhiên, trong thời gian lũ, nguồn thức ăn tươi sống như cá tạp, cua, ốc rất phong phú với giá rẻ nên được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn nuôi tôm lớn nhằm giúp tôm lớn nhanh và giảm chi phí thức ăn. Trong thời gian này, cá tạp cũng nhiều hơn, vì thế, việc cho tôm ăn bằng ốc, cua cũng giảm chi phí do cá tạp tranh mồi nếu cho ăn bằng thức ăn viên. Tùy giai đoạn tôm nuôi, lượng thức ăn viên cho tôm ăn hằng ngày được tính theo khối lượng đàn tôm như Bảng 2. Đơn giản, có thể cho tôm ăn ở tháng tuổi thứ 1, 2, 3, 4 và 5 trở lên lần lượt là 8, 6, 4, 3, và 2% trọng lượng đàn tôm nuôi. Đối với thức ăn tươi sống có thể dùng lượng gấp 23 lần so với lượng thức ăn chế biến. Cho tôm ăn bằng cách kết hợp rãi thức ăn khắp ao và sàng
- ăn. Số lần cho ăn có thể từ 24 lần/ngày. Cần theo dõi khả năng bắt mồi của tôm trên sàng ăn và độ no trên dạ dày của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp. Bảng 2. Tính lượng thức ăn cho tôm Khối lượng tôm Lượng thức ăn (g/con) (% khối lượng đàn tôm) 2,53 6,5 45 5,5 69 4,24,5 1013 3,74,0 1420 3,03,5 2127 2,52,7 2834 1,72,0 3540 1,01,4 Trong quá trình nuôi, việc quản lý nước rất quan trọng và khác nhau tùy theo mô hình nuôi. Đối với mô hình nuôi tôm xen canh với lúa hè thu, mức nước trên ruộng thường phải theo mức nước cần cho lúa (0,20,3m). Tốt nhất, không nên dùng thuốc trừ sâu trong khi nuôi tôm. Nếu dùng thuốc thì phải tháo nước thật từ từ trong vài ngày để rút tôm xuống mương bao. Sau 12 tuần thì mới cho nước vào để tôm lên ruộng. Khi thu hoạch lúa thì tháo nước cho tôm xuống mương và sau khi thu hoạch lúa lại cho nước vào thật nhiều để tôm lên ruộng ăn thức ăn tự nhiên. Giai đoạn này cần thay nước thường xuyên để tránh thối nước do gốc rạ. Đối với mô hình 1 vụ tôm luân canh 1 vụ lúa, trong thời gian trước lũ (từ tháng 47 dương lịch), thông thường cần phải bơm nước để giữ mức nước 0.60.8m trên ruộng và phải định kỳ thay nước, ít nhất là 2 lần/tháng vào lúc nước cường. Đối với tất cả các mô hình, vào thời gian đầu mùa lũ, nước thường không tốt do nước ô nhiễm, nước đục, dư lượng thuốc trừ sâu… do đó, hạn chế cho nước vào ruộng. Khi giữa mùa lũ, môi trường nước sẽ rất tốt, nhiều thức ăn tự nhiên, thì cần tăng cường thay nước, hoặc cho nước chảy tràn qua cống hay bờ ruộng có lưới chắn. Lưới cần được chắn cẩn thận, chắc chắn và đủ cao trước khi lũ về để tránh thất thoát tôm. Cần kiểm tra bờ bao và lưới hàng ngày vì gió và dòng nước thường gây sạt lỡ bờ ruộng hay cuốn lưới bao, làm thất thoát tôm nuôi. Mức nước trên mặt ruộng vào mùa lũ có thể lên đến 11.5m hay có thể sâu hơn. Thu hoạch Có thể thu tỉa thu tỉa tôm cái và tôm to có càng xanh sau 45 tháng nuôi kể từ khi thả giống hay thu toàn bộ vào cuối vụ nuôi (tháng 11) trước khi gieo sạ hay cấy vụ lúa ĐôngXuân. Khi thu
- hoạch cuối vụ, có thể dùng lưới kéo để thu dần tôm trong 12 tuần. Năng suất nuôi đạt trung bình khoảng 350800 kg/ha/vụ hay đôi khi đạt trên 1 tấn/ha/vụ tùy mô hình. Thông thường, nuôi tôm luân canh, có điều kiện chăm sóc tôm tốt hơn, mức nước sâu hơn nên tôm lớn và tôm cái chậm mang trứng hơn so và năng suất tôm cao hơn với nuôi xen canh với lúa. Mô hình và các hoạt động nuôi tôm trên ruộng – (1) Mô hình tôm xen canh lúa, (2) Mô hình tôm luân canh với lúa vào mùa lũ cho thấy đang cho tôm ăn bằng ốc cua, (3) Thức ăn tự chế, (4) Thu hoạch tôm trong ruộng luân canh (Nguồn: Phương và Hải). PGs.Ts. Nguyễn Thanh Phương và Ts. Trần Ngọc Hải Khoa Thủy Sản – Đại học Cần Thơ Thông tin kĩ thuật dành cho người nuôi thuỷ sản Sản xuất giống và nuôi cá chép chọn giống V1 • CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG CÁ CHÉP V1 • Cho cá chép đẻ tự nhiên trong ao • Ương cá chép lai ba máu Sản xuất giống và nuôi cá chép chọn giống V1 Cá chép chọn giống V1 (cá chép lai 3 máu) là kết quả lai ghép 3 dòng (cá chép trắng VN, cá chép vẩy Hungari với cá chép vàng Indonesia), vừa được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Bộ Thủy sản) chọn tạo thành công. Cá chép giống V1 nuôi mau lớn, cho năng suất cao, thịt thơm ngon, bán được giá trên thị trường.
- Ao nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ Ao nuôi cá cái có diện tích 500 - 2.000m2, mức nước sâu 1,2 - 1,5m, đáy có lớp bùn dày 0,15 - 0,2m, bờ cao, không bị rò rỉ, độ pH từ 6,5 - 8. Ao nuôi cá đực chỉ cần rộng 400 - 1.000m2 và cũng có những điều kiện như trên, phải tẩy vôi cho ao với lượng 7- 10kg vôi/100m2. Tuổi cá bố mẹ thích hợp là 2 - 6 tuổi; cỡ nhỏ nhất cá cái: 1kg/con, cá đực: 0,7kg/con. Mật độ nuôi cá cái 10kg/100m2, cá đực 15kg/100m2. Hàng tuần bón 30 - 40kg phân lợn và 30 - 40kg phân xanh/100m2 ao. Từ tháng 10 - 12 dùng thức ăn hỗn hợp có lượng đạm trên 25% (gồm cám gạo, bột ngô, đỗ tương, bột cá) cho ăn hàng ngày. Lượng thức ăn bằng 3 - 5% khối lượng cá có trong ao. Từ tháng 1 - 2 mỗi ngày cho cá ăn thêm 50 gam thóc mầm. Cho cá chép đẻ tự nhiên Chuyển cá bố mẹ vào ao nước sạch. Làm các khung thả bèo lục bình, rong hoặc các loại sợi khác để làm giá thể cho trứng bám sau khi cá đẻ. Vớt các giá thể có trứng bám chuyển sang bể ấp hoặc xếp vào sàn ấp, thường xuyên tưới nước giữ ẩm. Cho cá đẻ theo phương pháp nhân tạo Tiêm kích dục tố cho cá cái 2 lần (1 lần vào lúc 5 - 6 giờ chiều, cứ 1 - 2kg cá tiêm 1 não chép; lần 2 vào lúc 1 - 2 giờ sáng, 1kg cá tiêm 3 não chép). Ở nhiệt độ nước 20 - 250C, từ 6 - 8 giờ sau khi tiêm lần 2 trứng sẽ rụng. Khi đó phải bắt cá nhẹ nhàng, tay bịt lỗ sinh dục, bọc cá trong vải mềm, dùng vải màn thấm khô bụng cá, vuốt nhẹ theo lườn bụng cá xuôi từ phía đầu xuống đuôi. Trứng được hứng vào các bát men lớn hoặc chậu nhựa, bắt ít nhất 2 - 3 con cá đực vuốt nhẹ vào bát hoặc chậu trứng. Dùng lông cánh gà khuấy trộn đều trứng, sau đó đổ nước ngập trứng và tiếp tục khuấy đều trong 5 - 10 phút để trứng thụ tinh. Dùng giá thể để cho trứng bám và đưa vào bể hay sàn ấp... Cá bột sẽ nở hết sau 3 - 5 ngày ở nhiệt độ 24 - 28oC. Tẩy dọn kỹ ao ương cá bột và bón phân chuồng, phân xanh. Mật độ ương trung bình 100 con/m2. Trong 3 tuần ương, mỗi tuần bón 10 - 15kg phân chuồng, 10- 15kg phân xanh/100m2 ao; dùng phân đạm và lân để bón điều chỉnh màu nước. Cho cá ăn bột cám gạo, bột đậu tương, bột cá nhạt trộn lẫn, sao cho đạt lượng đạm 25 - 30%. Trong 10 ngày đầu, thức ăn phải nấu chín thành cháo, pha vào nước rồi rải đều quanh ao. Những ngày sau, cho cá ăn thức ăn dạng bột, mỗi ngày cho ăn 2 lần vào sáng sớm và chiều mát: cứ 1 vạn cá trong tuần thứ nhất cho ăn 0,2 - 0,4 kg thức ăn tinh; tuần 2 từ 0,4 - 0,5kg; tuần thứ 3 từ 0,5 - 1kg; sau 21 - 25 ngày ương tỉ lệ sống của cá đạt 40 - 70%, cỡ cá 0,6 - 1g/con. Bón phân và cho cá ăn khi ương cá bột thành cá hương Điều khác là mật độ ương thưa hơn (10 - 15 con/m2) và phải cho cá ăn nhiều hơn. Cứ 1 vạn cá trong tuần 1 - 2 cho ăn 1 - 4kg; tuần 3 - 4: 4 - 6kg, tuần 5 - 6: 6-8,5kg, tuần 7: 8,5 - 10kg. Cứ 100m2 ao mỗi tuần bón 25 - 30kg phân chuồng, 20 - 25kg phân xanh. Sau 45 - 50 ngày ương, tỉ lệ cá sống bình quân đạt 50 - 70%, cỡ 15 - 20g/con. Khi nuôi ghép nhiều loài cá trong ao cá thịt chỉ nên thả cá chép với tỉ lệ 5 - 10%, 1 con cá chép cần từ 10 - 20m2 đáy ao. Khi nuôi cá chép ở ruộng trũng có thể tăng tỉ lệ thả cá chép tới 60%. Khi nuôi đơn cá chép muốn có cá thịt cỡ 0,3 - 0,4 kg/con sau 6 - 8 tháng nuôi thì cần thả giống với mật độ 1 con/1,5 - 2 m2; cỡ 0,7 - 0,8 kg/con thả mật độ 1 con/4
- - 5m2. Để tạo ra sự phát triển động vật đáy làm thức ăn cho cá cần bón thêm phân chuồng và phân xanh mỗi loại 4 - 6 tấn/ha ao. Dùng cám gạo, bột đậu tương, khô dầu, bột cá nhạt trộn đều với nước rồi nắm lại thành từng nắm nhỏ để cho cá ăn. Theo cách nuôi này, cá chép đạt tỉ lệ sống 80 - 90%; sau 8 tháng nuôi cỡ cá trung bình đạt 0,5 - 0,7 kg/con, năng suất bình quân đạt 2 tấn/ha. NTNN, 12/8/2003 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG CÁ CHÉP V1 Cá chép V1 là kết quả của chương trình chọn giống cá chép và lưu giữ nguồn gen thuỷ sản, do Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Mai Thiên nguyên Viện trưởng chủ trì và tập thể cán bộ công chức Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I thực hiện. Cá chép V1 đã tập hợp được những đặc điểm di truyền quý : Chất lượng thịt thơm ngon, khả năng chống chịu bệnh tốt của cá chép Việt Nam. Thân ng ắn và cao cùng t ốc đ ộ tăng trọng nhanh của cá chép Hungary, đẻ sớm và trứng ít dính của cá chép Inđônêxia. Nuôi vỗ cá bố mẹ Cá đưa vào nuôi vỗ có ngoại hình đẹp, khoẻ mạnh không có biểu hiện mắc bệnh. Cá đực từ 0,8 kg/cá thể trở lên, cá cái từ 1,0 kg/cá thể trở lên. Cá đực và cá cái đ ược nuôi riêng ở các ao khác nhau với mật độ 1 kg/4 - 5m2. Thời gian nuôi vỗ: Cá được nuôi vỗ từ cuối tháng 9 năm trước, đến tháng 2 năm sau cá có thể bắt đầu sinh sản. Chăm sóc: Liều lượng thức ăn chiếm 3 - 5% trọng lượng quần đàn. Nuôi vỗ tích cực hàm lượng thức ăn được giảm dần từ 5 - 3% tuỳ thuộc vào thể trạng cá qua ki ểm tra định kỳ (1 tháng một lần). Nuôi vỗ thành thục thường trước khi cho cá đẻ từ 30 - 45 ngày đối với chính vụ và 10 - 15 ngày với cá đẻ tái phát. Trong thời gian nuôi vỗ thành th ục cần cho cá ăn thêm mầm thóc. Chọn cá cho đẻ Chọn cá cái có bụng mềm, phần phụ sinh dục màu hồng. Hạt trứng rời nhau, căng đ ều, màu sáng trắng. Cá đực được chọn là những cá thể khi vuốt nhẹ bụng g ần phần phụ sinh dục thấy có sẹ màu trắng sữa. Kích dục tố Kích dục tố thường dùng là LRH-A kết hợp với DOM. Cá cái được tiêm kích dục tố 2 lần. Lần 1 tiêm 1/4 - 1/5 lượng thuốc cần tiêm, sau khoảng 6 đến 8 giờ tiêm hết số thuốc còn lại. Cá đực chỉ tiêm 1 lần, trước khi tiêm lần 2 cho cá cái khoảng 2 giờ. Thu trứng và sẹ
- Trứng cá được vuốt vào bát men hoặc nhựa có đường kính khoảng 18 - 22 cm, lòng bát phải trơn bóng. Sau khi đã thu được trứng cần nhanh chóng vuốt sẹ vào bát trứng để thụ tinh cho trứng. Trứng của mỗi cá cái cần được thụ tinh tối thiểu bởi tinh của 3 cá đực. Thụ tinh cho trứng Sử dụng lông vũ khô của gia cầm khuấy nhẹ nhàng, đảo đều trứng với sẹ trước khi cho 5 - 10 ml nước sạch vào bát trứng. Sau khi cho nước sạch vào tiếp tục khuấy thêm 1 - 3 phút. Khử dính cho trứng Trứng được khử dính bằng dung dịch nước dứa (DDKD). Lượng DDKD thường gấp 5 - 7 lần khối lượng trứng cần được khử dính. Ðổ khoảng 1/3 - 1/4 lượng DDKD vào bát trứng đã được thụ tinh khuấy đều cho trứng tách rời nhau. Sau đó bổ sung số lượng DDKD còn lại, nhẹ nhàng khuấy đều từ 20 - 25 phút tuỳ thuộc vào nhiệt độ không khí tại thời điểm khuấy trứng. Sau 20 - 25 phút ki ểm tra độ dính của trứng, nếu trứng không dính lại với nhau là được. Ấp trứng Trứng đã khử dính, rửa sạch được ấp trong bình vây có thể tích 300 lít với mật độ tối đa 40.000 trứng/lít. Lượng nước qua bình khoảng 4 lít/giây. Trong quá trình ấp trứng cần vệ sinh mạng tràn thường xuyên, nhất là khi trứng nở. Ương nuôi cá bột lên cá hương Cá bột được ương nuôi trong ao với mật độ 100 - 150 cá thể/m2. Dùng bột đ ậu tương nghiền mịn trong 7 ngày đầu, 7 ngày tiếp theo sử dụng thức ăn dạng bột mịn. Ðịa chỉ liên hệ : Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I, Ðình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh Cho cá chép đẻ tự nhiên trong ao 1. Mùa vụ cho đẻ: Mùa đẻ chính là mùa xuân và mùa thu. 2. Cho cá đẻ tự nhiên a.Chọn thời tiết thích hợp: Nhiệt độ thích hợp nhất từ 18-250C. Trời lạnh dưới 180C cá chép không đẻ. Tốt nhất là những ngày đầu xuân, hôm nào trời ấm áp, đêm nằm chỉ đắp chăn đơn, bên ngoài nghe tiếng ếch nhái kêu inh ỏi là hôm ấy chép đẻ tốt.
- b.Tuyển chọn cá cho đẻ: Trước khi cho đẻ phải kiểm tra cá bố mẹ. Nếu thấy cá có hiện tượng nhô vây, hở đuôi hay lượn sát ven bờ là trứng, sẹ của cá đã già, cá đã muốn đ ẻ. Bắt vài con lên kiểm tra cho chính xác. Cách kiểm tra như sau: Cá cái: Khi sắp đẻ, bụng to kềnh, lật ngửa lên thấy giữa bụng có một ngấn hằn lõm vào kéo dài từ vây ngực đến tận hậu môn. Sờ vào bụng thấy mềm nhũn, da bụng mỏng, nhất là phía cuối. Lỗ sinh dục đỏ thẫm và hơi lồi. Nếu vuốt nhẹ vào thành bụng, trứng sẽ chảy ra, màu vàng sẫm, trong suốt và rời thành từng cái là trứng đã già, những cá này có thể đẻ ngay đợt đầu. Cá đực: Lúc sắp phóng tinh trùng, nếu vuốt nhẹ hoặc cầm mạnh cá, tinh dịch cũng chảy ra có màu trắng như nước vo gạo và đặc sền sệt như sữa hộp. Trường hợp tinh dịch còn loãng, tuy vẫn có màu trắng nhưng không đặc quánh là sẽ còn non. 3.Chọn nơi cá đẻ Chọn ao: diện tích rộng hay hẹp tùy thuộc theo số lượng cho cá đẻ nhiều hay ít. Chọn ao có đáy trơ, tốt nhất là cát pha sét. Nguồn nước đưa vào ao phải sạch, không chua mặn, không ô nhiễm. Ao được tẩy dọn kỹ, có mức nước sâu khoảng 1m. Chọn ruộng: Ruộng thường có diện tích 150-200m2, đáy đất pha cát, có thể l ấy nước vào dễ dàng và luôn giữ được nước. Ruộng phải được cày bừa san phẳng và phơi mấy ngày cho se cứng đáy ( không được nứt nẻ) Bờ ruộng cao hơn mức nước, cao nhất khoảng 50-60cm, có máng dẫn nước và cống tiêu nước thuận tiện. Cửa cống dẫn nước phải chắn phên để ngăn cá tạp theo vào ruộng. Trước khi cho cá đẻ, tháo nước vào ruộng sâu khoảng 40-50cm. Nếu ruộng đó còn dùng để ương trứng nên đào sẵn ở góc ruộng một cái hố sâu khoảng 4m2, sâu 0,6m và có xẻ mương sâu 0,2m làm đường cho cá đi lại lên xuống kiếm ăn. Mặt hố có che lá cọ hoặc làm giàn trồng mướp, bầu, bí để che nắng cho cá. 4. Chuẩn bị ổ đẻ Chọn các loại xơ mềm có nhiều lông tơ nhỏ để làm ổ cho cá chép đẻ trứng cá d ễ bám như: Bèo tây, xơ dừa, sợi nilon. Phổ biến nhất là dùng bèo tây, nếu dùng bèo phải chọn loại rễ bánh tẻ. Bỏ hết rễ bèo thối, rửa sạch đất, cặn bám ở rễ và sát trùng bằng nước muối 5% (0,5kg muối ăn pha trong 10 lít nước) hoặc xanhmalachit nồng độ 3mg/lít ngâm 15 phút rồi vớt ra thả vào ổ đẻ. Dùng cây nứa quây bèo thành khung hình chữ nh ật đ ể khi cá vật đẻ không làm bèo tản mát. 5. Thành lập nhóm cá đẻ Trước khi cho cá đẻ cần xác định tỷ lệ đực, cái thích hợp để lượng tinh dịch đủ đảm bảo cho số trứng đẻ ra được thụ tinh hoàn toàn. Cá chép thụ tinh ngoài, tinh dịch của cá đực phóng vào bị nước pha loãng, nếu ít tinh dịch sẽ không đảm bảo cho tinh trùng gặp được trứng để thụ tinh. Trong điều kiện nuôi vỗ tốt có thể ghép 1 cá cái+ 2cá đực, cũng có nơi ghép 2 cá cái + 3 cá đực, tỷ lệ trứng thụ tinh vẫn cao. Cho cá đẻ tự nhiên cũng cần lưu ý:
- - Kiểm tra ao, ruộng... nơi cá đẻ, xem nguồn nước, chất lượng nước và đặc biệt là thời tiết phải ấm áp, đạt 18-250C. - Khi thả nên thả cá cái vào buổi sáng, thả cá đực vào buổi chiều cùng ngày. Nếu thời tiết thuận lợi, cá có thể đẻ từ 3-4 giờ tới 7-8 giờ sáng - Nếu 5 giờ sáng chưa thấy cá vật đẻ phải bơm nước vào ao hay ruộng, thời gian bơm từ 1-2giờ nhằm kích thích cho cá đẻ. Cá có thể đẻ 2 đêm liên tục, khi trứng bám vừa phải thì thay ổ mới. Nếu để 2 đêm liền cá vẫn không đẻ, phải bắt cá trở lại ao nuôi v ỗ tiếp, khoảng 20-30 ngày sau lại cho cá đẻ. NNVN, 14/5/2004 Ương cá chép lai ba máu Cá chép lai ba máu được tạo ra từ các dòng: cá chép vàng trắng của VN, cá chép Hungari và cá chép vàng Indonesia. Để có cá chép lai giống nuôi thương phẩm, ngay từ khi ương cá bột lên cá hương cần chú ý những biện pháp sau: Ao nuôi Chọn ao nuôi ở nơi không bị cớm rợp, dễ quản lý, chăm sóc. Diện tích ao 200-2.000m2, sâu từ 0,8-1m, có bờ ao chắc chắn, không rò rỉ nước, mái bờ phía lòng không có hang hốc. Đỉnh bờ cao hơn mực nước ít nhất 0,5m. - Đáy ao ít bùn, bằng phẳng và dễ tháo cạn nước. Nước cấp cho ao phải sạch, không bị ô nhiễm. Trước khi ương cá, ao phải được cải tạo kỹ: làm cạn nước, bốc vét bùn (mức bùn không quá 15cm). Dùng vôi để cải tạo ao với lượng từ 8-10kg/100m2 ao, rải vôi khắp đáy ao và tiến hành vào ngày nắng. - Phơi ao từ 1-2 ngày, sau đó dẫn nước ngập đáy ao từ 20-30cm, kiểm tra ao bắt diệt cá rô, cá quả còn sót; dùng phân chuồng ủ hoai bón cho ao để gây màu nước, t ạo thức ăn ban đầu cho cá với lượng phân từ 20-30kg/100m2, rải đều đáy ao. - Dẫn nước vào ao cho đủ mức quy định và kiểm tra các điều kiện môi trường đ ạt yêu cầu mới thả cá: pH 6,5-8; oxy hoà tan 3mg/lít trở lên; độ trong của nước 20-30cm; không có địch hại của cá trong ao... Cá chép lai trước khi thả vào ao phải được kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn: màu sắc, ngoại hình, trạng thái hoạt động. Cách kiểm tra: thả cá bột vào bát nước sạch, nếu cá có màu ghi sẫm, bơi chìm d ưới nước, thân cá không dị hình là cá tốt.
- - Trước khi thả cá ra ao đem túi nilon chứa cá bột thả xuống ao ngâm 15-20 phút cho cá quen môi trường nuôi, rồi mở túi cho cá từ từ ra ao, không nên thả cá bột vào ngày nắng gắt hoặc đang mưa rào. - Dùng thức ăn tổng hợp gồm: bột cá nhạt 30% + khô đỗ tương 10% + cám gạo 60% cho cá bột ăn trong quá trình ương. 10 ngày đầu thức ăn nấu chín thành cháo, pha loãng trong nước té đều ao. Ngày cho ăn 2 lần vào sáng sớm và chiều mát với lượng 1 vạn cá bột/0,2-0,4kg thức ăn/ngày; từ ngày thứ 11-18 cho ăn từ 0,4-0,5kg/vạn cá bột/ngày; từ ngày 19 đến thu hoạch cho ăn 0,5-1kg/vạn cá bột/ngày. - Trong quá trình nuôi cần bổ sung thêm phân chuồng từ 20-30kg/100m2. Tuần bón một lần và hoà phân trong nước té đều khắp ao. - Kiểm tra ao thường xuyên để phát hiện rò rỉ nước, địch hại của cá đ ể kịp thời phòng ngừa. Để bắt cá rô, cá quả có thể dùng lưới hoặc cắm câu, dùng dầu hoả đổ vào khung nổi kéo rê khắp mặt ao. Diện tích khung từ 2-4m2, dùng 0,2-0,5 lít d ầu hoả đ ối v ới ao 200m2. - Sau khi ương 25 ngày tiến hành thu hoạch cá. Trước khi thu hoạch 4-5 ngày ti ến hành luyện cá (dùng cành rào kéo đục ao, làm vào buổi sáng, mỗi ngày một lần). Sau mỗi l ần luyện cá cho thêm nước vào ao cho đủ quy định. Dùng lưới cá hương kéo bắt dần, tháo cạn nước ao dùng vợt bắt toàn bộ. NNVN, 13/5/2004 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VI ỆT NAM BỘ THUỶ SẢN Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 07/2005/QÐBTS Hà nội, ngày 22 tháng 2 năm 2005 QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY SẢN V/v ban hành danh mục hoá chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY SẢN -Căn cứ Pháp lệnh Thú y năm 2004; -Căn cứ Nghị định số 43/2003/NĐ-CP ngày 2/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thuỷ sản -Căn cứ Quyết định số 03/2002/QĐ-BTS ngày 22/1/2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc ban hành Qui chế quản lý thuốc thú y thuỷ sản; -Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản và Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ. QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này:
- Danh mục hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản nêu tại Phụ lục 1 và Danh mục hoá chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xu ất, kinh doanh thuỷ sản nhằm khống chế dư lượng trong sản phẩm thu ỷ sản th ấp h ơn giới hạn tối đa cho phép nêu tại Phụ lục 2. Điều 2: Không cho phép trộn lẫn quá 02 loại chất kháng sinh trong 01 sản ph ẩm thuốc, hoá chất; không cho phép trộn lẫn các hoạt chất cùng nhóm Fluoroquinolone với nhau. Trong trường hợp một sản phẩm có chứa 02 loại ho ạt chất kháng sinh, c ơ s ở sản xuất phải có đủ bằng chứng khoa học và thực tiễn để đảm bảo trộn lẫn không làm giảm tính năng tác dụng của tứng loại và không phát sinh tác d ụng x ấu đ ối v ới động vật nuôi và môi trường. Mọi sản phẩm thức ăn, hoá chất tẩy rửa khử trùng, hoá chất tẩy rửa ao đầm nuôi, thuốc thú y, hoá chất bảo quản thủy sản phải ghi nhãn theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 308/1999 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 03/2000/TT- BTS ngày 22/9/2000 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản và kèm theo dòng ch ữ: “Không chứa các chất cấm sử dụng theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản”. Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm (15) ngày k ể t ừ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 01/2002/QĐ-BTS ngày 22/1/2002 c ủa B ộ Thủy sản về việc cấm sử dụng một số hoá chất, kháng sinh trong sản xu ất, kinh doanh thủy sản và Danh mục thuốc thú y thủy sản hạn ch ế sử d ụng trong nuôi tr ồng thủy sản ban hành kèm theo Quyết định số 17/2002/QĐ-BTS ngày 24/5/2002 của Bộ Thủy sản. Riêng đối với các chất có số thứ tự từ 12 đến 17 tại Phụ lục 1 có hi ệu lực thi hành từ ngày 1/7/2005. Điều 4: Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, an toàn vệ sinh và Thú y thủy sản chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này. Chánh Văn phòng Bộ; Thủ trưởng các Cục, Vụ, Thanh tra Bộ; Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia và Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ; Giám đốc các Sở thủy sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có quản lý Nhà nước về thủy sản; và các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, sử dụng thức ăn, thuốc thú y, hoá chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong hoạt động thủy sản chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. KT.BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY SẢN THỨ TRƯỞNG Đã ký: Nguyễn Việt Thắng Phụ lục 1 DANH MỤC HOÁ CHẤT, KHÁNG SINH CẤM SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN
- (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐBTS ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản) TT Tên hoá chất, kháng sinh Đối tượng áp dụng 1 Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng 2 Chloramphenicol Thức ăn, thuốc thú y, 3 Chloroform hoá chất, chất xử lý môi 4 Chlorpromazine trường, chất tẩy rửa 5 Colchicine khử trùng, chất bảo 6 Dapsone quản, kem bôi da tay trong tất cả các khâu 7 Dimetridazole sản xuất giống, nuôi 8 Metronidazole trồng động thực vật 9 Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone) dưới nước và lưỡng cư, 10 Ronidazole dịch vụ nghề cá và bảo 11 Green Malachite (Xanh Malachite) quản, chế biến. 12 Ipronidazole 13 Các Nitroimidazole khác 14 Clenbuterol 15 Diethylstibestrol (DES) 16 Glycopeptides 17 Trichlorfon (Dipterex) Phụ lục 2 DANH MỤC CÁC HOÁ CHẤT, KHÁNG SINH HẠN CHẾ SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH THỦY SẢN (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐBTS ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản) TT Tên hoá chất, kháng Dư lượng Mục đích Thời gian dừng sinh tối đa sử dụng thuốc trước khi (ppb)* thu hoạch làm thực phẩm 1 Amoxicillin 50 2 Ampicillin 50 3 Benzylpenicillin 50 4 Cloxacillin 300 5 Dicloxacillin 300 6 Oxacillin 300 7 Danofloxacin 100
- 8 Difloxacin 300 9 Enrofloxacin 100 10 Ciprofloxacin 100 11 Oxolinic Acid 100 12 Sarafloxacin 30 13 Flumepuine 600 14 Colistin 150 15 Cypermethrim 50 16 Deltamethrin 10 17 Diflubenzuron 1000 18 Teflubenzuron 500 19 Emamectin 100 20 Erythromycine 200 21 Tilmicosin 50 22 Tylosin 100 23 Florfenicol 1000 34 Lincomycine 100 Dùng làm Cơ sở SXKD 25 Neomycine 500 nguyên phải có đủ bằng 26 Paromomycin 500 liệu sản chứng khoa học 27 Spectinomycin 300 xuất thuốc và thực tiễn về 28 Chlortetracycline 100 thú y cho thời gian thải loại 29 Oxytetracycline 100 đông, thực dư lượng thuốc 30 Tetracycline 100 vật thủy trong động, thực 31 Sulfonamide 100 sản và vật dưới nước và (các loại) lưỡng cư lưỡng cư xuống 32 Trimethoprim 50 33 Ormetoprim 50 dưới mức giới 34 Tricaine 15330 hạn cho phép methanesulfonate cho từng đối tượng nuôi và * Tính trong động, thực vật dưới nước, lưỡng cư và sản phẩm động, thực vật dưới nước, lưỡng cư . www.vietlinh.com.vn Tel: 095.8808538 (8) 9230279 vietlinhpte@hcm.vnn.vn Sử dụng hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản và các biện pháp thay thế Các hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản ven biển bao gồm các chất khử trùng, các tác nhân kháng khuẩn, các thuốc trị
- bệnh khác. Các loại vật tư kiến trúc công trình như chất dẻo, các phụ gia, chất màu, chất chống ôxy hoá, chất chống cháy, diệt nấm, tẩy trùng... Tuy các chất này có tính hoà tan thấp nhưng chúng đôi khi vẫn gây độc đối với sự sống ở dưới nước; Các chất xử lý đất và nước như phèn (sunfat nhômkali), EDTA (Axit dinatri ethylendiamintetraacetic), thạch cao, vôi, zeolit. Ngoài ra, phải kể đến các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, rong tảo, chất phụ gia thức ăn, thuốc gây tê và các loại hoócmôn. Các hoá chất hiện đang được dùng trong nuôi trồng thuỷ sản có thể được chia làm ba loại. Loại thứ nhất bao gồm các hoá chất. Loại này gồm có chloramphenicol, thuốc diệt nhuyễn thể organotin, malachit xanh lục và có khả năng là cả một số phốtphát hữu cơ. Loại thứ hai gồm có các hoá chất có thể được sử dụng một cách an toàn nếu tuân theo các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn, nhưng lại có nguy cơ đối với môi trường và sức khoẻ con người nếu sử dụng không đúng cách. Ví dụ dùng liều lượng quá mức, hoặc không trung hoà được, hoặc không pha loãng trước khi thải ra, hoặc thiếu các thiết bị bảo vệ cá nhân cần thiết. Loại thứ ba gồm có các loại có thể an toàn về mặt môi trường trong hầu hết các trường hợp nhưng lại có hại đối với một số địa điểm đặc biệt vì các thuộc tính đơn nhất của các địa điểm này. Vì vậy, lựa chọn đúng các địa điểm trại nuôi có thể giảm đáng kể tác động về mặt môi trường của các hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản. Khi được sử dụng, ngoài những tác dụng mong muốn, các hoá chất còn gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng xấu đến môi trường và con người. Cụ thể là chúng bị tồn lưu trong môi trường thuỷ sinh, sự tích tụ các dư lượng thuốc kháng khuẩn trong các chất lắng đọng có tiềm năng ức chế hoạt tính của vi khuẩn và giảm mức độ phân rã của các chất hữu cơ. Các hoá chất có thể gây độc và để lại dư lượng cả ở trong các sinh vật không phải là đối tượng nuôi, ví dụ như khu hệ động vật không xương sống trong môi trường. Các thuốc còn gây ra sự kích thích kháng thuốc trong động vật nuôi, làm giảm tác dụng của nhiều loại thuốc. Ðặc biệt, hiệu ứng có thể có của một số hoá chất dùng trong
- nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là thuốc trừ sâu (ví dụ các phốtphát hữu cơ) và một số thuốc trị bệnh đối với sức khoẻ của những người làm việc ở trại nuôi trồng thuỷ sản là vấn đề đáng quan tâm. Các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn về an toàn và sức khoẻ sẽ làm giảm nhẹ các rủi ro có liên quan và điều quan trọng là các chủ trại nuôi và những người làm việc ở trại nuôi phải tuân thủ các biện pháp phòng ngừa này. Dư lượng trong thực phẩm hải sản có thể gây ra các rủi ro tiềm tàng cho người tiêu dùng qua việc tăng mẫn cảm với các dư lượng thuốc hoặc sự xuất hiệu của hệ vi khuẩn đường ruột kháng lại các chất kháng khuẩn. Hiện nay, hầu hết các nước đều không có các dữ liệu về số lượng các hoá chất được dùng trong NTTS ở nước mình. Các nhà sản xuất hoá chất không tiết lộ thông tin này và trong nhiều trường hợp họ cũng không biết được cuối cùng thì các sản phẩm của họ được sử dụng đến mức nào. Chúng ta cũng thiếu các dữ liệu hiện trường giúp cho việc định lượng rủi ro, chẳng hạn như nồng độ các chất thải hoá học, tính chất và mức độ phản ứng sinh học ở các vùng nước có sử dụng hóa chất. Các biện pháp lựa chọn để thay thế hoá chất trong nuôi trồng Thuỷ sản Cách làm tốt nhất để giảm hiệu quả bất lợi của các hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản đơn giản là chỉ cần bớt sử dụng các hoá chất này. Tuy nhiên, việc bớt sử dụng không dễ dàng do người nuôi phải đối phó với hàng loạt các vấn đề về ô nhiễm và bệnh dịch, vì vậy hiện nay người ta đã áp dụng một số các biện pháp nhằm giảm thiểu hoặc thay thế việc sử dụng hoá chất. Cụ thể là các vấn đề sau: Các hệ thống tái tuần hoàn nước Các hệ thống tái tuần hoàn được phát triển ở nhiều nơi chủ yếu để loại bỏ các tác nhân gây bệnh virút (ví dụ virút đầu vàng và virút đốm trắng) trong các hệ thống nuôi. Chúng cũng có hiệu quả trong việc giảm nước thải ra môi trường. Một chương trình tiêu biểu bao gồm việc sử dụng các ao lắng đọng và chứa
- nước, trị bệnh bằng hoá chất, bằng liệu pháp sinh học, và sục khí. Các hệ thống phức tạp hơn có thể bao gồm lọc sinh học, tia cực tím, ôzôn hoá, lọc, kết bông, tập trung và thu gom bùn đặc. Còn có nhiều môđun khác để xử lý nước, được chuyển hoá từ các nhà máy xử lý nước thải, hiện đang được đánh giá để sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. Trong bối cảnh có sử dụng hoá chất, các hệ thống tái tuần hoàn tỏ ra có nhiều lợi thế. Thứ nhất, lượng nước thải đi vào các thuỷ vực lân cận giảm đi đáng kể. Thứ hai, các hệ thống khép kín này giúp người NTTS ngăn ngừa các chất độc hại (ví dụ các tác nhân gây bệnh, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ). Thứ ba, các hệ thống tái tuần hoàn có thể được dùng để tăng cường việc diệt vi khuẩn (ví dụ việc sử dụng cách ôzôn hoá), gia tăng mức độ quang phân của thuốc kháng sinh (ví dụ việc sử dụng ánh sáng cực tím) và giúp loại bỏ các chất hữu cơ lơ lửng là những chất có thể chứa các tác nhân gây bệnh hay dư lượng hoá chất (tập trung và thu gom bùn đặc, lọc). Cách trị bệnh sinh học Công nghệ này bao hàm việc bổ sung vi khuẩn và enzym vào ao nuôi tôm để khoáng hoá chất hữu cơ. Hầu hết các công thức trị bệnh sinh học xuất phát trừ các nước ôn đới và được xây dựng để xử lý nước thải. Các thí nghiệm tiến hành ở Thái Lan cho thấy rằng hầu hết các tác nhân trị bệnh sinh học không có hiệu quả có lợi đối với chất lượng nước và sự sinh trưởng của tôm. Mặc dù các tác nhân này đắt tiền và hiệu quả của chúng chưa được chứng minh nhưng chúng đã được sử dụng thường xuyên. Ðiều này cần phải có những nghiên cứu kỹ hơn để giúp những người nuôi tôm trong nỗ lực quản lý môi trường ao. Hỗ trợ tính năng sinh học Hỗ trợ tính năng sinh học dựa trên nguyên lý loại trừ có cạnh tranh và bao hàm việc sử dụng vi khuẩn sống hoặc men trong khẩu phần ăn hoặc trong nước nuôi để đảm bảo rằng ruột của các loài nuôi có được trong quần thể ban đầu của các vi sinh vật có ích nhằm làm cho quá trình tiêu hoá được tốt hơn. Cách tiếp cận này đang được tích cực nghiên cứu nhưng công việc
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn