intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thức Ăn Phù Hợp Cho Người Bệnh Tiểu Đường

Chia sẻ: Rose_789 Rose_789 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

124
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều bệnh nhân tiểu đường thường băn khoăn vì chế độ ăn quá khắt khe. Trong các bữa tiệc chỉ có dự mà không dám ăn, cuộc sống ẩm thực không còn gì là thú vị nữa... Thế nhưng, theo các bác sĩ, không hẳn phải bi quan đến như vậy... Chọn thức ăn để giữ đường huyết ổn định Theo bác sĩ Ngô Văn Quỹ và bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng (Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng thành phố), ăn uống phù hợp giúp giữ được tỷ lệ đường huyết ổn định, không lên xuống bất thường; giữ cho...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thức Ăn Phù Hợp Cho Người Bệnh Tiểu Đường

  1. Thức Ăn Phù Hợp Cho Người Bệnh Tiểu Đường Nhiều bệnh nhân tiểu đường thường băn khoăn vì chế độ ăn quá khắt khe. Trong các bữa tiệc chỉ có dự mà không dám ăn, cuộc sống ẩm thực không còn gì là thú vị nữa... Thế nhưng, theo các bác sĩ, không hẳn phải bi quan đến như vậy... Chọn thức ăn để giữ đường huyết ổn định Theo bác sĩ Ngô Văn Quỹ và bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng (Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng thành phố), ăn uống phù hợp giúp giữ được tỷ lệ đường huyết ổn định, không lên xuống bất thường; giữ cho các chất béo trong máu ở mức độ vừa phải, phòng ngừa được các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, béo phì,... Đối với bệnh nhân tiểu đường phụ thuộc insuline (týp 1), sau bữa ăn, tỷ lệ đường huyết sẽ tăng lên nên thường được giải quyết bằng phương pháp tiêm insuline (trước khi ăn) và dùng một lượng thực phẩm bổ sung phù hợp. Người bệnh chỉ nên sử dụng đường trong các món nấu nướng như: canh chua, kho cá, thịt, pha nước mắm,... hoặc chỉ nửa muỗng cà phê trong tách cà phê sáng. Nên ưu tiên sử dụng chất bột đường phức tạp như đậu, khoai,
  2. gạo, mì, nui, các loại rau xanh và trái cây ít ngọt. Các chất này được cơ thể hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết và nhiều chất xơ cần thiết. Trong số những người bệnh tiểu đường, có đến 2/3 bệnh nhân không phụ thuộc insuline (týp 2) và cũng là những người mập phì, có số cân nặng dư thừa, một điều không tốt cho sức khỏe. Theo các bác sĩ, chỉ riêng việc giảm cân đã là cách điều trị có hiệu quả, không cần dùng đến thuốc hoặc dùng với liều lượng rất ít và chỉ trong thời gian ngắn. Trong chế độ ăn giảm cân, người bệnh tăng cường lượng rau xanh, trái cây ít ngọt, thịt nạc thay cho cơm và các thức ăn chiên, quay; nên uống các loại nước trái cây, sữa đã lọc bỏ bơ, cà phê đen không đường... Tuy nhiên, luyện tập thể dục ở mức độ vừa phải (đi bộ, lao động hằng ngày, chạy xe đạp, bơi lội,...) cũng giúp hỗ trợ đáng kể trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Có thể chủ động thay thế các món ăn Theo bác sĩ Kim Hưng, người bệnh tiểu đường cần biết cách tổ chức các bữa ăn cho mình và cho cả gia đình. Đừng để gia đình phải chịu đựng vì chế độ ăn kiêng của mình. Hơn nữa, cách ăn uống của người tiểu đường cũng là cách ăn uống tốt nhất cho tất cả mọi người trong gia đình. Có đến hàng trăm, hàng nghìn món ăn khác nhau để ta lựa chọn và thay đổi. Khi đi ăn tiệc hay công tác, người tiểu đường nắm được những nguyên tắc chính trong chế độ ăn uống sẽ dễ chủ động trong việc chọn món ăn phù hợp. Những thức ăn thông dụng nhất có thể xem là thức ăn mẫu và được chọn trong các bữa ăn hằng ngày ở nước ta là: cơm - thịt heo nạc - rau xanh - dầu ăn.
  3. Khi đã xác định số lượng calo phù hợp với nhu cầu hằng ngày của mình (2.000 calo cho người lao động nhiều, người bệnh suy kiệt, phụ nữ mang thai; khoảng 1.600 calo cho người làm việc nhẹ, người đang thực hiện giảm cân,...) thì người bệnh có thể thay thế hàng trăm món khác vào công thức mẫu trên - Điều mà xưa nay nhiều người bệnh vốn không biết hoặc thà nhịn chứ không dám ăn mạo hiểm . Đối với cơm, ta có thể thay thế bằng xôi, bún, nui luộc, bánh phở, bánh canh, bánh cuốn, khoai lang, khoai mì, khoai môn, bánh mì, bánh chưng, mì ăn liền,... Trong khi đó, thịt nạc có thể thay thế bằng: thịt bò, cá nạc, lươn, gà, chim, tôm tép tươi, ếch, cua, tàu hũ, trứng, chả lụa, tim, gan, nghêu, sò, sữa bò, sữa đậu nành. Dầu ăn có thể chọn đậu phộng, mè, nước cốt dừa, ít mỡ heo... Về rau, người bệnh có thể chọn: rau muống, bồ ngót, mồng tơi, rau dền, rau cải, cà tím, cà rốt, mướp, khổ qua, dưa leo, củ cải trắng, đậu bắp,... Nhiều bác sĩ khuyên nên dùng nhiều rau xanh trong ngày nếu thích, có thể hơn mức 400g (tương đương 2-3 bó rau). Ở trái cây, người bệnh có thể chọn các loại: đu đủ, dưa hấu, chuối già, chuối sứ, cam, quít, xoài, chôm chôm, thanh long, táo, bưởi, ổi, mận, vú sữa... Tuy nhiên, người tiểu đường nên chia số lượng thức ăn trong ngày ra làm 4 hay 6 bữa, phù hợp với nếp sống và thời gian sinh hoạt, làm việc. Thông thường, chia 2/3 lượng thức ăn vào 3 bữa chính: sáng, trưa và chiều. Số còn lại dùng giữa các bữa chính và tối trước khi đi ngủ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2