THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VƯỜN TRƯỜNG<br />
VÀO GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC Ở MỘT SỐ<br />
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ<br />
DƯƠNG THỊ MINH HOÀNG<br />
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Bài viết tập trung vào phân tích, đánh giá thực trạng vườn trường<br />
và sử dụng vườn trường cho môn Tự nhiên và xã hội 1, 2, 3 và Khoa học 4,<br />
5 về phương diện giáo dục môi trường ở một số trường Tiểu học trên địa bàn<br />
thành phố Huế, bao gồm: trường Tiểu học Phú Cát, trường Tiểu học Phú<br />
Hòa, trường Tiểu học Phường Đúc. Thông qua đó, bài viết đề xuất một số<br />
biện pháp nhằm phát triển hiệu quả việc tích hợp giáo dục môi trường qua<br />
vườn trường.<br />
Từ khóa: vườn trường, giáo dục môi trường, tích hợp giáo dục môi trường,<br />
tiểu học<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Vấn đề tích hợp giáo dục môi trường (GDMT) trong dạy học đã có rất nhiều tác giả<br />
quan tâm nghiên cứu. Đồng thời, còn có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về việc xây<br />
dựng mô hình vườn trường sao cho phù hợp với việc tích hợp GDMT đối với học sinh<br />
(HS), nhất là đối với trẻ ở Tiểu học. Tuy nhiên, việc đánh giá đúng thực trạng sử dụng<br />
vườn trường vào việc GDMT ở một số trường Tiểu học vẫn chưa được triển khai nghiên<br />
cứu, nhất là ở phạm vi thành phố Huế. Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện việc đánh giá thực<br />
trạng đó trên 3 trường tiểu học ở địa bàn thành phố Huế: trường Tiểu học Phú Cát, trường<br />
Tiểu học Phú Hòa, trường Tiểu học Phường Đúc nhằm đưa ra những điều chỉnh phù hợp<br />
trong việc sử dụng vườn trường vào GDMT đối với môn Tự nhiên & xã hội (TNXH) và<br />
Khoa học trong địa bàn phạm vi nghiên cứu.<br />
2. NỘI DUNG<br />
2.1. Vườn trường và vai trò của vườn trường trong việc GDMT ở Tiểu học<br />
Học tập với vườn trường là một phương thức kỳ diệu để biến sân trường thành lớp học,<br />
giúp gắn kết HS với thế giới tự nhiên và nguồn sống của chúng và dạy cho chúng những<br />
khái niệm, cách thức, kỹ năng làm vườn, trồng trọt, góp phần tích hợp GDMT vào nhiều<br />
môn học như: Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Nghệ thuật, Sức khỏe… [8]<br />
Lợi ích của việc học tập với vườn trường bao gồm:<br />
- Hình thành sự tự tin cho HS cùng với những kiến thức và kỹ năng đáp ứng, tiếp cận<br />
sớm với vấn đề trồng trọt thời hiện đại của thế kỷ 21, giúp HS rèn luyện tính tập trung,<br />
kiên nhẫn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm [8];<br />
<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 02(38)/2016: tr. 73-81<br />
<br />
DƯƠNG THỊ MINH HOÀNG<br />
<br />
74<br />
<br />
- Giúp HS hình thành cách học mới và rèn luyện trí thông minh, cải thiện thành tích học<br />
tập thông qua thực tế từ vườn trường chứ không chỉ có lý thuyết suôn [8];<br />
- HS hứng thú và khỏe mạnh hơn khi dành nhiều thời gian hoạt động học tập ngoài trời<br />
khiến chúng biết lựa chọn những thực phẩm lành mạnh hơn là những đồ ăn vặt [8];<br />
- Sân trường ngày càng trở nên đẹp và đa dạng hơn nhờ có sự góp sức vun trồng của<br />
HS, giảm thiểu sự phá hoại của HS bởi vì chúng biết tôn trọng những thành quả mà<br />
mình làm nên [8].<br />
2.2. Nhận thức của giáo viên Tiểu học về vai trò của việc tích hợp GDMT trong<br />
dạy học<br />
Để biết được tình hình sử dụng vườn trường vào nội dung tích hợp GDMT trong dạy<br />
học cho học sinh (HS) tiểu học, tác giả đã tiến hành điều tra, tìm hiểu tại 3 trường tiểu<br />
học trên địa bàn thành phố Huế: Phú Cát, Phú Hòa, Phường Đúc. Đối tượng điều tra là<br />
tất cả giáo viên (GV) của 3 trường kể trên (74 GV).<br />
Qua quá trình khảo sát, tác giả thu được một số thông tin như sau:<br />
Bảng 1. Đánh giá của giáo viên về vai trò của việc tích hợp GDMT trong dạy học<br />
Đánh giá<br />
Rất quan trọng<br />
Quan trọng<br />
Không quan trọng<br />
<br />
Số lượng<br />
42<br />
33<br />
0<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
56%<br />
44%<br />
0<br />
<br />
Số liệu bảng 1 cho thấy quan điểm và sự đánh giá từ phía giáo viên về việc cung cấp nội<br />
dung bài học có sự tích hợp GDMT có vị trí rất quan trọng với tỉ lệ 56%, số còn lại cho<br />
rằng tích hợp GDMT là quan trọng với 44%. Như vậy, con số này nói lên được rằng<br />
việc tích hợp GDMT vào dạy học trong suy nghĩ của GV Tiểu học là cần thiết và cần<br />
phải được chú trọng.<br />
<br />
Biểu đồ 1. Các môn học phù hợp với việc lồng ghép nội dung tích hợp GDMT<br />
<br />
Tất cả GV ở trường Tiểu học trên địa bàn nghiên cứu đều cho rằng cần thiết phải đưa<br />
nội dung tích hợp GDMT vào các môn học ở chương trình Tiểu học. Trong đó, môn học<br />
<br />
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VƯỜN TRƯỜNG VÀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG...<br />
<br />
75<br />
<br />
thích hợp nhất là Tự nhiên và Xã hội (TN&XH) 1, 2, 3, KH 4, 5, Đạo đức, Địa lí, Mĩ<br />
thuật và Tiếng Việt. Và môn học có tính áp dụng hiệu quả nhất là môn TN&XH 1, 2, 3<br />
và Khoa học 4, 5 chiếm tỉ lệ 100% ý kiến, tiếp theo đó là môn Địa lí (40,74%), môn<br />
Đạo đức (20%), Mĩ thuật (6,67%), Tiếng Việt (5,33%). Ngoài ra, trong kết quả khảo sát<br />
còn có 1,33% ý kiến cho rằng tất cả các môn học (ngoại trừ môn Toán) đều có thể tích<br />
hợp nội dung GDMT.<br />
2.3. Thực trạng vườn trường ở một số trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Huế<br />
2.3.1. Trường Tiểu học Phú Cát<br />
Trường có diện tích khuôn viên 5.808 m2; trong đó diện tích sân chơi, bãi tập 3.702 m2,<br />
có 20 phòng học/ 23 lớp đạt chuẩn theo quy định và các phòng chức năng, trong đó<br />
phòng thư viện đạt thư viện tiên tiến, phòng tin học cho học sinh với 25 máy, phòng<br />
nghệ thuật, phòng Đoàn Đội, phòng Y tế, và các phòng khác. Ngoài ra trường còn có<br />
nhà ăn HS, bếp ăn bán trú cho HS và các phòng hành chính quản trị đáp ứng yêu cầu<br />
hoạt động. Thiết bị học tập, thiết bị nghe nhìn, đồ dùng dạy học đồng bộ từ lớp 1 đến<br />
lớp 5 theo quy định được trang cấp và mua sắm đầy đủ. Năm học 2014 – 2015 trường<br />
đã có 20 phòng học trang bị CNTT để giảng dạy cho 7 tổ chuyên môn tăng so với năm<br />
học trước 8 phòng học có CNTT [3].<br />
Vườn trường có 24 loài thực vật. Trong đó có 37,5% cây thân gỗ, 20,8% cây thân bụi,<br />
41,7% cây thân thảo và không có dạng cây thân leo. Các loài thực vật đa dạng về công<br />
dụng: làm cảnh, bóng mát, dược liệu, thực phẩm. Trong số các loài kể trên, có 3 loài dễ<br />
nhiễm sâu hại (Bàng: Terminalia catappa, Bằng lăng: Lagerstroemia speciosa, Phượng<br />
hồng: Delonix regia) [9].<br />
Cách bố trí cây trong vườn trường: khoanh vùng, có xen kẻ các loại cây cố định đạm cải<br />
tạo đất với các loại cây khác nhau. Tuy nhiên, diện tích sân trường rộng và đa số cây<br />
đều mới được trồng lại nên độ che phủ thấp, ít tạo được tán xanh.<br />
2.3.2. Trường Tiểu học Phú Hòa<br />
Trường có 21 phòng và 23 lớp, triển khai việc dạy học 2 buổi/ngày, có nhà bếp để phục<br />
vụ bán trú cho 658 HS (bán trú từ khối 1 đến khối 4), có đầy đủ các phòng chức năng:<br />
phòng tin học, phòng thư viện, phòng y tế, phòng học ngoại ngữ, phòng nghệ thuật,<br />
phòng máy tính và các phòng làm việc của Ban giám hiệu và nhân viên trong nhà<br />
trường. Tổng diện tích 3226m2 /885 HS, bình quân 3.7m2/1 HS, diện tích phòng học<br />
1100m2. Trường có cổng, tường rào, nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước, có khu để<br />
xe, công trình vệ sinh dành riêng cho nam nữ HS và GV [4].<br />
Vườn trường có 27 loài thực vật. Trong đó cây thân gỗ chiếm 50%, 34,6% cây thân bụi và<br />
15,4% cây thân thảo, không có loại cây thân leo. Các loài thực vật trên có nhiều công<br />
dụng khác nhau như: Làm cảnh, bóng mát, dược liệu, thực phẩm. Đặc biệt trong 27 loài<br />
thực vật trên có 1 loài chứa nhựa mũ độc (Thông thiên: Thevetia Peruviana), 5 loài dễ<br />
nhiễm sâu hại (Hoa sữa: Alstonia scholaris, Bằng lăng: Lagerstroemia speciosa, Phượng<br />
hồng: Delonix regia, Muồng hoàng yến: Cassia fistula, Sung: Ficus glomerata) [9].<br />
<br />
DƯƠNG THỊ MINH HOÀNG<br />
<br />
76<br />
<br />
Cách bố trí cây trong vườn trường: khoang vùng và phân công cho từng chi đội chăm<br />
sóc. Cây trong vườn trường có độ che phủ cao, tạo được tán xanh.<br />
2.3.3. Trường Tiểu học Phường Đúc<br />
Diện tích khuôn viên trường là 6.974m2, trường được xây dựng ba dãy phòng: 1 dãy cấp<br />
4 với 9 phòng học, 4 phòng chức năng; 1dãy hai tầng gồm 3 phòng học và 3 phòng chức<br />
năng; 1 dãy ba tầng gồm 16 phòng học, 2 phòng chức năng và 1 phòng đa năng. Toàn<br />
trường có 31 phòng học (trong đó có 28 phòng học, 3 phòng bộ môn); có phòng Hiệu<br />
trưởng, phòng phó Hiệu trưởng, phòng hành chính, phòng hội đồng sư phạm, phòng<br />
Đội, phòng y tế, phòng thư viện, thiết bị dạy học, bếp ăn bán trú, nhà kho…Có sân chơi<br />
sạch sẽ, bãi tập, nhà để xe, khu vệ sinh GV và HS nam nữ đầy đủ và sạch sẽ. Cảnh<br />
quan nhà trường khang trang, đảm bảo “Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn” [5].<br />
Vườn trường có 47 loài thực vật với đầy đủ 4 dạng thân: 36,2% cây thân gỗ, 17% cây<br />
thân bụi, 34% cây thân thảo và 12,8% cây thân leo. Các loài thực vật đa dạng về công<br />
dụng: làm cảnh, bóng mát, dược liệu, thực phẩm, cây ăn quả. Trong số các loài kể trên,<br />
có 4 loài dễ nhiễm sâu hại (Hoa sữa: Alstonia scholaris, Phượng hồng: Delonix regia,<br />
Muồng hoàng yến: Cassia fistula, Trứng cá: Muntingia calabura) [9].<br />
Cách bố trí cây trong vườn trường: theo hàng lối với khoảng cách đều nhau, có xen kẻ các<br />
loại cây cố định đạm cải tạo đất với các loại cây khác nhau. Tuy nhiên, một số loài cây lạ<br />
được trồng tập trung ở khu vực thờ cúng (đàn Sơn Xuyên) nên học sinh và giáo viên khó<br />
có thể tiếp cận để tìm hiểu và học tập. Cây tạo có độ che phủ và tạo được tán xanh.<br />
2.4. Thực trạng sử dụng vườn trường<br />
2.4.1. Tình hình sử dụng vườn trường<br />
Bảng 2. Mức độ sử dụng vườn trường vào việc dạy học<br />
Mức độ<br />
Thường xuyên<br />
Thỉnh thoảng<br />
Không bao giờ<br />
<br />
Số lượng<br />
2<br />
11<br />
62<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
2,67<br />
14,67<br />
82,66<br />
<br />
Kết quả khảo sát về mức độ sử dụng vườn trường vào việc dạy học ở bảng 2 cho thấy đa<br />
số GV không bao giờ sử dụng vườn trường (82,66%), chỉ có 2,67% GV sử dụng thường<br />
xuyên và 14,67% GV thỉnh thoảng có sử dụng. Thay vào đó, 100% GV đều sử dụng<br />
máy chiếu, ti vi, tranh vẽ và các đồ dùng dạy học có sẵn làm phương tiện để minh họa<br />
cho nội dung bài dạy. Và không phải tất cả GV có sử dụng vườn trường đều tích hợp<br />
nội dung GDMT, vẫn còn 15,4% GV chưa bao giờ tích hợp nội dung GDMT vào bài<br />
dạy khi sử dụng vườn trường, 61,5% GV thỉnh thoảng và 23,1% GV thường xuyên có<br />
tích hợp nội dung GDMT.<br />
Ngoài ra, khi tiến hành lấy ý kiến của những GV có sử dụng vườn trường trong dạy học<br />
thì chỉ có 30,8% GV có kế hoạch lên lớp cụ thể, số còn lại là dạy theo hứng thú bộc<br />
phát. Điều này cho thấy rằng, trong thực tế mặc dù kế hoạch dạy học là điều kiện bắt<br />
buộc để GV lên lớp nhưng trong một số trường hợp thì đối với GV nó vẫn mang tính<br />
<br />
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VƯỜN TRƯỜNG VÀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG...<br />
<br />
77<br />
<br />
hình thức, đối phó. Hiện tượng này xảy ra có thể là do một số tình huống phát sinh<br />
khách quan hoặc chủ quan không lường trước được từ nhiều phương diện khác nhau<br />
trong quá trình dạy học.<br />
Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng nhận thức về vấn đề sử dụng vườn trường vào tích<br />
hợp GDMT chưa cao, chưa hiệu quả và chưa được chú trọng nhiều. Đây là một điều<br />
thiếu sót không hề nhỏ trong quá trình dạy học. Vẫn còn có nhiều GV cho rằng vườn<br />
trường chỉ đơn thuần là nơi vui chơi, giải trí cho học sinh, tạo cảnh quang cho trường,<br />
và những trường hợp này đều rơi vào các đối tượng GV không bao giờ sử dụng vườn<br />
trường vào dạy học.<br />
2.4.2. Hiệu quả của việc sử dụng vườn trường trong dạy học<br />
Tác giả đã tiến hành khảo sát những giáo viên (13/74) có sử dụng vườn trường trong<br />
dạy học về thái độ học tập của HS (sự hứng thú, tích cực, chủ động…) và hiệu quả tiếp<br />
thu bài học của HS để đánh giá tính hiệu quả. Kết quả cho thấy, 84,6% GV thừa nhận<br />
rằng nếu có sự đầu tư, chuẩn bị, áp dụng hợp lí thì vườn trường đem lại hiệu quả dạy<br />
học khá tốt. HS được quan sát tận mắt hoặc tác động trực tiếp vào đối tượng là các sự<br />
vật, hiện tượng thật (thực vật và các cơ quan, bộ phận của thực vật, các quá trình sinh<br />
trưởng, phát triển và các hiện tượng sinh lý, sinh hóa của thực vật) nên hầu hết các em<br />
rất hứng thú và tích cực hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức. Ngoài ra, đối với lứa tuổi<br />
tiểu học thì việc nhận thức khoa học chỉ yêu cầu ở mức độ tìm hiểu những hiện tượng<br />
định tính dưới sự hướng dẫn của GV nên việc thiết kế bài dạy gắn với vườn trường đơn<br />
giản, dễ thực hiện và khả năng thành công cao, 92,3% GV được khảo sát đồng ý với<br />
nhận định này.<br />
2.4.3. Những khó khăn khi sử dụng vườn trường<br />
Bảng 3. Ý kiến của giáo viên về những khó khăn khi sử dụng vườn trường<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
<br />
Những khó khăn<br />
Mất nhiều thời gian chuẩn bị bài dạy và tổ chức lớp học<br />
Vườn trường chưa đảm bảo tiêu chuẩn (yếu tố an toàn, thời tiết…)<br />
Khó khăn trong quản lí lớp học<br />
Nội dung chương trình không phù hợp<br />
Khó xác định nội dung của bài học có thể sử dụng mô hình vườn trường<br />
Khó thiết kế các hoạt động của GV và HS trên lớp<br />
Chưa có kinh nghiệm trong việc dạy học có tích hợp nội dung GDMT sử<br />
dụng mô hình vườn trường<br />
Nội dung tích hợp GDMT và việc kết hợp với mô hình vườn trường là<br />
không bắt buộc<br />
Số lượng học sinh quá đông<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
100<br />
98,6<br />
94,6<br />
85,1<br />
70,3<br />
58,1<br />
55,4<br />
14,9<br />
10,8<br />
<br />
Khi triển khai dạy học có sử dụng vườn trường, GV gặp phải rất nhiều trở ngại. Đáng<br />
chú ý nhất là việc mất quá nhiều thời gian chuẩn bị bài dạy và tổ chức lớp học, 100%<br />
GV được khảo sát đều đưa ra lí do này. Có đến 98,6% GV cho rằng cơ sở vật chất, cụ<br />
thể là vườn trường chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Theo họ, vườn trường không có<br />
<br />