Thuyết học tập xã hội
lượt xem 83
download
Nội dung của thuyết học tập xã hội, ứng dụng của thuyết học tập xã hội trong công tác xã hội là những nội dung chính trong tài liệu "Thuyết học tập xã hội". Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thuyết học tập xã hội
- THUYẾT HỌC TẬP XÃ HỘI I. Nội dung của thuyết học tập xã hội. Thuyết học tập được bắt đầu từ nguồn gốc của quan điểm học tập của Tarde (1843 1904) (Toseland và Rivas, (1998). Tarde nhấn mạnh ý tưởng về học tập xã hội thông qua ba quy luật bắt chước: đó là sự tiếp xúc gần gũi, bắt chước người khác và sự kết hợp cả hai. Cá nhân học cách hành động và ứng xử của người khác qua quan sát hoặc bắt chước. ● Lý thuyết này cho rằng học tập diễn ra bằng cách quan sát những người khác và từ đó trở thành mô hình hành vi của mỗi cá nhân. Các hành vi này giúp cá nhân đạt được kết quả làm việc tốt hơn đồng thời tránh những hành vi không phù hợp. Để xây dựng mô hình này, quá trình học tập cần diễn ra theo bốn bước: 1. Quá trình chú ý – quan sát mô hình mẫu. 2. Quá trình tái hiện – nhớ lại những gì mình đã quan sát được. 3. Quá trình thực tập – làm lại những gì mình đã quan sát và nhớ được. 4. Quá trình củng cố động viên để hành vi này thường xuyên lặp lại ứng dụng của thuyết học tập vào tổ chức. ● Thuyết học tập xã hội định hình hành vi của cá nhân trong tổ chức thông qua các hình thức: + củng cố một cách tích cực: khen ngợi những hành vi tốt như làm việc tích cực, đi làm đúng giờ,..v..v..v 1
- + củng cố một cách tiêu cực: khi nhân viên có hành vi né tránh những vấn đề gây khó khăn cho mình mà nhà quản lý lại bỏ qua thì nó được coi là cách củng cố tiêu cực. VD: Trong lớp học nếu thầy giáo đặt câu hỏi mà sinh viên không có câu trả lời, họ sẽ nhìn vào tập vở để né tránh. Tại sao sinh viên lại có hành vi này? Có lẽ họ cho rằng thầy giáo sẽ không bao giờ gọi họ nếu họ nhìn vào tập. Nếu thầy giáo củng cố một cách tiêu cực là không gọi những sinh viên nhìn vào tập vở khi thầy giáo đặt câu hỏi thì hành vi này sẽ tiếp tục lặp lại trong những lần đặt câu hỏi tiếp theo. + phạt loại bỏ những hành vi không mong đợi trong điều kiện không mất thiện chí.( VD: phạt nhân viên 2 ngày làm việc không lương nếu họ có hành vi uống rượu trong giờ làm việc.) + dập tắt dẹp bỏ hoàn toàn những điều kiện có thể tạo ra những hành vi mà tổ chức không mong muốn. ● Mô hình học tập xã hội (Social Learning Theories): Đây là tập hợp nhiều lý thuyết của nhiều tác giả khác nhau trong đó nổi bật nhất là Albert Bandura. Các lý thuyết này giải thích hành vi của con người như là kết quả của một quá trình học tập của các cá nhân thông qua bắt chước, tự tiếp nhận, chọn lọc thông tin và thực hiện theo nhu cầu, khả năng riêng của mỗi người. Một trong những lý thuyết này là Học tập thông qua quan sát (Observational Learning) trong đó Bandura phân biệt 4 giai đoạn: 1. Chú ý: Giai đoạn cá nhân chú ý và nhận ra hành vi trong môi trường. 2. Lưu giữ trong trí nhớ: Giai đoạn cá nhân lưu giữ thông tin về hành vi trong trí nhớ. 2
- 3. Thực hiện: Giai đoạn cá nhân lập lại hành vi qua hành động. 4. Động cơ (Nhu cầu bắt gặp đối tượng): Giai đoạn cá nhân thu nhận kết quả từ hành vi đã thực hiện hoặc hình dung đang thực hiện trong đó có kết quả tốt hoặc xấu, từ đó sẽ thúc đẩy tiếp tục hoặc ngăn trở thực hiện hành vi. Kết quả có thể ở 3 dạng: Trực tiếp: Lợi ích hoặc tổn thất vật chất (tiền…), cảm giác trực tiếp, phản ứng của người xung quanh,... Nhận thức gián tiếp: Xuất hiện khi tưởng tượng mình đang thực hiện hành vi. Nhận thức do tự suy nghĩ: Những ý nghĩ mà cá nhân tự suy nghĩ và nhận thức. Ví dụ: Có thể hành vi gây ra những khó chịu nhưng cá nhân nghĩ rằng đó là một chứng tích của sự can trường. ● Một số nguyên tắc cần chú trọng trong quá trình vận dụng thuyết học tập vào thực tế là: Thứ nhất, hiệu quả sẽ đạt được ở mức cao nhất của học tập quan sát là thông qua việc tái tổ chức và tập diễn lại hành vi được làm mẫu một cách tượng trưng, sau đó thực hiện lại nó một cách cụ thể. Thứ hai là, mã hóa hành vi được làm mẫu đó bằng lời nói, đặt tên hoặc hình tượng hóa hết quả, và cách này còn tốt hơn việc chỉ quan sát. Các cá nhân rất có thể sẽ bắt chước hành vi được làm mẫu đó nếu như mô hình đó thích hợp với họ và họ thấy ngưỡng mộ, và nếu như nó mang lại kết quả mà họ coi là có giá trị. 3
- II. Ứng dụng của thuyết học tập xã hội trong công tác xã hội. Thuyết học tập được ứng dụng vào công tác xã hội từ những năm 80 của thế kỷ XX. Thuyết được sử dụng để giải thích cho hành vi tội phạm liên quan đến việc đột nhập và phá hoại hệ thống máy tính tại các trường đại học. Thuyết học tập xã hội còn có thể được sử dụng để điều chỉnh hành vi. Ví dụ: việc bố trí, sắp xếp một học sinh có hành vi lệch lạc ngồi cạnh học sinh có hành vi tốt. Như vậy, cách cư xử của học sinh tốt sẽ giúp cho học sinh kia nhận thấy hành vi chưa đúng của mình và chỉnh sửa. Tuy nhiên , học sinh có hành vi tốt có thể sẽ bị nhiễm hành vi lệch lạc của học sinh kia, đây chính là kết quả trái ngược không mong đợi. Trong công tác xã hội nhóm, thuyết được nghiên cứu và phân tích để đưa ra những giải thích hành vi của các thành viên trong nhóm. Theo cách tiếp cận cổ điển của thuyết học tập, hành vi của thành viên nhóm có thể xuất hiện khi nó được kích thích. Theo thuyết này một phương pháp học tập khá phổ biến ứng dụng trong công tác xã hội là tạo ra môi trường có điều kiện. Thuyết học tập xã hội giúp nhân viên xã hội tìm ra những cách thức trợ giúp phù hợp trong việc hỗ trợ cho các đối tượng thông qua việc hiểu về nguyên nhân dẫn đến vấn đề của đối tượng, đặc biệt trong lĩnh vực làm việc can thiệp với trẻ bị tự kỷ. 4
- Thuyết học tập xã hội cũng là nền tảng cơ bản cho hình thức trị liệu gia đình, áp dụng được thuyết này sẽ giúp nhân viên xã hội đạt được hiệu quả tốt trong lĩnh vực làm việc với nhóm đối tượng là gia đình. Ví dụ ca Em An năm nay 10 tuổi, hiện đang học tại trường tiểu học Đoàn Thị Điểm – Hà Nội. Bố mẹ em làm nghề kinh doanh buôn bán, những lúc công việc không thuận lợi, bố mẹ em thường xuyên mâu thuẫn, đánh cãi nhau về tiền ngay cả khi có mặt em ở đó. Những lúc như thế em rất lo sợ, nhưng sau một thời gian dài em dần quen với cảnh đó. Từ đó, tính cách của em thay đổi rất nhiều, em trở nên lầm lì, ít nói không giống với tính cách vốn có của em. Trong thời gian này em cũng hay thường xuyên tiếp xúc với những đứa trẻ gần nhà, được chứng kiến cảnh đứa trẻ lớp lớn bắt nạt đứa trẻ bé hơn, em nhận thấy đó như một điều bình thường vì bố mẹ em bận quá không có thời gian chú ý đến em.Khi đến trường bạn nào trêu trọc em em sẵn sàng đánh trả. Thậm chí gần đây em hay cãi nhau và bắt nạt các bạn cùng lớp, khi cô giáo nhắc nhở thì em thường xuyên tỏ thái độ chống đối và cãi lại cô giáo. Giáo viên của em rất buồn và lo lắng với những gì đang diễn ra với em, cô đã liên lạc với bố mẹ em và đồng thời cũng tìm đến nhân viên xã hội để được sự giúp đỡ. 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập Xã hội học tội phạm
16 p | 1583 | 437
-
Bài thuyết trình: Chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng
67 p | 1915 | 360
-
XÃ HỘI HỌC VỀ DƯ LUẬN XÃ HỘI
83 p | 953 | 195
-
8 câu hỏi ôn tập xã hội học có đáp án
13 p | 1324 | 178
-
Báo cáo: Ba nấc thang phát triển lý thuyết về vị thế và vai trò của con người trong cấu trúc xã hội
9 p | 563 | 130
-
Đề cương ôn tập xã hội học có đáp án
18 p | 564 | 122
-
Đề thi môn Thống kê xã hội học năm 2013-2014 - ĐH Văn Lang
2 p | 1024 | 86
-
Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê - nin trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
19 p | 558 | 81
-
Bài giảng Ứng dụng các lý thuyết công tác xã hội vào can thiệp trẻ tự kỷ
21 p | 292 | 44
-
Ôn tập Công tác Xã hội Trường học
19 p | 208 | 36
-
Bài giảng Nhập môn Xã hội học: Bài 9 - Nguyễn Xuân Nghĩa
20 p | 343 | 31
-
Bài giảng môn Xã hội học: Phần 1 - ĐH Đà Nẵng
85 p | 173 | 17
-
Bài giảng môn Xã hội học: Phần 2 - ĐH Đà Nẵng
120 p | 146 | 12
-
Đề cương ôn tập nội dung môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
17 p | 9 | 5
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Các lý thuyết trong công tác xã hội năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p | 26 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Các lý thuyết trong công tác xã hội năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
5 p | 19 | 2
-
Vận dụng nội dung vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vào giảng dạy học phần lịch sử các học thuyết kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
9 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn