intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiếp cận lý thuyết hệ thống trong công tác xã hội

Chia sẻ: Phạm Trăng Thu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

611
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu "Tiếp cận lý thuyết hệ thống trong công tác xã hội" dưới đây để nắm bắt được nội dung thuyết hệ thống, ứng dụng thuyết hệ thống trong công tác xã hội, tình huống minh họa áp dụng sự trợ giúp của công tác xã hội dựa trên thuyết hệ thống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiếp cận lý thuyết hệ thống trong công tác xã hội

  1. TIẾP CẬN LÝ THUYẾT HỆ THỐNG  TRONG CÔNG TÁC XàHỘI I. NỘI DUNG THUYẾT HỆ THỐNG. Khái niệm hệ thống: Hệ thống là một tập hợp các phần tử có quan hệ tương   hỗ. Những thay đổi của phần tử này trong hệ  thống sẽ  gây ra tác động với các  phần tử khác. Vd: chuông gió. Một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống đồng thời là một bộ phận của 1   đại hệ thống Hệ thống được chia làm 2 loại: + Hệ  thống khép kín ( đóng) : các phần tử  bên trong không trao đổi với môi  trường xung quanh, chủ yếu gặp nhiều trong vật lý. + Hệ thống mở: các phần tử có mỗi quan hệ với môi trường xung quanh ( hệ  thống sinh học, hệ thống xã hội), các mối quan hệ không đơn tuyến mà có sự tác  động qua lại theo cơ chế phản hồi, nhiều chiều, chằng chịt. Khái niệm Biên giới:  được coi là vách ngăn để  phân biệt bên trong và bên   ngoài hệ thống. Biên giới được coi là mờ nhạt khi hệ thống có tính chất mở, và  ngược lại, biên giới cứng nhắc khi hệ thống đóng. Các nguyên tắc hoạt động của thuyết hệ thống. NT1: Mọi hệ thống đều nằm trong hệ thống khác lớn hơn và hệ thống lớn có  ảnh hưởng đến hệ thống nhỏ nằm trong nó NT2: Một hệ thống luôn bao gồm các hệ thống con và những hệ thống con lại  được chia thành nhiều hệ thống khác nhỏ hơn nữa. NT3: Hệ thống có tính phụ thuộc 1
  2. ­ Phụ thuộc trong hệ thống: các phần tử của hệ thống không đứng riêng rẽ mà  có quan hệ tương hỗ với các phần tử khác trong hệ thống. ­ Phụ thuộc giữa các hệ thống: Mọi hệ thống đều có tương tác với những hệ  thống khác và tìm kiếm sự  cân bằng từ những hệ thống khác. ­ Phụ  thuộc vào môi trường: mọi năng lượng đều cần có đầu vào hay năng  lượng bên ngoài để duy trì sự tồn tại. NT4: Tổng thể  có nhiều đặc tính hơn tổng cộng các đặc tính của tất cả  các   thành viên. Sự  tương tác giữ  các phần tử  trong hệ  thống sẽ  tạo ra những đặc  tính mới mà các phần tử trước không có. NT5: Hệ thống có tính tương tác vòng: Khi các thành viên tác động lên nhau sẽ  gây ra phản  ứng cho các thành viên khác đồng thời sẽ nhận sự phản hồi trợ lại   từ  hệ  thống nhận được phản  ứng. Sự  tương tác ngược trở  lại này được gọi là  tương tác vòng II. ỨNG DỤNG THUYẾT HỆ THỐNG TRONG CÔNG TÁC XàHỘI. Ứng dụng thuyết hệ  thống trong CTXH giúp NVXH sắp xếp, tổ  chức được  lượng thông tin lớn thu thập được một cách có trình tự, hệ thống rõ ràng , từ đó  để xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề và tìm cách can thiệp hiệu quả. Trong CTXH, phải   xem xét đối tượng như  là một hệ  thống nằm trong hệ  thống lớn hơn là gia đình, hệ thống gia đình lại nằm trong hệ  thống cộng động  nhất định. Ứng dụng thuyết hệ thồng trong CTXH nên chú ý nhiều tới các quan hệ  giữa   các phần tử nằm trong hệ thống hơn là chú ý tới trong phần tử là mỗi cá nhân có  các thuộc tính riêng rẽ. 2
  3. Nhìn nhận vấn đề  theo hệ thống giúp cho NVXH tổ  chức tư duy về một vấn   đề phức tạp, chia tình huống phức tạp thành một tập hợp những hệ thống, phân   tích sự  tác động của hệ  thống này đến hệ  thống khác và theo dõi sự  tương tác  giữa các hệ thống. Ứng dụng trong vai trò cầu nối giữa các hệ thống chính thức, hệ thống không   chính thức và hệ thống xã hội để cung cấp các dịch vụ xã hội cho đối tượng. III. TÌNH HUỐNG MINH HỌA ÁP DỤNG SỰ  TRỢ  GIÚP CỦA CTXH  DỰA TRÊN THUYẾT HỆ THỐNG.   Em A bị  nhiễm HIV  từ  mẹ  truyền sang. Cả  cha và mẹ  em đều đã qua đời vì  căn bệnh thế  kỉ  này. Mới chỉ  7 tuổi Song em đã phải tự  lo cho bản thân mình.   Thiếu bàn tay chăm sóc của người cha, tình thường yêu của người mẹ, em sống   giữa sự  kì thị  và đầy mặc cảm của người bác ruột, họ  hàng và những người   hàng xóm xung quanh. 7 tuổi là tuổi được cắp sách tới trường, được vui chơi  được học hành, được sống giữa tình thương của cả xã hội nhưng A không được   đến trường học như  những em nhỏ  khác và cũng không được đưa đến khám  chữa ở bệnh viện hay các cơ sở y tế. Em chỉ thui thủi một mình ngày qua ngày,   không người thương yêu chăm sóc, không bạn bè. A không được đi học nên em  không hiểu gì về căn bệnh đang mang trong mình. Tiếp cận dựa trên lý thuyết hệ thống, hãy giải quyết đối với ca của em A. * Phân tích trường hợp  ­ A bị HIV, bị người thân, hàng xóm, kỳ thị, xa lánh.  3
  4. ­ A thiếu hụt các hệ  thống cơ  bản như: bạn bè, trường học, bệnh viện, các tổ  chức xã hội trợ giúp... Và mặc dù có, nhưng em lại gặp phải khó khăn trong mối   quan hệ với hệ thống phi chính thức quan trọng là gia đình.  ­ Bố mẹ A qua đời ­> A phải tự thích nghi với một cuộc sống mới không có sự  chăm sóc của bố  mẹ, mọi công việc chăm sóc mình em đều phải tự  làm. Cộng  với sự xa lánh của mọi người, em chỉ cô đơn thui thủi có một mình. Đó là những   áp lực từ môi trường tác động lên em.  *Giải quyết vấn đề:  ­ Thu thập những thông tin liên quan đến em từ  các nguồn tin có thể: họ  hàng,  làng xóm… để phân tích cụ thể và chính xác hơn trường hợp của A.  ­ Thiết lập các hệ thống trợ giúp mà em còn thiếu hụt: + Cải thiện tốt hơn mối quan hệ của A với hệ thống gia đình (những người họ  hàng) và những người lân cận quanh em (hàng xóm, bạn bè…) bằng cách thay  đổi suy nghĩ, định kiến của mọi người đối với A và căn bệnh em đang mang  trong mình. Định kiến­ đó là một điều rất khó thay đổi, nhưng không phải là   không thể.  + Nhưng hiện tại, A cần được hoà nhập với cuộc sống quanh em, có  nhu cầu cần được khám bệnh… Do vậy trước mắt chúng ta cần thiết lập cho   em mối quan hệ với hệ thống Xã hội. + Tìm những hệ  thống xã hội trợ  giúp em: (Uỷ  ban Nhân dân Tỉnh, Huyện, Xã,  Hội phụ nữ, Tổ chức Smart work( trước xét nghiệm) tổ chức khám chữa và cấp  thuốc miễn phí về HIV cho trẻ) Đối với em A lúc này thì hệ thống Xã hội là cần thiết hơn cả. Vì lúc này em có  nhu cầu cần được khám chữa bệnh. Do vậy Nhân viên CTXH cần đưa em tiếp   cận với hệ thống xã hội có chức năng khám chữa bệnh như: bệnh viện, hoặc tổ  chức y tế dành cho người nhiễm HIV 4
  5. ­ Một vấn đề  cũng rất quan trọng  ở  đây là chúng ta cần đưa em đến với một  nhóm đồng đẳng, bao gồm những em có hoàn cảnh giống em, để ở  đó em được  cảm thông chia sẻ, là bước đầu để  em có thể  hoà nhập với Xã hội xung quanh  em. + Thiết lập quan hệ  giữa A với các hệ  thống chính thức như  trường học. Đưa  em hoà nhập với cộng đồng, được đi học như những đứa trẻ khác.  ­ Ngoài ra chúng ta cũng cần hướng dẫn cho gia đình cách chăm sóc người có H  để A được chăm sóc đúng cách. ­ Khám phá và phát huy những khả năng mà A có. Đây là một điều rất quan trọng   trong Công tác xã hội. Nhân viên XH phải biết được thân chủ mình có tiềm năng  gì để mà khơi dậy và phát huy nó. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2