intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử vi phạm hành chính

Chia sẻ: Nguyen Vu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

362
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trước bối cảnh của nền kinh tế và xã hội phát triển nhanh chóng, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO đã tạo nên một bức tranh đổi mới nhanh chóng, trình độ pháp luật của người dân được nâng cao một cách rõ ràng. Để thu hút thêm nữa nguồn đầu tư của nước ngoài, chính phủ Việt Nam đã không ngừng cải cách bộ máy hành chính, xây dựng một nhà nước pháp quyền với tinh thần thượng tôn pháp luật. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử vi phạm hành chính

  1. Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính Tiểu luận Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử vi phạm hành chính
  2. 2 I. LỜI NÓI ĐẦU Trước bối cảnh của nền kinh tế và xã hội phát triển nhanh chóng, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO đã tạo nên một bức tranh đổi mới nhanh chóng, trình độ pháp luật của người dân được nâng cao một cách rõ ràng. Để thu hút thêm nữa nguồn đầu tư của nước ngoài, chính phủ Việt Nam đã không ngừng cải cách bộ máy hành chính, xây dựng một nhà nước pháp quyền với tinh thần thượng tôn pháp luật. Vì vậy việc các cơ quan nhà nước, các đơn vị cá nhân có thẩm quyền ngày càng phải nâng cao kiến thức pháp luật, không thể tùy tiện ban hành các văn bản hay các quyết định xử phạt trái pháp luật. Hiện nay trình độ nhận thức của người dân về pháp luật đã được nâng cao, họ không dễ dàng chấp nhận các quyết định xử phạt không đúng thẩm quyền và trái luật định, họ sẵn sang khiếu nại khiếu kiện đến các cơ quan có thẩm quyền nếu như cảm thấy quyền và lợi ích mình bị xâm phạm. Và người mà họ tin tưởng tìm đến để mong muốn bảo về cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình là đội ngũ luật sư. Thực chất của việc khiếu kiện hành chính là sự phản ứng của công dân, tổ chức trước những hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Sự “phản ứng” này, tùy vào từng giai đoạn lịch sử và sự phát triển kinh tế - xã hội mà Nhà nước có những nội dung và biện pháp điều chỉnh pháp lý khác nhau. Trước đây, việc khiếu kiện hành chính chủ yếu được giải quyết bởi các cơ quan và cán bộ công chức hành chính có thẩm quyền và theo trình tự thủ tục hành chính. Hiện nay, để tăng cường chất lượng và đảm bảo tính khách quan trong việc giải quyết khiếu nại, Nhà nước ta đã giao thêm thẩm quyền cho Tòa án tham gia giải quyết khiếu kiện hành chính theo trình tự tư pháp (tố tụng hành chính). Như vậy, so với khiếu kiện tư pháp, chỉ giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng và được thực hiện bởi các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền. Còn khiếu kiện hành chính được giải quyết qua hai loại trình tự với những thiết chế khác nhau - đó là trình tự hành chính với cơ quan, cá nhân do cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết theo Luật Khiếu nại, tố cáo và trình tự tố tụng do Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Hai loại trình tự này tuy khác nhau về tính chất song chúng có mối liên hệ hữu cơ, trong đó có quy trình và hậu quả giải quyết khiếu nại theo thủ tục hành chính là điều kiện tiên quyết cho việc phát sinh khiếu kiện và giải quyết khiếu kiện theo trình tự tư pháp. Tham gia vào quá trình giải quyết khiếu kiện hành chính có nhiều chủ thể khác nhau (chủ thể tiến hành và chủ thể tham gia) trong đó có vai trò của luật sư ngày càng được đề cao. Ở vai trò của người luật sư để giúp khách hàng khởi kiện vụ án hành chính nói chung và khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính nói riêng, luật sư cần có kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính dựa vào các quy định của pháp luật tố tụng hành chính và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Theo PLTTGQCVAHC (1996, sửa đổi bổ sung 1998, 2006) tại Điều I quy định cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức theo thủ tục do pháp luật quy định có quyền khởi kiện vụ án hành chính do yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. II.KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH: 2
  3. 3 1. Khái niệm Khởi kiện vụ án hành chính là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ công chức nhà nước (đủ điều kiện theo quy định của pháp luật) thực hiện quyền yêu cầu Tòa Án giải quyết vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ công chức trái pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì quá trình giải quyết vụ án hành chính được tiến hành theo các giai đoạn sau: - Giai đoạn khởi kiện, khởi tố và thụ lý vụ án; - Giai đoạn chuẩn bị xét xử; - Xét xử sơ thẩm; - Xét xử phúc thẩm; - Thi hành bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật; - Giai đoạn đặc biệt: xem xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. 2. Đặc điểm của khởi kiện vụ án hành chính Khác với khiếu kiện vụ án dân sự, kinh tế, lao động khởi kiện vụ án hành chính có các đặc điểm riêng biệt. - Khởi kiện vụ án hành chính có mối quan hệ với khiếu nại theo thủ tục hành chính. Thực chất đây là bước khiếu nại tiếp theo của người khiếu nại nhưng theo trình tự thủ tục tư pháp mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết là Tòa án do pháp luật tố tụng hành chính quy định. Nói cách khác, muốn khởi kiện vụ án hành chính trước đó người khởi kiện phải qua giai đoạn khiếu nại theo các trình tự thủ tục hành chính do Luật Khiếu nại, tố cáo quy định còn gọi là giai đoạn tiền tố tụng. Đây là điều kiện cơ bản đầu tiên và là một trong những căn cứ bắt buộc (cần và đủ) để Tòa án thụ lý kiện vụ án hành chính. - Đối tượng và phạm vi khởi kiện vụ án hành chính do pháp luật tố tụng hành chính quy định. Theo pháp luật tố tụng hành chính hiện hành thì đối tượng khởi kiện vụ án hành chính gồm quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức (Điều 11 PLTTGQCVAHC). Đây cũng là đối tượng xét xử hành chính của TAND. Các quyết định hay hành vi bị khởi kiện là do các cơ quan nhà nước hoặc cán bộ, công chức trong các cơ quan đó ban hành hay thực hiện mà người khởi kiện cho rằng xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đặc điểm trên đây cho phép xác định một loạt nội dung và vấn đề quan trọng tạo nên sự khác biệt giữa vụ án hành chính với các vụ án phi hình sự khác nhất là tính chất và vị trí của người bị kiện. - Khởi kiện vụ án hành chính là hành vi tố tụng thuộc quyền của người khởi kiện làm xuất hiện nghĩa vụ của Tòa án là phải xem xét và giải quyết yêu cầu của người khởi kiện. Đặc điểm này xác định trách nhiệm và phạm vi xem xét, giải quyết vụ án hành chính là phải xuất phát từ yêu cầu của người khởi kiện chứ không xem xét yêu cầu của các đương sự khác. Do đó, trong quá trình giải quyết vụ án hành chính không thể có hiện tượng phản tố như các vụ án phi hình sự khác. Việc xem xét yêu cầu của người khởi kiện 3
  4. 4 không chỉ xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của Tòa án mà còn giúp định hướng hàng loạt hành vi tiến hành tố tụng quan trọng của Tòa án nhằm xem quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức bị khởi kiện là hợp pháp hay bất hợp pháp. - Khởi kiện vụ án hành chính là hành vi tham gia tố tụng thuộc quyền của người khởi kiện nhưng là loại quyền có điều kiện. Do vậy, để thực hiện việc khởi kiện, người khởi kiện phải hội đủ các điều kiện cần và đủ theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính. Nếu thiếu một trong những quyền này sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý là làm mất quyền khởi kiện của người khởi kiện. Đây cũng chính là những điều kiện cần thiết để Tòa án thụ lý vụ án hành chính - Khởi kiện vụ án hành chính còn là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực và chất lượng quản lý hành chính nhà nước. Trong quá trình quản lý hành chính, các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hành vi quản lý thông qua việc ban hành các quyết định hay thực hiện các hành vi hành chính. Trong số các quyết định hay hành vi đó có thể có những quyết định hay hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Do vậy việc công dân, tổ chức thực hiện quyền khởi kiện, hành vi đó để khắc phục những sai lầm và vi phạm, đảm bảo tính hợp pháp và có hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước. III. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH: 1. Một số dấu hiệu của quyết định hành chính: Căn cứ vào Điều 4 và 12 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung ngày 05 tháng 4 năm 2006) thì quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính. Như vậy, theo khái niệm này thì quyết định hành chính là đối tượng xét xử của Tòa hành chính khi nó thỏa mãn những dấu hiệu sau đây: Một là, quyết định hành chính đó phải là quyết định hành chính cá biệt: Trên cơ sở quyết định quy phạm, quyết định cá biệt được ban hành nhằm mục đích hướng đến việc các chủ thể pháp luật hành chính thực hiện được các quyền cũng như nghĩa vụ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, đây là hoạt động thường xuyên và cũng nhờ có quyết định này mà pháp luật được thi hành. Vốn dĩ, là một quyết định để áp dụng quy phạm pháp luật vì thế nó có đặc trưng riêng của một quyết định cá biệt, như: Được áp dụng một lần cho một hoặc một số đối tượng cụ thể. Các quyết định cá biệt được ban hành trên cơ sở của quyết định chủ đạo cũng như quyết định quy phạm nhằm mục đích để các chủ thể có thẩm quyền giải quyết các công việc cụ thể trên từng lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Chính vì vậy, quyết định cá biệt sẽ trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Như vậy, quyết định hành chính là đối tượng xét xử của Tòa hành chính phải là quyết định cá biệt. Tức là, quyết định áp dụng pháp luật vào một trường hợp cụ thể và được áp dụng một lần đối với một hoặc nhiều đối tượng khác nhau. 4
  5. 5 Hai là, quyết định hành chính đó phải tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của công dân. Khi ban hành quyết định hành chính để giải quyết những công việc cụ thể trong quản lý hành chính, để áp dụng pháp luật vào các trường hợp cụ thể. Cơ quan hành chính hoặc người có thẩm quyền đã ban hành quyết định hành chính, nhưng việc ban hành quyết định này đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Tức là, làm phát sinh tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan nhà nước về quyết định hành chính. Ba là, quyết định hành chính đó phải là quyết định hành chính lần đầu. Ngoài những quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành lần đầu trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể thuộc thẩm quyền của mình, thì những quyết định hành chính được ban hành thuộc một trong các trường hợp sau đây cũng được coi là quyết định hành chính lần đầu (NQ số 04/2006/NQ-HĐTP ngày 04 tháng 8 năm 2006). 2. Đặc điểm của Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Theo khoản 2, Điều 1, PLXLVPHC thì: “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Quyết định xử phạt hành chính khi được ban hành sẽ gây ra một hậu quả pháp lý đặc biệt, làm phát sinh trách nhiệm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, tức là buộc họ phải chịu hậu quả bất lợi trước nhà nước về tinh thần (bị hạn chế quyền) hoặc về tài sản (bi phạt tiền, tịch thu tan vật, phương tiện…). Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có những đặc điểm sau: + Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là một loạt quyết định cưỡng chế nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước. Tính cưỡng chế và tính quyền lực nhà nước thể hiện ở chỗ quyết định xử phạt hành chính luôn được các cơ quan, cán bộ có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thực hiện. Chỉ có các cơ quan hoặc cán bộ nhà nước nào được Nhà nước trao thẩm quyền xử phạt hành chính và được ghi rõ trong các văn bản pháp luật có quy định về xử phạt hành chính mới có quyền quyết định xử phạt. Quyết định xử phạt hành chính là phản ứng của Nhà nước trước các hành vi xâm hại quy tắc quản lý nhà nước. Biểu hiện của phản ứng đó là việc áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính. Việc áp dụng các biện pháp xử phạt này có tác dụng trực tiếp điều chỉnh hành vi xử sự của người vi phạm tức là buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi trước Nhà nước và có tác dụng đình chỉ vi phạm hành chính, qua đó góp phần bảo vệ và duy trì các trật tự quản lý nhà nước. + Cơ sở để quyết định xử phạt hành chính là vi phạm hành chính. Đặc điểm này cho thấy chỉ có hành vi nào xâm phạm quy định quản lý mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự do các cá nhân, tổ chức đủ năng lực chủ thể thực hiện với lỗi cố ý hay do vô ý mới bị xử phạt hành chính. Đặc điểm có tính nguyên tắc trên đây đã được khẳng định tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Do vậy, khi áp dụng các biện pháp xử phạt đòi hỏi các cơ quan hoặc cán bộ nhà nước có thẩm quyền phải xác định rõ có vi phạm hành chính xảy ra hay không, tính chất 5
  6. 6 và mức độ của vi phạm như thế nào, hành vi vi phạm đó đã được quy định trong các văn bản pháp luật có quy định về xử phạt hành chính hay chưa. Quyết định xử phạt hành chính là hình thức thể hiện công khai ý chí của Nhà nước về thái độ phản ứng trước các hành vi vi phạm hành chính và mức cưỡng chế của Nhà nước đối với các chủ thể vi phạm. + Quyết định xử phạt hành chính được ban hành trong khuôn khổ và phải tuân theo pháp luật về trình tự, thủ tục hành chính (PLXLVPHC 2002, sửa đổi bổ sung 2007, 2008; Nghị định 128/2008/NĐ-CP). 3. Hình thức của các quyết định xử phạt hành chính: Các quy định về hình thức đối với các quyết định xử phạt hành chính là có tính nguyên tắc, chặt chẽ và cụ thể dựa vào các yếu tố sau: a) Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể từ Điều 28 đến Điều 40 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. b) Về nguyên tắc xác định thẩm quyền được quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, cụ thể là: - Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương. - Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực có thẩm quyền xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước. - Thẩm quyền xử phạt của các chức danh theo quy định của Pháp lệnh trên trong từng trường hợp cụ thể được xác định như sau: + Thẩm quyền phạt tiền được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định cho mỗi hành vi vi phạm hành chính; + Thẩm quyền áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được xác định căn cứ vào bản quy phạm pháp luật về định vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước quy định cho chức danh có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với một hành vi vi phạm cụ thể. Trường hợp pháp lệnh quy định thẩm quyền tịch thu theo trị giá của tang vật, phương tiện vi phạm thì phải căn cứ vào giá trị thực tế của tang vật, phương tiện vi phạm để xác định thẩm quyền. + Thẩm quyền áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề được xác định căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước. Đối với hành vi vi phạm có quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì chức danh nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó cũng có quyền xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề đối với người vi phạm, trường hợp luật có quy định khác thì theo quy định của luật. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người đã ra quyết định xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề về việc đã áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. + Thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được xác định căn cứ vào Pháp lệnh quy định chức danh đó có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu 6
  7. 7 quả; đồng thời căn cứ vào hành vi vi phạm cụ thể có quy định việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định trong các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước. + Trong trường hợp mức tiền phạt, trị giá tang vật phương tiện bị tịch thu hoặc một trong các hình thức xử phạt hoặc biện pháp khắc phục hậu quả không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền thì người đang thụ lý vụ việc vi phạm phải kịp thời chuyển vụ việc vi phạm dó đến người có thẩm quyền xử phạt. Như vậy, một quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không đúng, không phù hợp với những nội dung trên thì được coi là quyết định xử phạt trái pháp luật cần phải hủy bỏ. c) Về thủ tục ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Có 2 hình thức thủ tục ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau: Một là, thủ tục xử phạt đơn giản: Trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ. Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; quyết định này phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt một bản. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp nộp tiền phạt tại chỗ thì được nhận biên lai thu tiền phạt. Việc áp dụng thủ tục này được hiểu là: - Xử phạt theo thủ tục đơn giản quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh là trường hợp xử phạt, theo đó người có thẩm quyền xử phạt không lập biên bản mà ra quyết định xử phạt tại chỗ. Những trường hợp được tiến hành xử phạt theo thủ tục đơn giản bao gồm: + Hành vi vi phạm hành chính mà mức phạt quy định là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng; + Nhiều hành vi vi phạm hành chính do một người thực hiện mà hình thức và mức phạt quy định đối với mỗi hành vi này đều là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng; - Trong trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản, người có thẩm quyền không lập biên bản mà ra quyết định xử phạt tại chỗ. Quyết định xử phạt phải thể hiện bằng văn bản theo mẫu quy định. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt do Bộ Tài chính phát hành. Trong trường hợp không nộp tiền phạt tại chỗ, cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn được quy định tại khoản 1 Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Hai là, thủ tục lập biên bản (còn gọi là thủ tục thông thường): - Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền xử phạt đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản. 7
  8. 8 Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển thì người chỉ huy tàu bay, tàu biển có trách nhiệm lập biên bản để chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt khi tàu bay, tàu biển về đến sân bay, bến cảng. - Trong biên bản về vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt (nếu có); tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ. - Biên bản được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản. - Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt. Cần chú ý: - Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ có trách nhiệm lập biên bản theo đúng mẫu quy định đối với người vi phạm hành chính mà mình phát hiện và chuyển kịp thời tới người có thẩm quyền xử phạt. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; - Trong trường hợp người lập biên bản không có thẩm quyền xử phạt thì thủ trưởng của người đó là người có thẩm quyền xử phạt cũng phải ký tên vào biên bản; trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh trước khi ký vào biên bản. Ba là, về thời hiệu xử phạt và thời hạn ra quyết định: - Thời hiệu: Theo quy định hiện hành, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện; đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, sở hữu trí tuệ, xây dựng, môi trường, an toàn và kiểm soát bức xạ, nhà ở, đất đai, đê điều, xuất bản, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc vi phạm hành chính là hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả thì thời hiệu là hai năm. Nếu quá thời hạn trên thì không xử phạt. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính thì bị xử phạt hành chính; trong thời hạn ba ngày kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án người đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 3 tháng kể từ ngày người có thẩm quyền nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm. - Thời hạn ra quyết định xử phạt. + Thời hạn ra quyết định xử phạt la mười ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính; đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết 8
  9. 9 định xử phạt là ba mươi ngày. Trong trường hợp xét cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá ba mươi ngày. Quá thời hạn nói trên, người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp xử phạt trục xuất; trong trường hợp không ra quyết định xử phạt thì vẫn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả và tịch thu tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành. Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. + Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung. + Trong quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, nhề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ, nhề nghiệp của người vi phạm, hành vi vi phạm hành chính; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; hình thức xử phạt hành chính, hình thức xử phạt bổ sung (nếu có), các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); thời hạn, mơi thi hành quyết định xử phạt và chữ ký của người ra quyết định xử phạt. Trong quyết định xử phạt cũng phải ghi rõ cá nhân, tổ chức bị xử phạt nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cuỡng chế thi hành; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật + Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác. + Quyết định xử phạt được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt. + Đối với vụ việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh thêm thì phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày lập biêh bản về hành vi vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải theo đúng mẫu quy định. + Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp như tang vật, phương tiện cần giám định, cần xác định rõ đối tượng vi phạm hành chính hoặc những tình tiết phức tạp khác thì thới hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày, kế từ ngày lập biên bản. + Trong trường hợp xét thấy cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm nhất là 10 ngày, trước khi hết thời hạn được quy định tại khoản 2 Điều này, người có thẩm quyền xử phạt phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản; thời gian gia hạn không quá 30 ngày; Cách tính thời hạn, thời hiệu trên được hiểu như sau: Nếu thời hạn, thời hiệu được quy định là tháng hoặc năm thì khoản thời gian đó được tính theo tháng, năm dương lịch bao gồm cả ngày nghỉ theo quy định của Bộ Luật Lao động. 9
  10. 10 Những nội dung quy định về thời hạn, thời hiệu điều tra trên đây là cơ sở và là căn cứ mà luật sư dựa vào đó để đánh giá tính hợp pháp về mặt thời gian của quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Bốn là, về thể thức văn bản. Hầu hết các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đều được ban hành theo mẫu quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Theo CV số 2297/VPCP-KNTN ngày 10/4/2009 cho phép sử dụng mẫu theo Nghị định 134/2003/NĐ-CP mặc dầu Nghị định 134 đã bị Nghị định 128/2008/NĐ-CP thay thế). - Trong quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng, hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung (nếu có), các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); thời hạn, nơi thi hành quyết định xử phạt và chữ ký của người ra quyết định xử phạt. Trong quyết định xử phạt cũng phải ghi rõ cá nhân, tổ chức bị xử phạt nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. - Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác. - Quyết định xử phạt được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt. d) Về việc đóng dấu quyết định cũng là một yếu tố về thể thức văn bản. - Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử phạt được đóng dấu cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đó. - Đối với quyết định xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh thí dấu được đóng lên 1/3 (một phần ba) chữ ký về phía bên trái chữ ký của người có thẩm quyền quyết định xử phạt. - Đối với quyết định xử phạt của những người có thẩm quyền xử phạt mà không có quyền đóng dấu trực tiếp thì quyết định xử phạt được đóng dấu cơ quan của người ra quyết định xử phạt vào góc trái tại phần trên cùng của quyết định, nơi ghi tên cơ quan xử phạt và số, ký hiệu của quyết định xử phạt. 4. Nội dung của quyết định xử phạt vi phạm hành chính: a. Cơ sở pháp lý Tất cả các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đều phải có cơ sở pháp lý rõ ràng, cụ thể và có hiệu lực pháp luật. Các cơ sở pháp lý này phải có ý nghĩa bắt buộc trực tiếp đối với nội dung xử phạt nghĩa là phù hợp với các tình tiết thực tế khách quan. Phần giả định, quy định và chế tài của các điều khoản pháp luật áp dụng để xử phạt phải khớp với các dữ kiện pháp lý xảy ra trong thực tế để tránh tình trạng áp dụng tương tự và suy diễn chủ quan. 10
  11. 11 Cơ sở pháp lý của quyết định xử phạt phải có đủ các quy định về hình thức, thủ tục cũng như nội dung. Các văn bản trên phải đang có hiệu lực, hợp hiến và hợp pháp. Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hành chính được thể hiện như sau (Teo Luật Ban hành VBQPPL ngày 03/6/2008 và Luật Ban hành VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004): - Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. - Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải phù hợp với hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật. - Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, văn bản liên tịch của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp được thực hiện như sau: - Nghị quyết, nghị định cho chính phủ ban hành phải phù hợp với hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, nghị quyết của Chủ tịch nước. - Quyết định, chỉ thị do Thủ tướng Chính phủ ban hành phải phù hợp với hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ. - Quyết định, chỉ thị, thông tư do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ban hành phải phù hợp với hiến pháp, luật. nghị quyết của Quốc hội, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về quản lý ngành, lĩnh vực do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ phụ trách. - Nghị quyết, thông tư liên tịch do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương với tổ chức chính trị - xã hội ban hành phải phù hợp với hiến pháp, luật, nghi quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, nghị quyết của Chủ tịch nước; nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. - Nghị quyết do Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị do Ủy ban nhân dân các cấp ban hành phải phù hợp với hiến pháp, luật, nghi quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, nghị quyết của Chủ tịch nước; nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên. Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương với nhau, giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương với tổ chức chính trị - xã hội, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trái với hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên phải bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ, bãi bỏ theo quy định của pháp luật hiện hành. 11
  12. 12 b. Đối tượng xử phạt trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có đủ năng lực chủ thể. Chủ thể của vi phạm hành chính được hiểu như sau: - Cá nhân - chủ thể của vi phạm hành chính. Một cá nhân khi có hành vi vi phạm hành chính sẽ trở thành chủ thể của vi phạm hành chính nếu có đủ hai điều kiện sau: + Có năng lực trách nhiệm hành chính. + Đạt độ tuổi nhất định. Như đã trình bày ở trên, năng lực trách nhiệm hành chính là cơ sở chủ yếu bên trong để xác định lỗi. Cơ sở đánh giá bên trong suy cho cùng là năng lực nhận thức của con người. Chỉ khi nào xác định được năng lực nhận thức tức là khả năng hiểu và điều khiển được hành vi thì mới khẳng định được lỗi của người vi phạm. Có xác định được lỗi của một người khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì mới xác định được chủ thể của hành vi vi phạm hành chính, không có lỗi trong hành vi thì không có chủ thể vi phạm hành chính. Điều 5 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định những người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi là những người bắt đầu có năng lực trách nhiệm hành chính, họ chỉ chịu trách nhiệm hành chính khi thực hiện vi phạm hành chính với lỗi cố ý. Khoa học pháp lý gọi những người trong độ tuổi này là tuổi có năng lực chịu trách nhiệm hành chính chưa đầy đủ và những người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được gọi là những người có năng lực trách nhiệm hành chính đầy đủ. Về nguyên tắc, người chưa đạt độ tuổi bắt đầu có năng lực trách nhiệm hành chính sẽ luôn luôn được coi là không có lỗi vì chưa có điều kiện để có lỗi và do vậy, không thể là chủ thể của vi phạm hành chính. Ngoài ra, có những người tuy đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính nhưng lại mắc phải bệnh tâm thần, rối loạn hoạt động thần kinh chức năng đến mức mất khả năng nhận thức hoặc bị một bệnh nào đó làm mất khả năng điều khiển hành vi… cũng được xem là không có lỗi. Những người trong tình trạng như vậy không thể là chủ thể của vi phạm hành chính. - Tổ chức - Chủ thể của vi phạm hành chính. Khi xác định một cá nhân nào đó có phải là chủ thể của vi phạm hành chính hay không là xác định cá nhân đó khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật có lỗi hay không. Lỗi chỉ có thể có ở cá nhân, ở con người cụ thể. Tâm lý học mác xít đã chứng minh không thể có một thái độ tâm lý đặc thù, cụ thể cho một tập thể mặc dù tập thể đó có thể cùng có chung một quan điểm nào đó. Hoạt động tâm lý của mỗi người là khác nhau. Khoa học pháp lý xã hội chủ nghĩa cũng xác định rõ lỗi luôn luôn là của cá nhân. Vì vậy, tổ chức, pháp nhân không thể có lỗi dưới góc độ pháp lý được. Để đảm bảo cho việc đấu tranh, phòng chống vi phạm hành chính có hiệu quả trong trường hợp một tổ chức nào đó (cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế,…) có biểu hiện xem thường pháp luật, vô trách nhiệm với các nghĩa vụ pháp lý mà có những vi phạm hành chính…thì cũng phải chịu trách nhiệm hành chính như đối với cá nhân. Tổ chức trong trường hợp này có thể xem như chủ thể đặc biệt của vi phạm hành chính. Trong cấu thành vi phạm hành chính của tổ chức, do không thể xác định được lỗi của nó nên ở 12
  13. 13 đây yếu tố chủ quan không có ý nghĩa gì cả. Chỉ cần tổ chức đó có biểu hiện xâm hại đến các khách thể trong lĩnh vực quản lý nhà nước, trái pháp luật hành chính thì xem như đủ cơ sở để coi là chủ thể của vi phạm hành chính. c. Các tình tiết dùng làm căn cứ ra quyết định xử phạt hành chính. Các tình tiết dùng làm căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải là những tình tiết xảy ra trong thực tế được thu thập, mô tả hay phản ánh dưới những hình thức, thủ tục do pháp luật quy định và có ý nghĩa trực tiếp làm cơ sở cho việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Các tình tiết trên bao gồm: Biên bản vi phạm hành chính. - Các chứng cứ chứng minh có hành vi vi phạm hành chính. - Các chứng cứ phản ánh tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. - Các tình tiết chứng minh về thẩm quyền, thời hạn, thời hiệu và trình tự, thủ tục ra quyết định. - Các chứng cứ, tình tiết chứng minh sự thiệt hại… Nếu phát hiện thấy các tình tiết gọi là không khách quan, thiếu mối quan hệ logic và không phù hợp với nội dung và hình thức quyết định xử phạt thì quyết định đó là trái pháp luật. d. nội dung trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Các điều khoản trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: - Nếu hành vi vi phạm hành chính; - Hình thức và mực xử phạt; - Các biện pháp cưỡng chế, bảo đảm thi hành,… Các nội dung này phải phù hợp và đúng với các quy định trong các điều khoản pháp luật được trích dẫn làm cơ sở pháp lý cho việc ra quyết định. Nếu không thỏa mãn yêu cầu trên thì quyết định xử phạt là trái pháp luật. IV. KỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH: Công dân, tổ chức muốn khởi kiện vụ án hành chính phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện mà pháp luật tố tụng hành chính quy định: 1. Điều kiện chủ thể Người khiếu kiện phải đủ năng lực chủ thể hoặc thông qua người đại diện (trong một số trường hợp Viện kiểm sát nhân dân quyết định khởi tố vụ án hành chính). Người khiếu kiện phải là người bị thiệt hại do việc áp dụng quyết định xử phạt vi phạm hành chính trực tiếp gây ra. Chủ thể của quyền khởi kiện gọi là người khởi kiện. Tại khoản 5 Điều 4 PLTTGQCVAHC quy định người khởi kiện là cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, nên đã khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền. a) Đối với cá nhân: 13
  14. 14 Cá nhân khởi kiện gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch sinh sống tại Việt Nam. Họ phải là người có năng lực chủ thể, đạt độ tuổi nhất định, sức khỏe bình thường (không bị bệnh tâm thần, không rối loạn thần kinh chức năng làm mất khả năng nhận thức). Cá nhân khởi kiện phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp trực tiếp bị xâm hại do có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật gây nên. Người khởi kiện phải trực tiếp ký vào đơn khởi kiện và gửi đến đúng Tòa án có thẩm quyền. Người khởi kiện có thể ủy quyền cho bất cứ người nào mà pháp luật không cấm tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, người đại diện của người khởi kiện có thể thay mặt người khởi kiện để thực hiện các thủ tục khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền. Nếu người khởi kiện là người chưa thành niên hoặc là người có nhược điểm về thể chất và tâm thần thì phải có người đại diện hợp pháp để tham gia thực hiện quyền khởi kiện hoặc Viện kiểm sát nhân dân thay mặt họ để thực hiện quyền khởi tố vụ án hành chính (trong trường hợp không có người đại diện). Người thừa kế của người khởi kiện được tham gia tố tụng nếu như quyền và lợi ích của họ được hưởng thừa kế có liên quan đến vụ án hành chính. b) Đối vời cơ quan nhà nước: Cơ quan nhà nước là những cơ quan trong bộ máy nhà nước được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có tư cách pháp nhân. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền và nghĩa vụ của người khởi kiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền. Người đại diện theo pháp luật (còn gọi là người đại diện đương nhiên) là người đứng đầu cơ quan nhà nước. Người đứng đầu cơ quan nhà nước có thể ủy quyền cho cấp phó của mình hoặc bất cứ người nào (trừ những trường hợp bị pháp luật ngăn cấm) tham gia tố tụng hành chính. Thủ tục ủy quyền do pháp luật tố tụng hành chính quy định, phải làm thành văn bản và được chứng thực hợp pháp. Nếu người khởi kiện là cơ quan nhà nước bị sáp nhập, phân chia, giải thể, thì cá nhân, pháp nhân thừa kế quyền, nghĩa vụ của pháp nhân cũ thực hiện quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện. c) Đối với tổ chức: Tổ chức gồm nhiều loại khác nhau như các đơn vị cơ sở, đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp của nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Các tổ chức này được thành lập và hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, có tư cách pháp nhân hoặc có đủ các dấu hiệu của một tổ chức (có cơ cấu tổ chức, trụ sở, con dấu…) và phù hợp với pháp luật. Cũng như cơ quan nhà nước, người khởi kiện là tổ chức thực hiện quyền khởi kiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền. 2 . Điều kiện về thủ tục tiền tố tụng. a) Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại các điều từ Điều 19 đến Điều 25 Luật khiếu nại, tố cáo nhưng hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 36 Luật khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết và cũng không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo. 14
  15. 15 Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu bao gồm: - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền: + Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại. - Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ công chức do mình quản lý trực tiếp. - Giám đốc Sở và cấp tương đương thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền; + Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức của mình quản lý trực tiếp; + Giải quyết khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương giải quyết nhưng còn có khiếu nại. - Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền: + Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; + Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết nhưng còn có khiếu nại; quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng; + Giải quyết khiếu nại mà Giám đốc Sở hoặc cấp tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng. - Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp. - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền: + Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp; + Giải quyết khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ. Thủ trưởng cơ quan thuộc thuộc ơ quan ngang bộ… đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại. quyết định giải quyết khiếu nại này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng. + Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu, khiếu nại mà Giám đốc Sở hoặc cấp tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại mà nội dung thuộc quản lý nhà nước của bộ, ngành mình. Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng. b) Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại các điều từ Điều 19 đến Điều 25 Luật khiếu nại, tố cáo nhưng không đồng ý với quyết 15
  16. 16 định giải quyết khiếu nại và cũng không khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trực tiếp theo. Tóm lại khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính là loại việc thuộc khoản 1, Điều 11, PLTTGQCVAHC nên việc khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bắt buộc trước khi gởi đơn khợi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết. 3. Điều kiện về thời hiệu và thủ tục khởi kiện: Tùy từng trường hợp mà luật sư áp dụng các quy định về thời hạn, thời hiệu để xác định thời hạn, thời hiệu. Nếu hết thời hạn, thời hiệu thì cần tư vấn cho khách hàng là họ đã mất quyền khiếu kiện nếu không chứng minh được việc quá thời gian là do trờ ngại khách quan hay có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại điều 30 PLTTGQCVAHC, để khởi kiện vụ án hành chính, người khởi kiện phải đảm bảo các điều kiện sau: - Người khởi kiện đối với quyết định xủ phạt vi phạm hành chính, phải làm đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính trong thời gian ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đó. - Đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn thì các thời hạn khởi kiện nói trên là bốn mươi lăm ngày. - Trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định trên đây thì thời gian có trở ngại do không tính vào thời hiệu khởi kiện. Vì vậy để được Tòa án thụ lý thì người khởi kiện phải viết đơn và các tài liệu chứng cứ kèm theo gởi tòa án có thẩm quyền nếu thời hiệu khởi kiện còn trong luật định. Việc gởi đơn có thể trực tiếp đến Tòa án hoặc gởi qua đường bưu điện, nếu gởi qua bưu điện thì được tính theo dấu nơi bưu điện gởi. Về thủ tục khiếu kiện: - Đơn kiện phải có các nội dung chính sau đây: + Ngày, tháng, năm làm đơn; + Tòa án được yêu cầu giải quyết vụ ánh hành chính; + Tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện; + Nội dung quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức hay tóm tắt diễn biến của hành vi hành chính; + Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có); + Cam đoan không khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo; + Các yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết. - Đơn khiếu kiện phải do người khởi kiện ký; nếu người khởi kiện là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì phải do người đại diện của họ ký. Kèm theo đơn kiện phải có các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện. 16
  17. 17 - Nếu khiếu nại thì luật sư dựa vào các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo để tư vấn về quy trình, các giai đoạn, thủ tục khiếu nại. - Nếu khởi kiện vụ án hành chính thì theo các quy định về trình tự tố tụng khởi kiện do Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định. 4. Về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án: Luật sư căn cứ và Điều 12, Điều 13, PLTTGQCVAHC để xác định đúng thẩm quyền của Tòa án, cụ thể như sau: Theo cấp Tòa: Tòa án cấp huyện xét xử sơ thẩm QĐHC của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuốn; Tòa án cấp tỉnh sơ thẩm các vụ khiếu kiện khác thuộc thẩm quyền của Tòa hành chính, sơ thẩm các khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Tòa án huyện nhưng Tòa án tỉnh lấy lên để xét xử khi khiếu kiện QĐHC của UBND hoặc Chủ tịch UBND cấp huyện liên quyan đến nhiều đối tương, phức tạp hoặc các Thẩm phán thuộc trường hợp phải thay đổi. Theo lãnh thổ: Tòa án nơi “người bị kiện” làm việc, có trụ sở đối với các khiếu kiện cơ quan cấp tỉnh trở xuống, người đứng đầu, công chức của các cơ quan nầy. Tòa án nơi “người khởi kiện” làm việc, cư trú đối với các khiếu kiện cơ quan cấp trên tỉnh, người đứng đầu, cán bộ, công chức của các cơ quan nầy. Đối với trường hợp vừa khiếu nại tiếp theo vừa có đơn khởi kiện QĐHC liên quan đến một người và chưa có quyết định giải quyết khiếu nại tiếp theo thì thuộc thẩm quyền của Tòa án. Đối với QĐHC liên quan đến nhiều người mà họ vừa khởi kiện vừa khiếu nại đến cấp tiếp theo hoặc có người khiếu nại, có người khởi kiện thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp giải quyết khiếu nại tiếp theo nhưng cấp nầy không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì thuộc thẩm quyền Tòa án. Đối với QĐHC liên quan đến nhiều người mà họ vừa khởi kiện vừa khiếu nại đến cấp tiếp theo hoặc có người khiếu nại, có người khởi kiện thì thuộc thẩm quyền của cấp giải quyết khiếu nại tiếp theo. V. NHẬN ĐỊNH CỦA LUẬT SƯ VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN TRONG VIỆC KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH: Theo quy định của pháp luật hiện hành, để thực hiện việc khởi kiện vụ án về xử phạt vi phạm hành chính, thì các rào cản là điều kiện khởi kiện. Việc phải thỏa mãn các điều kiện khởi kiện này đã khiến tình trạng những vụ kiện sẽ kéo dài lê thê bởi phải qua các trình tự khiếu nại, tố cáo. Và việc này cũng làm ảnh hưởng đến bộ máy quản lý hành chính. Hơn nữa một số cơ quan hành chính lại không đi đầu trong việc chấp hành pháp luật, e sợ bị khiếu kiện ra Tòa nên thay vì phải ra quyết định giải quyết khiếu nại thì họ lại ban hành các thông báo khiến người dân gặp khó khăn trong việc khiếu kiện ra Tòa vì không đảm bảo được thủ tục tiền tố tụng. Vì vậy cơ quan ban hành pháp luật cần phải mở rộng hơn nữa điều kiện khởi kiện cho người dân. Ở vai trò của mình Luật sư cần không ngừng nâng cao kỹ năng hành nghề nói chung và kỹ năng phân tích đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính nói riêng nhằm góp phần thiết thực vào việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp, thực hiện tốt Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ 17
  18. 18 Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020, đồng thời bảo vệ được lợi ích tốt nhất cho khách hành trên cơ sở quy định của pháp luật. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. PLXPVPHC nắm 2002, sửa đổi bổ sung nắm 2007, 2008; 2. Nghị định 128/2008/NĐ–CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của PLXLVPHC; 3. Pháp lệnh thủ tục giải giải quyết các vụ án hành chính 1996, 1998 bổ sung năm 2006; 4. Nghị quyết 04/2006/NQ-HĐTP ngày 04/8/2006 hướng dẫn Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính; 5. Luật Kiếu nại, tố cáo năm 1998, sửa đổi bổ sung năm 2004, 2005; 6. Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đởi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; 7. Kỹ năng giải quyết các vụ án hành chính-Nhà xuất bản Tư pháp; 8. Nghiệp vụ của Luật sư về tư vấn pháp luật và tư vấn hợp đồng-Nhà xuất bản Thống kê; 9. Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt Nam của trường ĐHL Hà Nội-NXB.CAND; 10. Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 ban hành năm 2005 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2006; 11. Hiến pháp 1992, Luật Doanh nghiệp 2005, Bộ Luật Tố tụng hình sự 2003, Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004; 12. Nghị đinh 02/2008/NĐ-CP ngày 26/2/2007 hướng dẫn Luật Luật sư, Nghị định 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 của Chính phủ về Tư vấn pháp luật; 13. Nghị định 131/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 hướng dẫn Luật Luật sư; 14. Thông tư 02/2007/TT-BTP ngày 25/4/2007 hướng dẫn NĐ 28 và Luật Luật sư; 15. Sổ tay luật sư năm 2004, tập bài giảng về chuyên đề và kỹ năng chung hành nghề luật sư; 16. Báo pháp luật TP Hồ Chí Minh và các bài viết liên quan trên báo, trên mạng internet; 17. Tự điển tiếng việt phổ thông của Viện Ngôn Ngữ Học-NXB TP HCM.2002; 18. Tạp chí nghề luật; 18
  19. 19 19. Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND năm 2004; Luật Ban hành VBQPPL năm 2008; Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư và Nghị định 09/2010/NĐ-CP sử đổi bổ sung Nghị định 110/2004/NĐ-CP; Nghị định 40/2010/NĐ-CP Về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2