YOMEDIA
ADSENSE
TIỂU LUẬN: LÝ THUYẾT AN NINH QUỐC TẾ
120
lượt xem 16
download
lượt xem 16
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Khái niệm điểm nóng: Những bất ổn định lớn, những xung đột chính trị lớn hoặc có chiến tranh xảy ra. Những vấn đề mang tính chất chính trị, xã hội, kinh tế bất ổn định cần được giải quyết Xung đột giữa 2 quốc gia hoặc nhiều quốc gia. Điểm nóng có thể do nội bộ một nước gây ra tình trạng bất ổn lớn và có khả năng lan tỏa sang nơi khác.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TIỂU LUẬN: LÝ THUYẾT AN NINH QUỐC TẾ
- BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM MÔN: LÝ THUYẾT AN NINH QUỐC TẾ Đề tài: Điểm nóng khu vực Trung Á Nhóm sinh viên thực hiện: 1. Nguyễn Hương Giang D33 2. Vũ Huyền Ly D33 3. Đỗ Trang Linh H33 4. Phan Thị Thanh Hà H33 5. Nguyễn Thùy Dung H33 6. Nguyễn Kim Thoa H33 0
- I. Khái niệm điểm nóng: Những bất ổn định lớn, những xung đột chính trị lớn hoặc có chiến tranh xảy ra. Những vấn đề mang tính chất chính trị, xã hội, kinh tế bất ổn định cần được giải quyết Xung đột giữa 2 quốc gia hoặc nhiều quốc gia. Điểm nóng có thể do nội bộ một nước gây ra tình trạng bất ổn lớn và có khả năng lan tỏa sang nơi khác. II. Vì sao Trung Á là khu vực nóng? 1. Vài nét về khu vực Trung Á: Trung Á là một vùng của Châu Á không tiếp giáp với đại dương. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về biên giới có thể có của khu vực Trung Á. Ở đây, chúng tôi xin được xét Trung Á trong phạm vi bao gồm 5 mảnh vỡ của Liên Xô cũ là Kazakhstan, Turkmenistan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan cùng với Mông Cổ và Afganishtan. Khu vực này tiếp giáp với Nga và Trung Quốc, nằm ở vị trí cửa ngõ sang các nước Trung Đông – khu vực vốn luôn được coi là “chảo lửa” của thế giới. Trung Á là khu vực rất giàu tài nguyên thiên nhiên, trong đó chủ yếu là dầu mỏ, khí tự nhiên và than đá (có ở hầu hết các quốc gia trong khu vực). Thêm vào đó là tiềm năng thủy điện dồi dào tại Kyrgyzstan và Tajikistan, sản lượng lớn sắt ở Kazakhstan và đồng ở Mông Cổ. Ngoài ra Trung Á còn có vàng, kim loại hiếm, uranium, muối mỏ… 2. Vì sao coi đây là khu vực nóng: Khu vực Trung Á từ trước đến nay luôn chiếm một vị trí quan trọng trong cục diện khu vực Châu Á. Ngay từ thế kỷ XIX, do vị trí địa lý chiến lược, là cửa ngõ sang các quốc gia Trung Đông, Trung Á đã là trung tâm của cuộc chơi lớn mà Anh đã phát động nhằm ngăn cản Nga dùng các nước lân cận trong khu vực này làm bàn đạp thâm nhập Afganishtan và Ấn Độ. Trong thời kì chiến tranh lạnh, vai trò của khu vực này bị lu mờ do được hiểu là nằm trong tầm ảnh hưởng của Liên Xô. Sau khi Liên Xô sụp đổ, 5 quốc gia Trung Á là Kazakhstan, Turkmenistan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan tuyên bố độc lập và ngay lập tức thu hút sự chú ý của các nước lớn, đặc biệt phải kế đến 2 “đại gia” láng giềng là Nga và Trung Quốc. Từ sau sự kiện 11/9, khu vực này lại càng được ưu ái, nhất là từ phía Mỹ và các nước Tây Âu 1
- Lý giải về sức nóng của khu vực này, chúng tôi xin đưa ra 3 lý do chính. Đó là lý do an ninh, lý do kinh tế và lý do địa chiến lược. Về lý do an ninh, Afganishtan là điểm sáng dễ nhận ra nhất bởi vấn nạn khủng bố tại quốc gia này. Thêm vào đó là vần đề tôn giáo. Tôn giáo chính ở Trung Á là Hồi giáo và chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở đây trở thành một mối lo ngại lớn đối với cộng đồng thế giới bởi một khi nó được kết hợp với lực lượng khủng bổ ở Afganishtan thì không ai biết sẽ có những chuyện gì xảy ra. Về lý do kinh tế, với trữ lượng dầu mỏ và khoáng sản lớn như vậy thì không lý nào các cường quốc bỏ qua món hời mà họ có thể kiếm được. Đặc biệt là trong thời điểm khủng hoảng năng lượng toàn cầu như hiện nay, giá trị của Trung Á càng được nhân lên bội phần. Về lý do địa chiến lược, Nga và Trung Quốc luôn luôn coi trọng khu vực Trung Á trên cả khía cạnh kinh tế lẫn an ninh, coi đây là vành đai an ninh vô cùng quan trọng. Các cường quốc khác như Mỹ hay Tây Âu nếu muốn nhúng tay vào chảo lửa Trung Đông thì nhất định không thể làm ngơ trước khu vực này. III. Nóng ở đâu và nóng như thế nào? Afganistan - điểm nóng của Trung Á 1. Vài nét chính: - Là nước nhiều đồi núi nằm kín trong lục địa Trung Á - Nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú (đặc biệt có tiềm năng về dầu mỏ ở phía Bắc) tuy nhiên vẫn chưa được khai thác triệt để Đây là nguồn lợi nhuận tiềm năng vô cùng phong phú mà nhiều nước lớn mong muốn có được, chính vì thế sự can thiệp từ bên ngoài là khó tránh khỏi. - Mâu thuẫn sắc tộc gay gắt vì là nước Hồi giáo. 2. Quá trình trở thành điểm nóng: Chính trị – quân sự: Từ năm 1978, Afghanistan đã trải qua một cuộc nội chiến kéo dài và đẫm máu với sự can thiệp từ nước ngoài dưới hình thức Chiến tranh Xô Viết tại Afghanistan mà mãi tới năm 1989 mới kết thúc. Khoảng trống quyền lực tại nước này xuất hiện, nội chiến tiếp tục cho đến khi lực lượng chính trị-tôn giáo Taliban lên cầm quyền. Taliban tìm cách áp đặt bộ Luật Sharia hà khắc, dân chúng phải sống trong hạn chế cùng cực các quyền tự do đã gây nên sự phản đối từ 2
- phía trong và ngoài nước. Hơn nữa Taliban lại cung cấp chốn nương thân cho mạng lưới khủng bố Al-Qaeda của Osama bin Laden. Chính điều này khiến cho Afghanistan đã có cuộc xung đột năm 2001 với Hoa Kỳ trong đó chính phủ Taliban cầm quyền bị lật đổ. Cuộc xung đột với Hoa Kỳ khiến cho nước này trở thành một trong những điểm nóng nhất trên thế giới, dành được sự quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế. Hiện nay, Afghanistan vẫn có sự can thiệp lớn từ phía Mỹ, đây là một ván bài với chính quyền Barack Obama. Sau 9 năm triển khai quân sự ở Afghanistan, cả Mỹ và NATO đã không thể nào đẩy lùi được hoạt động của Taliban mà ngược lại còn đẩy nước này vào một mớ bong bong về bất ổn và chia rẽ. Bên cạnh đó, Afghanistan còn nóng bởi đây đang được coi là công xưởng ma túy số 1 thế giới. Báo cáo của Văn phòng Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc cho hay, hiện nay lượng ma túy và heroin có nguồn gốc từ nước này đã tăng gấp đôi so với năm 2005, chiếm hơn 97% sản lượng heroin toàn cầu. Các chuyên gia phòng chống ma túy quốc tế nhận định sản xuất ma túy lan tràn tại Afghanistan hiện nay không còn là vấn đề nội bộ của nước này nữa mà đã trở thành nỗi lo toàn cầu. Uzbekistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan Uzbekistan, Kazakhstan có vị trí địa chiến lược cực kỳ quan trọng ở Trung Á. Cụ thể, xung quanh khu vực này có nhiều dầu, nhiều ống dẫn dầu chảy qua đây và nó nằm giữa Ấn Độ, Nga và Trung Quốc. Uzbekistan là một trong những điểm nóng ở vùng Trung Á, nhất là về mặt quân sự liên quan mật thiết đến những cường quốc trên thế giới. Từ sau vụ khủng bố 11/9 Mỹ bắt đầu quan tâm đến ảnh hưởng của mình ở khu vực Trung Á, ngoài Afganistan thì vùng Uzbekistan hay Kazakhstan… là những vùng giành được nhiều quan tâm và nổi cộm lên sự tranh giành ảnh hưởng của Nga và Mỹ. Từ đầu những năm 1990 đến 2003, ở Uzbekistan xảy ra nhiều cuộc bạo động đẫm máu, nhất là vào năm 2003. Mà rõ ràng, bất ổn Uzbekistan không chỉ gia tăng nguy cơ mất trật tự có thể 3
- nhận chìm quốc gia đông dân nhất Trung Á này mà còn có thể lan rộng ra cả khu vực. Uzbekistan là sân sau của Nga, nhưng đồng thời cũng là một đồng minh quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ vì có một căn cứ quân sự Mỹ. Đồng thời Mỹ cũng đang nhòm ngó đến nguồn dầu khí tại Uzbekistan nên trong thời kì này, đòi hỏi gắt gao sự cân bằng ngoại giao của hai siêu cường ngay sau chiến tranh lạnh – một việc không dễ dàng gì, mà lại ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng của sự bùng phát bạo động, bất ổn. Nó còn liên quan đến vấn đề tôn giáo khi mà các quan chức Nga ủng hộ tuyên bố của Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov rằng du kích Hồi giáo chính là thủ phạm cuộc khủng hoảng ở nước cộng hoà này. Tình hình chính trị ở nước này cũng không mấy khả quan khi chính quyền tổng thống Kamirov bị các lực lượng trong nước phản đối và muốn lật đổ nhưng không được hậu thuẫn từ bên ngoài. Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan cũng nằm trong tuyến đường chạy đua vào Trung Á của Nga và Mỹ. Nga có hai căn cứ quân sự, một ở Kyrgyzstan và một ở Tajikistan (2009), tiến hành rất nhiều cuộc tập trận với hầu hết các quốc gia Trung Á. Mỹ có một căn cứ quân sự ở Kyrgyzstan (2009), ký kết một hiệp định hợp tác quân sự mới với Kazakhstan 01/02 (2008) với lời hứa giúp các lực lượng vũ trang của nước này đạt các tiêu chuẩn của NATO. Nhưng có lẽ mục tiêu cạnh tranh lớn nhất giữa các đối thủ chính là các nguồn lợi năng lượng thiên nhiên. Kazakhstan có các mỏ dầu ước tính trữ lượng đến 26 tỉ thùng và Turkmenistan thì rất dồi dào về khí gas tự nhiên. Trong lúc đó, Trung Quốc lại đang trong tình trạng khan hiếm năng lượng để duy trì nền kinh tế đang tăng trưởng; Mỹ tìm kiếm cơ hội giảm sự phù thuộc vào giếng dầu Trung Đông và Nga thì háo hức được khai thác các con đường trung chuyển tiềm năng cho các mỏ năng lượng của mình ở Trung Á... Mỹ đã sử dụng "cuộc chiến chống khủng bố" như chiêu bài chia sẻ nguồn lợi dầu mỏ ở Trung Á. Hiện nay, Nga, Mỹ đang cố gắng “đi đêm” tranh giành Kazakhstan để nắm chặt vùng Trung Á. Với vị trí địa chiến lược quan trọng ấy, sẽ còn rất lâu hai cường quốc thế giới mới chịu bỏ tay ra khỏi Kazakhstan cũng như các quốc gia còn lại của Trung Á. Còn một vấn đề quan trọng nữa, đó là Trung Á có vị trí địa lý nhạy cảm – gần gũi với Trung Đông, ngay trên Afganistan nên thực sự trở thành nguy cơ về con đường trung gian cho các mặt hàng như vũ khí hạt nhân và thuốc phiện. Tuy hiệp ước xây dựng Khu vực Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân Trung Á (CANWFZ) được sự ủng hộ đồng tình của các quốc gia này 4
- cũng như Nga, nhưng Trung Á cần ý thức hơn nữa vai trò của mình trong an ninh và bình ổn khu vực. IV. Nhận xét Vấn đề trên thế giới hiện nay đã không còn như trong thời kỳ chiến tranh lạnh, các nước đã có xu thế hợp tác, phát triển kinh tế, có thương lượng. Nhưng bên cạnh đó vẫn có những điểm nóng, những tranh chấp cục bộ, các cuộc nội chiến trên thế giới,… Khu vực Trung Á được coi là một điểm nóng “tiểm tàng” khi Mỹ coi đây là khu vực của khủng bố và xác định tổ chức đánh các nước khủng bố. Hơn nữa, khu vực này gồm nhiều hệ tư tưởng khác biệt (đạo Hồi, đạo Thiên Chúa,…) chính điểu này đã nảy sinh chiến tranh giữa các đạo. Đặc biệt, đạo Hồi được coi là đạo cực đoan, khi đã tham gia vào đạo này rất dễ dẫn đến việc “tử vì đạo”, chiến tranh tàn khốc là điều khó tránh khỏi. Hiện nay nó vẫn là một trong những điểm nóng di động phức tạp nhất thế giới. Bên cạnh đó, các vấn đề kinh tế gặp khó khăn, mâu thuẫn giữa các phe phái, dân tộc nảy sinh, tranh chấp đất đai, quyền lợi dân tộc. Đây là vấn đề lịch sử kéo dài. Vì vậy, đến khi nào vấn đề mâu thuẫn giữa các đạo, vấn đề quyền lợi dân tộc, bất ổn định an ninh chính trị,… được giải quyết thì vùng Trung Á nói riêng và thế giới nói chung mới có thể “hết nóng”, và điều này thì khó có thể xóa bỏ. 5
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn