intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận:"Mô hình phát triển của Hàn Quốc"

Chia sẻ: Nguyen Le Thanh Hung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:42

1.320
lượt xem
239
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lựa chọn chiến lược tăng trưởng dựa vào công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu và xuất phát từ điều kiện cụ thể của đất nước, chính sách công nghiệp của Hàn Quốc thời kỳ này là phát triển công nghiệp chủ yếu dựa vào vốn vay nước ngoài và thúc đẩy xuất khẩu

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận:"Mô hình phát triển của Hàn Quốc"

  1. Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc   TRƯỜNG ……………….  KHOA………………..  ‐‐‐‐‐ ‐‐‐‐‐    Tiểu luận  Mô hình phát triển của Hàn Quốc             1
  2. Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc MỤC LỤC * A. CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................. 3 1. Một số khái niệm .................................................................... 3 I.Mô hình phát triển kinh tế ở Hàn Quốc .................................... 5 1.Lựa chọn mô hình: ................................................................... 5 2.Các chính sách của Hàn Quốc ................................................. 5 2.1.Các chính sách về kinh tế...................................................... 5 2.1.1.Giai đoạn hướng vào xuất khẩu 1962-1971: ...................... 5 2.2.4.Chính sách giải quyết việc làm ........................................ 14 1.4.Giai đoạn thực hiện chính sách “kinh tế mới” và “toàn cầu hóa” (1990-1996): ..................................................................... 22 2.2.1.Sự phân hóa xã hội:.......................................................... 32 III.Bµi häc kinh nghiÖm tõ sù ph¸t triÓn thÇn kú cña Hµn Quèc ................................................................................................... 36   2
  3. Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc A. CƠ SỞ LÝ LUẬN  1. Một số khái niệm  - Tăng trưởng kinh tế: là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở cả quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phẩn ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. - Phát triển kinh tế: là quá trình tăng tiến toàn diện về mọi mặt trong nền kinh tế của một quốc gia. Phát triển kinh tế được xem là quá trình biến đổi cả về mặt lượng và chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Do đó nội dung phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức : tăng trưởng kinh tế ( mặt lượng của phát triển kinh tế), chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiến bộ xã hội cho con người( mặt chất của phát triển kinh tế). - Phát triển kinh tế bền vững: là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế bền vững là mục tiêu theo đuổi của tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay, tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống. 2. Một số tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế a. Đánh giá về tăng trưởng kinh tế Để đánh giá về tăng trưởng kinh tế người ta dùng các thước đo như: tổng giá trị sản xuất (GD), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng thu nhập quốc dân (GNI), thu nhập quốc dân (NI), thu nhập quốc dân sử dụng (NDI) và thu nhập bình quân đầu người. b. Đánh giá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nội dung của tiêu chí này bao gồm có - Cơ cấu ngành kinh tế - Cơ cấu vùng kinh tế (thành thị, nông thôn)   3
  4. Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc - Cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu khu vực thể chế c. Đánh giá về tiến bộ xã hội - Đánh giá việc bảo đảm nhu cầu cơ bản của con người: + nhu cầu vật chất: GDP/người tính theo PPP, số kg lương thực/ người... + nhu cầu dân trí: tỷ lệ người lớn biết chữ, tỷ lệ trẻ em đến trường đúng độ tuổi, tỷ lệ phổ cập giáo dục, trình độ văn hóa trung bình... + nhu cầu y tế và chăm sóc sức khỏe: tuổi thọ bình quân, tỷ lệ trẻ em chết yểu, tỷ lệ suy dinh dưỡng, tỷ lệ phụ nữ tử vong vì lý do sinh sản... + nhu cầu việc làm: tỷ lệ thất nghiệp... chỉ tiêu đánh giá tổng hợp là HDI - chỉ số phát triển con người - Đánh giá nghèo đói và bất bình đẳng: + Chỉ số ngèo khổ con người : HPI + Chỉ số phát triển giới : GDI + Thước đo quyền lực theo giới : GEM   4
  5. Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc B.NỘI DUNG I.Mô hình phát triển kinh tế ở Hàn Quốc 1.Lựa chọn mô hình: Hàn Quốc lùa chän con ®−êng ph¸t triÓn theo m« h×nh t¨ng tr−ëng kinh tÕ vμ c«ng b»ng x· héi gi¶i quyÕt ®ång thêi (ph¸t triÓn toμn diÖn). M« h×nh nμy ph¸t triÓn toμn diÖn ®· ®−îc ¸p dông ë mét sè n−íc: Thuþ §iÓn, Thuþ SÜ, Na Uy, §øc, Hμn Quèc, §μi Loan... NÐt ®Æc tr−ng cña m« h×nh nμy lμ môc tiªu t¨ng tr−ëng kinh tÕ lu«n ®i ®«i môc tiªu c«ng b»ng x· h«i. KÕt qu¶ cña t¨ng tr−ëng nhanh gãp phÇn c¶i thiÖn møc ®é c«ng b»ng hoÆc lμ kh«ng lμm gia t¨ng bÊt b×nh ®¼ng, tr−êng hîp xÊu nhÊt lμ sù bÊt b×nh ®¼ng cã gia t¨ng nh−ng ë mét møc ®é thÊp cho phÐp. Néi dung chÝnh cña m« h×nh ®−îc thÓ hiÖn râ nÐt qua nh÷ng chÝnh s¸ch can thiÖp cña chÝnh phñ vμo nÒn kinh tÕ. ë mçi n−íc víi c¸c ®iÒu kiÖn kh¸c nhau nh−ng sù can thiÖp cña chÝnh phñ ®Òu mang nh÷ng néi dung chÝnh sau: Thứ nhất, chÝnh s¸ch khuyÕn khÝch t¨ng tr−ëng kinh tÕ nhanh th«ng qua viÖc lùa chän c¸c m« h×nh c«ng nghiÖp ho¸ vμ chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ ®Êt n−íc. Thứ hai, ChÝnh s¸ch ®Çu t− vμo c¸c ngμnh lÜnh vùc cña nÒn kinh tÕ nh»m ®¶m b¶o t¨ng tr−ëng nhanh nh−ng kh«ng g©y gia t¨ng bÊt b×nh ®¼ng. Ở hÇu hÕt c¸c n−íc ¸p dông m« h×nh nμy ®Òu b¾t ®Çu qu¸ tr×nh t¨ng tr−ëng nhanh b»ng ph¸t triÓn m¹nh n«ng nghiÖp. Thứ ba, ChÝnh s¸ch x· héi nh»m gi¶i quyÕt ngay tõ ®Çu vÊn ®Ò xo¸ ®ãi giam nghÌo vμ c«ng b»ng x· héi nh− chÝnh s¸ch vÒ ph©n phèi l¹i thu nhËp, chÝnh s¸ch trî cÊp x· héi... 2.Các chính sách của Hàn Quốc 2.1.Các chính sách về kinh tế 2.1.1.Giai đoạn hướng vào xuất khẩu 1962-1971: * Nông nghiệp: Trong những năm 1960, Hàn Quốc bị thiếu lương thực triền miên. Chính sách nông nghiệp trong giai đoạn này chú trọng vào đảm bảo có đủ gạo để ăn. Các chiến lược được đưa ra bao gồm:   5
  6. Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc - Đầu tư vào những yếu tố hiện đại. Ngành phân bón và thuốc trừ sâu được đầu tư phát triển, đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện năng suất nông nghiệp. Từ năm 1965 đến 1969, sản lượng gạo của Hàn quốc đã tăng 30%. Các loại máy nông nghiệp như máy kéo, máy gặt đập liên hợp cỡ nhỏ cũng được đầu tư để phục vụ việc cơ giới hoá nông nghiệp. Các giống lúa cho năng suất cao được trồng. - Đầu những năm 1970 các dự án thuỷ lợi được thực hiện phục vụ cho hệ thống tưới tiêu, sắp xếp lại ruộng đất. - Mô hình trợ giá lúa gạo được áp dụng từ năm 1969 nhằm khuyến khích tăng năng suất lúa gạo và hỗ trợ thu nhập cho hộ ở nông thôn. * Công nghiệp: Lựa chọn chiến lược tăng trưởng dựa vào công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu và xuất phát từ điều kiện cụ thể của đất nước, chính sách công nghiệp của Hàn Quốc thời kỳ này là phát triển công nghiệp chủ yếu dựa vào vốn vay nước ngoài và thúc đẩy xuất khẩu Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1962-1966), chính phủ tập trung phát triển cơ sở hạ tầng (đường sá,cầu công,thủy điện), đồng thời chuẩn bị các cơ sở cho quá trình đẩy mạnh xuất khẩu. Bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, cũng là quá trình công nghiệp hoá được thực hiện từ công nghiệp nhẹ. Các lĩnh vực phát triển chủ yếu: phân bón, điện. sợi, hóa học. Kế hoạch này Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào thị trường nội địa trong đó tập trung phát triển sợi hóa học và lọc dầu thông qua liên doanh với nước ngoài, chủ yếu dựa vào vốn của Mỹ/ Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 2 ( 1967- 1971 ): mục tiêu chủ yếu là hiện đại hóa cơ cấu công nghiệp hướng ngoại. Chính sách thay thế nhập khẩu được thay bằng chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu dựa trên cơ sở sử dụng nhiều lao động.Các ngành xuất khẩu chủ yếu là: sợi, nhân tạo, hóa dầu, thiểt bị điện, và các ngành công nghiệp nhẹ như vải , cao su, gỗ dán: + Chính phủ Hàn Quốc tập trung cấp tín dụng lãi suất thấp và chịu các chi phí vay mượn thấp hơn so với lãi suất thị trường cho các công ty. Chính sách trợ cấp tín dụng này giúp cho các nhà xuất khẩu đủ số lượng vốn cần thiếp, đáp ứng nhu cầu kinh doanh và tăng nhanh xuất khẩu. Cuối những năm 1960 , xuất khẩu tăng bình quân 30,8%. + Chính phủ tiến hành phá giá 100% đồng nội tệ (1964) và áp dụng tỷ giá hối đoái thả nổi. Thời kỳ 1976-1985, tỷgiá hối đoái của Hàn Quốc được coi là thấp nhất trong số các nước đang phát triển, điều này giúp giá hàng hoá Hàn Quốc sát với giá hàng hoá của thế giới, duy trì sự cạnh tranh cho xuất khẩu.   6
  7. Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc + Chính phủ thực hiện chính sách đa dạng hoá thị trường (Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu, khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Đông Âu, Mĩ Latinh, châu Phi. 2.1.2. Giai đoạn ưu tiên phát triển công nghiệp nặng và hóa chất ( 1972- 1979) Trong giai đoạn này chính phủ quyết định chiến lược, cải thiện cơ cấu ngành công nghiệp, tập trung vào phát triển công nghiệp nặng và hoá chất nhằm cung cấp nguyên vật liệu và thiết bị cho các ngành công nghiệp mới, loại dần sự phu thuộc vào nước ngoài đối với các ngành công ngành công nghiệp mới. Chính sách “củ cà rốt và cây gậy” thông qua chương trình tín dụng lãi suất thấp đã tạo ra lợi thế về vốn cho các ngành công nghiệp ưu tiên để có thể khuếch trương hoạt động sản xuất trên thị trường trong nước và thế giới. Các ngành đước phát triển chủ yếu gồm có: gang thép, máy móc, thiết bị vận tải, thiết bị điện tử gia dụng, đóng tàu, hoá dầu, thiết bị công nghiệp. Kế hoạch 5 năm lần thứ 3(1972-1976): Các ngành công nghiệp mới xuất hiện , đó là xây dựng nhà máy thép Pohang(1973: sản xuất 1 triệu tấn thép, 1994: 21 triệu tấn), hóa dầu , đóng tàu , thiết bị vận tải, đồ dùng điên dân dụng. Kế hoạch 5 năm lần thứ 4(1977-1981): Chính phủ tiếp tục theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tạo cơ cấu kinh tế tự lực, cải thiện công nghệ và tăng cường hiệu quả. 2.1.3.Giai đoạn điều chỉnh cơ cấu và tự do hóa nền kinh tế(1980-1989): Chính sách chủ yếu trong giai đoạn này là ổn định kinh tế, khuyến khích sáng kiến của khu vực kinh tế tư nhân và cạnh tranh, tăng cường phúc lợi quốc gia, công bằng xã hội, va tự do hóa quốc tế. Do đó, chính phủ đã thực hiện chủ trương điều chỉnh cơ cấu kinh tế nhằm phát triển ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao.Nội dung điều chỉnh cơ cấu trên bốn khía cạnh : điều chỉnh cơ cấu công nghiệp, tự do hóa và mở cửa nền kinh tế, từng bước tư nhân hóa ngành công nghiệp và mở rộng thị trường , thúc đảy cạnh tranh. Trong các khía cạnh đó, chính phủ đã đóng vai trò tích cực. Những cải cách chính sách về ngoại thương là chính sách ổn định hóa kết hợp với tự do hóa. Trong giai đoạn 1979 -1988, tỷ lệ tự do hóa nhập khẩu đã tăng từ 68% lên 95%, tất cả các sản phẩm công nghiệp đều không phải chịu những hàng rào phi thuế quan. Tỷ lệ thuế quan bình quân giảm từ 25% xuống 17%. Gắn liền với tự do hóa thương mại, HQ cũng tiến hành tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh các chính sách bổ sung ưu đãi FDI, HQ cũng khuyến khích các   7
  8. Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc doanh nghiệp trong nước hướng mạnh đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là thị trường các nước Đông Nam Á . 4/1981, luật độc quyền và thương mại công bằng đã được ban hành, có tác dụng giảm độc quyền và thúc đẩy cạnh tranh trong tất cả các ngành công nghiệp. Một hướng cải cách chính sách khác tự do hóa tài chính, giảm thâm hụt trong chi tiêu của chính phủ vầ cơ cấu lại hệ thống ưu đãi công nghiệp. Năm 1981, Bộ tài chính đã thực hiện tư nhân hóa 1 số lượng lớn các ngân hàng trong nước. Năm 1988, Luật đầu tư nước ngoài được xem xét lại, mở cửa hơn nữa cho các nhà đầu tư. 2.1.4.Giai đoạn thực hiện chính sách “kinh tế mới” và “toàn cầu hóa” (1990- 1996): Đầu những năm 1990, ở HQ xảy ra tình trạng lạm phát cao( khoảng 9% trong các năm 1990-1991), mức lương thực tế có xu hướng giảm dần, giá cả tiêu dùng tăng, ngân sách có xu hướng bội chi. Vì vậy, chính phủ đã đưa ra những biện pháp kiểm soát cung tiền tệ và chi tiêu tài chính, các biện pháp kích thích đầu tư theo ngành. Cơ chế tiền lương cũng được cải cách. Trong giai đoạn 1992-1996: Chính phủ đã ban hành kế hoạch phát triển xã hội bao gồm các nội dung sau: - Tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế của công nghiệp - Cải thiện phúc lợi xã hội và phát triển cân đối - Tự do hóa và quốc tế hóa nền kinh tế * Nông nghiệp Tháng 4 năm 1989, “Kế hoạch tổng thể toàn diện để phát triển nông thôn” được công bố nhằm cải thiện cơ cấu nông nghiệp và nâng cao mức sống của nông dân. Năm 1991, “Kế hoạch 10 năm cải tiến cơ cấu nông thôn” được xây dựng : - Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp bằng cách đẩy mạnh công nghiệp hoá nông thôn nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế bền vững của ngành nông nghiệp không chỉ trong nước mà còn ở trên thị trường quốc tế. Chính phủ đầu tư vào các máy nông nghiệp hiện đại, các công nghệ cho năng suất cao như kỹ thuật gen, các phương tiện tự động hoá… - Cơ cấu lại nguồn nhân lực tại nông thôn, thu hút thanh niên tham gia vào nông nghiệp. Chính phủ phát động các chương trình hỗ trợ những nông dân trẻ tích cực cam kết giữ nghề nông, các chương trình dạy kỹ thuật canh tác mới tiên tiến. Cho vay các khoản vay lãi suất thấp đầu tư cơ sở hạ tầng (đường sá, trường học, y tế…)   8
  9. Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc - Mở rộng quy mô trang trại bằng cách nới lỏng những hạn chế pháp lý đối với quyền sở hữu diện tích trang trại tối đa, cung cấp tín dụng dài hạn đặc biệt. - Chính phủ cam kết đầu tư 42000 tỷ won (52,5 tỷ USD) để phát triển nông thôn trong giai đoạn 1992 – 1998. Nguồn ngân sách này được chia làm 2 loại: Ngân sách bồi thường thu nhập ( dùng cho các chính sách trợ giá gạo, trợ cấp thu nhập và sinh hoạt của các hộ nông dân), ngân sách đầu tư thực sự (dùng cho các dự án, chương trình cải tạo đất đai, cơ giới hoá nông nghiệp, marketing nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nông thôn…) * Công nghiệp - Phát triển công nghiệp dựa vào những sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao và có tri thức để thay thế những sản phẩm cần nhiều vốn. - Tăng cường lợi thế so sánh, tiếp tục phát triển các ngành sử dụng nhiều lao đông tay nghề cao và công nghệ cao như điện tử, thiết bị thông tin, ô tô, công nghiệp hàng không, vi điện tử, sinh học, hóa học cao cấp… - Các chính sách trong thời kỳ này tập trung giải quyết một số vấn để cơ bản: + Đổi mới năng suất lao động, tích luỹ công nghệ và nâng cao chất lượng. Các ngành công nghệ tiên tiến như hàng bán dẫn, động cơ học được chú trọng phát triển + Mở rộng thị trường, công nghiệp hóa hướng vào khu vực tư nhân. Chính phủ lập một ban điều hành tự do hoá nhập khẩu, giảm độc quyền, thúc đẩy cạnh tranh, khuyến khích sử phát triển của các Chaebol (các tổ hợp công nghiệp thuộc sở hữu gia đình) bằng các chính sách tín dụng. + Thu hút nhân lực có trình độ cao vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ. Chính phủ khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu và phát triển dưới hình thức giảm thuế, giảm giá đặc biệt, trợ cấp, cho vay lãi suất thấp + Xác định phát triển các nhóm ngành cần ưu tiên để chuyển từ “kinh tế ống khói” sang nền kinh tế có kỹ thuật tinh vi, hiện đại. Đảm bảo một nền công nghiệp phát triển bền vững, ưu tú và thân thiện với môi trường 2.1.5.Giai đoạn 1997 đến nay Để khắc phục khủng hoảng năm 1997, HQ đã phải cầu cứu quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Đó là vay của quỹ này 57 tỷ USD cũng chỉ bằng 37% tổng số tiền mà các công ty HQ đang vay nợ nước ngoài nhưng cũng giúp HQ chặn đứng nguy cơ   9
  10. Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc xuống dốc hơn nữa của nền kinh tế. Nhưng để có được khoản tiền vay đấy, HQ phải thực hiện 1 số yêu cầu của IMF là: - Cơ cấu lại khu vực tài chính - Tái cơ cấu các doanh nghiệp - Cải cách lại thị trường lao động - Tự do hóa thị trường vốn - Tự do hóa thương mại Đồng thời để thoát khỏi khủng hoảng cũng cần phải có sự cải cách từ chính trong nền kinh tế HQ, đó là: - Cải cách hệ thống tài chính ngân hang - Cơ cấu lại công ty - Tạo lập thị trường lao động linh hoạt và bảo đảm việc làm Khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính phủ thực hiện một loạt các biện pháp khuyến khích đầu tư nườc ngoài, mở rộng các nguồn trợ giúp tài chính, giảm thuế kinh doanh, tạo điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng hơn trong việc tìm vị trí và địa bàn đầu tư. Phạm vi đầu tư cũng được mở rộng. Thời gian để thành lập các xí nghiệp của người nước ngoài được rút xuống còn 45 ngày (từ ngày 1-4-1995) so với trước kia là 200 ngày. Để đối phó với khủng hoảng toàn cầu hiện nay, chính phủ HQ đã đưa ra những biện pháp đối phó nhằm 4 mục tiêu lớn: thực thi các biện pháp khẩn cấp nhằm đối phó với khủng hoảng kinh tế, triển khai các chương trình hỗ trợ nhằm cải thiện dân sinh, thúc đẩy cải cách nhằm đưa HQ tham gia nhóm các nước phát triển, đẩy nhanh quá trình chuẩn bị cho sự phát triển “ tăng trưởng xanh” trong tương lai. Chính phủ đã chọn 17 ngành CN làm động lực tăng trưởng kinh tế thuộc 3 lĩnh vực chính : công nhệ xanh, công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ có giá trị gia tăng cao. * “Tăng trưởng xanh”: khái niệm này lần đầu tiên được thông qua tại hội nghị Môi trường và phát triển được tổ chức bởi Bộ Môi trường Hàn Quốc và UNESCAP (UB Kinh tế và Xã hội châu Á – Thái Bình Dương). “Tăng trưởng xanh” giới thiệu mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững cho tương lại dựa trên kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc bảo vệ môi trường cũng với việc tăng tốc độ phát triển kinh tế. Đây là khái niệm bổ sung cho các khái niệm về sự phát triển bền vững. Các dự án phát triển khái niệm “tăng trưởng xanh” được tham gia bởi Viện Môi trường Hàn Quốc, Viện kinh tế - công nghiệp và thương mại Hàn Quốc, học viện Tài chính Hàn Quốc. “Tăng trưởng xanh” là sự hài hoà giữa môi trường và kinh tế. Đó là việc nâng cao sự thân thiện với môi trường của các hoạt động kinh tế thông qua việc   10
  11. Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc phát triển các công nghệ mới, giảm ô nhiễm không khí, nguồn nước…, giảm tiêu thụ năng lượng. “Tăng trưởng xanh” là một trong các dự án lớn nhất của Chính phủ Hàn Quốc hiện nay, mô hình thành phố xanh trong tương lai được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là trên các kênh truyền hình đa ngôn ngữ của Hàn Quốc như KBS World, Arirang… Hàn Quốc cho biết sẽ chi 1200 tỷ won (852 triệu USD) trong 10 năm tới nhằm đưa Hàn Quốc vào nhóm những “quốc gia xanh” hàng đầu thế giới. 2.2.Các chính sách về xã hội 2.2.1.Chính sách phát triển giáo dục và nguồn nhân lực. Chính sách phát triển giáo dục và nguồn nhân lực có thể chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1 (1945 – 1960): giai đoạn đặt nền móng. Trước năm 1945, nền giáo dục Hàn Quốc chịu sự chịu sự chi phối của Nhật Bản, do vậy phát triển rất chậm. Năm 1948, luật giáo dục mới được ban hành trên nguyên tắc tự do dân chủ. Giáo dục bắt buộc được thể chế hóa, và chính sách xóa nạn mù chữ của người lớn được thực hiện. Chính phủ đã cho xây dựng hàng loạt các trường học, đào tạo giáo viên và in sách giáo khoa do Nhà nước quản lý. Chương trình giáo dục trong giai đoạn này thực hiện theo bốn cấp: Tiểu học (6 năm), trung học cơ sở (3 năm), trung học phổ thông (3 năm) và đại học (4 năm). Chính phủ còn công bố những nghị định khẩn cấp phục hồi hệ thống giáo dục sau chiến tranh và hoàn thành các tiêu chuẩn quốc gia khi xét tuyển học sinh vào bậc trung học. Nhờ có chính sách của Chính phủ, sự bùng nổ giáo dục không chỉ diễn ra ở các trường tiểu học mà còn ở các trường phổ thông và trung học. Việc nhập học các trường ở tất cả các cấp vẫn tăng lên rất nhanh kể từ năm 1945. Mặc dù giáo dục phát triển nhanh nhưng chưa được Nhà nước gắn chặt với lợi ích kinh tế, do đó yếu tố nhân lực trong thời kỳ này chưa được phát huy. Giai đoạn 2 (1961 – 1979): giai đoạn phát triển số lượng. Chính sách giáo dục trong thời kỳ này là phát triển nhanh nguồn nhân lực một cách thích hợp để phục vụ trực tiếp cho quá trình công nghiệp hóa. Điều chỉnh quan trọng nhất trong giai đoạn này là phát triển nhanh hệ thống giáo dục chuyên nghiệp, đào tạo lực lượng công kỹ thuật,cán bộ quản lý đáp ứng việc mở rộng cơ cấu công nghiệp và phát triển nhanh các ngành phục vụ xuất khẩu. Hệ thống giáo dục đại học được mở rộng nhờ các biện pháp sau: - Lên trung học không qua thi tuyển   11
  12. Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc - Hủy bỏ khoảng cách về chất lượng giữa các trường đại học tại các tỉnh, mở các trường đại học ngắn hạn. - Mở rộng chỉ tiêu cho các trường đại học tổng hợp tại các tỉnh ,mở các trường đại học ngắn hạn - Mở trường đại học chuyên nghiệp, trường đại học tổng hợp hàm thụ, các trường trung học hàm thụ. - Nâng cấp các trường cao đẳng sư phạm thành các trường đại học sư phạm. - Mở trường đào tạo cán bộ giáo dục nâng cao. Song song với các chương trình đó, chương trình xóa nạn mù chữ cho người lớn tuổi tiếp tục được thực hiện thông qua các tổ chức giáo dục như hội bà mẹ Hàn Quốc, hội nữ sinh viên Hàn Quốc, cơ quan về những vấn đề lao động, … Giai đoạn 3 (1980 – 1990): giai đoạn chất lượng cao Chính phủ tiến hành cải cách giáo dục kể từ tháng 3-1985, trong đó nhấn mạnh đến vấn đề cải cách trường học, cải cách hệ thống thi cử,tăng cường bổ sung các phương tiện dạy học hiện đại , nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cập nhật nội dung và phương pháp giảng dạy, phát triển nhân lực có trình độ khoa học cao, duy trì chương trình giáo dục đại học, và áp dụng cơ chế chế giáo dục suốt đời. Cũng trong giai đoạn này ,ngân sách dành cho giáo dục tăng cao,chiếm trên 20% ngân sách quốc gia. Năm 1988, giáo dục đia phương chiếm 88,4% ngân sách của bộ giáo dục, trường quốc lập chiếm 9,1%, đại học và sau đại học chiếm 5,4%,các khoản kinh phí đặc biệt chiếm 2,6% và kinh phí xây dựng các cơ sở giáo dục chiếm 10,5%. Giai đoạn 4 (1990 – nay): giai đoạn tiên tiến của nền giáo dục. Trong chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ,phục vụ cho kỷ nguyên công nghệ cao ở Hàn Quốc, kể từ đầu những năm 1990, chính phủ Hàn Quốc đặc biệt chú trọng các chính sách đầu tư R&D. Cụ thể chính sách hỗ trợ và phát triển nguồn nhân lực ở Hàn Quốc như sau: - Miễn nghĩa vụ quân sự cho các chuyên gia nghiên cứu người Hàn Quốc ở nước ngoài thuộc lĩnh vực công nghệ cơ bản và công nghệ tiên tiến trong thờ hạn năm năm. - Thu hút các nhà khoa học Hàn Quốc ở nước ngoài về sinh sống và làm việc ở trong nước với mức lương 900000won/tháng. - Chú trọng đào tạo ở mức các nhà khoa học có học vị tiến sĩ và độ tuổi dưới 40. - Chú trọng đào tạo các cán bộ khoa học và công nghệ trong ngành công nghiệp thông tin.   12
  13. Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Nhằm trợ cấp kinh phí cho đào tạo giáo dục trong giai đoạn phát triển cao, chi phí cho R&D trong tổng sản phẩm quốc nội tăng nhanh,từ 0,26% GNP năm 1965 lên 0,57% năm 1980, 1,92% vào năm 1989 và 2,7% vào năm 1995.Dự báo trong giai đoạn 2000-2020,chi tiêu R&D/GNP đạt mức 4%. Hàn Quốc đang phấn đấu vào năm 2020 sẽ trở thành nột nước có nền công nghiệp hiện đại trên thế giới. 2.2.2.Chính sách dân số Xu hướng trong nhân khẩu học của Hàn Quốc là dân số đang già đi theo năm. Con số thống kê vào năm 1999 cho thấy 6,9% dân số của Hàn Quốc ở độ tuổi 65 trở lên và đến 2005 con số này là 9,1%. Chiều hướng già đi của dân số là do tỷ lệ sinh thấp và tuổi thọ cao, dự tính đến năm 2020 thành phần dân số già chime 15,7%. Để giải quyết vấn đề này chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra một số chính sách như sau: - Thứ nhất, khuyến khích phụ nữ sinh thêm con, chính phủ tăng ngân sách hỗ trợ cho việc chăm sóc trẻ em lên 4,5 nghìn tỷ won, đồng thời mở rộng cơ hội cho những người hảo tâm - Thứ hai, thời gian nghỉ sinh con được nhân lương sẽ tăng lên 60 ngày so với 30 ngày trước đây và mức lương phụ nữ được nhận trong khoảng thời gian nghỉ sinh sẽ được tăng lên 500 000won 1 tháng so với 400000won trước đây. - Thứ ba, đối với những gia đình có từ 3 con trở lên có mức thu nhập thấp hơn mức trung bình,chính phủ sẽ hỗ trợ từ 30000won đến 60000won 1 tháng cho mỗi trẻ em. 2.2.3. Chính sách về vấn đề đô thị hóa Ngay từ những năm 70, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra chính sách điều chỉnh nhanh chóng chiến lược phát triển đô thị bằng cách mở rộng vùng đô thị, nâng cấp mở rộng các đô thị đã có. Một loạt các thánh phố vệ tinh mới có quy mô vừa và nhỏ lần lượt được dựng. Các thành phố mới đều là các trung tâm công nghiệp lớn, tạo hành lang đô thị nối từ thành phố trung tâm ra các cảng biển nằm ở miền Nam Hàn Quốc. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng trong những năm 1960 và 1970 đã kéo theo sự di chuyển liên tục của những người dân từ nông thôn ra thành phố, đặc biệt là Seoul, làm cho dân số tăng nhanh tại những khu vực này. Chính vì thế mà Hàn Quốc đưa ra quy định về mức dân số cho thành phố lớn; mức trần dân số được đặt ra cho mỗi khu vực căn cứ vào cơ sở hạ tầng của từng   13
  14. Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc nơi. Ví dụ,tỉnh Kyonggi được định tiêu chuẩn là 14,5 triệu dân sẽ phải đặt ra mức mức trần cho từng thành phố và hạt. 2.2.4.Chính sách giải quyết việc làm Theo báo cáo mới đây của viện nghiên cứu lao động Hàn Quốc, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 11/2008 tăng 3,3% so với 3,1% trong tháng 10, với 750.000 người thất nghiệp.Trong khi đó khảo sát của cục kê quốc gia Hàn Quốc cho biết, trong quý III/2008, cứ 6 trụ cột kinh tế gia đình thì có một người mất việc. Vì thế chính phủ đã đưa ra môt số giải pháp và chính sách để giải quyết tình trạng thất nghiệp cho giới trẻ như sau: * Các giải pháp tạm thời Chương trình về kinh nghiệm làm việc trong giới trẻ là một trong những giải pháp chủ yếu về việc làm cho thanh niên. Chương trình gồm 2 phần, một là hệ thống hỗ trợ kinh nghiệm làm việc và hai là hệ thống hỗ trợ việc làm.Về hệ thống hỗ trợ kinh nghiệm làm việc,sinh viên các trường đại học, cao đẳng hoặc sinh viên đã tốt nghiệp được làm việc như những thực tập sinh cho các cơ quan nhà nước hoặc các công ty tư nhân để có kinh nghiệm làm việc cũng như nhận được sự giúp đỡ trong lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Còn về hệ thống hỗ trợ việc làm,các công ty thuê các sinh viên thực tập và những sinh viên này sẽ nhận được tiền trợ cấp trong 3 tháng và sau đó những sinh viên này sẽ vào biên chế và sẽ lại nhận được tiền lương trong 3 tháng tiếp theo. Phát triển sâu hơn nữa khả năng hướng nghiệp cho giới trẻ “ đào tạo hướng nghiệp theo kiểu may đo”, tập trung vào kiến thức dựa trên ngành công nghệ IT, ICT cho các sinh viên đang tìm kiếm việc làm, trong đó đào tạo dạy nghề chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất như đóng tàu, xe ô tô…cho học sinh cấp 3 chưa có việc làm. Hệ thống dịch vụ tại một điểm duy nhất hiện đang được xây dựng để cung cấp các dịch vụ dạy nghề, tư vấn và hướng dẫn nghề nghiệp thông qua phòng hỗ trợ nghề nghiệp cho giới trẻ tại trung tâm bảo đảm việc làm trên toàn quốc. Hơn nữa nhờ các chương trình tìm kiếm việc làm nhiều công việc tạm thời được thông tin cho giới trẻ. * Các giải pháp trung và dài hạn Tại Hàn Quốc chương trình làm việc khoảng 40 giờ một tuần bắt đầu triển khai ở ngành kinh tế nhà nước và các doanh nghiệp lớn có từ 1000 công nhân trở   14
  15. Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc lên từ tháng 7 năm 2004. Chương trình này sẽ áp dụng cho các doanh nghiệp có từ 300 công nhân trở lên,bắt đầu thực hiện từ năm 2005 Đào tạo hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp cho giới trẻ đang được mở rộng. Các chương trình như du lịch việc làm, game việc làm tìm kiếm việc trên mạng…đang xúc tiến và các thông tin đa dạng về việc làm được gửi đến giới trẻ qua thư điện tử. Cụ thể hóa các dự án trung và dài hạn về cung và cầu lao động sẽ được tiến hành và kết quả được đánh giá trong chương trình giảng dạy, quy mô của từng tầng lớp, sự lựa chọn nghề nghiệp, đào tạo hướng nghiệp để tránh mất cân bằng giữa cung và cầu lao động. Bên cạnh đó, xây dựng một hệ thống có thể lồng ghép các thông tin về thị trường lao động rải rác hàng loạt được lên kế hoạch để hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực bằng một phương pháp tổng thể. * Các chính sách trong tương lai: Chính phủ Hàn Quốc cho biết năm 2008 sẽ là bước ngoặt cho tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ. Vì thế Hàn Quốc sẽ tập trung vào giải quyết nạn thất nghiệp trong năm 2008. Năm 2004, chính phủ đã ban hành đạo luật đặc biệt để giảm tỷ lệ thất nghiệp và sẽ có hiệu lực trên cơ sở tạm thời trước năm 2008. Ủy ban đặc biệt về thất nghiệp trong giới trẻ cũng sẽ được thành lập cùng với các cá nhân và nhà nước trong việc giám sát và cải tiến các phương pháp đang được thực thi nhằm giảm nạn thất nghiệp. Hơn nữa một chương trình mà giới trẻ sẽ được đào tạo hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp theo giai đoạn phát triển của mình, được thành lập làm cho giới trẻ có một cái nhìn đúng đắn về nghề nghiệp và nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Đồng thời tập trung vào mở rộng cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ bảo đảm nghề nghiệp. 2.2.5.Chính sách cho người nghèo Khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn đang tiếp diễn và Hàn Quốc là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đầu năm 2009,tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc giảm mạnh và đi kèm với đó là sự gia tăng của nạn thất nghiệp. Theo số liệu thống kê đầu năm, gần 260 nghìn lao động đã mất việc làm và khoảng 400 nghìn hộ kinh doanh cá thể cũng phải đóng cửa. Đời sống người dân,đặc biệt là người có thu nhập thấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo số liệu điều tra của Bộ lao động Hàn Quốc, với 7200 doanh nghiệp trên cả nước,được công bố ngày 26/11, cho thấy mức lương tháng bình quân của một người lao động trong quý III/2008 giảm 2,7%,còn 2.400.000 won (khoảng 1.600 USD). Mức lương của người lao động ký hợp đồng một năm trở lên giảm 2,4% so   15
  16. Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc với cùng kỳ năm 2007,của lao động thời vụ giảm 9,2% còn 792.000 won. Nếu cộng thêm sự sụt giá giữa đồng won với USD, thu nhập của người lao động giảm tới 40%. Trước tình hình đó chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện hàng loạt các chính sách để giúp đỡ người dân: - Kế hoạch hỗ trỡ khẩn cấp của chính phủ lên tới 4,5 tỷ USD đã được thực hiện nhằm ổn định đời sống sinh hoạt,hỗ trợ chi phí giáo giục,y tế…của người dân.80% số tiền trợ cấp,tương đương gần 3,6 tỷ USD sẽ được sử dụng hoàn toàn vào mục đích hỗ trợ sinh kế người dân.Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ sinh hoạt đơn thuần,chính phủ còn tạo ra các hình thức hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng. - Bộ tài chính và Chiến lược thông báo kế hoạch quản lý kinh tế năm 2009, trong đó tập trung bảo vệ các nhóm đối tượng có thu nhập thấp và bảo đảm số lượng công việc ổn định hiên tại. Chính phủ hỗ trợ tài chính cho các công ty tái cơ cấu kinh doanh nhằm đảm bảo việc làm cho nhân viên, chính phủ khuyến khích các công ty tư nhân cho nhân viên nghỉ phép hoặc giảm lương và chấp nhận gánh 75% lương cho các nhân viên nghỉ phép. - Các hộ gia đình rơi vào diện nghèo do khủng hoảng tài chính cũng sẽ được hỗ trợ.Mức trợ cấp hàng tháng cho các hộ gia đình bốn người có thu nhập thấp từ 1,2 triệu won sẽ tăng 1,3 triệu won. Qũy học bổng cho sinh viên được nâng từ mức 67 tỷ won năm nay lên hơn 418 tỷ won trong năm 2009. - Bộ y tế, phúc lợi và gia đình Hàn Quốc mới đây cho biết,từ tháng 7/2009,bộ sẽ thực hiện chương trình trợ cấp cho trẻ em dưới năm tuổi của các hộ gia đình có thu nhập hàng tháng dưới mức 2,78 triệu won.Tùy theo độ tuổi của trẻ,mức trợ cấp hằng tháng sẽ dao động từ 167.000 đến 712000 won.Trước đây, Hàn Quốc chỉ rõ chăm sóc trẻ em ở các hộ gia đình có thu nhập trung bình dưới 1.3 triệu won một tháng. 2.2.6.Chính sách khắc phục vấn đề an sinh xã hội Từ những năm 1980, các hệ thống chính sách khác nhau liên quan đến vấn đề an sinh xã hội đã được chính phủ triển khai thực hiện. Những hệ thống này gồm có việc mở rộng hệ thống bảo hiểm y tế và hệ thống trợ giúp y tế tương ứng vào các năm 1988, 1989 và áp dụng chế độ bảo hiểm thất nghiệp năm 1995. Chính phủ đã tạo nền tảng cho việc xây dựng một xã hội bảo đảm phúc lợi của người dân. Hệ thống hưu trí quốc gia được triển khai lần đầu tiên năm 1988 đã nhận bảo hiểm xã hội cho người lao động tại những nơi làm việc có từ 10 người trở lên. Năm 1992, hệ thống này đã được sửa đổi theo hướng nhận bảo hiểm xã hội đối với những nơi làm việc có từ 5 người trở lên. Năm 1995 hệ thống được mở rộng để nhận bảo hiểm xã hội cho những người tham gia lao động trong ngành nông nghiệp   16
  17. Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc và những người tự kiếm sống ở các vùng nông thôn. Cuối cùng hệ thống này nhận bảo hiểm cho toàn dân năm 1999. Mục tiêu ban đầu của hệ thống trên là đảm bảo tối thiểu cho những người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế khi họ gặp phải những khó khăn về tài chính. Ngoài ra còn có các chương trình phúc lợi trực tiếp dành cho những người không hoạt động trong lĩnh vực này. Những chương trình trợ cấp này gồm hai loại sau: trợ cấp giá sinh hoạt và trợ giúp y tế. Nhờ mức sống tăng và dịch vụ chăm sóc sức khỏe và y tế ngày càng được cải thiện nên tuổi thọ trung bình của người dân Hàn Quốc đang tăng nhanh dẫn đến số người già tăng đáng kể trong những năm qua. Nếu năm 1960, dân số ở độ tuổi từ 65 trở lên chiếm 2,9% trong tổng dân số của Hàn Quốc thì năm 2005, tỷ lệ này đã tăng lên 9,1% và dự kiến sẽ đạt tới 14,4% năm 2019. Để nâng cao phúc lợi cho người già, chính phủ đã thực hiện các chính sách sau: trợ cấp trực tiếp cho những người già sống dưới mức nghèo khổ, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người có tuổi bằng cách tìm các công việc phụ hợp và mở các trung tâm giới thiệu việc làm, củng cố hệ thống chăm sóc sức khỏe và mở các cơ sở công cộng dành cho người già với nhiều hình thức khác nhau. Từ cuối những năm 1980, cùng với việc nâng cao các biện pháp an sinh, nhận thức về nhu cầu của người khuyết tật cũng tăng lên. Tháng 2-2003, bộ y tế và phúc lợi đã xây dưng “ kế hoạch phát triển phúc lợi 5 năm lần thứ 2 cho người khuyết tật giai đoạn 2003-2007”. Kế hoạch hành động này sẽ được bộ y tế và phúc lợi xã hội thực hiện trên cơ sở phối hợp với một số bộ, ngành khác nhau của chính phủ, như là Bộ giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực, Bộ lao động,… Kế hoạch phát triển này dự tính: Thứ nhất, cải thiện phúc lợi chung bằng cách mở rộng các chương trình trợ cấp công cộng, lắp đặt thêm các thiết bị phục vụ người khuyết tật ở những nơi công cộng và xây dựng thêm các trung tâm phúc lợi; thứ hai, tăng số lượng các cơ sở dạy nghề; và thứ ba phát triển các cơ hội việc làm bằng cách hỗ trợ lắp đặt các thiết bị cần thiết. II. Đánh giá kết quả Hàn Quốc đạt được 1.Đánh giá về kinh tế 1.1.Giai đoạn hướng vào xuất khẩu 1962-1971 1.1.1.Kết quả Ở giai đoạn này , nền kinh tế Hàn Quốc đạt được những kết quả sau:Tỷ lệ xuất khẩu trong GNP tăng từ 2.4% năm 1961 lên 6.8% năm 1966 và 11.2% năm 1971. Quá trình đô thị hóa đất nước diễn ra nhanh chóng , kéo theo tỷ lệ việc làm tăng nhanh. GNP/người tăng hơn gấp 3 trong giai đoạn 1962-1971, từ 87USD lên   17
  18. Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc 289USD. Nguyên nhân là do Hàn Quốc biết tận dụng nguồn lao động dư thừa có kỹ năng và chí phí rẻ. Bên cạnh đó, Hàn Quốc đã khắc phục được sự thiếu thốn nghiêm trọng về mặt tài nguyên ,vượt qua được những sức ép về thị trường nhỏ bé trong nước để hướng ra xuất khẩu , tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế Tỷ lệ tăng tiết kiệm và đầu tư trong nước rất cao. Tỷ lệ tăng trong nước từ 15% đến 23% . Bên cạnh đó tỷ lệ tăng GNP thực tế hàng năm trong giai đoạn 1962 – 1971 là khá cao 8.7% . Có được những kết quả này là do chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đã đem lại cho Hàn Quốc nguồn ngoại tệ lớn. Đồng thời, HQ còn có lợi thế về nguồn lao động giá rẻ và có kĩ năng . Các chính sách của chính phủ đã làm tỷ trọng CN trong GNP tăng từ 19.8% ( 1965) lên 22.8% ( 1970) Tóm lại thành công kinh tế của HQ trong những năm 1960 không chỉ có phần đóng góp của chiến lược hướng ngoại mà còn có phần đóng góp của lực lượng lao động có đào tạo, tầng lớp doanh nhân năng động, nguồn vốn nước ngoài, cải cách thể chế và môi trường thương mại quốc tế thuận lợi . Thay đổi hàng năm 1962 1971 1962-1971 GNP (t ỷ USD) 23 95 GDP (tỷ USD ) 23 95 Tỷ lệ tăng GDP thực tế (%) 2.1 8,5 8.7 Tỷ lệ tăng GNP thực tế (%) 2.2 8 8.9 Xuất khẩu (tỷ USD) 0.55 10.68 4 Tỷ lệ xuất khẩu/GNP (%) 2.4 11.2 6.9 Nhập khẩu ( tỷ USD ) 4.22 23.94 11.2 Tỷ lệ nhập khẩu/GNP (%) 18.3 25.2 21.6 Cán cân thương mại (tỷ USD) -3.35 -10.46 -6 Tỷ lệ đầu tư trong nước(%) 11.8 24.6 19.9 Tỷ lệ tiết kiệm (%) 11 16.1 15.8 Bộ tài chính Hàn Quốc 1.1.2.Hạn chế   18
  19. Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất , chính sách của chính phủ vẫn chưa tạo ra bước ngoặt lớn, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP tương đối cao. Theo số liệu năm 1965 tỷ trọng nông nghiệp trong GDP là 38.4% so với 19.8 % của công nghiệp Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 2 : kĩ thuật vẫn còn lạc hậu, giá nhân công tăng, làm cho sản phẩm công nghiệp của HQ bị giảm sức cạnh tranh trên thị trường quôc tế. Ngoài ra còn có sự mất cân đối giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Trong năm 1971: tổng giá trị sản xuất công nghiệp các ngành công nghiệp nặng có tính then chốt như cơ khí chỉ chiếm 9.3 %, hóa chất và lọc dầu, than chiếm 15.5 %, luyện kim chiếm 6.1 % do vậy phần lớn nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu dẫn đến nhập siêu ở mức rất cao 1.2. Giai đoạn ưu tiên phát triển công nghiệp nặng và hóa chất ( 1972-1979) 1.2.1.Kết quả Những kết quả mà nền kinh tế HQ đạt dược trong giai đoạn này: GDP tăng 8.9%/năm trong giai đoạn 1972-1979, đặc biệt so với tỷ lệ 4.8%(1972). Thu nhập đầu người tăng cao và tỷ lệ tiết kiệm trong nước lớn. GDP/người tăng từ 319USD(1972) lên 1647USD(1979). Tỷ trọng công nghiệp trong GNP gia tăng 1 lượng đáng kể: từ 22.8%(1970) lên 40%(1980) chủ yếu là do sự gia tăng của công nghiệp nặng. Đặc biệt trong thời kỳ này có sự vươn lên của tập đoàn Posco, chuyên sản xuất thép đã trở thành xương sống của nền kinh tế. Ngày nay, Posco là một trong 3 nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới. HQ cũng là nước đứng đầu thế giới về đóng tàu với các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng như Huyndai Heavy Industries và Samsung Heavy Industries nắm trọn thị trường đóng tàu toàn cầu. .. Những thành tựu có được là do sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ với các ngành máy móc, thiết bị điện tử, đóng tàu , luyện kim màu, coi đây là ngành công nghiệp mới sử dụng nhiều lao động. Bên cạnh đó, nhà nước còn chủ trương hỗ trợ cho công nghiệp nặng, chính phủ ban hành Sắc lệnh phát triển các ngành công nghiệp nặng và hóa chất( tháng 1/1973), với mục tiêu đạt 50% xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nặng và hóa chất trong tổng kim ngạch xuất khẩu (1980), luật thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ cũng được đưa vào thực hiện(1972) và các biện pháp tự do hóa bước 1 về nhập khẩu công nghệ nước ngoài được chính phủ thực hiện năm 1978 đã đem lại sự phát triển công nghệ vượt bậc cho ngành công nghiệp Thay đổi hàng 1972 1979 năm (1972- 1979)   19
  20. Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc GNP (tỷ USD ) 107 616 GDP (tỷ USD ) 107 627 Tỷ lệ tăng GDP thực tế (%) 4.8 7.1 8.9 Ttỷ lệ tăng GNP thực tế (%) 4.6 6.8 8.7 Xuất khẩu (tỷ USD) 16.24 150.56 74.9 Tỷ lệ xuất khẩu/GNP (%) 15.2 24.4 23.8 Nhập khẩu ( tỷ USD ) 25.22 203.39 94.7 Tỷ lệ nhập khẩu/GNP (%) 23.6 33 31 Cán cân thương mại (tỷ USD) -5.74 -43.96 -15 Tỷ lệ đầu tư trong nước(%) 20.9 35.8 26.7 Tỷ lệ tiết kiệm (%) 17.3 28.5 23.6 Bộ tài chính Hàn Quốc Tóm lại, sự can thiệp tích cực của chính phủ và các biện pháp chính sách năng động đã dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế đáng chú ý trong 1970. 1.2.2.Hạn chế Xảy ra những vấn đề nghiêm trọng về mặt cơ cấu và hiệu quả. Lạm phát ở 2 con số, CPI bình quân hàng năm trong giai đoạn 1972-1979 cao(17.6%), tiền lương tăng nhanh trong các ngành công nghiệp nặng và hóa chất , đầu tư tràn lan mở rộng của chính phủ và lãi suất cho vay thấp. 1.3.Giai đoạn điều chỉnh cơ cấu và tự do hóa nền kinh tế (1980-1989): 1.3.1.Kết quả Tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế HQ đạt mức ngoạn mục: 12%/năm trong giai đoạn 1986-1988. Năm1988, GNP đầu người đạt 4040 USD, trong khi giá trị thương mại đạt 111 tỷ USD đứng thứ 13 trên thế giới. Thành tựu này một phần là do diều kiện quốc tế ưu đãi như lãi suất quốc tế thấp, giá trị thấp của đồng USD và giá dầu mỏ thấp vào giữa những năm 1980.   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2