Tiểu luận: So sánh bộ máy nhà nước theo Hiến Pháp 1946 và Hiến Pháp 1959
lượt xem 44
download
Bài tiểu luận này có 7 phần được trình bày như sau: Hoàn cảnh ra đời của bộ máy nhà nước (BMNN); Các cấp hành chính của BMNN theo Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959; Hệ thống các cơ quan thành lập của BMNN theo Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959; Điểm khác biệt nữa trong BMNN theo Hiến pháp 1946 so với Hiến pháp 1959 là về nguyên thủ quốc gia; Con đường hình thành hệ thống các cơ quan quyền lực; Nguyên tắc tổ chức và hoạt động;
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: So sánh bộ máy nhà nước theo Hiến Pháp 1946 và Hiến Pháp 1959
- 1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 1946 ra đời sau khi nhân dân ta đập tan bộ máy thực dân phong kiến giành chính quyền nhà nước trong cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945. Ngay tại phiên họp đầu tiên (03/9/1945), Chính phủ lâm thời đã xác định sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước và nhân dân ta trong việc bảo tồn nền độc lập dân tộc và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân. Trên tinh thần của phiên họp này, các văn bản pháp luật làm cơ sở cho việc xây dựng bộ máy Nhà nước kiểu mới – Nhà nước dân chủ nhân dân được ban bố. Ngày 08/9/1945, Sắc lệnh số 14 quy định về thể lệ tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội được ban hành. Tháng 3/1946, Quốc hội họp kì đầu tiên và bầu ra ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ và các thành viên của Chính phủ. Tháng 11/1946, tại kì họp thứ hai, Quốc hội đã thảo luận và thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nhà nước ta đồng nghĩa với việc thông qua bộ máy nhà nước mà Hiến pháp 1946 là cơ sở pháp lý. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm cũng như điều kiện của nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945 nên cơ cấu tổ chức cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước còn nhiều điểm chưa phù hợp với tính chất và vị trí của nó. Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1946 chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Đến năm 1959, bộ máy Nhà nước mới ra đời trên cơ sở Hiến pháp 1959 đã thay thế cho bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1946. Sau thắng lợi Điện Biên Phủ lẫy lừng, nhân dân Việt Nam đã đánh bại đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký kết trên cơ sở công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và lãnh thổ toàn 1
- vẹn của nước ta. Từ khi hoà bình lập lại, ở miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhân dân đã hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân. Nhưng miền Nam còn bị đế quốc và phong kiến thống trị, nước nhà tạm thời còn bị chia làm hai miền. Cách mạng nước ta bước sang giai đoạn mới: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam; đấu tranh thống nhất đất nước. Trong điều kiện đó, với những kinh nghiệm tích lũy của quá trình xây dựng chính quyền nhân dân, Nhà nước ta đã bước đầu củng cố lại bộ máy nhà nước và cho ra đời bộ máy Nhà nước mới theo Hiến pháp 1959. Như vậy, cả hai bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 đều ra đời sau những chiến thắng lớn (cách mạng tháng Tám năm 1945 đưa đến sự ra đời của bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 1946 và Điện Biên Phủ năm 1954 thúc đẩy sự ra đời của bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 1959), phù hợp với quy luật phát triển chung của xã hội. Đây đều là những bộ máy nhà nước hoạt động trong thời kì chiến tranh khốc liệt nhất của dân tộc, vận hành với mục tiêu đánh đổ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành những chiến thắng quyết định đem lại hòa bình, độc lập cho dân tộc. 2. CÁC CẤP HÀNH CHÍNH CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THEO HIẾN PHÁP 1946 VÀ HIẾN PHÁP 1959 Theo Hiến pháp 1946, bộ máy Nhà nước được phân thành 5 cấp quản lý hành chính: cấp Trung ương, cấp Bộ (Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ), cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, cấp huyện, cấp xã và cấp tương đương. Đến Hiến pháp 1959, bộ máy Nhà nước được củng cố và sửa đổi. Các cấp hành chính chỉ còn lại 4 cấp: Trung ương; cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và khu tự trị; cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh; cấp xã, thị trấn và tương đương; cấp Bộ bị bãi bỏ. 2
- Như vậy, hoàn cảnh lịch sử mới đã dẫn đến sự thay đổi của các cấp quản lý hành chính. Từ 5 cấp quản lý hành chính theo Hiến pháp 1946 xuống còn 4 cấp theo Hiến pháp 1959. 3. HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN THÀNH LẬP CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THEO HIẾN PHÁP 1946 VÀ HIẾN PHÁP 1959 Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 1946 có ba hệ thống: Hệ thống các cơ quan đại diện, hệ thống các cơ quan chấp hành và hệ thống các cơ quan tư pháp. Đến bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 1959, bộ máy Nhà nước ta gồm có 4 hệ thống, vẫn bao gồm: Hệ thống các cơ quan đại diện, hệ thống các cơ quan chấp hành, hệ thống các cơ quan xét xử và có thêm hệ thống cơ quan kiểm sát. Hệ thống cơ quan kiểm sát là một hệ thống mới trong Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 1959. 3.1. Hệ thống các cơ quan đại diện: 3.1.1. Của Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 1946 bao gồm: Nghị viện nhân dân (tức Quốc hội khóa I) và hội đông nhân dân ở hai cấp (cấp tỉnh và cấp xã). Còn ở cấp bộ và cấp huyện không có hội đồng nhân dân. Nghị viện nhân dân do nhân dân cả nước bầu ra còn hội đồng nhân dân của địa phương nào là do nhân dân địa phương ấy bầu ra theo bốn nguyên tắc: phổ thông tự do, trực tiếp và kín. Nghị viện nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất còn hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. 3.1.2. Hệ thống cơ quan đại diện của Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 1959 được thành lập ở cả 4 cấp . Nghị viện nhân dân được đổi tên thành Quốc hội. Ban thường vụ Quốc hội được đổi tên thành Ủy ban thường vụ Quốc hội. Trong tổ chức của quốc hội được thành lập một số cơ quan chuyên môn 3
- như Ủy ban kinh tế kế hoạch và ngân sách, Ủy ban dự án pháp luật... Hội đồng nhân dân được thành lập ở các địa phương (tỉnh, huyện, xã và tương đương ). Nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội và hội đồng nhân dân được tăng cường và quy định cụ thể hơn. 3.1.3. Nhận xét: Như vậy, hệ thống các cơ quan đại diện của Bộ máy Nhà nước từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 1959 về cơ bản vẫn gồm Nghị viện nhân dân (hay Quốc hội) và Hội đồng nhân dân. * Về Quốc hội: Ở cả hai bản Hiến pháp đều quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất có quyền lập ra pháp luật. Vai trò của Quốc hội ở bản Hiến pháp sau ngày càng được khẳng định so với bản Hiến pháp trước. Hiến pháp 1946 quy định giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra pháp luật, chuẩn y hiệp ước Chính phủ kí với nước ngoài. Nghị viện nhân dân là cơ quan thay mặt cho toàn thể nhân dân. Đến Hiến pháp 1959, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp. Quyền hạn của Quốc hội được quy định cụ thể tại điều 50 của Hiến pháp trong đó có quyền làm luật; làm và sửa đổi Hiến pháp. Đồng thời quy định rõ cả quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội, trong đó bao gồm cả quyền giải thích pháp luật. Trong tổ chức của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội theo Điều 53 Hiến pháp 1959 có thêm nhiều quyền hạn hơn so với Ban Thường vụ Quốc hội theo Hiến pháp 1946 (Điều 36). Ngoài ra, Quốc hội theo Hiến pháp 1959 còn thành lập thêm một số cơ quan chuyên môn: Ủy ban dự án pháp luật, Ủy ban kinh tế kế hoạch và ngân sách… * Về Hội đồng nhân dân: Trong chương V Hiến pháp 1946 có quy định về Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính gồm 6 điều (Điều 57 đến Điều 62) quy định những vấn đề thành lập Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính ở các đơn vị hành chính trong 4
- cả nước. Tuy nhiên Hiến pháp 1946 chưa xác định rõ vị trí tính chất của Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính. Những mối liên hệ cơ bản giữa Hội đồng nhân dân với cấp trên và ủy ban hành chính được xác định tại Điều 59 là : “Hội đồng nhân dân quyết định những vấn đề thuộc địa phương mình. Những nghị quyết đấy không được sai trái với chỉ thị của cấp trên. Ủy ban hành chính có nhiệm vụ thi hành mệnh lệnh câp trên, thi hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân địa phương mình sau khi cấp trên chuẩn y” và “Ủy ban hành chính chịu trách nhiệm với cấp trên và đối với Hội đồng nhân dân địa phương mình” (Điều 60). Chương VII Hiến pháp 1959 có quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, các chế độ hoạt động các mối quan hệ của Hội đồng nhân dân... So với Hiến pháp 1946 Hiến pháp 1959 đã có những quy định cụ thể hơn về Hội đồng nhân dân. Nếu Hiến pháp 1946 chỉ quy định những vấn đề có tính nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính, còn những vấn đề khác do luật định thì đến Hiến pháp 1959 vấn đề tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân được quy định cụ thể hơn. Điều đó thể hiện rõ ở những quy định về vị trí tính chất của Hội đồng nhân dân, chế độ hoạt động và các mối quan hệ công tác của Hội đồng nhân dân. Hiến pháp 1959 đã quy định một số căn bản về tổ chức cơ quan chính quyền địa phương. Tại đây lần đầu tiên trong Hiến pháp đã xác định “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương” (Điều 80) và “Ủy ban hành chính các cấp là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân địa phương” (Điều 87). Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 1946, Hội đồng nhân dân chỉ có ở 2 cấp (tỉnh và xã) còn Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 1959 thì Hội đồng nhân dân được thành lập ở cả cấp tỉnh, huyện, xã và tương đương. 3.2. Hệ thống các cơ quan chấp hành: 5
- 3.2.1. Của Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 1946 bao gồm: Chính phủ (trong đó có Chủ tịch nước là người đứng đầu Chính phủ, Phó chủ tịch nước và nội các), ủy ban hành chính các cấp. Chính phủ do nghị viện bầu ra chịu trách nhiệm trước nghị viện. Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất. Ủy ban hành chính địa phương do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, Ủy ban hành chính bộ do hội đồng nhân dân các tỉnh trong bộ bầu ra. Còn với ủy ban hành chính huyện do hội đồng nhân dân các xã trong huyện đó bầu ra. Ủy ban hành chính phải chịu trách nhiệm trước hội đồng nhân dân cùng cấp và ủy ban hành chính cấp trên. Ủy ban hành chính huyện chịu trách nhiệm trước ủy ban hành chính tỉnh. 3.2.2. Theo Hiến pháp 1959: Hệ thống cơ quan chấp hành cũng có sự thay đổi cơ bản. chính phủ được đổi tên thành Hội đồng chính phủ (nhấn mạnh tính tập thể). Trong thành phần của Hội đồng chính phủ có Thủ tướng, các Phó thủ tướng, các Bộ trưởng và tương đương. Đứng đầu và lãnh đạo Hội đồng chính phủ là thủ tướng chính phủ. Các ủy ban hành chính vẫn được thành lập ở ba cấp. Như vậy, trong thành phần của Hội đồng Chính phủ không có Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước và các thứ trưởng như trong Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 1946. Số lượng các bộ, thành viên của Hội đồng chính phủ cũng tăng lên đáng kể (18 bộ). Hoạt động quản lý của Hội đồng chính phủ bắt đầu theo xu hướng đi sâu vào chuyên ngành. Số lượng các ty (sở), phòng, ban cũng như các thành viêc của Ủy ban hành chính cũng tăng lên. Ủy ban hành chính cấp trên chỉ có quyền đình chỉ đối với nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp mà không có quyền hủy bỏ như trong Hiến pháp 1946. 3.2.3. So sánh cụ thể về quy định vị trí vai trò của Chính phủ qua hai bản Hiến pháp: * Vị trí vai trò, chức năng của Chính phủ theo Hiến pháp 1946. 6
- Vị trí: Hiến pháp năm 1946 quy định Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (Điều 43 Hiến pháp 1946). Chức năng của Chính phủ theo Hiến pháp 1946: Tuy không trực tiếp quy định các chức năng của Chính phủ, nhưng thông qua việc quy định quyền hạn của Chính phủ, chúng ta có thể biết được Chính phủ có các chức năng sau đây: + Chính phủ thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước. + Bảo đảm hiệu lực của Bộ máy Nhà nước từ Trung ương tới cơ sở. + Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật. + Phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Nhiệm vụ quan trọng nhất của Chính phủ kháng chiến là đảm bảo sự thống nhất các lực lượng quốc dân về mọi phương diện, tổng động viên nhân lực và tài sản quốc gia để đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi, nước nhà được hoàn toàn độc lập. Các chức năng của Chính phủ được cụ thể hoá thông qua quyền hạn của Chính phủ quy định tại Điều 52 Hiến pháp năm 1946. Thông qua việc thực hiện chức năng, quyền hạn của mình, Chính phủ khẳng định vai trò cơ quan Hành chính Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà. Đồng thời qua Hiến pháp năm 1946, cho thấy nền hành chính Việt Nam có một vấn đề nổi bật đó là Chính phủ luôn là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, là trung tâm điều hành hoạt động quản lí của các cơ quan Nhà nước. Điều này cũng được thể hiện rõ qua các bản Hiến pháp sau này. * Hiến pháp năm 1959 quy định vị trí vai trò, chức năng của chính phủ như sau: Lúc này, Chính phủ có tên gọi là Hội đồng Chính phủ. Vị trí, tính chất của Hội đồng Chính phủ theo Hiến pháp 1959: Theo điều 71 hiến pháp năm 1959: “Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan 7
- quyền lực Nhà nước cao nhất, và là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà...” Như vậy có thể thẩy rằng, trong Hiến pháp năm 1959, Hội đồng Chính phủ lần đầu tiên được xác định là cơ quan chấp hành của Quốc hội, và cũng là cơ quan Hành chính Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà. Đây là điểm mới so với Hiến pháp năm 1946, cho thấy bắt đầu từ đây tư tưởng tập quyền xã hội chủ nghĩa đã được thể chế hoá trong pháp luật nước ta. Nếu như ở Hiến pháp năm 1946, tổ chức Bộ máy Nhà nước có những nét giống với chính thể Cộng hoà lưỡng tính, giống với nguyên tắc phân quyền trong bộ máy Nhà nước của các nước tư sản khi thể hiện sự phân công các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp một cách tương đối rõ ràng và độc lập, đặc biệt là Chính phủ có vị trí tương đối độc lập và đối trọng với Nghị viện nhân dân, thì đến Hiến pháp 1959, nguyên tắc tập quyền lại được thể hiện rõ. Các cơ quan đại diện của nhân dân được tăng cường về quyền lực (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp), Hội đồng Chính phủ và Uỷ ban hành chính các cấp đóng vai trò là cơ quan chấp hành của các cơ quan đại diện của nhân dân. Chức năng của Hội đồng Chính phủ theo Hiến pháp 1959: Hiến pháp 1959 không có điều luật quy định chức năng của Hội đồng Chính phủ, nhưng chúng ta có thể thấy rõ thông qua những nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Chính phủ. Hội đồng Chính phủ có bốn chức năng, mỗi chức năng được cụ thể hoá bởi những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định: + Thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước. Bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở + Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và Pháp luật. 8
- + Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Phân tích chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Chính phủ được quy định trong Hiến pháp năm 1959, chúng ta thấy Hội đồng Chính phủ có quyền hạn rộng lớn, đầy đủ hơn, bao hàm nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế so với chế định Chính phủ trong Hiến pháp 1946. Đây là một sự thay đổi phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của nước ta lúc bấy giờ, đó là một mặt đưa miền Bắc đi lên xã hội chủ nghĩa, một mặt tiếp tục hoàn thành Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam tiến tới thống nhất nước nhà. Sự cần thiết phải phát triển các quyền hạn của Hội đồng Chính phủ chính là nhằm xây dựng miền Bắc thành một hậu phương vững mạnh thúc đẩy Cách mạng miền Nam, đồng thời để có thể thực hiện công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà tiến lên. Và xét về cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước, nhìn vào vị trí, tính chất và chức năng của Hội đồng Chính phủ, thì Hiến pháp năm 1959 như là một bước chuẩn bị cho tư tưởng tập quyền, quyền lực thống nhất tập trung vào Quốc hội sau này. 3.3. Hệ thống các cơ quan xét xử: Trong Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 1946, Hệ thống các cơ quan tư pháp bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án phúc thẩm, các tòa đệ nhị cấp (xét xử hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm) và tòa sơ cấp (chỉ xét xử sơ thẩm) là các cơ quan xét xử của nước ta. Thẩm phán của các tòa án (kể cả thẩm phán buộc tội và thẩm phán xét xử) đều do chính phủ bổ nhiệm và hoạt động độc lập với các cơ quan nhà nước khác. Theo Hiến pháp 1959, hệ thống các cơ quan này cũng có sự thay đổi nhất định. Tòa án được đổi tên là tòa án nhân dân và được thành lập theo nguyên tắc lãnh thổ. Ở trung ương có Tòa án nhân dân tối cao, ở địa phương có tòa án nhân 9
- dân tỉnh, huyện và tương đương. Nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán được thay bằng bầu thẩm phán. Thẩm phán tòa án nhân dân cấp nào do cơ quan quyền lực nhà nước cấp đó bầu và bãi miễn. Phụ thẩm nhân dân được đổi tên là hội thẩm nhân dân. Các tòa án nhân dân đều đặt dưới sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp… Thêm vào đó, hoạt động xét xử, kiểm sát được tách thành hai hệ thống cơ quan: hệ thống cơ quan xét xử và hệ thống cơ quan kiểm sát. Hệ thống cơ quan kiểm sát là một hệ thống mới trong bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1959. Chức năng quan trọng nhất của là công tác kiểm sát. Thành lập theo nguyên tắc lãnh thổ như hệ thống cơ quan xét xử. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là do Quốc hội bầu ra và bãi miễn. Phó viện trưởng và kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao là do Ủy ban thường vụ Quốc hội cử. Còn viện trưởng, phó viện trưởng và kiểm sát viên của viện kiểm sát địa phương do Viện trưởng VKSNDTC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Nói chung, bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1959 có nhiều điểm mới so với bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1946. Trong đó các cơ quan đại diện của nhân dân được tăng cường về quyền lực; về tổ chức cũng được củng cố lại theo hướng mở rộng dân chủ và đi sâu vào hoạt động quản lý theo chuyên ngành. Các cơ quan tư pháp trong tổ chức và hoạt động không còn lệ thuộc các cơ quan hành pháp. 4. ĐIỂM KHÁC BIỆT NỮA TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THEO HIẾN PHÁP 1959 SO VỚI HIẾN PHÁP 1946 LÀ VỀ NGUYÊN THỦ QUỐC GIA 4.1. Hiến pháp 1946 gọi nguyên thủ quốc gia là Chủ tịch nước. Theo quy định của hiến pháp Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu nhà nước vừa là người đứng đầu Chính phủ. Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946 do Nghị viện (Quốc hội) bầu ra và phải được 2/3 tổng số nghị viên bỏ phiếu thuận. Chỉ tịch 10
- nước được bầu trong 5 năm và có thể bầu lại. Nội dung này được thể hiện tại điều 45 Hiến pháp 1946. Chủ tịch nước được Hiến pháp 1946 ghi nhận quyền hạn rất lớn ( Điều 49): có quy định Chủ tịch nước là người thay mặt cho nhà nước; giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc; chỉ định hoặc cách chức các tướng soái trong lục quân, hải quân, không quân; ký sắc lệnh bổ nhiệm thủ tướng, nhân viên nội các và nhân viên cao cấp thuộc các cơ quan Chính phủ; chủ tọa Hội đồng Chính phủ; ban bố các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị; thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự; đặc xá; ký hiệp ước với các nước; phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước; tuyên chiến hay đình chiến khi Nghị viện không họp được. Vai trò của Chủ tịch nước còn được đề cao tại Điều 36 Hiến pháp 1946 khi có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận những luật đã được Nghị viện biểu quyết. Quy định này của Hiến pháp nhằm tạo ra cơ chế kiềm chế đối trọng giữa các quyền lực trong cơ cấu quyền lực để tránh sự lạm quyền của Nghị viện và đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý và tính khả thi của các đạo luật. Với cương vị là người đứng đầu cơ quan hành pháp cơ quan trực tiếp thự hiện pháp luật thì việc Hiến pháp quy định quyền này cho Chủ tịch nước thực sự là một tư tưởng mềm dẻo về sự phân công quyền lực. Tuy nhiên việc quy định này chỉ phù hợp trong điều kiện lúc đó. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước là 5 năm. Điều 1 đến Điều 70). Xét về hình thức, việc ghi nhận chế định nguyên thủ quốc gia thành một chương riêng trong Hiến pháp chứng tỏ Hiến pháp 1959 có sự đổi mới rõ rệt so với Hiến pháp 1946. Nguyên thủ quốc gia tại Hiến pháp 1959 vẫn được coi là Chủ tịch nước. Hiến pháp 1959 coi Chủ tịch nước và Chính phủ là hai chế định khác nhau, lúc này Chủ tịch nước không còn là người đứng đầu Chính phủ nữa mà chỉ là người thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại. 11
- Tuy nhiên, trong Hiến pháp 1959 quyền hạn của Chủ tịch nước vẫn rất lớn như thống lĩnh các lực lượng vũ trang toàn quốc, giữ chức vụ chủ tịch Hội đồng quốc phòng (Điều 65); Chủ tịch nước khi xét thấy có quyền tham dự và chủ toạ các phiên họp của Hội đồng chính phủ (Điều 66); Chủ tịch nước khi xét thấy cần thiết thì triệu tập và chủ toạ hội nghị chính trị đặc biệt (Điều 67). Hiến pháp 1959 với mục đích đề cao vai trò của tập thể đã chuyển một số quyền hạn của Chủ tịch nước được ghi nhận tại Hiến pháp 1946 sang cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, bên cạnh đó lại quy định những quyền hạn khác của Chủ tịch nước mang tính chất thủ tục như công bố luật, pháp lệnh, công bố các lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố lệnh giới nghiêm (Điều 63). Nhìn chung, Hiến pháp 1959 không quy định Chủ tịch nước có quyền giải quyết những vấn đề cụ thể mà Chủ tịch nước chỉ có quyền công bố các quyết định được thông qua bởi cơ quan khác. Tại điều 62 Hiếp pháp 1959 quy định Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra, có nhiệm kỳ bằng nhiệm kỳ của Quốc hội là 4 năm. Đây là điểm khác biệt của Hiến pháp 1959 với Hiếp pháp 1946. Trong Hiến pháp 1959, chế định Chủ tịch nước còn hạn chế bởi việc không quy định ứng cử viên Chủ tịch nước phải là đại biểu Quốc hội, được chọn trong số các nghị sỹ của Nghị viện nhân dân như Hiến pháp 1946. Với việc quy định và ghi nhận chế định Chủ tịch nước, Hiến pháp 1959 thực sự là bản hiến pháp được xây dựng theo mô hình hiến pháp xã hội chủ nghĩa, thể hiện được bản chất nhà nước ta là nhà nước của nhân dân lao động, do dân lao động và vì nhân dân, quyền lực thuộc về nhân dân. Như vậy, trong Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 1946 thì nguyên thủ quốc gia (chủ tịch nước) thuộc cơ cấu chính phủ và đứng đầu Chính phủ. Nhưng trong Hiến pháp 1959, chủ tịch nước được quy định thành một chế định riêng tại “Chương V. Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Chủ tịch nước vẫn là nguyên thủ quốc gia, chỉ thay mặt nhà nước về mặt đối nội đối 12
- ngoại mà không đứng đầu chính phủ, lãnh đạo chính phủ như trước. Vì vậy, thẩm quyền của Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1959 bị hạn chế nhiều so với Hiến pháp 1946. Những đặc quyền của Chủ tịch nước được quy định trong Hiến pháp 1946 như: quyền yêu cầu nghị viện thảo luận lại những luật và nghị quyết mà Nghị việc đã thông qua; quyền không phải chịu một trách nhiệm nào ngoài tội phản bội Tổ quốc… đến Hiến pháp năm 1959 không còn nữa. 5. CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN QUYỀN LỰC Các cơ quan quyền lực nhà nước (còn được gọi là các cơ quan đại biểu, đại diện hoặc dân cử), bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Đây là những cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do cử tri cả nước hoặc từng địa phương trực tiếp bầu ra thông qua tuyển cử phổ thông đầu phiếu. Cả bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959, các cơ quan quyền lực đều hình thành trên cở sở do nhân dân bầu ra. 6. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo, là cơ sở cho toàn bộ quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước ta nhìn chung hoạt động dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc bình đẳng đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc và nguyên tắc pháp chế. Nhìn chung Bộ máy Nhà nước theo hai bản hiến pháp đều tổ chức và hoạt động trên cơ sở 5 nguyên tắc này. Tuy nhiên, ở Hiến pháp năm 1946, tổ chức Bộ máy Nhà nước có những nét giống với chính thể Cộng hoà lưỡng tính, giống với 13
- nguyên tắc phân quyền trong bộ máy Nhà nước của các nước tư sản khi thể hiện sự phân công các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp một cách tương đối rõ ràng và độc lập, đặc biệt là Chính phủ có vị trí tương đối độc lập và đối trọng với Nghị viện nhân dân, thì đến Hiến pháp 1959, nguyên tắc tập quyền đã được thể hiện rõ. Bắt đầu từ đây tư tưởng tập quyền xã hội chủ nghĩa đã được thể chế hoá trong pháp luật nước ta. 7. KẾT LUẬN Qua những phân tích ở trên ta có thể thấy được phần nào sự phát triển của Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ việc so sánh có thể thấy, tuy định hướng nhưng tổ chức quyền lực Nhà nước vẫn nhất quán thể hiện bản chất nhân dân, dân tộc giai cấp một cách quyện chặt nhằm “thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” thể hiện tính kế thừa trong sự phát triển và tính phát triển trong sự kế thừa của Bộ máy Nhà nước. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo chuyên đề : Phân tích tầm quan trọng của bộ điều chỉnh điện áp dưới tải 110KV. So sánh sự giống nhau, khác nhau của bộ điều chỉnh điện áp dưới tải và bộ điều chỉnh điện áp không điện
27 p | 1326 | 429
-
Luận văn: Ứng dụng phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp so sánh vào phân tích tài chính của Công ty may Đức Giang
99 p | 451 | 179
-
Luận văn đề tài : TỔ CHỨC BỘ MÁY TOÁN KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY
59 p | 109 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu, so sánh một số thuật toán cây quyết định trong phát hiện các cuộc tấn công mạng trên bộ dữ liệu KDD99 và UNSW-NB15
61 p | 31 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu một số thuật toán hệ mật mã khoá công khai Elgamal và ứng dụng
67 p | 44 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giả pháp hoàn thiện hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Xí nghiệp May Kon Tum trên cơ sở quản trị rủi ro doanh nghiệp
113 p | 30 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng AI xây dựng thuật toán dự báo các tác vụ trên đám mây nhằm nâng cao hiệu quả cân bằng tải
34 p | 8 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hệ thống thông tin: Nghiên cứu các giải pháp định vị trong nhà hiệu quả dựa trên dữ liệu sóng không dây
27 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô (Zea mays) trong điều kiện sinh thái đất nhiễm mặn tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
79 p | 34 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Lê Tám
123 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn