intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Triết học số 52 - Lênin nói "Sự phát triển là cuộc đấu tranh của các mặt đối lập" từ luận điểm trên làm rõ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của Việt Nam trong thời kỳ quá độ"

Chia sẻ: Phuc Nguyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

113
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận cung cấp cho người học các kiến thức: Tiểu luận triết học, triết học Mac Lenin, Lênin nói "Sự phát triển là cuộc đấu tranh của các mặt đối lập" từ luận điểm trên làm rõ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của Việt Nam trong thời kỳ quá độ",... Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Triết học số 52 - Lênin nói "Sự phát triển là cuộc đấu tranh của các mặt đối lập" từ luận điểm trên làm rõ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của Việt Nam trong thời kỳ quá độ"

  1. LỜI  MỞ ĐẦU Đại hội Đảng VI đã mở  ra một trang mới cho lịch sử kinh tế Việt   Nam. Bước ngoặt này có ý nghĩa trọng đại: Biến nền kinh tế Việt Nam từ  kế  hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp, thành nền kinh tế  thị  trường   định hướng xã hội chủ nghĩa. Bước ngoặt này đánh dấu sự thay đổi, phát   triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội Việt Nam. Sự phát triển này phải   chăng là kết quả của Việt Nam trước Đại hội Đảng  VI? Và sự phát triển   nào phải chăng cũng cần trải qua một thời kỳ gọi là. Thời kỳ quá độ? Lênin ­ Nhà lãnh đạo lỗi lạc ­ nhà quản lý xã hội thiên tài đã luôn  luôn nhìn xã hội bằng con mắt của nhà quản lý, và với tầm nhìn chiến  lược hàm chứa phép biện chứng sâu sắc. Ông luôn luôn muốn thay thế xã  hội bằng xã hội khác tốt hơn. Bởi vậy ông đã nói” “Sự phát triển là cuộc  đấu tranh của các mặt đối lập”. Lịch sử phát triển của triết học là lịch sử phát triển của tư duy triết   học gắn liền với cuộc đấu tranh của hai phương pháp tư duy: Biện chứng  và siêu hình. Chính cuộc đấu tranh lâu dài của hai phương pháp này đã   thúc đẩy tư  duy triết học phát triển và hoàn thiền dần với thắng lợi của   tư duy biện chứng duy vật.  Triết học khi nói đến phát triển thì luôn chú ý đến nguồn gốc và  động lực của phát triển và khuynh hướng của sự phát triển. Sự đòi hỏi của các yếu tố khách quan trong sự phát triển của sự vật   hiện tượng đó là mâu thuẫn tất yếu   biện chứng. Phép biện chứng nói  rằng: Sự vật nào cũng có mặt trái ngược, cũng chứa động mâu thuẫn bên   trong của nó, bản thân sự vật, cả trong tự nhiên và trong xã hội.  1
  2. Trong các mặt đối lập bao giờ  cũng có sự  đấu tranh gạt bỏ  lẫn  nhau. Phép biện chứng đã tìm thấy sự thấp nhất giữa các mặt đối lập. Các  mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau mà lẫn vào nhau, thâm nhập trong  nhau, mặt này chứa đựng mầm mống của mặt kia, chúng tác đọng qua lại   lẫn nhau làm điều kiện cho nhau tồn tại và phát triển. Sự phát triển từ cái  này thành cái khác cần một thời kỳ gọi là thời kỳ quá độ. Trong nền kinh  tế sự phân công lao động toạ ra mối quan hệ hữu cơ giữa người và người  tạo ra sự  phát triển xã hội. Lênin nói “Do phân công lao động, ai lo cho  người ấy, mọi người vì một người, một người vì mọi người, và phải tìm  thấy mình trong người khác, còn chúa không thể lo cho người được". Thời kỳ quá độ hiện nay ở Việt Nam là thời kỳ ủ mầm của một xã  hội phát triển, trong đó phân công lao động đang diễn ra mạnh mẽ, đó là  sự đấu tranh giữa những mặt đối lập của cơ chế cũ, và đang báo hiệu một  tương lai tươi sáng, một nền kinh tế phát triển bền vững. Đề  tài: Lênin nói "Sự phát triển là cuộc đấu tranh của các mặt đối  lập" từ luận điểm trên làm rõ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của  Việt Nam trong thời kỳ quá độ" 2
  3. I.  QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ MÂU THUẪN GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP   CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG Lịch sử phát triển của triết học là lịch sử  phát triển của tư  duy triết   học gắn liền với cuộc đấu tranh của hai phương pháp tư duy ­ biện chứng  và siêu hình. Chính cuộc đấu tranh lâu dài của hai phương pháp này đã   thúc đẩy tư duy triết học phát triển và được hoàn thiện dần với thắng lợi  của tư duy biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật là sự  thống nhất hữu cơ  giữa lý luận và   phương pháp. Hệ thống các quy luật, phạm trù của nó không chỉ phản ánh   đúng đắn thế  giới khách quan mà còn chỉ  ra những thách thức để  định   hướng cho con người trong nhận thức thế giới và cải tạo thế  giới. Phép  biện chứng duy vật không chỉ  khái quát những thành tựu của tất cả  các   khoa học cụ thể, mà còn kết tinh những tinh hoa trong quá trình phát triển   tư  tưởng triết học của nhân loại. Phép biện chứng duy vật trình bày một   cách có hệ  thống chặt chẽ  tính chất biện chứng của thế  giới thông qua  những phạm trù và những quy luật chung nhất của thế giới (tự nhiên, xã  hội và tư duy). Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật có ý nghĩa phương   pháp luận chỉ đạo mọi hoạt động của con người, trong đó, quy luật thống  nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (gọi tắt là quy luật mâu thuẫn) là  hạt nhân của phép biện chứng. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực   của sự phát triển; phản ánh quá trình đấu tranh giải quyết mẫu thuẫn bên  trong sự vật. Từ đó, phải vận dụng nguyên tắc mâu thuẫn mà ý đồ cơ bản  của nó là phải nhận thức đúng đắn mâu thuẫn của sự  vật, trước hết là  mâu thuẫn cơ  bản và mâu thuẫn chủ  yếu, phải phân tích mâu thuẫn và  quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn. Đấu tranh là phương thức giải  3
  4. quyết mâu thuẫn. Lênin nói "Sự  phát triển là một cuộc "đấu tranh" giữa   các mặt đối lập". Tuy nhiên, hình thức đấu tranh rất đa dạng, linh hoạt,  tuỳ thuộc mâu thuẫn cụ thể và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Theo quan điểm biện chứng thì sự  vật nào cũng là một thể  thống  nhất của các mặt đối lập, tức là, các mặt có xu hướng, khuynh hướng trái   ngược nhau. Chính sự  tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập tạo nên  mâu thuẫn sự vật. Khi nói mâu thuẫn biện chứng là nói đến mâu thuẫn tất yếu của  những mặt trái ngược nhau, ví dụ, điện có cực âm, cực dương… Trong   các mặt đối lập, chúng vừa đấu tranh với nhau (với nghĩa tác động theo xu  hướng trái ngược nhau) nhưng các mặt đối lập lại là thống nhất với nhau. Thống nhất là tồn tại không tách rời nhau, làm điều kiện cho nhau   tồn tại, phát triển, có mặt này thì mới có mặt kia. Thống nhất còn bao  hàm thâm nhập nhau, trong mặt này chứa đựng mầm mống mặt kia, cho   nên, chúng ta không nên tạo ra hàng rào tuyệt đối giữa các mặt đối lập mà  phải thấy được có sự  chuyển hoá giữa các mặt đối lập. Chuyển hoá có  trình độ  từ  thấp đến cao và dẫn đến sự  chuyển hoá cuối cùng, tức là khi  mâu thuẫn đã được giải quyết. Chuyển hoá cuối cùng có hai hình thức cơ  bản: hình thức thay đổi vị  trí cho nhau và hình thức các mặt đối lập cũ  mất đi và hình thành những mặt đối lập mới. Hầu hết các nhà triết học đều cho rằng thống nhất và đấu tranh của  các mặt đối lập đều có vai trò trong sư  phát triển của sự  vật. Tuy nhiên,  tuỳ từng giai đoạn phát triển mà ta phải nhấn mạnh mặt này hay mặt kia.  Khi sự vật còn ở giai đoạn phát triển, khi mâu thuẫn chưa gay gắt thì khi   4
  5. đó mặt thống nhất giữ vai trò chủ đạo, còn khi mâu thuẫn trở nên gay gắt,  đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn lại là chủ đạo, chính yếu. Ngày nay, sự  "thống nhất" của các mặt đối lập ngày càng mở  rộng.  Những giải pháp khoa học và kỹ thuật tiên tiến, những vấn đề toàn cầu…  tạo ra môi trường thuận lợi cho sự  mở  rộng đó. Vì vậy, bước chuyển  biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội không thể không  mang những hình thái đặc thù: có thể cho phép các nước kém phát triển đi  lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua một hay nhiều giai đoạn nào đó trong sự phát  triển tư bản chủ nghĩa. II. VẬN DỤNG QUY LUẬT MÂU THUẪN TRONG THỜI KỲ  QUÁ ĐỘ  LÊN   CNXH Ở VIỆT NAM  Nước ta đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế  độ tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm cơ bản nhất của thời kỳ quá độ là sự tồn  tại nền kinh tế nhiều thành phần và xã hội nhiều giai cấp. Trong thời kỳ  quá độ, nền kinh tế  có tính chất quá độ. Nó không còn là nền kinh tế  tư  bản chủ  nghĩa, nhưng cũng chưa hoàn toàn là nền kinh tế  xã hội chủ  nghĩa. 2.1. Tính tất yếu tồn tại nhiều thành phần kinh tế  (TPKT)  ở  Việt Nam  Trong bất cứ hình thái kinh tế ­ xã hội nào cũng có phương thức sản   xuất giữ vị trí chi phối. Ngoài ra, còn có phương thức sản xuất tàn dư của  xã hội trước và phương thức sản xuất mầm mống của xã hội tương lai.   Các phương thức sản xuất này  ở  vào địa vị  lệ  thuộc, bị  chi phối bởi   phương thức sản xuất thống trị. 5
  6. Thành phần kinh tế là một loại hình của quan hệ  sản xuất xác định  tương ứng với trình độ và trình độ của lực lượng sản xuất nhất định đã ra  đời nhưng chưa đạt tới độ  thống trị  trong nền kinh tế  hoặc đang bị  thủ  tiêu dần. Như vậy, phạm trù thành phần kinh tế và phương thức sản xuất đều  phản ánh mối quan hệ  biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ  sản xuất, nhưng không đồng nhất về nội dung. Trong thời kỳ quá độ, mỗi   phương thức sản xuất khi chưa hoặc không đóng vai trò thống trị, cũng  không bị  trị, lệ  thuộc mà tồn tại như  những "bộ  phận", những "mảnh"   trong mối quan hệ vừa thống nhất "xen kẽ", vừa đấu tranh bài trừ gạt bỏ,  phủ định lẫn nhau của kết cấu kinh tế xã hội, thì đó là thành phần kinh tế.   Khi một thành phần, một bộ phận nào đó giữ một vai trò thống trị đối với  các thành phần (bộ  phận, hình thức kinh tế  khác) thì nó là một phương  thức sản xuất đại diện cho hình thái kinh tế ­ xã hội đó. Mỗi thành phần kinh tế có kiểu tổ chức sản xuất kinh doanh của nó  hợp thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Nền kinh tế  ­ xã hội nước ta tồn tại nhiều thành phần kinh tế  là vì  các lý do sau: ­ Khi giành chính quyền thì chính quyền mới tiếp quản nền kinh tế  chủ  yếu dựa trên chế  độ  tư  hữu về  tư  liệu sản xuất, gồm hai loại là tư  hữu lớn (kinh tế tư bản chủ nghĩa) và tư hữu nhỏ  (sản xuất nhỏ cá thể).  Phương thức sản xuất cũ chưa thể mất đi, do đó tồn tại thành phần kinh  tế tư bản tư nhân, thành phần kinh tế cá thể, thành phần kinh tế hợp tác. 6
  7. ­ Trong một nền kinh tế thì các ngành, vùng kinh tế phát triển không  đều về lực lượng sản xuất, tương ứng với nó là những quan hệ sản xuất,   đó chính là cơ sở nảy sinh các thành phần kinh tế khác nhau. ­ Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế ­ chính trị, các nước đều cần đầu  tư của nước ngoài, hình thành thành phần kinh tế tư bản Nhà nước, đó là  sự  kết hợp đầu tư  giữa nhà nước với các nhà tư  bản, các công ty trong   nước và ngoài nước. ­ Giành chính quyền đã khó, giữ  chính quyền còn khó hơn; để  giữ  vững chính quyền cộng sản thì phải xây dựng thành phần kinh tế  mới là  kinh tế quốc doanh hay kinh tế nhà nước. Thành phần kinh tế  Nhà nước giữ  vai trò chủ  đạo, các thành phần  kinh tế  khác đóng vai trò tích cực trong quá trình phát triển nền kinh tế ­  xã hội. 2.2. Các thành phần kinh tế ở Việt Nam  Trên cơ sở nhận biết được tính tất yếu của việc tồn tại nhiều thành   phần kinh tế ở Việt Nam, Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII   đã xác định nước ta hiện nay có 6 thành phần kinh tế như sau: 7
  8. 2.2.1. Thành phần kinh tế nhà nước ­ Là thành phần kinh tế  mà vốn chủ  yếu dựa trên sở  hữu nhà nước   hoặc phần sở  hữu Nhà nước chiếm tỷ  lệ  khống chế. Kinh tế  Nhà nước  gồm hai loại: Doanh nghiệp nhà nước và kinh tế  nhà nước phi doanh  nghiệp   (tài   nguyên   thiên   nhiên,   cơ   sở   hạ   tầng,   tài   chính,   dự   trữ   nhà  nước…) ­ Đặc điểm: + Thuộc sở hữu nhà nước + Thường bảo đảm những cân đối lớn trong nền kinh tế  + Vai trò: chủ đạo, mở đường, duy trì bộ máy nhà nước. ­ Xu hướng vận động: Tồn tại lâu dài và có vai trò chủ đạo trong nền  kinh tế. 2.2.2. Thành phần kinh tế hợp tác. ­ Là sự  liên kết kinh tế  tự  nguyện của các chủ  thể  kinh tế  với các  hình thức đa dạng, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, khả  năng và lợi ích  của các bên tham gia, có thể dẫn tới hoặc không dẫn tới pháp nhân. Nòng   cốt của thành phần kinh tế này là hợp tác xã: HTX nông nghiệp, thủ công,  cổ phần… ­ Đặc điểm: + Sở hữu hỗn hợp + Là hình thức kinh tế linh hoạt, hiệu quả + Một chủ thể có thể tham gia vào nhiều hợp tác xã. + Sản xuất kinh doanh dịch vụ ở tất cả các ngành trong nền kinh tế  ­ Xu hướng vận động: Tồn tại lâu dài, có thể  trở  thành kinh tế  tư  bản tư nhân hoặc kinh tế tư bản Nhà nước. 8
  9. 2.2.3. Thành phàn kinh tế tư bản nhà nước ­ Là thành phần kinh tế  mà Nhà nước và các nhà tư  bản trong và  ngoài nước hợp tác đầu tư qua việc liên doanh liên kết. ­ Đặc điểm + Sở hữu hỗn hợp + Có sức mạnh về vốn, công nghệ, thị trường  + Sản xuất kinh doanh chủ yếu ở những ngành có lợi nhuận cao + Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh, tạo ra những ngành  nghề, sản phẩm mới. ­ Xu hướng vận động: tồn tại lâu dài, có thể chuyển hoá thành phần  kinh tế tư bản tư nhân hoặc kinh tế nhà nước. 2.2.4. Thành phần kinh tế cá thể  ­ Là thành phần kinh tế hs sản xuất kinh doanh dựa vào vốn và sức  lao động của bản thân là chính. ­ đặc điểm:  + Từ hữu nhỏ. + Người có sức lao động đồng thời là người có vốn, nếu có thuê  thêm lao động thì gọi là tiểu chủ. + Hết sức manh mún và lệ thuộc. ­ Xu hướng vận động: Tồn tại lâu dài, có thể chuyển hoá thành kinh  tế hợp tác, tư bản tư nhân hoặc kinh tế Nhà nước. 2.2.5. Thành phần kinh tế tư bản tư nhân: ­ Là thành phần kinh tế  mà vốn do các nàh tư  bản trong và ngoài  nước đầu tư. ­ Đặc điểm:  9
  10. + Tư hữu lớn. + Thuê và bóc lột lao động làm thuê. + Thường chỉ kinh doanh những ngành ít vốn, lãi cao. + Mạnh về vốn, linh hoạt. ­ Xu hướng vận động: Tồn tại lâu dài, xã hội đòi hỏi phát triển thành   phần kinh tế này, có thể chuyển thànah kinh tế hợp tác, kinh tế Nhà nước   hoặc tư bản Nhà nước. 10
  11. 2.2.6. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thành phần kinh tế  này bao gồm phần vốn đầu tư  của nước ngoài  vào các cơ  sở  sản xuất, kinh doanh  ở  nước ta. Các doanh nghiệp thuộc  thành phần kinh tế này có thể có 100% vốn đầu tư nước ngoài, có thể liên   kết, liên doanh, vói doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân ở  nước ta. Thành phần kinh tế  này được tạo điều kiện phát triển thuận lợi,  hướng vào suất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, gắn với   thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm. So với Đại hội VIII,  Đại hội IX đã tách thành một thành phần kinh tế  riêng không để  trong  thành phần kinh tế tư bản nhà nước. Đại hội IX cũng chỉ  có: "Thực hiện nhất quán chính sách phát triển  kinh tế  nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế  kinh doanh theo pháp  luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định  hướng XHCN cùng phát triển lâu dài hợp tác và cạnh tranh lành mạnh,  trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đoạ. kinh tế nhà nước cùng với   kinh tế  tập thể ngày càng trở  thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế  quốc dân. 2.3. Tính thống nhất và mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế. Nền kinh tế hàng hoá quá độ  trong đó tồn tại nhiều thành phần kinh  tế  với những kiểu sản xuất hàng hoá không cùng bản chất, vừa thống  nhất lại vừa mâu thuẫn với nhau. Tính thống nhất của các thành phần kinh tế thể hiện: ­ Các thành phần kinh tế  trong quá trình hoạt động không biệt lập  nhau, mà gắn bó đan xem xâm nhập lẫn nhau thông qua các mối quan hệ  11
  12. kinh tế, vì chúng đều là các bộ phận của hệ thống phân công lao động xã  hội thống nhất. ­ Mỗi thành phần kinh tế  có vai trò và chức năng của nó trong đời   sống kinh tế ­ xã hội và đều chịu sự quản lý thống nhất của Nhà nước. ­ Sự  thống nhất của các thành phần kinh tế  còn vì yếu tố  điều tiết  thống nhất của hệ thống các quy kinh tế đang tác động trong thời kỳ quá  độ và thị trường thống nhất. Tuy nhiên, các thành phần kinh tế này tồn tại trong mâu thuẫn. Mâu  thuẫn giữa các thành phần kinh tế với nhau thể hiện ở: + Mâu thuẫn giữa công hữu và tư hữu. + Mâu thuẫn giữa tư nhân với tập thể, với Nhà nước. + Mâu thuẫn giữa xu hướng tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Mâu thuẫn là động lực của mọi sự vận động và phát triển. Trong hệ  thống thống nhất của nền kinh tế  quá độ  chứa đựng những sự  đối lập,  những khuynh hướng đối lập, một mặt bài trừ  phru định lẫn nhau, cạnh  tranh với nhau; mặt khác, chúng thống nhất với nhau, thâm nhập, nương   tựa vào nhau để tồn tại và phát triển thông qua hợp tác và cạnh tranh, liên  doanh, liên kết. Các thành phần kinh tế  đều được thừa nhận tồn tại khách quan và  Nhà nước tạo điều kiện và môi trường để  chúng tồn tại trên thực tế.   Đồng thời, các thành phần kinh tế cần được bình đẳng trước pháp luật. Tuỳ  khả  năng và trình độ  xã hội hoá từng thành phần kinh tế  và sự  đan xen liên kết đa dạng lẫn nhau giữa chúng, giải phóng mọi năng lực  sản xuất kinh doanh, phát triển lực lượng sản xuất, phát triển sản xuất và  12
  13. lưu thông, phát triển và mở rộng thị trường, tạo ra công ăn việc làm, khối   lượng sản phẩm cho xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Trong quá trình cạnh tranh và hợp tác, từng thành phần kinh tế  tồn   tại với tư  cách là đơn vị  sản xuất hàng hoá để  vươn lên tự  khẳng định  mình và phát triển theo quỹ đạo chung, chịu sự quản lý của Nhà nước. Cần phân biệt các thành phần kinh tế  vì từ  đặc điểm lịch sử  hình  thành và bản chất vốn có của mỗi thành phần kinh tế  có vị  trí, vai trò,   chức năng, tiềm năng, xu hướng phát triển khác nhau. Chính sự khác nhau  đó là cơ sở để  phân biệt các thành phần kinh tế, nhằm phát huy tác dụng   tích cực và hạn chế ảnh hưởng teieu cực của chúng với sự phát triển kinh   tế ­ xã hội. Và chỉ có đường lối, chính sách phân biệt như vậy mới có tác   dụng thúc đẩy sự  phát triển kinh tế  theo định hướng xã hội chủ  nghĩa.   Phải nhấn mạnh rằng, không chỉ phân biệt các thành phần kinh tế mà nội   dung từng thành phần kinh tế  càng phải phân biệt. Khi phân tích chính  sách của Đảng với nông dân, Lênin chỉ rõ "phải phân biệt và phân định rõ  ranh giới giữa người nông dân lao động với người nông dân con buôn,  giữa người nông dân cần lao động với người nông dân đầu cơ. Tất cả  thực chất của chủ nghĩa xã hội nằm trong sự phân định ranh giới đó".  Như vậy, toàn bộ hoạt động của Nhà nước thực hiện trước hết bằng  pháp luật, các văn bản pháp luật, các chủ  trương, chính sách kinh tế  ­ xã  hội, cơ  chế  quản lý, các biện pháp, phương tổ  chức thực hiện… Không  thể  không tín đến sự  nhất quán giữa các thành phần kinh tế  và sự  phân  biệt giữa chúng,. Trong sự thống nhất đã chứa đựng sự phân biệt và phân  biệt giữa chúng. Trong sự  thống nhất đã chứng đựng sự  phân biệt để  thống nhất. 13
  14. KẾT LUẬN Thừa nhận sự tồn tại của 6 thành phần kinh tế  dựa trên 3 hình thức   sở  hữu cơ bản về  tư liệu sản xuất cũng có nghĩa là thừa nhận cả  những  xu hướng vận động khác nhau của mỗi thành phần kinh tế vì lợi ích riêng  của chúng, trong đó tiềm  ẩn cả  khả  năng phát triển theo hướng TBCN.  Điều đó càng trở nên hiện thực trong xu thế toàn cầu hoá với sự  chi phối  của các thế  lực tư  bản tài chính quốc tế  mong muốn thúc đẩy sự  phát  triển kinh tế  nước ta theo con đường tư  nhân hoá. Do đó, quan hệ  sản   xuất mới từng bước được xác lập phù hợp với trình độ  lực lượng sản   xuất, kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo cùng với kinh tế hợp   tác xã dần dần trở  thành nền tảng của nền kinh tế, kinh tế  tư  bản nhà   nước dưới các hình thức khác nhau tồn tại phổ  biến, kinh tế  cá thể  tiểu   chủ, kinh tế  tư bản tư nhân chiếm tỷ  trọng đáng kể. Như  vậy, cần quán  triệt một số yêu cầu cơ bản sau: ­ Lấy việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực   bên trong và bên ngoài cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng  cao hiệu quả  kinh tế  ­ xã hội, cải thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu  hàng đầu trong việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế  và   hình thức tổ chức kinh doanh. ­ Chủ  động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả  kinh tế  nhà  nước, kinh tế hợp tác, làm cho kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo cùng  với nền kinh tế  hợp tác xã dần dần trở  thành nền tảng của nền kinh tế  quốc dân. Tạo điều kiện để  các nhà kinh doanh tư  nhân yên tâm đầu tư  14
  15. kinh doanh lâu dài. áp dụng phổ  biến các hình thức kinh tế  tư  bản nhà  nước. ­ Xác lập, củng cố  và nâng cao địa vị  làm chủ  của người lao động  trong nền sản xuất xã hội, thực hiện công bằng xã hội ngày một tốt hơn. ­ Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả  lao động và hiệu quả kinh tế chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức  đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả  sản xuất kinh doanh và phân  phối thông qua phúc lợi xã hội. ­ Tăng cường hiệu quả  quản lý vĩ mô của nhà nước, phát huy mặt  tích cực của cơ chế thị trường. Bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa   vụ  trước pháp luật của mọi doanh nghiệp và cá nhân, không phân biệt   thành phần kinh tế. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2