Tìm hiểu chữ Hán giãn thể
lượt xem 3
download
Nội dung bài viết trình bày cuộc cải cách chữ Hán cũng từng diễn ra với các trào lưu giản hóa chữ Hán từ phồn thể sang giản thể, hoặc thêm nét để chữ giản thể trở thành chữ phồn thể với mục đích thống nhất tự thể chữ Hán nhằm phổ cập giáo dục, bồi dưỡng nhân tài và ổn định chữ viết. Cuộc vận động giản hóa chữ Hán đầu tiên từ thời Thái Bình Thiên Quốc (1851- 1864) đến sự ra đời Tổng biểu chữ giản hóa năm 1986 của Ủy ban Công tác Ngôn ngữ Văn tự Quốc gia nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa diễn ra, chữ Hán đi vào ổn định về phương diện hình thể và phạm vi ứng dụng. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu chữ Hán giãn thể
- TÌM HIỂU CHỮ HÁN GIẢN THỂ TS. Nguyễn Hà Giảng viên khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Hutech TÓM TẮT Xưa nay chữ Hán có hai cách viết là chữ giản thể và chữ phồn thể. Kể từ khi ra đời trên chất liệu mai rùa, xương thú thời đại Thương - Chu, chữ Hán đã thực hiện chức năng ghi lại tiếng nói của người Trung Hoa bằng tự thể khối vuông. Trải qua gần bốn ngàn năm tồn tại, chữ Hán không ngừng thay đổi tự dạng từ Giáp cốt văn đến Kim văn Triện thư Lệ thư Khải thư Hành thư Thảo thư. Cuộc cải cách chữ Hán cũng từng diễn ra với các trào lưu giản hóa chữ Hán từ phồn thể sang giản thể, hoặc thêm nét để chữ giản thể trở thành chữ phồn thể với m c đích thống nhất tự thể chữ Hán nhằm phổ cập giáo d c, bồi dưỡng nhân tài và ổn định chữ viết. Cuộc vận động giản hóa chữ Hán đầu tiên từ thời Thái Bình Thiên Quốc (1851- 1864) đến sự ra đời Tổng biểu chữ giản hóa năm 1986 của Ủy ban Công tác Ngôn ngữ Văn tự Quốc gia nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa diễn ra, chữ Hán đi vào ổn định về phương diện hình thể và phạm vi ứng d ng. Từ khóa: Chữ Hán giản thể, chữ Hán phồn thể, cổ Hán tự, kim Hán tự văn ng n bạch thoại. 1. DẪN NHẬP Việc giản hóa văn tự Trung Quốc diễn ra vào giữa thập niên 50 của thế kỷ XX. Lần đầu tiên dưới sự quan tâm và chủ trì trực tiếp của Thủ tướng Chu Ân Lai (1898-1976), chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kết hợp với 100 chuyên gia gạo cội trong ngành Ngôn ngữ học tiến hành giản hóa chữ Hán phồn thể thường dùng thành thể chữ có nét đơn giản hơn. Bấy giờ, Trung Quốc vừa trải qua nhiều biến cố 1 loạn trong giặc ngoài nước yếu dân nghèo đảng phái chia rẽ. Hơn nữa đây là một quốc gia nông nghiệp tồn tại mấy ngàn năm hơn 80% dân số hầu hết sống ở n ng th n và hơn một nửa người dân Trung Quốc lúc này lâm vào tình trạng mù chữ và bán mù chữ. Xuất phát từ tình hình thực tế đó mà chính phủ Trung Quốc nỗ lực cải cách không ngừng về mọi lĩnh vực đời sống. Đặc biệt, việc xóa nạn mù chữ, khai thông dân trí, phát triển văn hóa nhằm xây dựng đất nước là nhiệm v quan trọng hàng đầu mang tính lịch sử dân tộc Trung Hoa. Việc giản hóa chữ viết lúc bấy giờ nhằm m c đích giúp đ ng đảo tầng lớp nhân dân có khả năng biết chữ sớm nhất và nhanh nhất, nâng cao tốc độ sử d ng chữ viết nâng cao trình độ văn hóa giúp học sinh học tập ở trường tiện lợi hơn. Khả năng này được xem như nền tảng cơ bản nhất để có thể bắt nhịp được với 1 Mùa thu năm 1914 Chiến tranh thế giới lần I nổ ra ở châu Âu Nhật Bản tiến hành xâm lược Trung uốc. Trước sự bành trướng của quân Nhật ở Sơn Đ ng Viên Thế Khải có kháng nghị nhưng Nhật Bản kh ng thèm để tới kháng nghị này đưa ra ―Hai mươi mốt điều‖ cho chính phủ Bắc Kinh được Viên Thế Khải chấp nhận. Người k bản Hiệp định này là Thứ trưởng ngoại giao Tào Nhữ Lâm. Tháng 1 năm 1919 khi Chiến tranh thế giới lần I vừa kết thúc Anh Mỹ Pháp Nhật cùng 27 nước chiến thắng tới khai mạc cuộc Hội nghị k kết hòa ước với các nước chiến bại. Trung uốc trở thành nước chiến thắng cũng cử đại biểu tới dự muốn đề xuất việc thu hồi tất cả đặc quyền của Đức ở Sơn Đ ng. Nhưng các nước đế quốc hùng mạnh kh ng thèm đếm xỉa tới quyền lợi của Trung uốc ngược lại họ còn quyết định đem tất cả mọi quyền lợi của nước Đức ở Sơn Đ ng giao cho Nhật Bản tiếp t c sở hữu. Với điều ước bán nước nh c nhã này chính phủ quân phiệt Bắc Dương đã bí mật ra lệnh cho đại biểu Trung uốc sẵn sàng k kết. Tin này truyền về trong nước khiến cả nước chấn động nó thức tỉnh giới thanh niên trí thức và lập tức nổi lên làn sóng phản đối. 1224
- trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật trên thế giới, nhằm xây dựng đất nước Trung Hoa ngày càng giàu mạnh. Chữ Hán từ xưa đến nay có hai cách viết là giản thể và phồn thể. Trong Giáp cốt văn (chữ viết trên mai rùa, xương thú) và Kim văn (chữ khắc trên đồ đồng), các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều vết tích mang hình thể chữ Hán giản thể. Sau này, trải qua giai đoạn ―Triện thể Lệ hóa‖ (Lệ hóa thể chữ Triện) cuối Tần đầu Hán, chữ Hán tồn tại hai cách viết trên ngày càng nhiều. Từ thời L c triều (220-589) đến thời Tùy- Đường (581-907), chữ Hán dần dần bị Lệ khải hóa. Bấy giờ, có lẽ vì tính mỹ quan, trọng đối xứng, nên rất nhiều chữ Hán cổ đều gia tăng nét bút mà chữ giản thể bắt đầu được gọi là ―T c thể‖ (chữ Hán không theo quy phạm) ―Tiểu tả‖ (cách viết chữ Hán giản hóa) ―Phá tự‖ (tăng hoặc giảm nét bút trong chữ Hán) … vẫn lưu hành trong dân chúng. Tuy nhiên, có lúc chữ viết cũng có hiện tượng giản hóa và phồn hóa. Ở sách Tả truyện và Giáp cốt văn có 2 chữ Giả tá . Khi gặp một sự việc trừu tượng cần biểu đạt trước mắt không thể tạo chữ người ta bèn tìm một chữ nào đó có âm đọc gần giống với nó để thay thế, rồi tạo ra một nghĩa mới hoàn toàn khác với nghĩa ban đầu. Có khi, nếu sau đó vẫn không thể tạo được chữ mới thì dùng một chữ nào đó có sẵn rồi thêm thiên bàng để tạo ra sự khác biệt, nhằm biểu thị sự khác nhau với chữ vốn có. Nhưng cũng có khi một chữ càng viết càng phức tạp người ta cảm thấy phiền phức nên đành phải giản hóa bớt số nét bút cho tiện. Thời Ng y Tấn (220-420) có ngành T c văn tự học, tức là chữ T c thể. Cũng có chữ càng ngày càng viết đơn giản, vì không dễ nhận rõ nghĩa gốc nên người ta thay thế chữ đơn giản ấy bằng cách thêm nét, nên chữ Hán bị phồn hóa. Nói cách khác, thời kỳ này tồn tại những chữ có nét bút viết ngày càng phức tạp thêm nhưng bên cạnh đó cũng kh ng ít những chữ càng ngày càng đơn giản hóa. Như vậy, từ xa xưa đã tồn tại chữ phồn thể và chữ giản thể. Một số người tạo thêm chữ mới, và dần dần số chữ mới ấy được xã hội sử d ng chung ở giai đoạn về sau. Chẳng hạn, vào thời Bắc Chu Dương Kiên (541-604) tuyển chọn ngoại thích để ph chính, tấn phong cho mình là ―Tùy vương‖ nhưng ng ta ghét chữ ―隨Tùy‖, vì nó có nghĩa là ―đi theo‖ nên ng thay đổi chữ ―隨Tùy‖ thành ―隋Tùy‖. Vũ Tắc Thiên rất thích tạo chữ, cuộc đời bà đã tạo hơn 10 chữ. Trong đó chữ ―國quốc‖ thay vì ngoài ―囗vi‖ trong ―或hoặc‖ thì bà đổi thành chữ ―quốc‖ trong―武vũ‖ ngoài ―囗vi‖, nhưng sau đó lại cảm thấy nguy cơ cho số phận ―họ Vũ bị bao vây trong thành‖, nên không sử d ng chữ này. Sau khi Tần Thủy hoàng thống nhất sơn hà, ông áp d ng chính sách ―thư đồng văn xa đồng quỹ‖ (viết cùng một thể chữ, xe cùng một cỡ trục), văn tự Trung Quốc lại thay đổi từ thể Đại triện sang Tiểu triện. Từ đây xuất hiện nhiều dạng chữ phồn thể, giản thể, t c thể, dị thể... khác nhau. Văn bản quan phương (hành chính) đều dùng chữ phồn thể, còn văn tự biểu đạt ở những hình thức khác (như văn thơ) thì rất khó quy về một thể. Trong thời gian này, dân gian phần nhiều sử d ng văn tự theo phương thức đã quy định thành thói quen mãi cho đến thời kỳ Thái 3 bình Thiên quốc mới bắt đầu giản hóa văn tự. 2 Giả tá: Trong ng n ngữ từ nào kh ng có chữ chuyên m n của nó mà khi cần phải hạ bút viết ra thì dùng một chữ đồng âm hoặc chữ gần âm đã có để biểu thị. Từ này kh ng có chữ gốc mà sau khi vay mượn xong sẽ mang một nghĩa khác hoàn toàn với nghĩa của chữ gốc vốn có tạo thành một từ mang nghĩa khác mà hình thể chữ viết thì giống với chữ ban đầu. 3 Thái Bình Thiên uốc: (1851-1864) năm 1851 Hồng Tú Toàn và Dương Tú Thanh lãnh đạo khởi nghĩa ở th n Kim Điền huyện uải Bình tỉnh uảng Tây thành lập Thái Bình Thiên uốc năm 1853 đóng đ ở Thiên Kinh – tức Nam Kinh ngày nay - thành lập nên chính quyền nhà nước thế lực phát triển ra 17 tỉnh. Cuộc cách mạng Thái Bình Thiên uốc là cuộc khởi nghĩa n ng dân có quy m lớn nhất trong lịch sử Trung uốc. Năm 1864 nhà Thanh cấu kết với chủ nghĩa đế quốc đàn áp cuộc khởi nghĩa. 1225
- 2. CUỘC VẬN ĐỘNG GIẢN HÓA CHỮ HÁN CẬN ĐẠI Cuộc vận động giản hóa chữ Hán cận đại bắt đầu từ thời Thái Bình Thiên Quốc (1851-1864). Nhằm nâng cao tiêu chuẩn biết chữ, ở ngọc tỷ ―Thái Bình Thiên quốc‖ và các văn kiện hành chính nhà Mãn Thanh đều viết chữ giản thể. Qua thống kê không chính thức, Thái Bình Thiên Quốc sử d ng tổng cộng hơn 100 4 chữ giản thể, 80% trong số đó được Bộ giáo d c nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vận d ng sau này. Chữ nổi bật nhất của Thái Bình Thiên Quốc là đổi chữ ―或hoặc‖ trong chữ ―國quốc‖ thành chữ ―王vương‖ (国) nhưng sau khi Thái Bình Thiên uốc diệt vong, thì công cuộc vận động giản hóa văn tự cũng bị dừng lại. Cuối triều đại nhà Thanh, Trung Quốc đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng về vấn đề chia cắt đất nước của các cường quốc. Trong thời kỳ vận nước đảo điên lòng người nguy biến, nhiều phần tử trí thức chủ trương gắng sức thực hiện nhiệm v cải cách chính trị nhằm thay đổi vận nước. Khi vận động duy tân, một số trí thức yêu nước nghĩ ngay đến việc phổ cập giáo d c, bồi dưỡng nhân tài. Vì muốn cho quốc dân hùng mạnh thì vấn đề trên hết là cần phải khắc ph c sự trở ngại nhiều nét bút phức tạp trong chữ Hán. Trong tư trào ấy, việc phiên âm chữ Hán được triển khai. Những nhân vật chủ yếu trong cuộc vận động duy tân này là Khang Hữu Vi Lương Khải Siêu Đàm Tự Đồng... Họ đều chủ trương phiên âm hóa văn tự, nhưng cuộc vận động duy tân chỉ tồn tại vỏn vẹn 100 ngày, cuộc vận động phiên âm hóa cũng bị chết non 5 từ khi còn thai nghén . 6 7 Cuộc vận động sử d ng văn bạch thoại nằm trong cuộc vận động Ngũ tứ được mọi người biết đến. Trên thực tế, cuộc vận động giản hóa văn tự diễn ra cùng lúc với cuộc vận động sử d ng văn bạch thoại, vì hai cuộc vận động này đều là một phần của cuộc vận động cho phong trào văn hóa mới. Việc giản hóa văn tự được tuyệt đại bộ phận nhân sĩ tri thức chủ trương sử d ng văn bạch thoại tán thành, ngay cả nhà Quốc học nổi tiếng như Hồ Thích cũng kh ng phản đối. 8 Năm 1922 tại Đại hội trù bị thống nhất quốc ngữ của chính phủ Bắc Dương , Tiền Huyền Đồng (1887- 1939) đề xuất ―Phương án giảm lược nét chữ Hán‖ rằng: ―Văn tự là thứ công c mà tự nó phải lấy việc sử d ng phù hợp hay không phù hợp để làm tiêu chuẩn quan trọng đầu tiên, cải dùng phiên âm là phương pháp giải quyết phần gốc, giản hóa chữ Hán là phương pháp giải quyết phần ngọn. Phương pháp giải quyết phần ngọn là phương pháp thiết yếu nhất ngay trước mắt‖. Lúc bấy giờ, nhiều người đề xuất phiên âm hóa chữ Hán bằng ký tự La-tinh, có tiếng nói thì có thể viết thành chữ được nhưng trong tiếng Hán tồn tại rất nhiều những chữ đồng âm, vì vậy việc phiên âm hóa về căn bản không thể thông d ng cho nên bãi bỏ. 4 Vương uân Cải cách văn tự Trung Quốc đương đại Nxb. Trung uốc Đương Đại năm 1985 tr.38 (王均,《当代中国的文字改革》,当代中国出版社,1995年,页38). 5 Vương uân Cải cách văn tự Trung Quốc đương đại, Nxb. Trung uốc Đương Đại năm 1985 tr.5-6 (王均,《当代中国的文字改革》,当代中国出版社,1995 年,页5-6). 6 Bạch thoại là thuật từ đề cập đến các dạng văn viết Trung Quốc, dựa trên phương ng n (tiếng địa phương) được nói tại khắp Trung Quốc, tức một dạng văn viết dựa trên nền tảng văn nói Quan thoại. Trước đây người Trung Quốc sử d ng văn ng n còn gọi là cổ văn là một loại ngôn ngữ viết của Hán ngữ thượng cổ dùng trong sách vở kinh điển truyền thống, khiến nó khác xa với nhiều dạng văn nói hiện đại Trung Quốc. Loại văn ng n dùng ngữ pháp và từ vựng cổ xưa nay đã bị đào thải và thay thế bằng bạch thoại văn ở Trung Quốc. 7 Sau khi Đệ nhất thế chiến kết thúc các nước thắng trận đã k kết bản Hiệp ước Versailles trong đó có điều khoản chuyển giao chủ quyền tỉnh Sơn Đ ng từ tay Đức sang cho Nhật Bản. Các tầng lớp nhân dân Trung Quốc đặc biệt là hơn 3000 học sinh, sinh viên của 13 trường đại học tại Bắc Kinh đã đứng lên đấu tranh chống lại quyết định này. Ngày 4 tháng 5 năm 1919 phong trào đấu tranh lan rộng, chuyển mũi nhọn đấu tranh từ việc chống lại Hiệp ước Versailles sang chống lại chính phủ Trung Hoa Dân quốc lúc bấy giờ. 8 Bắc Dương: cuối đời Thanh chỉ vùng duyên hải Ph ng Thiên (nay là tỉnh Liêu Ninh) Trực lệ (nay là tỉnh Hà bắc) vùng duyên hải Sơn Đ ng. 1226
- Đầu năm 1935 giới văn hóa giáo d c Thượng Hải phát động cuộc vận động giản hóa chữ Hán có tính quy mô lớn, bấy giờ gọi là ―Thủ đầu tự vận động‖. Nghĩa là th ng thường người ta viết như thế nào thì sách in như thế ấy, giúp chữ Hán tương đối dễ viết, dễ đọc, lại có có thể phổ cập đến số đ ng. Tháng 8 năm này chính phủ Quốc dân công cáo chữ giản hóa lần thứ nhất gồm 324 chữ. Nguyên tắc giản hóa là: – Trình bày lại mà không sáng tạo thêm; – Chọn chữ giản thể khá thông hành trong xã hội để áp d ng trước tiên; – Chữ đã giản hóa thì sẽ không giản hóa nữa. Thế nhưng chính sách này ngay lập tức gặp sự phản đối của Đới Qu Đào (1891-1949) nên bãi bỏ, đến tháng 2 năm 1936 thì không còn sử d ng nữa. Khi Chiến tranh Thế giới lần II nổ ra, cuộc vận động giản hóa chữ Hán được mở rộng trong những khu vực do Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quản lý. Các bản tin, sách báo, tạp chí khu vực ấy sử d ng chữ giản thể đã có hoặc chữ mới sáng tạo. Những chữ 9 giản thể được sử d ng trong thời kỳ này còn gọi là ―chữ giải phóng‖ . 3. CUỘC VẬN ĐỘNG GIẢN HÓA VĂN TỰ CỦA NƢỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA Ngày 28 tháng 1 năm 1956 bảng chữ giản thể lần đầu tiên của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời chính thức. Năm 1949 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập. Tháng 2 năm 1952 thành lập Ủy ban nghiên cứu cải cách văn tự Trung Quốc, thu thập những kiến nghị của các học giả chủ trương giản hóa chữ Hán trước đó. Cuối năm 1954 đề xuất bản phác thảo về ―Phương án giản hóa chữ Hán‖. Đến tháng 2 năm 1955 c ng bố phương án này trên tờ Nhân dân nhật báo. Tháng 7, Quốc v viện thành lập ―Ủy ban thẩm định phương án giản hóa chữ Hán‖ do Đổng Tất Vũ (1886-1975) làm chủ tịch, Quách Mạt Nhược (1892-1978) và Lão Xá (1899-1966) làm thành viên. Ngày 28 tháng 1 năm 1956 Ủy ban này th ng qua 515 đơn vị giản hóa 10 chữ và 54 đơn vị giản hóa thiên bàng. 4. HỒNG VỆ BINH11 TẠO CHỮ Năm 1964 uốc v viện lại c ng cáo ―Tổng biểu chữ giản hóa‖. Bảng biểu thứ nhất gồm 352 chữ giản hóa không sử d ng thiên bàng; bảng biểu thứ hai gồm 132 chữ giản hóa có thể chữ giản hóa thiên bàng; bảng biểu thứ ba gồm 1.754 chữ suy ra từ bảng biểu thứ 2, tổng cộng 2.236 chữ. Đây chính là chữ giản thể 12 được lưu hành ở Đại l c ngày nay. 9 Vương uân Cải cách văn tự Trung Quốc đương đại Nxb. Trung uốc Đương Đại năm 1985 tr.41 (王均,《当代中国的文字改革》,当代中国出版社,1995 年,页41). 10 Vương uân Cải cách văn tự Trung Quốc đương đại, Nxb. Trung uốc Đương Đại năm 1985 tr. 75 (王均,《当代中国的文字改革》,当代中国出版社,1995 年,页75. 11 Hồng vệ binh: hay còn gọi Vệ binh đỏ (chiến sĩ bảo vệ đỏ) là danh xưng dùng để chỉ các thanh thiếu niên Trung Quốc được giáo d c tôn sùng chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Mao Trạch Đ ng. Trong Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc thập niên 1960, đây được coi là lực lượng xung kích trong việc đấu tranh, phá bỏ những tập t c hủ lậu trong xã hội. Đến khi cách mạng văn hóa kết thúc vào đầu thập niên 1970, lực lượng này bị giải tán. 12 Vương uân Cải cách văn tự Trung Quốc đương đại Nxb. Trung uốc Đương Đại năm 1985 tr.95 (王均,《当代中国的文字改革》,当代中国出版社,1995 年,页95. 1227
- Từ năm 1967 đến 1969, là thời kỳ rực rỡ của phong trào đại Cách mạng văn hóa Trung Hoa Hồng vệ binh khắp nơi đều trình làng các thể chữ vượt mức giản hóa với những mức độ khác nhau. Sau phong trào Cách mạng văn hóa thì thể chữ vượt mức giản hóa này cũng bị cấm sử d ng. 5. PHƢƠNG ÁN GIẢN HÓA CHỮ HÁN LẦN THỨ 2 ĐOẢN MỆNH Đến năm 1977 khi cuộc đại Cách mạng văn hóa vừa kết thúc, chính phủ Trung Hoa liền công bố dự thảo ―Phương án giản hóa chữ Hán lần thứ 2‖. Năm 1986 uốc v viện bãi bỏ ―Phương án giản hóa chữ Hán lần thứ 2‖. Cùng năm này Ủy ban cải cách văn tự Trung Quốc cải tổ thành Ủy ban công tác ngôn ngữ văn tự quốc gia, và phát biểu lại Tổng biểu chữ giản hóa, và Bộ văn hóa bộ Giáo d c đồng thời cũng phát biểu Thông báo liên hợp về chữ giản thể, thống nhất ý kiến như sau: Hình thể chữ Hán phải giữ ổn định trong thời gian này, nhằm tiện lợi cho việc ứng d ng. Thời điểm này, cuộc vận động giản hóa chữ Hán ở Trung Quốc Đại l c tạm thời kết thúc một giai 13 đoạn. Tháng 12 năm 2000 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa th ng qua ―Hiến pháp ngôn ngữ văn tự thông d ng quốc gia‖ và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2001. Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc lấy tiếng phổ thông và chữ Hán quy phạm làm ngôn ngữ và văn tự thông d ng của quốc gia được hiến pháp thông qua đồng thời cũng bảo hộ di sản văn hóa đối với phương ng n chữ phồn thể và chữ dị thể. Bên cạnh đó họ còn chấp nhận các thể chữ này tồn tại trong thời gian dài ở những lĩnh vực nhất định và một số địa bàn đặc biệt nhưng kh ng thể lạm d ng hỗn tạp trong chương trình phát thanh tiếng phổ thông và hoạt động phim ảnh. Trong phim ảnh, kịch truyền hình, diễn viên đóng vai nhân vật lãnh t trong kịch hầu hết phải nói tiếng phổ thông. Nếu nội dung kịch cần thiết phải sử d ng một vài phương ng n thì cũng kh ng nên sử d ng quá nhiều, số lượng phim ảnh và kịch truyền hình sử d ng phương ng n cũng phải có sự kiểm duyệt gắt gao nhưng h kịch có ảnh hưởng ở địa phương thì kh ng nằm trong sự kiểm 14 duyệt này. Chín nguyên tắc quan trọng về việc giản hóa chữ Hán năm 1986 như sau: 1. Giữ lại đường nét của chữ ban đầu: như 龜 龟、慮 虑... 2. Giữ lại bộ phận đặc trưng của chữ ban đầu và tỉnh lược những bộ phận khác: như 聲声、醫医... 3. Thay đổi thiên bàng bằng những nét bút tương đối đơn giản hơn: như 擁拥、戰战... 4. Đối với chữ Hình thanh thì đổi dùng thanh phù đơn giản: như 驚惊、護护... 5. Thống nhất 2 chữ th ng nhau: như 里tương th ng với裏, lấy chữ 里 làm chữ chung; 余 tương th ng với餘, lấy chữ余 làm chữ chung... 6. Thảo thư khải hóa: như 專专、東东、車车、轉 转... 7. Vận d ng chữ Tượng hình, Chỉ sự, Hội ý cổ: như三人成眾 (众) [ba chữ “nhân” (người) thành chữ “chúng” (số đông)] ; 雙人為從 (从); 網 (网) [hai chữ “nhân” (người) thành chữ “tòng” (đi theo)... Những chữ cổ này vừa đơn giản, vừa phù hợp với nguyên lý tạo chữ. Ban đầu vì để tạo nét mỹ quan mà những chữ cổ này có khả năng bị phồn hóa. 13 Vương uân Cải cách văn tự Trung Quốc đương đại Nxb. Trung uốc Đương Đại năm 1985 tr. 105 (王均,《当代中国的文字改革》,当代中国出版社,1995 年,页105). 14 Trung Hoa thời báo, số ra ngày 10 tháng 12 năm 2000 (中國時報2000年12月10日). 1228
- 8. Dùng phù hiệu đơn giản để thay thế thiên bàng phức tạp: như雞鸡、歡欢、難难... có thiên bàng bên trái đều đổi thành ―hựuㄡ‖. 9. Vận d ng chữ cổ: như 聖圣,禮礼,無无,塵尘... 6. TÌNH TRẠNG THỰC THI CHỮ GIẢN THỂ Sau khi chữ giản thể được thực thi, nhiều người đọc chẳng hiểu thư họa, sách cổ và chữ khắc trên các di tích xưa của tiền nhân. Điều này đã tạo nên tình trạng ―đứt gãy‖ văn hóa cho nên bộ Giáo d c Trung Quốc ngày nay mới đề xướng phong trào ―biết chữ phồn thể, dùng chữ giản thể‖. Nghĩa là chữ được khích lệ sử d ng ở Trung Quốc hiện nay là chữ giản thể nhưng người học phải nhận dạng được chữ phồn thể. Mặc dù sử d ng chữ giản thể và văn bạch thoại làm quy phạm nhưng vẫn yêu cầu mọi người phải đọc hiểu chữ phồn thể và văn ng n. Ở Trung Quốc hiện nay chúng ta thường nhìn thấy có rất nhiều biển hiệu dùng chữ phồn thể như Ngân hàng Trung Quốc中國銀行, Ngân hàng công thương Trung Quốc中國工商銀行, Ngân hàng Nông dân Trung Quốc中國農民銀行, Hàng không Nam phương Trung Quốc中國南方航空. Phần lớn các danh thiếp mừng Sinh nhật, thiệp mừng Noel, thiệp chúc mừng Năm mới sử d ng chữ phồn thể; còn biển hiệu tranh thư pháp thì tồn tại cả phồn lẫn giản thể. Thế nhưng sách giáo khoa nhà xuất bản, truyền hình thì nhất luật đều dùng chữ giản thể. Khi chữ Hán mang giá trị là một tác phẩm nghệ thuật thư pháp Trung uốc không bao giờ bị đóng khung trong chữ giản thể hay phồn thể. Vì thư pháp là một tác phẩm nghệ thuật, là loại hình nghệ thuật đặc biệt trên thế giới nên thư pháp chữ Hán là bảo vật của văn hóa Trung uốc. Chức năng của nghệ thuật không nằm ở việc truyền đạt thông tin hoặc ghi lại mốc son lịch sử, cho nên không cần thiết phải sử d ng hình thức chữ giản thể hay phồn thể. Trên thực tế, nghệ thuật Thảo thư vốn là chữ giản hóa. Muốn giản hóa tác phẩm nghệ thuật đáp ứng đầy đủ giá trị thẩm mỹ một loại hình văn tự có nhiều nét bút đan quyện vào nhau, tái biểu hiện bằng hình thái thẩm mỹ không phải là chuyện dễ làm nhưng chữ Hán đã đảm nhiệm được chức năng tái sáng tạo mang tính thẩm mỹ rất thành công. Khi nói đến việc giản hóa chữ Hán, chúng ta cần tìm hiểu đ i chút việc sử d ng chữ Hán ở các nước trong khu vực như Singapore Malaysia Thailand Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Năm 1969 Singapore c ng bố 502 chữ giản hóa. Năm 1974 nước này cũng chép lại toàn bộ ―Tổng biểu chữ giản hóa‖ của Trung Quốc để sử d ng, và giản hóa thêm khoảng trên 10 chữ nữa. Năm 1981 Malaysia cũng ra th ng cáo cho cộng đồng người Hoa nước này sử d ng ―Tổng biểu chữ giản hóa‖ của Trung Quốc. Năm 1983 Thái Lan quy định người Hoa nước này có thể sử d ng hai thể chữ: hoặc phồn thể, hoặc giản thể. Nhật Bản cũng tiến hành công việc giản hóa chữ Hán của nước mình. Sớm hơn Trung Quốc, tức từ tháng 11 năm 1946 Nhật Bản khuyến hóa người dân sử d ng 1850 chữ Hán bắt buộc trong đó có 131 chữ giản hóa. Người Nhật gọi đây là ―chữ mới‖. Tại Hàn Quốc, do lòng tự tôn dân tộc cho nên họ rất ít sử d ng chữ Hán. Đối với chữ giản thể hiện hành, vào năm 1983 Nhật báo Triều Tiên đã c ng bố sử d ng 90 chữ giản thể. Số còn lại là chữ Hán truyền thống. Người Hàn Quốc viết ―Hàn uốc韓國‖ thì chữ ―韓Hàn‖ là chữ Hán truyền thống. Việt Nam là một trong những nước ―đồng văn‖ của Trung Quốc. Từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX người Việt sử d ng chữ Hán phồn thể như một thứ văn tự quan phương nhưng số lượng người sử d ng chữ Hán giới hạn trong tầng lớp có học. Từ thế kỷ XIII, chữ Nôm xuất hiện dựa trên nền tảng sử d ng những nét, 1229
- bộ phận, thiên bàng của chữ Hán để viết lại tiếng nói của dân tộc Việt. Chữ Nôm phát triển mạnh vào thế kỷ XVIII, XIX qua những tác phẩm thơ N m nổi tiếng như Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm khúc, Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên và rất nhiều các tác phẩm thơ N m khuyết danh khác, nhưng chữ Hán phồn thể vẫn giữ vai trò như thứ văn tự hành chính của các triều đại phong kiến Việt Nam. 7. MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ CHỮ GIẢN THỂ Thứ nhất, tuyệt đại đa số những học giả của cuộc vận động Ngũ tứ đều quan niệm rằng, chữ Hán phồn thể gây trở ngại cho sự tiến bộ của đất nước. Vì bấy giờ, tầng lớp bình dân kh ng có cơ hội tiếp nhận giáo d c hơn nửa dân chúng lâm nạn mù chữ, việc truyền bá tri thức hoặc thông tin tiến bộ toàn cầu gặp nhiều khó khăn nên Trung uốc lạc hậu hơn so với các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, nhu cầu giản hóa chữ viết lúc bấy giờ quả thực mang tính cấp thiết nhưng xét cho cùng đây chỉ là phương thức giải quyết phần ngọn, mà phổ cập giáo d c cho toàn dân mới là phương thức giải quyết rốt ráo nhất. Nếu cho rằng, chữ Hán phồn thể gây trở ngại cho sự phát triển đất nước thì tại sao những khu vực sử d ng chữ Hán phồn thể như Hồng K ng Đài Loan, Singapore vẫn giàu mạnh trình độ người biết chữ vẫn chiếm số lượng lớn hơn rất nhiều so với Trung Quốc Đại l c. Từ thực tế này có thể thấy, chữ Hán phồn thể không phải là nguyên nhân chính làm cản trở sự tiến bộ quốc gia. Thứ hai, xét về giá trị thẩm mỹ, kết cấu tổng thể của chữ Hán phồn thể vẫn mang tính mỹ quan hơn so với chữ giản thể. Chữ giản thể sẽ dễ viết hơn viết nhanh hơn so với chữ phồn thể và được xem như văn tự dùng để giao tiếp khi đã quen mặt chữ nhưng khi người ta nhìn vào chữ phồn thể, họ sẽ nhận chân ngay được nghĩa nằm trên từng bộ phận của mặt chữ, vì mỗi chữ Hán phồn thể chứa đựng nhiều triết lý nhân sinh và vũ tr sâu sắc. Chẳng hạn, khi nhìn vào chữ Hán có bộ ―言ng n‖ người ta sẽ biết được chữ đó có liên quan đến nghĩa nói năng luận thuyết; bộ ―thảo艸,艹‖ có liên quan đến loài thực vật, cỏ cây; bộ ―thủy氵‖ có liên quan đến s ng nước... Cá nhân tôi rất tán thành việc sử d ng chữ Hán cổ, mặc dù vẫn biết có một số chữ giản thể có thể thay thế chữ phồn thể như从tùng (hai người đi theo), 众chúng (nhiều người), 网võng (lưới)... mà người ta nhìn vào sẽ đoán được nghĩa của chúng. Thứ ba, có một số chữ vẫn chưa giản hóa. Nguyên tắc giản hóa văn tự của Đại l c là theo lệ thường để viết cho tiện, có nhiều chữ không có chữ giản thể nên kh ng được phép giản hóa như các chữ繁 phồn, 藏 15 tàng/tạng, 壤 nhưỡng, 廈 hạ, 寡 quả, 舞 vũ, 瘦 sấu, 攀 phan... Nếu kh ng được đào tạo thì hơn một nửa số người mù chữ kia sẽ không nhận biết được những chữ này. Vì vậy nâng cao trình độ biết đọc biết viết cần phải dựa vào việc giáo d c và đào tạo dân trí. Thứ ư, việc giản hóa chữ viết sẽ dẫn đến sự đứt gãy về văn hóa. Cuộc vận động giản hóa chữ viết từ phồn thể sang giản thể tương tự với cuộc vận động sử d ng văn bạch thoại trước đó tức sẽ tạo nên sự đứt gãy về văn hóa. Trong quá khứ, cuộc vận động sử d ng văn bạch thoại khiến cho rất nhiều người Trung Quốc thế hệ sau này không hiểu được cổ văn và nhiều người cũng kh ng đọc được chữ phồn thể. Nhiều người Trung Quốc gặp trở ngại trong vấn đề đọc chữ phồn thể đặc biệt là kinh điển cổ hoặc các bức thư họa của các danh gia quá khứ. Thức ăn tinh thần giúp nhân loại thăng hoa là lĩnh vực văn hóa trong đó văn tự giữ vai trò quan trọng. Nếu một quốc gia muốn tồn tại lâu dài, không bị vong bản thì cần phải dựa vào việc phát huy vốn văn hóa truyền thống, nâng cao tinh thần ý thức dân tộc. Vì gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống sẽ giúp cho dân tộc này khác với dân tộc khác. Sở dĩ Trung uốc có bề dày lịch sử ngót 5000 năm kh ng mất là vì họ giữ 15 Trần Sĩ Kh i Thám cứu Trung uốc văn tự giản hóa vấn đề luận văn tập Trung Hoa Dân quốc thương v ủy viên hội 1997 tr.4 (陳士魁,《探究中國文字簡化問題論文集》, 中華民國僑務委員會, 1997, 頁4) 1230
- được nền tảng văn hóa truyền thống mà văn tự là một trong những tiêu chí quan trọng của việc bảo lưu những giá trị văn hóa ấy. Việc giản hóa chữ Hán sẽ dẫn đến nhược điểm là ngày càng nhiều người không hiểu biết văn hiến cổ đại, khiến cho nguy cơ đứt gãy văn hóa dần dần hiện rõ. 8. KẾT LUẬN Nội dung cải cách chữ Hán bao gồm hai nghĩa là giảm bớt nét bút trong chữ Hán và giảm bớt số lượng chữ Hán sử d ng. Ý nghĩa thứ nhất là biến những chữ mang nhiều nét phức tạp thành những chữ ít nét hơn; nghĩa thứ hai là chỉ một chữ Hán vốn dĩ có nhiều cách viết, gồm chính thể, t c thể, dị thể… sau khi giản hóa chỉ chọn lựa một cách viết lấy đó làm chính thể, những cách viết còn lại đều bị bãi bỏ. Chữ Hán bị giản hóa gọi là chữ giản hóa. Từ sớm, trong Giáp cốt văn và Kim văn đã xuất hiện chữ giản hóa. Nghĩa là, công tác giản hóa chữ Hán và chữ giản hóa bắt đầu có mặt từ thời đại Ân Thương (1600 tr.TL - 1046 tr.TL). Từ đó về sau, trải qua từng triều đại khác nhau người Trung Hoa đều thực thi giản hóa chữ Hán và từng thời đại đều có sử d ng thể chữ riêng. Chẳng hạn, chữ Tiểu triện được sử d ng trong thời gian từ thời 16 L c quốc đến sau khi nhà Tần thống nhất Trung Hoa (475tr.TL-221tr.TL). Đối với văn tự L c quốc mà nói thì chữ Tiểu triện chính là chữ quy phạm, chữ giản hóa. Về sau, từ Tiểu triện đến Lệ thư từ Lệ thư đến Khải thư mỗi lần thay đổi lối viết là một lần thực hiện công việc giản hóa chữ Hán. Sau khi Khải thư định hình, còn có việc thẩm định về chính thể, t c thể, ngoa thể đối với thể chữ này. Công việc giản hóa chữ Hán như chữ viết Trung Quốc Đại l c ngày nay đang sử d ng diễn ra vào giữa thế kỷ XX. Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949) nhà nước Trung Hoa thành lập Ủy ban Nghiên cứu cải cách văn tự Trung Quốc và Ủy ban cải cách văn tự Trung Quốc. Năm 1956 c ng bố ―Phương án giản hóa chữ Hán‖. Năm 1964 Ủy ban cải cách văn tự Trung Quốc biên tập và xuất bản ―Tổng biểu chữ giản hóa‖. Năm 1986 Ủy ban công tác Ngôn ngữ văn tự Quốc gia công bố lại bảng mới về ―Tổng biểu chữ giản hóa‖ đồng thời bãi bỏ bản dự thảo ―Phương án giản hóa lần thứ hai‖ được công bố năm 1977. Chữ giản hóa được trình bày trong ―Tổng biểu chữ giản hóa‖ năm 1986 được coi là chính 17 thể của chữ Hán cho phép lưu hành. Nhìn chung, tất cả sự vật hiện tượng tồn tại đều vận động và phát triển không ngừng, chữ Hán cũng kh ng ngoại lệ. Từ khi chữ Hán xuất hiện đến nay, luôn luôn tồn tại hai cuộc vận động mang tính đối lập: phồn hóa và giản hóa. Trong đó giản hóa văn tự chiếm ưu thế và cũng là xu thế chung của sự phát triển chữ Hán. Trong giai đoạn bách thiết giữa thập niên 50 của thế kỷ XX, nhằm xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo d c nên việc giản hóa chữ Hán đã mang lại nhiều thành quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc giản hóa chữ Hán triệt để như vậy đã gây nên sự đứt gãy văn hóa truyền thống. Hơn nữa, nếu nói việc giản hóa chữ Hán có thể dễ truyền bá th ng tin cho người dân hơn thì phương thức viết chữ nhanh gọn này chỉ phù hợp với các giai đoạn quá khứ. Vì hiện nay là thời đại máy vi tính được phổ cập để tạo một chữ Hán chỉ cần thao tác gõ ba hoặc bốn phiếm là xong, tốc độ sẽ nhanh hơn viết chữ giản thể rất nhiều. Như vậy thì đâu lấy lý do soạn một văn bản chữ giản thể nhanh hơn chữ phồn thể! Chữ Hán truyền vào Việt Nam cùng thời với văn hóa Hán trong 1000 năm Bắc thuộc (111 tr.TL-938 s.TL). Tuy nhiên, từ khi giành quyền độc lập tự chủ (1010) đến khi bãi bỏ kỳ thi chữ Hán tại Trung kỳ (1919), các triều đại phong kiến nước ta đều sử d ng chữ Hán phồn thể trong việc lưu hành các văn kiện 16 L c quốc: sáu nước gồm Tề Sở Yên Hàn Triệu Ng y thời Chiến uốc. Sáu nước này và nước Tần lấy Hào Sơn (tỉnh Hà Nam) làm cương giới. Ngoại trừ nước Tần nằm ở phía Tây dãy Hào Sơn sáu nước còn lại nằm ở phía Đ ng. Cho nên sáu nước này còn gọi là ―Sơn Đ ng l c quốc‖. Trước khi nước Tần thống nhất Trung Hoa Sơn Đ ng l c quốc và nước Tần gọi chung là Thất hùng thời Chiến uốc. 17 Xem thêm Tổng biểu chữ giản hóa (bản mới năm 1986) Nxb. Ngữ văn in lần thứ 2 tháng 12 năm 1986 k hiệu 65002 Thư viện Chủ nghĩa xã hội Trung ương. (《簡化字總表》,1986年新版,語文出版社出版,1986年12月第 2次印 刷, 65002, 中央社会主义学院图书馆藏书). 1231
- hành chính và chuyển tải đạo lý Tam giáo. Riêng bản thân người chấp bút này cảm thấy chữ Hán rất cần thiết cho người làm công tác nghiên cứu khoa học đặc biệt là ngành Khoa học Xã hội vì đó là tài sản vô giá của quốc gia để những ai muốn tìm về cội nguồn văn hóa dân tộc. Người học ý thức được rằng, tìm hiểu văn bạch thoại và chữ giản thể cần thiết như một sinh ngữ trong việc giao tiếp; nghiên cứu văn ng n và chữ phồn thể cần thiết như kho tàng văn hóa sống động chuyển tải triết lý thâm viễn của tiền nhân trong quá khứ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1] Lý Vận Phú (2018), Hán tự học tân luận, Nxb. Thế giới. [2] Lê Văn uán (1989) Tự học chữ Nôm, Nxb. Khoa học Xã hội. Tiếng Hán [3] 3. 陳士魁,《探究中國文字簡化問題論文集》, 中華民國僑務委員會, 1997. [4] [Trần Sĩ Kh i Luận văn nghiên cứu vấn đề giản hóa văn tự Trung Quốc, Trung Hoa Dân Quốc thương v ủy viên hội, 1997]. [5] 4. 張世祿 - 主編, 古代漢語教程, (重訂本), 復旦大學出版社, 2005年. [6] [Trương Thế Lộc – chủ biên, (2005), Giáo trình Hán ngữ cổ đại, (bản trùng đính), Phúc Đán đại học xuất bản xã]. [7] 5. 王均,《当代中国的文字改革》, 当代中国出版社, 1995年,页 38. [8] [Vương uân Cải cách văn tự Trung Quốc đương đại, Nxb. Trung Quốc Đương Đại năm 1985]. [9] 6. 《中國時報》, 2000年12月10日. [10] [Trung Quốc thời báo, số ra ngày 10 tháng 12 năm 2000]. [11] 7. 《簡化字總表》, 1986年新版, 語文出版社出版, 1986年12月第2次印 刷, 65002, 中央社会主义学院图书馆藏书. [12] [Tổng biểu chữ giản hóa, (bản mới năm 1986) Nxb. Ngữ văn in lần thứ 2 tháng 12 năm 1986 k hiệu 65002 Thư viện Chủ nghĩa xã hội Trung ương. 1232
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu Hán Việt từ điển giản yếu: Phần 1
403 p | 171 | 50
-
Một số đề xuất trong cách dạy từ Hán - Việt cho người nước ngoài
9 p | 172 | 18
-
Sử dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” trong dạy học các môn lí luận chính trị cho sinh viên đại học ở Việt Nam hiện nay
5 p | 78 | 6
-
Bước đầu tìm hiểu về quan hệ xã hội - nhân sinh của người Việt và người Hàn qua truyện cổ tích
13 p | 92 | 5
-
Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả chính sách giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc Khmer ở An Giang hiện nay
12 p | 79 | 5
-
Giới thiệu về Vương Dương Minh: Phần 1
55 p | 71 | 4
-
Tìm hiểu về lịch sử sân khấu kịch và điện ảnh Việt Nam: Phần 2
157 p | 14 | 3
-
Phương án bảo tồn không gian làng trong lòng đô thị trung tâm tỉnh Bắc Ninh (Tham khảo mô hình bảo tồn làng Hahoe của Hàn Quốc)
15 p | 69 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn