YOMEDIA
ADSENSE
Tìm hiểu mô hình Mentorship trong bồi dưỡng giáo viên
1
lượt xem 0
download
lượt xem 0
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết trình bày mục tiêu của việc sử dụng mô hình tư vấn, hướng dẫn trong bồi dưỡng giáo viên; Lợi ích, ý nghĩa của công tác tư vấn, hướng dẫn trong bồi dưỡng giáo viên; Vai trò, trách nhiệm của giáo viên làm nhiệm vụ cố vấn, hướng dẫn; Vai trò, trách nhiệm của giáo viên mới, giáo viên được hướng dẫn, hỗ trơ.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu mô hình Mentorship trong bồi dưỡng giáo viên
- TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC Số 02/2014 TÌM HIỂU MÔ HÌNH MENTORSHIP TRONG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN VŨ THỊ THU HUYỀN (*) có vốn kiến thức, vốn xã hội, có kinh nghiệm TÓM TẮT trong công việc nhằm giúp đỡ, hướng dẫn Mentorship (sự hướng dẫn/dìu dắt) trong người ít kinh nghiệm, ít hiểu biết phát triển công việc là một trong những hình thức được nghề nghiệp (http://en.wikipedia.org/ sử dụng để bồi dưỡng giáo viên nhằm giúp wiki/Mentorship). họ nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Mentoring là quá trình nuôi dưỡng, trong Nội dung bài viết khai thác một số khía cạnh đó một người có tay nghề cao hơn thực hiện của việc vận dụng mô hình mentorship vào nhiệm vụ vai trò là người hướng dẫn, giảng công tác bồi dưỡng giáo viên; Chỉ ra những dạy, tài trợ, khuyến khích, đưa ra lời khuyên lợi ích, ý nghĩa của công tác tư vấn, hướng đối với người ít kinh nghiệm hoặc ít tay nghề dẫn trong bồi dưỡng giáo viên; Phân tích vai hơn với mục đích thúc đẩy phát triển nghề trò, trách nhiệm của giáo viên, cán bộ quản nghiệp cho họ (Alberta Teachers’ lý trong quá trình bồi dưỡng giáo viên theo Association, Mentoring Beginning Teachers, mô hình tư vấn, hướng dẫn, kèm cặp. Đây 2003, tr. 2). cũng là một trong những mô hình bồi dưỡng giáo viên hiệu quả, giúp nhà trường khai thác Những định nghĩa trên cho thấy đây là và sử dụng kiến thức chuyên môn, kinh mối quan hệ hai chiều giữa người cố vấn (tư nghiệm thực tế, kỹ năng thực hành giảng vấn, hướng dẫn) và người được giúp đỡ, dạy, giáo dục của đội ngũ giáo viên cốt cán, nhận sự hỗ trợ từ người khác. Sự tương tác từ đó tạo ra sự tương tác tích cực giữa các giữa người cố vấn và người nhận sự giúp đỡ đồng nghiệp, thúc đẩy văn hoá chia sẻ hợp thường được tiến hành trong cùng môi tác học tập lẫn nhau, góp phần cải thiện và trường làm việc, cùng một lĩnh vực nghề nâng cao chất lượng lao động sư phạm của nghiệp hoặc chia sẻ kinh nghiệm tương tự đội ngũ giáo viên. trong công việc. Đây là quá trình xây dựng mối quan hệ hỗ trợ nghề nghiệp hữu ích dựa 1. ĐẶT VẤN ĐỀ trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Cách Mentorship (sự hướng dẫn/dìu dắt) được làm này ngày càng trở nên phổ biến và là hiểu là mối quan hệ phát triển cá nhân, trong phương pháp giúp đỡ đồng nghiệp hiệu quả đó một người có kinh nghiệm, hiểu biết sâu đồng thời có tác dụng giúp mọi người cùng rộng sẽ giúp đỡ, hướng dẫn người ít kinh nhau tiến bộ trong nghề nghiệp. nghiệm, ít hiểu biết để thực hiện một công Theo các tác giả Dietlind Fischer, Lydia việc hoặc một vấn đề nào đó Van Andel, người cố vấn tốt có thể giúp (http://en.wikipedia.org/wiki/Mentorship). đồng nghiệp học tập, bồi dưỡng liên tục Mentoring (cố vấn/tư vấn) là quá trình tư trong suốt cuộc đời làm việc, đồng thời vấn, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ của người hướng dẫn họ tìm ra giải pháp giải quyết vấn (*) Thạc sĩ. Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. 30
- VŨ THỊ THU HUYỀN đề nhằm phát triển nghề nghiệp không Trước hết, mentorship là mô hình bồi ngừng. Trên cơ sở những trải nghiệm thực dưỡng giáo viên thông qua quá trình truyền tiễn của bản thân, người cố vấn thường tìm đạt kinh nghiệm thực tế nhằm giúp giáo viên thấy sự đồng cảm với đồng nghiệp về những khai thác, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cũng như những thực tiễn của những người đi trước vào việc vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện thực hiện nhiệm vụ của bản thân. Hình thức nhiệm vụ dạy học và giáo dục (Dietlind này cho phép giáo viên mới làm quen học Fischer, Lydia Van Andel, 2002, tr.5). tập kinh nghiệm từ những giáo viên giàu kinh nghiệm để giải quyết tình huống dạy học Trong một tổ chức nhất định, các mối nhất định. Đa số giáo viên mới chưa có sự quan hệ này có thể được hình thành một trải nghiệm thường gặp khó khăn trước cách không chính thức (ví dụ: người giàu những tình huống cũng như cách thức giải kinh nghiệm và hiểu biết tự nguyện giúp đỡ, quyết tình huống cụ thể trong giáo dục. hỗ trợ đồng nghiệp còn hạn chế và ít kinh Trong khi đó, những đồng nghiệp dày dạn nghiệm), hoặc mối quan hệ này được hình kinh nghiệm lại rất am hiểu và có thể chia sẻ thành một cách chính thức dưới sự chỉ định kinh nghiệm này với đồng nghiệp. Loại kiến của nhà quản lý (ví dụ: theo quy định hiện thức kinh nghiệm này thường được gọi là hành, người lao động tập sự được đồng kiến thức ngầm hoặc kiến thức do trải nghiệp giàu kinh nghiệm và hiểu biết hướng nghiệm thực tế mà có. Việc chia sẻ kinh dẫn trong thời gian tập sự, hoặc nhà quản lý nghiệm giúp giáo viên mới rút ngắn thời gian, chỉ định người có kinh nghiệm trực tiếp theo công sức trong quá trình bồi dưỡng, đồng dõi, kèm cặp, hỗ trợ đồng nghiệp còn hạn thời thúc đẩy giáo viên mới tích cực học tập chế về kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp). từ kinh nghiệm những đồng nghiệp đi trước. Tại các trường học/cơ sở giáo dục hiện Hai là, mentorship là mối quan hệ để thực nay, cán bộ quản lý nhà trường thường sử hiện công việc chung. Trong mối quan hệ dụng hình thức tư vấn, hỗ trợ, kèm cặp này, việc học tập, bồi dưỡng diễn ra thông (mentorship/mentoring) trong công tác qua sự tham gia tích cực của các thành viên hướng dẫn giáo viên tập sự và giáo viên còn để xây dựng văn hóa học tập, thực hành hạn chế về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong tập thể sư phạm. Việc học tập, bồi nhằm bồi dưỡng, giúp đỡ họ phát triển nghề dưỡng này sẽ đem lại lợi ích cho những nghiệp. Tuy nhiên công tác bồi dưỡng giáo người tham gia và cả tập thể nhà trường, viên theo hình thức này vẫn chưa phát huy trong đó mỗi giáo viên đều có cơ hội học tập hết tác dụng và hiệu quả, đôi khi còn mang từ những kinh nghiệm và những điểm mạnh tính hình thức hoặc dừng lại ở chỗ chia sẻ của nhau. một chiều từ phía người hướng dẫn đến giáo viên tập sự. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu Ba là, mentorship là mối quan hệ thực vận dụng mô hình bồi dưỡng giáo viên phù hành đối thoại. Trên cơ sở quan hệ đối thoại, hợp với thực tiễn giáo dục có ý nghĩa quan mỗi giáo viên vừa học tập kiến thức, kinh trọng và cần thiết. nghiệm của đồng nghiệp đồng thời quan trọng hơn cả là học tập và mở rộng quan 2. MỤC TIÊU CỦA VIỆC SỬ DỤNG MÔ điểm, sự hiểu biết của bản thân, trở thành cố HÌNH TƯ VẤN, HƯỚNG DẪN TRONG BỒI vấn của chính mình. Xây dựng và phát triển DƯỠNG GIÁO VIÊN nhà trường thành tổ chức học tập, khuyến khích sự hợp tác của giáo viên và phát triển 31
- TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC Số 02/2014 các mối quan hệ giao tiếp cởi mở, làm cho định hướng trong việc vận dụng kiến thức, mỗi giáo viên đều có thể là người cố vấn, kỹ năng vào thực tế công việc cụ thể. giúp đỡ và nhận sự giúp đỡ từ các đồng - Cả giáo viên làm nhiệm vụ hướng dẫn, cố nghiệp khác trong nhà trường. vấn và giáo viên nhận sự hỗ trợ đều đạt Với mô hình bồi dưỡng này mỗi giáo viên được kết quả, kinh nghiệm nhất định trong đều là người học chủ động nhằm cùng nhau quá trình làm việc cùng nhau. phát triển, chia sẻ thông tin và làm cho mối - Đa dạng hoá chương trình hành động, nội quan hệ ngày càng bền chặt, phục vụ nhu dung, hình thức, phương pháp tổ chức của cầu của giáo viên và sự phát triển nhà các nhóm giáo viên hướng dẫn, hỗ trợ nhau trường. trong công việc. 3. LỢI ÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC TƯ - Giáo viên hướng dẫn tốt không chỉ giỏi về VẤN, HƯỚNG DẪN TRONG BỒI DƯỠNG chuyên môn mà cần nhiều kỹ năng khác GIÁO VIÊN nhau, nhất là kỹ năng tư vấn, giúp đỡ đồng Có thể xem xét mối quan hệ trong quá nghiệp là những người trưởng thành. trình tư vấn, hướng dẫn từ nhiều khía cạnh - Giáo viên làm nhiệm vụ cố vấn, hướng dẫn khác nhau, đó là: xuất phát từ ý thức trách nhiệm, tự nguyện - Lợi ích sau cùng không chỉ hướng đến đối hoặc có thể từ chối nếu thấy chưa thích hợp. tượng những giáo viên mới, giáo viên yếu - Việc học tập rèn luyện để trở thành một kém tay nghề mà còn là cơ hội để phát triển người hướng dẫn, cố vấn tốt cần nhiều thời tiềm năng chuyên môn cho những giáo viên gian và công sức. giàu kinh nghiệm, giáo viên trong vai trò là người hướng dẫn, cố vấn. - Những giáo viên làm nhiệm vụ hướng dẫn, cố vấn dày dặn kinh nghiệm cần tiếp tục - Giáo viên tư vấn, hướng dẫn được trao truyền đạt chia sẻ kinh nghiệm nhằm bồi quyền để tiếp tục làm nhiệm vụ theo dõi, hỗ dưỡng cho những giáo viên sẽ tiếp tục làm trợ đồng nghiệp thường xuyên, lâu dài trong nhiệm vụ hướng dẫn, cố vấn. Đây là quá suốt quá trình làm việc. trình truyền kinh nghiệm thường xuyên liên - Quan hệ giữa giáo viên hướng dẫn và giáo tục từ thế hệ này sang thế hệ khác. viên nhận sự giúp đỡ là quan hệ tương tác 4. VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁO hai chiều nhằm tạo ra văn hóa cùng nhau VIÊN LÀM NHIỆM VỤ CỐ VẤN, HƯỚNG học tập, bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp. DẪN Với cách nhìn nhận như trên, công tác tư Theo các chuyên gia giáo dục, hiện nay vấn, hướng dẫn cần phải đảm bảo một số đội ngũ giáo viên làm nhiệm vụ cố vấn, yêu cầu và kết quả mong đợi như sau: hướng dẫn đang ngày càng đóng góp to lớn - Phải xem tư vấn, hướng dẫn là nhiệm vụ vào việc xây dựng và phát triển chất lượng quan trọng trong quá trình làm việc cùng giáo dục trong nhà trường bằng hình thức hỗ nhau. trợ, giúp đỡ đồng nghiệp. Do vậy, quá trình bồi dưỡng giáo viên theo kiểu tư vấn, hướng - Nếu thiếu sự hướng dẫn, giúp đỡ, giáo viên dẫn phụ thuộc vào vai trò, trách nhiệm và sự mới sẽ gặp khó khăn trong công việc, mất tham gia tích cực nhiệt tình của cả người nhiều thời gian hoà nhập với tập thể, thiếu hướng dẫn và người được hướng dẫn. 32
- VŨ THỊ THU HUYỀN Trong đó giáo viên làm nhiệm vụ hướng dẫn - Có trách nhiệm động viên, khuyến khích và vừa đảm nhận tốt nhiệm vụ dạy học đồng hỗ trợ đồng nghiệp tham gia hoà nhập với thời phải đảm bảo thực hiện các vai trò và môi trường làm việc. trách nhiệm khác nhau. Vai trò của giáo viên - Chuẩn bị tốt và triển khai thực hiện kế hướng dẫn có thể thay đổi đồng thời giáo hoạch phát triển chương trình làm việc với viên hướng dẫn cũng có thể được hưởng lợi các giáo viên cần giúp đỡ, hỗ trợ. từ quá trình thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, đó là: - Hướng dẫn đồng nghiệp thiết kế chương trình giảng dạy, lập kế hoạch giảng dạy phù - Thu nhận thông tin phản hồi mang tính xây hợp. dựng về cách thức hướng dẫn, giúp đỡ đồng nghiệp. - Chủ động xây dựng và duy trì mối quan hệ mật thiết với giáo viên cần giúp đỡ. - Phát triển kỹ năng và kinh nghiệm hướng dẫn, theo dõi, giám sát kết quả bồi dưỡng - Xây dựng cách thức làm việc linh hoạt, của đồng nghiệp. sáng tạo trong suốt quá trình hỗ trợ đồng nghiệp. - Phát triển chuyên môn, khả năng quản lý chương trình bồi dưỡng trong việc hướng - Theo dõi sát sao và cung cấp thông tin kịp dẫn, giúp đỡ đồng nghiệp. thời cho các giáo viên cần giúp đỡ. - Tham gia giải quyết, phổ biến và chia sẻ - Giúp đồng nghiệp tự đánh giá và xác định kinh nghiệm dạy học, giới thiệu tài liệu cần những thế mạnh của bản thân, trên cơ sở đó thiết cho đồng nghiệp. tự vạch ra kế hoạch bồi dưỡng, phát triển nghề nghiệp phù hợp. - Phát triển khả năng và kinh nghiệm tư vấn giáo dục và các hành động hỗ trợ giáo viên 5. VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁO mới phát triển nghề nghiệp. VIÊN MỚI, GIÁO VIÊN ĐƯỢC HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ - Nắm bắt và hiểu được nhu cầu, khó khăn thách thức điển hình của giáo viên mới, giáo Là người mới bắt đầu sự nghiệp giáo dục, viên cần sự giúp đỡ. các giáo viên mới, giáo viên còn hạn chế về tay nghề tham gia vào quá trình bồi dưỡng - Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác với tư cách là người học nhưng đồng thời đã hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp phù hợp. được trang bị kiến thức ở trình độ nhất định, - Xác định cách làm cụ thể nhằm giúp đỡ, vì thế trong quá trình bồi dưỡng qua mô hình hướng dẫn đồng nghiệp một cách hiệu quả, xây dựng mối quan hệ hướng dẫn, hỗ trợ, thiết thực. giáo viên mới có những vai trò, trách nhiệm: - Chuẩn bị các yếu tố cần thiết phục vụ cho - Có ý thức trách nhiệm cao trong việc học quá trình hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp tập, trao đổi với đồng nghiệp đi trước và tích thuận lợi và hiệu quả. Ban đầu là tập trung cực tìm hiểu, vận dụng kiến thức vào thực nỗ lực vào những khó khăn của đồng tiễn công việc. nghiệp, giúp đồng nghiệp dần dần làm quen, - Thường xuyên trau dồi, phát triển các tiếp cận và thích nghi với công việc cũng phong cách dạy học khác nhau, tích cực như thói quen hợp tác làm việc cùng nhau. lắng nghe, rèn luyện kỹ năng tư vấn nhằm 33
- TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC Số 02/2014 khai thác hiệu quả những thông tin và kinh - Tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và sử nghiệm của giáo viên hướng dẫn. dụng các nguồn lực phục vụ tổ chức cho các nhóm giáo viên hướng dẫn, kèm cặp, giúp - Tích cực thực hiện và triển khai vận dụng đỡ nhau trong công việc. những kinh nghiệm học được vào công việc thực tế. - Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán làm nhiệm vụ tiên phong trong phong - Quan sát, phân tích, đánh giá kết quả và rút trào hướng dẫn, giúp đỡ đồng nghiệp. kinh nghiệm sau mỗi giai đoạn học tập bồi dưỡng để tìm ra giải pháp phù hợp nâng cao - Có chế độ chính sách động viên khen hiệu quả dạy học. thưởng, đãi ngộ phù hợp cho giáo viên hướng dẫn và giáo viên được giúp đỡ. - Chuẩn bị tốt các nguồn lực và tinh thần để triển khai thực hiện kế hoạch, nội dung, cách - Cung cấp, phổ biến tài liệu và sự hỗ trợ cần thức làm việc với giáo viên hướng dẫn. thiết phục vụ quá trình bồi dưỡng giáo viên qua hình thức hướng dẫn, kèm cặp, hỗ trợ - Thiết lập và duy trì mối quan hệ chặt chẽ, lẫn nhau trong công việc. thường xuyên với giáo viên hướng dẫn. 7. KẾT LUẬN 6. VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỌC Bồi dưỡng giáo viên theo mô hình mentorship là một trong những hình thức bồi Cho dù mô hình bồi dưỡng giáo viên theo dưỡng giáo viên được nghiên cứu và sử kiểu hướng dẫn, kèm cặp với hình thức tự dụng khá phổ biến tại các nhà trường, cơ sở nguyện (không chính thức) hay chính thức giáo dục vì những lợi ích và hiệu quả thiết thì vai trò tác động của nhà trường rất quan thực mà nó đem lại. Cách làm này cho phép trọng nhằm định hướng và phát triển chương vận dụng được những ưu điểm của quá trình trình bồi dưỡng giáo viên tại trường đạt tư vấn, hướng dẫn trong công tác bồi dưỡng được hiệu quả như mong muốn. Trên cơ sở giáo viên, tạo cơ hội cho giáo viên mới tiếp những thế mạnh và nhu cầu của giáo viên, cận với kiến thức, kinh nghiệm cũng như sự lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ của những đồng nghiệp giàu kinh để triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên nghiệm. Đây cũng là một trong những mô thông qua mô hình hướng dẫn, kèm cặp, hình bồi dưỡng giáo viên hiệu quả, giúp nhà giúp đỡ nhau của tập thể giáo viên. Cán bộ trường khai thác và sử dụng kiến thức quản lý nhà trường cần phải: chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, kỹ năng - Tìm hiểu và nắm bắt tình hình, nhu cầu các thực hành giảng dạy, giáo dục của đội ngũ đối tượng giáo viên của nhà trường. giáo viên cốt cán. Bồi dưỡng giáo viên qua - Xây dựng quy chế, quy trình và chương hình thức chuyển giao kinh nghiệm nhằm tạo trình làm việc của các nhóm giáo viên hướng ra sự tương tác tích cực giữa các đồng dẫn, kèm cặp nhau trong công việc. nghiệp, thúc đẩy văn hoá chia sẻ hợp tác học tập lẫn nhau, góp phần hạn chế sự căng - Phân công, chỉ định các nhóm giáo viên hỗ thẳng trong quá trình làm việc đồng thời cải trợ, giúp đỡ nhau đồng thời khuyến khích và thiện và nâng cao chất lượng lao động sư tạo cơ hội cho giáo viên tham gia xây dựng, phạm của đội ngũ giáo viên. thiết lập các mối quan hệ hợp tác hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
- VŨ THỊ THU HUYỀN 1. Alberta Teachers’ Association (2003), benefits and significance of counseling and Mentoring beginning teachers, program instruction in teacher training; Analysis of the handbook, Edmonton, Alberta. role and responsibilities of teachers, management staff during teacher training in 2. Dietlind Fischer, Lydia Van Andel (2002), the model of advice, guidance and Mentoring in teacher education-towards mentorship. This is one of the effective innovative school development, Paper teacher training models, helping schools to presented at the 27th annual conference of exploit the training and education knowledge ATEE September 2002 in Warsaw/ Poland. and expertise, practical experience, practical 3. http: //en.wikipedia.org/wiki/Mentorship, skills of the core teaching staff, thereby truy cập tháng 3/2014. creating a positive interaction among ABSTRACT colleagues, promote the culture of sharing and collaborative learning, contributing to the Mentorship (the guidance / instruction) in improvement and enhancement of the work is one of the forms used for training pedagogical labor quality of teachers. teachers, in order to help them improve the quality and effectiveness of teaching. The content of the article exploits some aspects of the application of the mentorship model to the work of teacher training; Point out the 35
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn