intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay

Chia sẻ: Ba Dung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

1.479
lượt xem
555
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuộc sống càng ngày càng hiện đại kéo theo đó là cả một hệ lụy, con người cũng phải hiện đại theo. Hiện đại về phong cách và lối sống để theo kịp với cuộc sống thời @ của những người trẻ tuổi hiện nay. Tình yêu là thứ tình cảm tốt đẹp, thiêng liêng của lứa đôi nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự hiện đại của phong cách và lối sống, sự du nhập của văn hóa phương Tây mà mỹ từ “ tình yêu” đang dần mất đi ý nghĩa đích thực của nó....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay

  1. Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay 1
  2. MỞ ĐẦU Cuộc sống càng ngày càng hiện đại kéo theo đó là cả một hệ lụy, con người cũng phải hiện đại theo. Hiện đại về phong cách và lối sống để theo kịp với cuộc sống thời @ của những người trẻ tuổi hiện nay. Tình yêu là thứ tình cảm tốt đẹp, thiêng liêng của lứa đôi nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự hiện đại của phong cách và lối sống, sự du nhập của văn hóa phương Tây mà mỹ từ “ tình yêu” đang dần mất đi ý nghĩa đích thực của nó. Theo phong tục của người Việt Nam, những đôi trai gái chỉ được sống chung như vợ chồng sau khi làm lễ cưới. Nhưng có một thực trạng hiện nay tại Việt Nam là số sinh viên thanh niên sống chung với nhau trước hôn nhân ngày càng tăng mà báo chí trong nước gọi là "sống thử". Vậy chúng ta nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Việc sống thử của sinh viên đem lại nững lợi ích gì? Tác hại ra sao? Câu trả lời không còn là vấn đề của các nhà chức trách mà đang trở thành một vấn đề rất nóng hổi của toàn xã hội. Để hiểu rõ hơn về vấn để “sống thử”, sau đây tôi tiến hành nghiên cứu “ thực trạng sống thử của sinh viên hiện nay”. Từ đó đưa ra những mặt tiêu cực và tích cực của nó để có những cái nhìn đúng đắn về vấn đề này. I. NỘI DUNG 2.1 Thực trạng việc ‘‘sống thử” của sinh viên hiện nay. Sống thử đang trở thành xu hướng của một bộ phận giới trẻ VN trong thời đại @. Đặc biệt, nó như một thứ "mốt" với các sinh viên xóm trọ vốn phải sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, khó khăn trong cuộc sống nhưng lại chưa đủ bản lĩnh để bươn trải vào đời... 2
  3. Ở một góc độ nào đấy có thể coi "sống thử" là một chiêu bài để thử nghiệm. Nếu coi "sống thử" như "sống thật" thì đây là cơ hội để trải nghiệm, để tích luỹ cho việc xây dựng cuộc sống hôn nhân bền vững sau này. Sống thử không có trong truyền thống người Việt Nam. Nó là một xu hướng đã xảy ra ở châu Âu vào thời kỳ giải phóng tình dục. Sau thời gian thoái trào, người châu Âu đã quay lại với cuộc sống hôn nhân bền vững. Theo điều tra của một trường đại học trên địa bàn Hà Nội, có 6.5% sinh viên sống thử trong tổng số 691 sinh viên được điều tra. Tỉ lệ sống thử ở sinh viên đến từ thành thị, nông thôn, sống ở nhà trọ hay ký túc xá là khá phổ biến. Tỉ lệ “sống thử” cao nhất ở những sinh viên ít giao tiếp với xung quanh. Có 47,1% sinh viên “sống thử” cho rằng được sự đồng ý của gia đình, 45,1% sinh viên đó “sống thử” trên 1 năm. 100% sinh viên sống thử có quan hệ tình dục, nhưng chỉ có 48% có sử dụng biện pháp tránh thai. Khi có thai 43,% chọn giải pháp nạo phá thai, chỉ có 36% sẽ cưới. Rất nhiều cô cậu mới chập chững bước vào đời sinh viên đã vội bước vào sống thử vì rất nhiều lí do khác nhau: nào là do không tìm được nhà trọ, nào là cho tiết kiệm chi phí, do đã yêu nhau từ trước đó… Thế nhưng, vấn đề mấu chốt vẫn là quan điểm lệch lạc về lối sống. Do xa nhà, không trực tiếp chịu sự quản lí của bố mẹ và gia đình, phải hoàn toàn quyết định trong việc chi tiêu, sinh hoạt, chi phối thời gian…thế nên nhiều sinh viên đã không làm chủ được bản thân, cảm thấy thiếu thốn tình cảm và cần được quan tâm chăm sóc. Vì vậy nên đã vội yêu và bắt đầu cuộc sống sinh viên bằng cách sống thử để được quan tâm chăm sóc và chia sẻ trong cuộc sống. Cũng có rất nhiều bộ phận các sinh viên muốn sống thử là để tự khẳng định mình, khẳng định chủ quyền của mình. 2.2 Những nguyên nhân dẫn đến việc sống thử. 3
  4. Sống thử là tình trạng phổ biến của sinh viên hiện nay. Nó cũng có thể do rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sống thử. Sau đây tôi xin đưa ra một số nguyên nhân cơ bản mà chính các sinh viên đã từng sống thử đã chia sẻ. I.2.1 Sống thử để tiết kiệm. Đây là nguyên nhân mà hầu hết các cặp đôi đã từng sống thử đều đưa ra. Xét về khía cạnh kinh tế, lý do này tỏ ra rất hợp lý với cuộc sống của sinh viên. Trong khi giá cả kinh tế thị trường đang từng bước leo thang, giá nhà, giá điện, giá các mặt hàng tiêu dùng ngày càng tăng thì có người chia sẻ gắng nặng kinh tế cùng là một việc hết sức hợp lý. Nhưng nhìn về thực tế, đó có phải là nguyên nhân căn bản để các cặp đôi dọn đến ở chung với nhau? Hẳn là không đúng hoàn toàn. Vì thay bằng lựa chọn sống với người mình yêu, các bạn sinh viên hoàn toàn có thể tìm những người bạn cùng giới của mình để chia sẻ gánh nặng đó. Những đôi uyên ương trẻ khi mới yêu thường cần rất nhiều thời gian ở bên nhau. Họ ở bên nhau cả ngày mà vẫn cảm thấy chưa đủ. Bởi vậy mà cái nguyên nhân sống thử để tiết kiệm được hầu hết các cặp đôi đưa ra, nhưng thực chất đó lại không phải là mấu chốt để họ dọn đến ở với nhau. Vậy tại sao hầu hết các đôi lại đều đưa ra lý do này là chính? Một phần họ vẫn còn e ngại sự xăm soi của người đời, nói lí do đó có vẻ như sẽ được những người nhìn vào và thông cảm cho họ. Thế nhưng họ đã quá quen với cái cảnh này của các sinh viên, có lẽ không mấy ai còn thấy lí do này là chính đáng. Một phần các bạn đưa ra lí do sống thử để tiết kiệm cũng để tự miễn hoặc chính mình, để không tự hỏi xem sống như vậy có đúng với chuẩn mực đạo đức của nước ta hay không. Nói như vậy nhưng sống thử cho tiết kiệm cũng được nói là đúng cho một số cặp đôi có ý trí và có sự định hướng cho tương lai một cách rõ rệt. Họ có sự nhận thức đúng đắn về việc sống thử. Đi học về, cả hai người 4
  5. cùng đói và mệt mỏi, nhưng mỗi người một chân một tay cùng nấu bữa cơm sẽ trở nên nhanh hơn và vui vẻ hơn để không cảm thấy mệt nhọc. Khi công việc đã xong xuôi là lúc họ dành thời gian cho nhau để nuôi nấng cho tình cảm của họ, nhưng vẫn giữ được một khoảng cách để tạo ra sự vui vẻ cho cả hai người. Thường thường những cặp đôi xác định được như vậy thì sau khi sống thử sẽ tiến tới hôn nhân và có một cuộc sống hạnh phúc. Theo thống kê thì trong số các đôi đã từng sống thử thì có khoảng 15% các đôi có thể tiến đến hôn nhân. Như vậy, nếu biết tận dụng đúng mặt tích cực của lý do ‘‘ sống thử để tiết kiệm” thì đây sẽ là một cơ hội để cho tất cả những sinh viên có thể bớt đi gánh nặng về kinh tế cho chính họ và cho cả gia đình cũng như xã hội. I.2.2 Sống thử là một “ trào lưu” Khi yêu nhau, dọn về góp gạo thổi chung thì bạn sẽ được gì? Bạn có nhiều thời gian ở bên nhau, để nuôi dưỡng tình yêu, chăm sóc cho nhau và giảm rất nhiều chi phí. bạn sẽ đuợc hưởng cuộc sống gia đình thật sự. Nhưng bù lại bạn lại mất đi khá sớm một quảng đời hồn nhiên, tự do không ràng buộc và đa phần chia tay nhau vì muốn tìm lại cuộc sống tự do này hơn là không hợp nhau. Vì vậy nếu bạn đã tìm hiểu rõ cuộc sống gia đình như thế nào thì sống thử sẽ mang lại hạnh phúc và sẽ tiến tới hôn nhân bền vững. Còn nếu chỉ muốn chạy theo trào lưu thì chắc chắc bạn sẽ bị mất nhiều thứ: công việc, học tập ... và thứ quý nhất là đánh mất bản thân, tuổi thanh xuân (sự mất mát này không riêng gì ở nam hay nữ nhưng ở nữ thường chịu nhiều thiệt thòi do định kiến xã hội). 5
  6. Để nói về việc sống thử được coi như một trào lưu, sau đây tôi xin đưa ra một trường hợp cụ thể của một bạn gái đã được coi là từng trải trong lĩnh vực sống thử. “Tôi có một cô bạn học, người dân tộc, khá xinh, vừa bước vào năm thứ nhất đại học đã cặp ngay với một anh chàng. Nàng từ núi xuống, chàng từ quê lên, biết và yêu nhau trong vòng hai tháng liền thuê phòng góp gạo thổi cơm chung. Thế là hàng ngày nào là đi chợ, nấu ăn, giặt giũ, giận dỗi, ghen tuông... đủ cả, thử hỏi thời gian đâu mà học. Vì thế, bước vào năm thứ hai, cô sơn nữ của lớp tôi trông như một bông hoa bị rút hết sinh khí. Chẳng biết thế nào mà hai người cũng gắng gượng được bốn năm đại học. Bốn năm làm vợ “hờ” thử hỏi sao không “tàn” cho được.Nàng thi trượt tốt nghiệp, chàng thì: Bố mẹ anh bảo học xong vào Sài Gòn để bác anh xin việc. “Chúng mình đành chia tay vậy”. Nàng đau khổ, khóc lóc vật vã doạ uống thuốc ngủ tự tử, may chúng tôi kịp đưa đi cấp cứu. Chẳng bù cho lúc đầu bạn bè khuyên can, cô còn tuyên bố hùng hồn: “Sống thử với người yêu như bây giờ là biết đối mặt với khó khăn thử thách. Cuộc sống tạm bợ còn chấp nhận được nhau thì sau này lấy nhau chẳng sợ những bất cập lo toan”. Thế đấy, nhưng vấn đề là liệu có cái viễn cảnh “sau này” hay không?”. Phải thừa nhận rằng, việc sống thử chỉ vì chạy theo trào lưu của các sinh viên như hiện nay là một việc hết sức sai lầm trong suy nghĩ và thật đáng lo ngại. Chúng ta cần phải nhận thức đúng đắn rằng việc sống thử chỉ mang lại hiệu quả tích cực khi chúng ta biết cách khai thác nó một cách hợp lí. I.2.3 Sống thử vì cần có nhiều thời gian bên nhau. Trong muôn vàn những lí do mà các đôi tình nhân sống thử với nhau đưa ra thì có lẽ đây là lí do quan trọng nhất và thực tế nhất. Khi mới yêu nhau, 6
  7. hầu hết mỗi người đều cảm thấy hạnh phúc khi được ở bên người mình yêu, họ gần nhau ban ngày thôi chưa đủ, vì vậy mà đã dọn về ở với nhau để được gần nhau cả về ban đêm mặc những ngăn cản của bạn bè xung quanh, mặc sự soi xét của hàng xóm láng giềng. Một trường hợp của sinh viên nữ Nguyễn Thị Bé Trường cao đẳng kinh tế TP HCM. “Khi em nhập học, bạn trai em đã là sinh viên năm thứ hai. Anh ấy thuyết phục em "sống thử". Em đã nhận lời sau khi anh ấy bảo, "sống thử" sẽ có nhiều cái lợi. Ví dụ như tiết kiệm tiền thuê trọ, anh ấy sẽ chăm sóc cho em, sẽ dạy em học... Và quan trọng nhất là chúng em được gần nhau. Thế nhưng, em đã vỡ mộng sống thử chỉ sau 3 tháng.” Hầu hết các đôi khi yêu nhau đều cho rằng càng sống gần nhau họ sẽ càng hiểu nhau và yêu nhau hơn. Cũng chính vì lí do này mà các đôi yêu nhau đã không ngại dọn về ở với nhau. Chỉ sau khi vỡ mộng thì họ mới nhận ra rằng tình yêu chỉ đẹp khi người ta giữ một khoảng cách nào đó. Những sinh hoạt đời thường đã bóp chết sự lãng mạn của tình yêu. Những chi ly trong bài toán ăn tiêu cũng làm tình yêu hết thi vị. I.3 Những kết thúc của việc sống thử. I.3.1 Kết thúc có hậu Là trường hợp hai bạn sống chung khi trên tay đã đeo nh ẫn đính hôn và ngày cưới đã ấn định, hay ít nhất, cả hai cùng bi ết rằng: “Không lâu n ữa, chúng ta sẽ kết hôn với nhau”. Chưa có bằng chứng nào cho thấy chung sống trong một khoảng thời gian nhất định trước hôn nhân sẽ khiến hai người sau này không thể trọn đời vui vẻ, h ạnh phúc. Ch ưa k ể một s ố ích lợi từ thực tế cần được công nhận: Hai người có thể tiết kiệm chi phí sinh hoạt, đủ đầy “chuyện ấy” ở cái tuổi “ch ẳng thể đừng đ ược” và b ạn cũng có thời gian để nhìn ngắm xem liệu anh ấy đã s ẵn sàng cho cu ộc sống hôn nhân sắp tới của hai người chưa. 7
  8. Tuy nhiên hiếm có cặp đôi nào sống thử trong điều ki ện chín mu ồi đ ể có được “kết thúc có hậu” như vậy. Đa phần các bạn dọn về với nhau khi còn đang đi học, công việc chưa ổn định, tương lai về một đám cưới rất mù mờ. Những bạn trẻ này rơi vào trường hợp thứ hai: 2.3.2 Loại đi đến đổ vỡ Kiểu chung sống mà chưa định rõ mối quan hệ của hai người sẽ dẫn tới đâu là điều hết sức nên tránh. Bạn chuyển đến với người yêu vì hợp đồng thuê nhà c ủa mình đã h ết, vì như thế thì tiện chăm sóc nhau hơn, tiết kiệm chi phí sinh ho ạt h ơn v.v. tất cả chỉ là những lý do nhất thời, có phần bồng bột. Sống thử dẫn đến chia tay cũng giống như một cuộc ly hôn nhỏ. Hậu quả là bạn đã mất thời gian cho người “không phải một nửa đích thực” của mình. Giải pháp ư? Hãy định ra giới hạn thời gian. Sau 6 tháng sống chung, hoặc chúng ta kết hôn, hoặc ai đi đường nấy. Dù sao đây cũng không phải thượng sách, nó có thể “tiết kiệm” tuổi xuân cho bạn, nhưng những tổn thương có thể có sau chia tay luôn là điều không tránh khỏi. 2.3.3 Tiến thoái lưỡng nan Đó là tình trạng của một số người, khi bước vào sống thử họ mới nhận ra rằng, người mình yêu không giống như những gì mình suy nghĩ. Đáng ra đó sẽ là thời điểm nói chia tay của những người có thể gọi là trơ, chẳng để ý đến dư luận. Thế nhưng, với những người biết suy nghĩ thì khác. Họ sẽ cảm thấy bối rối khi chuyện tình cảm không như mình mong muốn. Bỏ cũng không nỡ mà tiếp tục thì chắc chắn là…không thể. Sau đây tôi xin đưa ra một ví dụ cụ thể minh chứng cho điều này. Ngần ngừ mãi, cuối cùng Nam cũng chấp nhận sống thử với Thu. Nh ững tưởng cuộc sống sẽ khác đi khi được sống với người mình yêu. Thế 8
  9. nhưng, sau vài tháng sống cùng nhau, Nam mới thấy mọi thứ không đơn giản như vậy. Khi chưa ở cùng nhau, Thu luôn là cô gái bi ết nghe l ời, luôn tỏ ra hiền lành, dịu dàng trước mặt Nam. Th ế nh ưng v ề ở cùng r ồi, Thu lại thể hiện là một con người khác Cơm nước, giặt giũ..., Thu vẫn quán xuyến hết như một người vợ. Th ế nhưng đấy cũng là cái cớ để cô luôn cằn nhằn Nam. Nào là ở bẩn, c ầu thả, luộm thuộm; nào là lười nhác, vô trách nhiệm. Mới đầu, Nam còn t ỏ ra bình thường bởi cậu cho đó cũng là lỗi ở mình. Th ế nh ưng sau khi Thu đem chuyện đó ra nói khi bạn bè Nam đến ch ơi thì cậu không còn ch ịu được nữa. Một thời gian sau khi sống với nhau, Nam cảm th ấy tình yêu với Thu không còn. Cậu bộc bạch: “Đã nhiều lần em bàn đến chuyện chia tay nhưng cô ấy cứ khóc lóc và thậm chí đòi tự tử. Em không bi ết ph ải làm thế nào vì như thế thì sau này lấy nhau cũng không thể s ống v ới nhau được. Mà chia tay thì em lại không đành. Dù sao cô ấy cũng đã b ị mang tiếng.” Cũng như chuyện của Nam, nhiều tình yêu cũng biến thành sự th ương hại sau khi sống thử. Các bạn nam phải lâm vào cảnh “Tiến thoái lưỡng nan”. 2.4 Những hậu quả của viêc sống thử. 2.4.3 Đừng nên “ráng đau một chút là xong chuyện” Đó không chỉ là nỗi đau về thể xác mà còn là nỗi ám ảnh dai dẳng v ề tinh thần, nhưng có lẽ chỉ đối với những người đã từng làm mẹ. Không còn cách nào khác là phải bỏ cái thai cứ ngày càng lớn dần lên trong b ụng. Đó là sự lựa chọn cuối cùng và là tất yếu của nhiều bạn trẻ đã v ội “s ống thử”, vội “cho” để minh chứng tình yêu với người yêu và của các cô gái trẻ mong sớm có một sự an nhàn sung túc mà lười nhác lao động hay của những người con sống thiếu bàn tay chăm sóc quan tâm của cha mẹ. 9
  10. Có thể bạn trẻ cho rằng, “ráng đau một lát là xong chuy ện”, nh ưng s ẽ có những chuyện mà cả đời chúng ta không “xong” được,ví như nhiều bạn trẻ do nạo hút nhiều lần sẽ mãi mãi mất quy ền làm m ẹ; nhi ều bạn gái vì đã trót “nhắm mắt đưa chân” phá một lần, dễ “dính” lại phải phá nhiều lần. Hơn nữa, tỉ lệ của các cặp yêu đương có quan hệ tình d ục tr ước hay dễ dẫn đến những mâu thuẫn và sự nhàm chán. Hậu quảlà những bất trắc không đáng có sẽ xảy ra trong cuộc sống hôn nhân và đó lại là một lộ trình buồn cho các gia đình trẻ. Cuối cùng sự bất hạnh lại phải đổ lên đầu những đứa con… Một minh chứng từ thực tế: Ba tháng đầu bạn bè cả hai bên đều yên tâm khi thấy cả hai người quấn quýt bên nhau. Dần dà mâu thuẫn bắt đầu nẩy sinh, Vân chê Cường không gọn gàng ngăn nắp. Cường chê Vân không đảm đang tháo vát. T ừ đó m ỗi ngày họ đều cãi nhau. Vài tháng sau, Cường ra trường cũng là lúc Vân không chịu nổi nên dọn về sống chung với mấy người bạn. Cường giận, chia tay và bắt đầu cặp kè với cô bồ mới làm cùng công ty. Lúc này, đám bạn thấy Vân mệt mỏi, xanh xao và thường xuyên phải nghỉ học vì một cuộc tình không có kết quả và cái thai gần ba tháng tuổi đã làm Vân kiệt sức. Giải quyết xong hậu quả của một năm sống thử, Vân bỏ học, về quê mở một cửa hàng tạp hóa và sống với người mẹ goá bụa trong căn nhà nhỏ ở một tỉnh miền Tây Nam Bộ. 2.4.2 Chưa định hình “sống thật” sao gọi là “sống thử”? Tôi nghĩ những bạn trẻ ở các trường hợp trên: yêu nhau sớm, nhanh chóng có quan hệ tình dục ngay cả khi mình chưa hiểu gì, thậm chí chưa hề biết gì về giá trị của hạnh phúc, tương lai, rồi lại còn coi việc phá thai “dễ như bỡn”, “nếu dính thì phá bỏ”… sẽ không phải là những bạn trẻ đang sống thử. Bởi một điều rất đơn giản họ chưa bao giờ hình dung hoặc có 10
  11. khái niệm gì đó về một cuộc sống thật. Không hiểu gì về sống thật, sao gọi là sống thử? Mà đó có thể chỉ là việc làm theo cảm tính, ho ặc đua đòi, hoặc tò mò, hoặc đáp ứng những nhu cầu về sinh lí của b ản thân. V ậy phải làm thế nào để hạn chế bớt những điều này? Tôi nghĩ rằng, trước tiên thuộc về những người lớn tuổi: cha mẹ, thầy cô giáo, những nhân vật được đưa lên phim ảnh, các tổ chức xã hội và cả những lời cảnh tỉnh trên báo chí. Tôi nghĩ, nếu gia đình có một người mẹ thương con, lo cho con một cách tận tụy (tất nhiên là phải có đầy đủ hiểu biết, kiến thức về tâm lí, xã hội, cách giao tiếp với giới trẻ…) chắc chắn những đứa con trong gia đình ít sa ngã vào những chuyện như trên. Một trường học mà có nhiều thầy cô giáo giỏi, yêu nghề, yêu trẻ, mỗi thầy cô là tấm gương sáng trong lối sống, chắc chắn ngôi trường đó ít học sinh hư hỏng… Và ngay cả những bộ phim trên truyền hình nếu đạo diễn và các diễn viên biết làm cho khán giả rung cảm về một tình yêu đẹp, lốisống tốt, biết hi sinh những cái thuộc về cá nhân con người thì chắcchắn xã hội sẽ ít có những đưa trẻ hư… Hãy biết tạo cho giới trẻ những hình dung về một cuộc sống thật đầy ý nghĩa với những mô hình tốt đẹp ngay từ ngôi nhà c ủa mình, l ớp h ọc c ủa mình, khu phố của mình để giới trẻ biết tránh xa những điều chỉ mang lại lợi ích hoặc sự thỏa mãn cho chính họ. 2.4.4 Không thể trưởng thành Đó là tình trạng của một số ít trong những cặp đôi sống th ử. Khi người nữ hoặc người nam tỏ ra quá đảm đang ( Nhưng đa phần rơi vào phái nữ ) sẽ khiến cho chính người yêu của mình rơi vào thế bị động hay nói khác hơn là quen với thói ỉ lại mà tỏ ra thụ độn trong công vi ệc. Đó cũng là những nguy hiểm cho xã hội khi những cá nhân đó bước ra ngoài làm việc. Xã hội ngày càng phát triển thì càng cần những cá nhân năng động và sáng 11
  12. tạo để có những sáng kiến, những ý tưởng mang tính đột phá. Nếu cứ đào tạo ra những cá nhân thụ động thì xã hội sẽ chỉ ngày càng đi xuống mà thôi. Cũng sống thử với bạn gái như Nam, thế nhưng Tiến lại có cô bạn gái rất chịu khó và không bao giờ kêu ca Tiến một câu. Bao nhiêu vi ệc nhà từ l ớn đến bé Tiến đều ỷ lại người yêu. Còn cậu, suốt ngày chúi mũi vào chi ếc máy tính để chơi điện tử. Ai cũng bảo Tiến thế là s ướng. Th ế nh ưng mọi chuyện không đơn giản như thế. Ở nhà vốn đã được bố mẹ nuông chiều, không phải đụng vào việc gì. Đến khi đi học xa nhà rồi, Tiến lại được người yêu chăm sóc cẩn thận. Chính vì thế mà sắp ra trường, cậu vẫn không có v ẻ gì là khôn l ớn. S ống vô lo, vô nghĩ lại ít va chạm với cuộc sống cho nên Tiến h ầu nh ư không thể tự mình làm được việc gì ngoài đánh điện tử. Sắp ph ải đi làm r ồi nhưng cậu không có được vốn sống cần thiết của một người đã trưởng thành. Không có gì đảm bảo tương lai cậu sẽ là một người đàn ông biết chăm lo cho gia đình. Linh - người yêu Tiến - tâm sự: “Sống với anh ấy nhi ều đôi lúc em cũng thấy chán. Mọi việc lớn bé bây giờ em phải lo hết thế này thì ch ắc sau này lập gia đình, mọi việc trong nhà cũng chỉ mình em phải cáng đáng. Mà muốn anh ấy trưởng thành hơn thì em chịu”. 2.4.5 Bị mang tiếng Khi sống thử, các bạn nữ phải chịu nhiều điều tiếng. Th ế nh ưng đó cũng là điều không ít bạn nam phải chịu. Sau khi sống thử và đổ vỡ tình yêu, Thắng vẫn chưa tìm đ ược m ột ai khác. Đơn giản bởi các cô gái hầu như nghe đến chuyện cậu đã từng sống thử đều bỏ chạy. Cái tiếng đã từng sống th ử luôn đeo đu ổi Th ắng, mà muốn giấu thì không thể được. 12
  13. Lúc sống thử ai cũng nghĩ đến chuyện sẽ tiến tới hôn nhân. Đ ến khi chia tay rồi mới thấy khó kiếm được tình yêu mới. Chuyện này cũng dễ hiểu bởi tâm lý các bạn nam cũng như nữ, có thể chấp nhận người mình yêu đã từng yêu ai đó chứ khó có thể chấp nhận người mình yêu đã từng sống với người khác. Thắng kể: “Đã nhiều lần em ngỏ lời với những người con gái khác nhưng đều bị từ chối, cũng bởi em đã từng có thời gian sống cùng người yêu cũ. Có người không biết chuyện cũng đã nhận lời yêu em. Thế rồi qua tìm hiểu cô ấy cũng biết và chúng em chia tay sau đó không lâu”. 2.4.6 Trở thành những ông bố, bà mẹ trẻ Đây là một vấn đề mà không ít bạn nam khi sống th ử mắc ph ải. M ặc dù đã bảo nhau có kế hoạch nhưng nhiều khi vẫn có “sự cố” ngoài ý muốn. Cũng bởi chủ quan và ít kinh nghiệm cho nên khi quá muộn rồi mới phát hiện ra. Không thể phá thai, các bạn phải chấp nh ận là b ố, làm m ẹ dù đang ngồi trên ghế giảng đường đại học. Tuấn và Lan cũng lâm vào tình cảnh éo le như vậy. Sau khi có bầu, Lan phải nghỉ học 1 năm để sinh con. Tuấn thì phải đi làm thêm để có ti ền nuôi con bởi bố mẹ Tuấn cũng không khá giả gì, nuôi được Tuấn đã khó. Bây giờ, dù mới chỉ là cậu sinh viên năm thứ 3 nhưng nhìn Tuấn già h ơn các bạn cùng lứa nhiều. Khuôn mặt luôn thể hiện sự mệt mỏi bởi ngoài việc học trên giảng đường, ngày ngày cậu lại phải đi làm thêm rất nhi ều công việc. Điều đó ảnh hưởng nhiều đến việc học tập của Tuấn. C ậu kể: “Những tưởng sống thử sẽ giúp bọn em bảo ban, giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng như trong học tập. Thế nhưng không may chuyện đó lại xảy ra. Bây giờ ngoài việc học ra còn phải kiếm tiền nuôi con, chăm lo cho gia đình. Hồi mới vào đại học, em có nhiều hoài bão là th ế, bây giờ chỉ mong ra được trường để có mảnh bằng”. 13
  14. Sống thử dần được xã hội nhìn nhận với con mắt thông cảm h ơn. Th ế nhưng đó cũng không phải là lý do để các bạn trẻ có th ể đ ơn gi ản hóa chuyện này. Khi sống thử, sẽ có rất nhiều vấn đề không chỉ của riêng các bạn nữ. Các bạn nam cũng phải gánh chịu nhiều hậu quả. Các b ạn tr ẻ đang yêu nên cân nhắc kỹ để không chỉ bảo vệ được tình yêu mà còn cả tương lai phía trước. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2