intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tips chăm bé sơ sinh cực chuẩn ngày đông

Chia sẻ: Tq Nhien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

83
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng học lỏm cách ủ ấm bé sơ sinh những ngày rét đậm tăng cường nhé! Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trường khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai, do chưa có khả năng tự điều hòa thân nhiệt nên cơ thể trẻ sơ sinh rất nhạy cảm – nóng quá cũng ốm mà lạnh quá cũng bệnh. Trong những ngày rét đậm tăng cường thế này để chăm sóc bé sơ sinh khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tips chăm bé sơ sinh cực chuẩn ngày đông

  1. Tips chăm bé sơ sinh cực chuẩn ngày đông Cùng học lỏm cách ủ ấm bé sơ sinh những ngày rét đậm tăng cường nhé! Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trường khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai, do chưa có khả năng tự điều hòa thân nhiệt nên cơ thể trẻ sơ sinh rất nhạy cảm – nóng quá cũng ốm mà lạnh quá cũng bệnh. Trong những ngày rét đậm tăng cường thế này để chăm sóc bé sơ sinh khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau: 1. Giữ ấm Đây là điều quan trọng nhất để giữ gìn sức khỏe cho các bé mới sinh. Dù nằm cạnh mẹ hay nằm riêng, cần luôn đảm bảo cơ thể bé ở nhiệt độ 36,5 đến 37 độ C. Trong phòng của bé cũng cần duy trì nhiệt độ 25 – 28 độ C, cần ấm áp, thoáng nhưng tránh có gió lùa. Có thể sử dụng điều hòa, lò sưởi, quạt sưởi, nhưng tuyệt đối không dùng bếp than vì khí C02 có thể gây độc, ngạt cho bé. Có nhiều cách giữ ấm cho trẻ, quấn chăn, đội mũ đi tất, cho bé luôn ở cạnh mẹ, nếu bé sinh non có thì có thể dùng phương pháp Kanguru cho da kề da. Tốt nhất nên cho trẻ nằm gần mẹ, không nên để bé ngủ riêng, để bé vừa có hơi ấm của mẹ, mẹ vừa có thể biết con ấm, lạnh, ướt… và kịp thời xử lý.
  2. Ngoài ra, cần cho trẻ ăn theo nhu cầu, tốt nhất là được bú mẹ thường xuyên. Khi bị đói, thân nhiệt bé cũng sẽ hạ. Nếu bé khó bú hay chưa quen ti mẹ, nên đổ thìa. Với trẻ mới sinh đến 1 tuần tuổi thì việc tắm hàng ngày rất cần thiết. 2. Tắm Trời mùa đông, các bậc phụ huynh hay sợ bé lạnh nên thường đóng bỉm cho bé suốt ngày đêm hoặc hạn chế tắm cho bé. Đây không phải là cách bảo vệ bé hữu hiệu, thậm chí, là một sai lầm phổ biến, đáng trách. Với trẻ mới sinh đến 1 tuần tuổi thì việc tắm hàng ngày rất cần thiết, vì lúc này cơ thể trẻ vẫn còn nhiều chất gây bám, nếu không được tắm sạch, trẻ dễ bị bít lỗ chân lông, gây viêm nhiễm, ngứa ngáy. Cha mẹ nào cũng tắm được cho con nhưng không phải ai cũng biết cách. Trẻ cần được tắm trong phòng kín, nếu dùng điều hòa thì nên bật trước đó khoảng 20 phút cho nhiệt độ
  3. trong phòng ấm lên (khoảng 28 – 30 độ). Chuẩn bị sẵn khăn khô để lau người, quần áo, mũ, bít tất để mặc ngay sau khi tắm. Nhiệt độ nước để tắm cho trẻ bằng với nhiệt độ cơ thể (36-37 độ C). Nếu không có nhiệt kế đo nước thì có thể dùng khuỷu tay thử, cảm giác nước vừa (không quá nóng, không lạnh) là được. Đối với trẻ trên 10 ngày tuổi trở đi thì không nhất thiết phải tắm hàng ngày, có thể để 3-4 ngày tắm một lần. Thời gian tắm cho bé không được quá 10 phút. Cách tắm - Tắm bé từng phần. Dùng khăn mềm thấm nước ấm lau mắt bé trước, sau đó lau mặt, gội đầu, lau khô đầu. Tiếp đến, tắm nửa người trên của bé (chú ý các nếp gấp cổ, nách, sau gáy) rồi lau khô. Tắm tiếp phần dưới cơ thể (lưu ý nếp gấp ở bẹn, phần hậu môn, sinh dục) - Rốn là ngõ vào của vi khuẩn khiến bé bị nhiễm trùng. Do đó, nên chăm sóc rốn bé sơ sinh với nước muối sinh lý. Sauk hi chăm sóc rốn nên để hở, quấn tã dưới rốn sẽ giúp rốn mau khô. 3. Cho bú Cho bé bú sữa như thế nào khi trời đang lạnh? Chắc chắn là mẹ không thể cho bé bú ở nơi có gió lùa hoặc ngoài trời được. Nên cho bé bú trong phòng kín gió nhưng thoáng đãng, đắp một tấm chăn nhẹ cho cả hai mẹ con. Vào mùa đông, bé cần được bú no để sản sinh nhiệt lượng đủ làm ấm cơ thể nên mẹ cần
  4. thật lưu ý xem bé có bị “bỏ đói” không. Các bé sơ sinh thường mất khoảng 20 phút cho một lần bú mẹ đủ no, mỗi lần “mút ti” kéo dài khoảng 2 – 3 phút. Nếu bé chỉ bú mẹ khoảng 10 phút rồi nhất quyết không chịu bú tiếp thì mẹ cần cân nhắc đến việc cho bé ăn thêm sữa công thức hoặc đổi loại sữa khác nếu như bé đã dùng sữa công thức rồi. Lưu ý: Khi bú bé rất hay rịn mồ hôi đầu, lưng nên cha mẹ cần lau khô ngay. Sau khi bú xong, nghỉ ngơi, bé sẽ không còn bị ra mồ hôi nữa. 4. Phòng tránh bệnh hô hấp Để phòng bệnh hô hấp mùa đông, quan trọng nhất là giữ đủ ấm cho trẻ, nhất là ấm hai bàn chân, ngực, cổ và đầu, tránh ra gió. Khi đi ngủ, cần mặc ấm cho trẻ. Nếu cần, có thể mặc thêm áo nhưng mặc ngược để giữ ấm phần ngực, cổ trong khi lưng vẫn được thoáng, không bị quá nóng dẫn đến rịn mồ hôi lưng. Cũng không ít bé ốm phải vào viện, một phần vì cha mẹ ủ bé quá kỹ. Khi đến khám, bác sĩ vén lưng áo bé lên để nghe phổi thì thấy lưng, ngực dính dính mồ hôi. Khi mồ hôi ra nhiều mà không để ý lau khô, mồ hôi sẽ bị ngấm ngược lại cơ thể, khiến bé bị lạnh và có thể gây viêm phổi. Vì thế, vấn đề cần quan tâm là các bà mẹ cần chú ý đến việc mặc quần áo của trẻ sao cho hợp lý. Nếu bé ở nhà, có thể để ý bé đủ ấm hay không bằng cách sờ vào hai tay của bé, nếu thấy ấm, không giá thì là bé đã mặc đủ đồ. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, khi bé chơi đùa nhiều thì cần thường xuyên kiểm tra lưng, ngực bé, nếu thấy có dính mồ hôi phải dùng khăn mềm lau khô, bỏ bớt áo để thân nhiệt bé trở về bình thường, sau đó mới lại mặc áo. Lưu ý: Đừng tự trị bệnh cho bé
  5. Khi trẻ có dấu hiệu bệnh về đường hô hấp, cách tốt nhất là làm sạch, thông thoáng đường hô hấp bằng muối sinh lý. Sau đó, nếu tình trạng không đỡ nên đưa trẻ tới viện khám để xác định nguyên nhân. Với những trường hợp viêm mũi dị ứng thông thường, viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh… chỉ dùng nước muối sinh lý nhỏ để làm sạch đường hô hấp rất có tác dụng. Đừng tự trị bệnh cho trẻ, kể cả chỉ dùng thuốc ho dạng siro. Đáng nói là nhiều bệnh nhi trước khi đến khám tại bệnh viện, gia đình đã tự cho uống nhiều loại thuốc kháng sinh không đúng cách hoặc để quá lâu nên dẫn đến bệnh nặng, điều trị khó khăn hơn và dễ xảy ra những biến chứng bất thường. Tips chăm bé sơ sinh mùa đông của chị em - Khi bật điều hoà trong phòng bé thì nên để thêm một thau nước trong phòng để duy trì độ ẩm. - Cố gắng giữ cho phòng ấm và không nên mặc quá nhiều quần áo cho bé. - Khi cho bé ra ngoài trời thì nên giữ ấm cho bé, đặc biệt chú ý cổ, bàn chân, bàn tay và tai bé. - Sau khi tắm xong bé thường bị lạnh hơn, các mẹ cần ôm bé vào lòng ngay, cho bé ti hoặc cho uống sữa ấm luôn để bé nóng người lên. - Mẹ bé dùng nước muối sinh lý 0,09 nhỏ mũi và mắt cho bé thì trước khi nhỏ nhớ ngâm vào cốc nước ấm để nước nhỏ cũng ấm lên, khi nhỏ sẽ không làm cay mũi bé không khóc, không sợ nhé. Và chỉ ngâm 1 chút rồi bỏ ra, trước khi dùng nhỏ vào cườm tay thử độ ấm, vì nước muối nóng lên rất nhanh. - Các bé sơ sinh thường phải đeo bao tay, bao chân 24/24 (trừ lúc tắm). Lúc tắm cho bé thì thường các mẹ sẽ sợ bé lạnh nên tắm nhanh, ít để ý
  6. đến các kẽ tay, kẽ chân của bé. Bé sơ sinh bàn tay thường hay nắm chặt nên càng khó vệ sinh các kẽ tay, mu bàn tay và lòng bàn tay. Khi bé mang bao tay, bao chân suốt ngày, da chết cùng với các sợi vải, sợi bông từ bao tay, bao chân sẽ két vào các kẽ ngón tay, lòng bàn tay, kẽ ngón chân của bé. Các mẹ chịu khó tranh thủ lúc bé ngủ, từ từ mở nhẹ bàn tay bé ra và dùng bông gòn thấm nước ấm lau chùi sạch sẽ cho bé nhé, không thì tay chân bé sẽ... bốc mùi đấy!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2